Dấu chân voi chúa

Đã đọc: 6405           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Bốn sự thật cao quí vượt thoát thời gian và không gian, nghĩa là hễ nói ra thì mọi người đều phải công nhận đó là sự thật. Chữ ‘đế’ gồm có bộ ngôn nằm sát bên chữ đế nghĩa là lời nói của ông vua. Ngày xưa, ở Trung Hoa hay ở Việt Nam, người ta tin lời nói của vua là sự thật, lệnh của vua là lệnh của trời. Do đó, lời nói ấy trở thành mệnh lệnh có rất nhiều uy quyền, vua biểu anh chết thì anh phải chết, vua biểu anh sống thì anh phải sống. Đây là một ‘hình dung từ’ nói lên sức mạnh và tầm quan trọng của bốn sự thật cao quý.

        Một hôm, tôn giả Xá Lợi Phất diễn giảng về tứ thánh đế như sau:

“Chư hiền giả, ví như tất cả dấu chân của mọi loại động vật đều thâu nhiếp trong dấu chân voi chúa, vì dấu chân này được xem là lớn nhất trong tất cả dấu chân về phương diện tầm cỡ. Cũng vậy, chư hiền giả, tất cả các thiện pháp đều tập trung trong bốn thánh đế…”[1] 

          Ta hãy đi thẳng vào kinh để tiếp tục chiêm nghiệm thêm lời Bụt dạy:

      “Này các vị, có bốn sự thật mà người tu phải công nhận: sự có mặt của khổ đau, sự có mặt của những nguyên nhân của khổ đau ấy, sự chấm dứt khổ đau và con đường đi tới sự chấm dứt khổ đau. Bốn sự thật ấy là bốn sự thật mầu nhiệm, gọi là tứ diệu đế. Này các vị sa môn, đây là sự thật thứ nhất: khổ đau. Sinh, già, bệnh và chết là khổ; buồn, giận, ghen, tức, lo lắng, sợ hãi và thất vọng là khổ; chia cách người thân là khổ, chung đụng với người ghét bỏ là khổ, tham đắm và kẹt vào năm uẩn là khổ.

            Này các vị sa môn, đây là sự thật thứ hai: nguyên của khổ đau. Vì u muội, vì không thấy và không hiểu được sự thật về bản thân và cuộc đời cho nên con người bị những ngọn lửa của tham đắm, giận hờn, ghen tức, sầu não, lo lắng đêm ngày đốt cháy và hành hạ.

          Này các vị sa môn, đây là sự thật thứ ba: sự chấm dứt khổ đau. Đó là trí tuệ, là hiểu biết, là sự nhận thức được sự thật về bản thân và cuộc đời. Trí tuệ này, cái thấy này đưa lại sự chấm dứt của mọi sầu đau và làm phát sinh niềm an lạc.

            Này các vị sa môn, đây là sự thật thứ tư: con đường diệt khổ. Đó là con đường Bát chánh mà tôi đã trình bày. Bản chất của Bát chánh đạo được nuôi dưỡng bằng nếp sống tỉnh thức hằng ngày, đó tức là chánh niệm. Chánh niệm đưa tới định và tuệ, có năng lực giải thoát con người khỏi mọi niềm đau và đem lại nhiều an vui. Tôi sẽ hướng dẫn cho các vị từng bước trên con đuờng thực hiện này.”[2]

 

Khổ đau là bài học quí báu - Khổ Đế

 

         Bây giờ, ta hãy đi sâu vào từng sự thật để có thể áp dụng lời của Bụt trong đời sống hàng ngày. Trong kinh Người nói:“sinh, già, bệnh, chết là khổ; buồn, giận, ganh, tức, lo lắng, sợ hãi, thất vọng là khổ; chia cách người thương yêu là khổ; gần gũi và chung sống với người thù ghét là khổ; mong cầu mà không được là khổ; tham đắm và vướng mắc vào năm uẩn là khổ.”   

