Vài lời giới thiệu về Tứ Diệu Đế

Tứ diệu đế, tiếng Pāli viết là, Cattāri Ariya Saccāni, Phạn ngữ, चत्वारि आर्यसत्यानि, chữ la tinh hóa đọc là catvāry āryasatyāni.
Catvāry trong phạn ngữ có nghĩa là con số bốn, viết từ chữ, चत्वारि,catvāri [dạng trung tính. catur] thuộc về số. Catvāraḥ là thân danh từ dạng nam tính và Catasraḥ thuộc về giới nữ tính.
Arya là một chủ đề còn nhiều bàn luận trong giới nghiên cứu ngôn ngữ cổ, ngày nay. Tuy nhiên nó cũng có nhiều định nghĩa được xử dụng qua các bài thánh ca trong Rigveda hay các văn bản của các tôn giáo như là : Ấn giáo, đạo Jain và Phật giáo… và đôi khi được gọi chung là Arya pháp.
ārya, आर्य, viết từ chữ अर्य,arya có gốc động từ [ṛ], thân từ có bốn dạng : Cách tách li, nam tính, nữ tính, trung tính. Thuật ngữ này là một từ trong tiếng Phạn xưa, có nguồn gốc từ thời Ấn-Ba tư, hay thời tiền Ấn-Âu.
Arya có nhiều ý nghĩa như sau : người phục vụ với lòng nhiệt thành, tận tâm, trung tín, trung thành, thân thiện, chăm sóc, cao quý, đẳng cấp thứ ba trong 4 giai cấp Bà la môn, đức tính, quý tộc, tốt hơn, chúa, làm chủ, đáng kính, danh dự, thầy, chủ nhân, chân chính, chiến binh tinh thần, anh hùng, người đã làm việc cho sự bình đẳng của tất cả và được yêu mến tất cả mọi người, tiến bộ, văn minh, các kinh nghiệm, người tiên tiến, cấp trên,
Trong các văn bản Phật giáo, thường thấy chữ ariya hay ārya được dùng với các danh từ như : Dhammavinayo ariyassa, Việt dịch là Phật Pháp và Giới Luật, āryasatyāni catvāry, ý Việt là Bốn chân lý cao qúy, hay Tứ diệu đế và Bát Chánh Đạo được gọi là āryamārga hay āryāṣṭāṅgikamārga hoặc ariyamagga trong tiếng Pāli.
Những người tu Phật giữ giới luật nghiêm chỉnh theo con đường Phật giáo cũng gọi là āryas. Phản nghĩa của āryas là anāryas.
Trong văn bản Phật giáo Trung Quốc, Arya được dịch là : thánh.
Satyāni được viết từ chữ, सत्य satya [sat-ya] thân từ có bốn dạng : Cách tách li, nam tính, nữ tính, trung tính. Satyā có nhiều nghĩa như sau : Đúng, sự thực tế, sự thật, lời hứa, lời thề, chân thành, trung thực.
Qua những định nghĩa trên trong Phạn ngữ. चत्वारि आर्यसत्यानि, Catvāry āryasatyāni, Cattāri Ariya Saccāni, ý Việt được hiểu là : Bốn sự thật cao qúy mà Đức Phật đã thuyết pháp, cho năm anh em A nhã Kiều Trần Như nghe lần đầu tiên, tại vườn Lộc Uyển, về phía bắc thành Ba la nại, sau khi Ngài thành đạo.
Làm thế nào để hiểu được sự mầu nhiệm của Tứ Diệu Đế trong cuộc sống ngày nay ?
Không nỗi bất hạnh nào có thể so sánh được, khi nghịch cảnh của cuộc đời đưa những bé thơ vào cuộc mưu sinh không Cha thiếu Mẹ. Những đứa trẻ đang lầm lũi với những ước mơ nhỏ bé của mình là mong được mọi sự giúp đỡ và được lớn lên trong vòng tay ấm áp của mọi người.