         Lúc đi dạo ở bốn cửa thành, thái tử Tất Đạt Đa đã tiếp xúc với bốn trường hợp về sinh, lão, bệnh và tử. Hồi đó, vua Tịnh Phạn bị ám ảnh bởi lời tiên tri của ông tiên A Tư Đà nên vua rất sợ mất thái tử. Mỗi khi thái tử rời cung điện đi dạo chơi, vua âm thầm ra lệnh dấu tất cả cảnh sinh, già, bệnh và chết trong thành Ca Tỳ La Vệ. Tới đâu, con người cũng vui chơi, ca hát, nhảy múa như đang ở trên các cõi trời. Trai gái trẻ đẹp, mạnh khỏe ra chào đón thái tử, tạo thành cảnh tượng cực kỳ thanh bình và thịnh vượng. Nhưng làm sao vua có thể dấu hết được cảnh khổ đau của nhân dân đang lan tràn khắp nơi trong thành. Do đó, thái tử đã tình cờ chứng kiến một cách sâu đậm nỗi thống thiết của sinh, lão, bệnh, tử và nó cứ bám riết lấy tâm hồn của Người. Có thể nó cứ canh cánh trong lòng thái tử nên Người thường xuyên chiêm nghiệm về nó một cách sâu sắc và thấu đáo, cho nên vừa mới chứng đạo giải thoát, Người liền nói về kinh nghiệm sống động này cho năm anh em Kiều Trần Như. Sau này, vua Trần Thái Tông cũng có làm bài thơ với tựa đề “Bốn Núi” như sau:

“Bao quanh bốn núi vạn cây rừng

Tỉnh giấc ai ngờ muôn pháp không

May thay đã có lừa ba cẳng

Vượt thẳng đường lên đỉnh tuyệt cùng.”

       Bốn núi này là sinh, lão, bệnh, tử. Cây rừng là phiền não. Vạn cây rừng là nhiều phiền não lắm. Nếu không hiểu được bản chất của sinh, lão, bệnh, tử thì phiền não, khổ đau sẽ phát sinh ra nhiều vô lượng, làm cho cuộc đời trở nên điêu đứng.

        Bụt cũng có nói về một ví dụ khác: “Nước mắt của những kiếp người còn nhiều hơn nước trong bốn biển lớn.” Đúng vậy, ta đâu phải chỉ tồn tại trong một kiếp. Sự sống của ta cứ tuôn chảy mãi như một dòng sông. Ta sinh ra, lớn lên, vui buồn, khóc than, chết đi lại tiếp tục sinh ra nữa. Cũng giống như bông hoa, nó sinh ra trong mùa xuân để khoe sắc, tỏa hương và vui chơi với nắng mai, mưa chiều. Đến cuối mùa hạ, bông hoa kết thành những hạt hoa rồi mới tàn úa đi. Mùa xuân năm sau, những hạt hoa kia nẩy sinh thành bông hoa xinh đẹp để tiếp tục cuộc hành trình vui chơi, sinh diệt vô cùng tận. Đất mẹ có thể chứng kiến về sự thật này. Thế là, ta thấy được rõ ràng biết bao khổ đau trong nhiều kiếp xa xưa.

         Tuy nhiên, khổ đau là kho tàng châu báu, là cơ hội sống sâu sắc với những gì mầu nhiệm. Nhờ biết khổ nên ta biết trân quí sự sống, nhờ đau răng nên ta cảm thấy hạnh phúc mỗi khi không đau răng, nhờ bệnh nên ta cảm thấy hạnh phúc lúc lành bệnh…

        Cách đây ba năm, tôi bị rơi xuống từ trên cao lúc chơi trượt tuyết. Tôi bị chấn thương khá nặng ở phần dưới của cột xương sống. Từ đó, mỗi khi ngồi thiền, tôi thường đau lưng nhiều lắm. Có lúc đau quá, tôi không thể nào ngồi thiền yên ổn được, do đó tôi dùng phương pháp đi bách bộ, thiền lạy và tập yoga thật nhiều lần trong ngày để trị liệu. Đầu năm nay, lúc còn ở Việt Nam, bác sĩ châm cứu đã chữa lành chỗ bị chấn thương ấy. Bây giờ ngồi thiền không còn cảm giác đau nhức như trước, và nó đem lại cho tôi thật nhiều hạnh phúc. Tóm lại, ta không nên trốn tránh khổ đau vì nó đóng một phần quan trọng cho hạnh phúc, an vui trong đời sống.

 

Tiếng khóc chào đời- Sinh

 

       Sinh là khổ. Đây đích thật là kinh nghiệm của Bụt lúc còn là một vị thái tử. Hồi đó, Da Du Đà La, người vợ yêu quí của thái tử, đang chuẩn bị sinh bé La Hầu La. Tất Đạt Đa rung cảm được nỗi đau nhức và rên xiết của nàng. Nó cũng chính là sự hồi hộp, bất an và lo âu của thái tử. Người không có giải thích rõ ràng tại sao sinh là khổ? Nhưng ta có thể hiểu nguyên nhân sâu xa ấy chính là lúc Da Du sinh con. Ta cũng có thể hỏi về cảm giác và kinh nghiệm của các người mẹ lúc sinh con thì biết rõ sự thật này. Chắc chắn việc sinh con tạo ra nhiều đau đớn lắm, cho nên người mẹ mới có tiếng kêu la thật não nồng, tiếng rên xiết thật thống thiết. Trong kinh Báo Hiếu Trọng Ân, Bụt nói: “Mỗi lần sinh bằng mười lần chết (thập tử nhất sinh). Thật tội nghiệp cho những ai đã từng làm mẹ.

        Năm ấy, mẹ tôi đang mang thai sắp sửa sinh em, và ba tôi vừa mới mất, bởi vậy, mẹ buồn khổ và thương tiếc vô cùng! Mẹ khóc suốt ngày đêm. Tôi còn bé lắm nên được ngủ chung với mẹ. Đêm nào, tôi cũng nghe mẹ nói chuyện với ba trong giấc mơ. Mẹ đi tìm ba khắp nơi suốt hai tháng trời với niềm hy vọng: “ba vẫn còn sống.” Càng tìm không ra ba, càng ngày mẹ càng thêm buồn khổ và tuyệt vọng, do đó sức khỏe của mẹ yếu lắm! Đến ngày sinh em thật là vất vả cho mẹ. Việc sinh nở quá khó khăn, nó kéo dài một thời gian lâu nên máu của mẹ ra nhiều lắm. Cả gia đình đều lo sợ mẹ sẽ mất. Nhiệm mầu thay! Mẹ vẫn còn sống, chỉ tội nghiệp cho em bé, vì thiếu dưỡng khí nên vừa mới chào đời em chết ngay. Tuy còn bé, thế nhưng, tôi biết tất cả mọi chuyện, biết hồi hộp, lo âu và sợ hãi, nghĩa là tôi đã thấm được nỗi khổ của mẹ và mọi người trong gia đình.

        Tuy nhiên, sinh không phải luôn luôn là đau khổ. Hiện giờ việc sinh con đã trở nên dễ dàng và an toàn hơn xưa nhờ vào phương tiện thuốc men và kỹ thuật sinh sản. Nếu trường hợp khó sinh, bác sĩ có thể trợ thuốc tê hoặc mổ một chút cho người mẹ khỏi chịu đau đớn và giúp em bé sinh ra dễ dàng hơn.

        Bên cạnh ấy, sau ngày sinh nở, người mẹ thường có cảm giác sung sướng, hạnh phúc một cách kỳ lạ. Tự nhiên, mẹ cảm thấy khỏe khoắn và nhẹ nhõm trong thân thể như vừa mới bỏ xuống một gánh nặng. Mẹ ngủ ngon giấc, ăn ngon miệng và đi đứng nhẹ nhàng. Đặc biệt, lòng mẹ nẩy sinh một niềm vui mới lạ: Đó là nằm cạnh bên đứa con thơ của mình. Nhìn em bé, mẹ mỉm cười với ý thức: Đây là một món quà vô giá mà sự sống đã ban tặng cho mẹ, vì vậy cho nên mẹ cảm thấy cuộc đời sao mà quí báu và đáng yêu đến thế!