Một dấu chấm hỏi lớn đặt ra giữa cuộc đời, trong tâm hồn non nớt, đang cần sự chia sẻ giúp đỡ hảo tâm của những tấm lòng Từ, Bi, Hỷ, Xả, muốn được cảm thông và sẻ chia cùng các em.
Số phận nghiệt ngã của những đứa trẻ đang ở tuổi ăn chưa no, lo chưa tới, vẫn tin rằng, trên trái đất này, vẫn còn đâu đó, những bàn tay rộng mở sẽ nắm lấy những bàn tay côi cút, bé bỏng, để các em có cơ hội được sống và được thực hiện mơ ước nhỏ nhoi hiền hoà của mình.
Người học Phật thấy khổ, hiểu được nguyên nhân của sự khổ, tìm cách giúp cho đỡ khổ, bằng những phương tiện mình có trong khả năng, thì đây cũng chính là sự áp dụng một phần của Tứ Diệu Đế mà Đức Phật đã dạy khi xưa, đi vào đời sống hiện thực ngày nay.
Ngài cũng có nói rằng : Phải tự, sống, chiêm nghiệm, kiểm chứng, xác thực bằng bản thân cá nhân của mình trước, cho đến khi cảm thấy điều đó là Ngài nói đúng, thì mới đem chỉ cho người khác, để đạt được thành qủa giống như cái mình đã làm.
- Phương pháp giải quyết vấn đề và Tứ Diệu Đế (phần 2) Nguyễn Cung Thông
- Giáo Lý Chính Của Đạo Phật Nguyên bản: Principles of Buddhism, Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Anh dịch: Thupten Jinpa, Chuyển ngữ: Tuệ Uyển /Thursday, July 8, 2021
- Ánh sáng chân lý Chuồn Chuồn
- Tại sao Đức Phật thường nói đến sự khổ đau Nguyễn Đức Sinh
- Con Đướng độc nhất đi đến Niết Bàn Như Không
- Bát Chánh Đạo TS Huệ Dân
- Con Đường Chính Đạo cao qúy có tám yếu tố để học Phật căn bản TS Huệ Dân
- Từ thánh đế hữu tác đến chân lý tối hậu Thích Thái Hòa
- Vượt bốn điều chẳng thể tránh Thiện Nhựt
- Vẻ đẹp của cuộc sống dưới ánh sáng Tứ Diệu Đế Pháp Hỷ (Dhammananda)
- Bát Chánh Đạo 4 - Ngọn đèn tỉnh thức - Chánh niệm Pháp Đăng
- Bát Chánh Đạo 3 - Hành động thương yêu - Chánh nghiệp Pháp Đăng
- Bát Chánh Đạo Bến Bờ An Lạc Pháp Đăng
- Hạnh phúc là hết khổ đau Pháp Đăng
- Nguồn gốc của khổ đau - Sự thật thứ hai Pháp Đăng
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Tiễn người đi | Nhạc và lời của Thì thầm qua tiếng hát Thì thào
- Từ Bi | Nhạc và lời của Thì thầm qua tiếng hát Thì thào
- Thầy Thích Minh Đức thi hóa Bạch y Chơn ngôn qua phần diễn nghĩa của TS Huệ Dân Bạch Y Thần Chú
- Diễn nghĩa Bạch y chân ngôn trong tiếng Phạn (Trích trong Tinh Hoa Phật học TS Huệ Dân).
- Diễn nghĩa Triṃśikā câu hai
- Diễn nghĩa Ba mươi biểu hiện thực hiện của Duy thức trong tiếng Phạn câu một
- Diễn nghĩa kinh A Di Đà bản ngắn trong Phạn ngữ (Trích trong Tinh Hoa Phật học, TS Huệ Dân) Phần một
- Nội dung của kinh trí tuệ siệt việt vượt qua bờ bên kia (bản ngắn)
- Vài dòng tham khảo Bát Nhã Tâm Kinh diễn nghĩa (Bản dài)
- Bát Nhã Tâm Kinh Diễn Nghĩa
Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)