        Tóm lại, có khi việc sinh con tạo ra nhiều khổ đau, nhưng cũng có lúc, nó là niềm hạnh phúc vô biên của người được làm cha mẹ. Ví như trường hợp của hoàng hậu Ma Da, sinh thái tử Tất Đạt Đa là một niềm vui bất tuyệt cho bà và cho tất cả muôn loại.          

 

“Gió heo mây đã về”- Già

 

        Ta nên hiểu nỗi khổ của tuổi già thuộc về cảm thọ ‘không dễ chịu’ do sự đau nhức, mệt mỏi và bệnh tật trong cơ thể. Ta hãy thực tập nhìn cho sâu vào bản chất đời sống của cái thời xế chiều, chứ không phải ai già cũng khổ hết đâu! Có những người lớn tuổi rất yêu đời. Sau khi đi ngang qua những kinh nghiệm lên xuống, buồn vui, còn mất trong cuộc sống, tâm hồn họ trở nên bình thản. Họ buông bỏ được một phần nào sự ràng buộc, lo sợ, ham muốn, bởi vì họ thấm đủ mọi nhọc nhằn, cay đắng của sự tranh đua, bon chen và giành giựt. Họ thấy được cái lẽ mong manh, vô thường của kiếp nhân sinh. Do đó, họ sống hết lòng với tháng năm còn lại, biết chú ý, chăm sóc và thương yêu đến con cháu nhiều hơn.

       Ông ngoại tôi là một người già hạnh phúc, bởi ông ngoại có nếp sống tâm linh, có sự thực tập đàng hoàng. Đời sống của ông ngoại trầm lặng, nhẹ nhàng và sâu sắc. Ông ngoại tôi làm nghề đánh cá và là chủ của một chiếc thuyền, thế mà vào những ngày rằm hay mồng một, trong thuyền ai cũng ăn cá, ông ngoại chỉ ăn cơm với muối rang. Không ai biết ngoại đang tu tập, bởi vì Người hành trì một cách thầm lặng. Bản tính của ông ngoại hiền lành như Bụt, nhẹ nhàng độ lượng như đất. Tôi chưa bao giờ nghe thấy ông ngoại la rầy hay nổi nóng đối với một người nào cả. Trước ngày mất, ông ngoại đi thăm tất cả các con cháu, biểu lộ sự thương yêu, chăm sóc và che chở. Lúc lâm chung, tôi chứng kiến từ đầu đến cuối; Người ra đi thật an lành như giấc ngủ ngon, chẳng rên xiết, không kiêu la, chẳng buồn tủi, nét mặt của ông ngoại tươi hơn cả người đang còn sống.

        Năm nay, Thầy tôi đã trên tám mươi tuổi, thế mà Người yêu đời một cách nồng nàn, tha thiết. Người sống hết mình từng giây từng phút, chú ý tới mỗi ngọn lá, nụ hoa, bụi trúc, hạt sỏi với tất cả yêu thương và hạnh phúc. Thầy tôi tiếp xúc cái gì thì cái ấy trở nên mầu nhiệm lạ lùng! Có một lần làm thị giả, tôi được gần gũi bên Thầy. Một hôm, đi từ thiền đường Chuyển Hóa đến cốc Ngồi Yên, Thầy dừng lại ngắm cảnh hoàng hôn lâu lắm. Bắt chợt, Thầy quay lại hỏi: “Con có thấy cuộc đời mầu nhiệm không? Đó là cái quí nhất mà Thầy muốn trao cho con.” Đứng sau lưng Thầy, tôi vừa thở vừa nhìn màu tím rực rỡ cả khung trời. Đó là lần đầu tiên tôi thật sự tiếp xúc với vẻ đẹp của cảnh mặt trời huy hoàng đang lặn. Tôi đã ngắm cảnh này hàng ngàn lần nhưng kỳ này không biết vì sao tôi không suy nghĩ gì cả và cũng không bị những kỷ niệm quá khứ lôi cuốn. Tôi thấy rõ trước mắt mây hồng giăng tím khắp nơi, mặt trời đỏ rực như trái tim và có một cảm giác yêu thương, vui sướng đang hiện diện trong lòng. Từ đó, tôi mới biết thế nào là sự sống mầu nhiệm, thực tại tuyệt vời. Thầy tôi vẫn còn giữ được nét trẻ trung, vô tư và hồn nhiên nên Người dễ thương lắm. Người ưa gần gũi với những người trẻ và thường ngồi chơi với các sư cô và sư chú để thương yêu, dìu dắt và nâng đỡ. Tuy có trăm công ngàn việc, Thầy tôi vẫn sống nhẹ nhàng, thanh thản như một bông hoa hồng mới nở, như một đám mây trắng bay. Thật là may mắn cho tôi được sống gần bên Người, bởi vì khi ta cảm thấy còn trẻ nghĩa là ta còn biết rung cảm và thương yêu cuộc đời.  

        Tuy nhiên, cơ thể của người già trở nên suy yếu và cằn cỗi, các tế bào già nua, chết dần chết mòn, xương cốt rã rời. Các bộ phận thuộc về lục phủ ngũ tạng yếu kém đi, bởi thế cho nên cơ thể thường đau nhức, hết nhức đầu qua tới đau bụng, vừa mỏi lưng lại đau tay. Bộ phận tiêu hóa không còn làm việc tốt như thời trẻ trai do vậy việc ăn uống có đôi phần khó khăn hơn. Chưa kể tới chuyện đi đứng nằm ngồi có phần khó nhọc hơn bởi tứ chi và gân cốt không đủ sức chuyên chở tấm hình hài. Có người quá yếu, mắt không còn thấy đường đi, hai chân không còn đứng vững, hai tay không có khả năng tự ăn cơm uống nước, bởi thế những người ấy cảm được nỗi khổ thật sự của tuổi già.    

       Tóm lại, ta thấy có sự khác biệt giữa nỗi khổ và cơn đau. Nỗi khổ có thể chọn lựa, nghĩa là cùng một sự kiện có lúc ta khổ, nhưng cũng có khi ta không khổ. Trong khi đó, cơn đau là cảm thọ nhức mỏi thuộc về thân thể. Đứt tay thì ta cảm thấy đau. Đói bụng thì ta cảm thấy sót ruột… Tuy nhiên, cũng có khi nhức đầu, nhưng ta vẫn không cảm thấy khổ sở như thường, vì ta biết thở để ôm ấp nó. Ta có khả năng làm êm dịu lại cơn đau bằng cách chú ý tới những cái không đau. Nhức đầu vẫn còn đó nhưng ta biết thưởng thức cảnh hoàng hôn rực rỡ hoặc ngắm nhìn bông hoa tươi thắm.

       Thế thì, khổ hay không đều tùy thuộc ở cách suy nghĩ và cảm nhận của ta. Già cũng vậy mà sinh cũng như thế.

 

Hoàng hôn buông xuống - Bệnh

 

         Làm sao ta có thể đếm cho xuể bệnh tật của một đời người! Sự sống của con người rất mong manh, luôn bị rình rập bởi những con vi trùng, vi khuẩn, ghẻ nấm, đưa đến các bệnh nhiễm trùng, ung thư, ho lao, viêm họng, cảm cúm. Bên cạnh đó, khí hậu bất thường cũng tạo ra các bệnh khác như tê nhức, đau khớp, đau đầu, cảm lạnh...

         Có lúc nhức răng quá độ nên ta ngủ không được. Cơn nhức thật khủng khiếp làm sốt nóng toàn bộ cơ thể như đang bị cơn lửa đốt cháy cho nên ta trăn trở suốt đêm và mong trời mau sáng để đi nha sĩ. Tôi bị đau khớp đã nhiều năm. Mỗi khi thời tiết thay đổi, tôi cảm thấy nhức mỏi lắm. Suốt cả đêm, tôi nằm thao thức, lăn qua trở lại, các khớp xương nhức nhối đến khó chịu. Hiện giờ tôi đang ở Huế, nơi có độ ẩm rất cao, do vậy bệnh phong thấp trở nặng. Song sự thực tập giúp tâm tôi không bị khống chế bởi cơn đau, trái lại tôi vẫn có thể tu tập bình thường, sống vui vẻ với các anh em, tiếp xúc được với non sông gấm vóc của quê hương và thưởng thức cảnh thanh tịnh của ngôi chùa cổ.

         Bởi lối sống cẩu thả, hấp tấp và vô ý thức, con người tạo ra biết bao nhiêu chất dơ bẩn độc hại, làm ô nhiễm thiên nhiên và môi trường sống. Ở Việt Nam bây giờ, ta dùng quá nhiều chất hóa học trong việc trồng trọt, chăn nuôi, kỹ nghệ, công nghiệp và xây dựng, do đó ta làm ô nhiễm núi sông, ruộng vườn, không khí và các loài thực vật. Ta đổ rác dơ vào sông hồ, khe lạch, nương dâu. Ta vứt bao và giấy ni lông khắp mọi nơi, trên đồi dưới biển, trong dòng sông và ngoài ruộng đồng. Ta thải nước dơ vào con suối, dòng sông và biển cả. Ta chặt cây, đốn rừng, phá núi... Vì miếng ăn trong hiện tại mà ta phá hoại đất mẹ quê hương chẳng thương tiếc gì!

         Con sông Phá Tam Giang là nơi tôi lớn lên thời thơ ấu. Cách đây hai mươi lăm năm, dòng sông ấy có nhiều tôm, cua và cá. Nó là nơi sinh sống của nhiều loài thủy tộc. Dòng sông cung cấp và nuôi dưỡng đời sống hàng ngày cho biết bao nhiêu gia đình. Hồi đó, mỗi ngày tôi đều bơi lội, nô đùa và tắm rửa một cách thích thú trong dòng sông. Nước sông thật sạch sẽ và mát mẻ làm sao! Thế mà bây giờ, nó bị ô nhiễm trầm trọng quá! Mới đặt chân xuống dòng sông, tôi cảm thấy dơ nhớp, ngứa ngáy dễ sợ! Vì người ta trút xuống dòng sông bao nhiêu rác rến, đồ dơ bẩn, bịch và giấy ni lông. Thật là tội nghiệp cho nó! Năm 1996, tôi về thăm quê hương lần đầu và có cơ hội ngủ trên chiếc đò đậu ngay trên con sông ấy. Đêm đó, tôi nghe dòng sông khóc và tự nhiên nước mắt tôi cũng ứa ra. Mỗi lần về thăm con sông xưa là một lần tôi cảm thấy xót xa, đau đớn trong lòng. Hình như các loài tôm, cua và cá không còn sống trong đó nữa, có thể chúng bị tiêu diệt hết hoặc di cư đến con sông khác để sinh sống.

        Cũng như trên, nhiều trái núi đã bị phá hủy, nhiều rừng cây đã bị đốn sạch, tạo nên sự mất quân bình trong thiên nhiên, do thế càng ngày thiên tai, lụt lội, hạn hán và mất mùa càng nặng, không khí bị ô nhiễm trầm trọng, nước sông, nước hồ không còn trong sạch nữa. Các loài thú vật đã bị tiêu diệt gần hết hoặc di cư đi nơi khác, bởi vậy ta đâu còn nghe được tiếng chim hót líu lo, thấy được cánh cò bay, nghe được tiếng dế nĩ non… Cho nên tàn phá môi trường sinh sống bao nhiêu thì đời sống con người dễ bị đe dạo bấy nhiêu. Cũng vì thế, hiện giờ con người đang mang nhiều chứng bệnh cực kỳ quái lạ và vô cùng hiểm nghèo như ung thư, bứu, xi đa, ho lao, tiểu đường, mỡ trong máu... Nếu ai đã từng tới bệnh viện sẽ chứng kiến được nỗi khổ của bệnh nhân. Nội chuyện rửa mít thái nhỏ mà ta cũng dùng tới thuốc tẩy (bleach) cho mau sạch và trắng mít, nhưng thuốc tẩy ấy là chất độc hóa học, sẽ làm lủng ruột của tất cả chúng ta sau này.

        Tóm lại, bệnh tật đều do lối sống thiếu trách nhiệm và cái nhìn không sáng suốt của ta mà ra. Nếu con người có ý thức bảo vệ môi sinh thì ta sẽ không làm ô nhiễm sông hồ, đất đai và các loài thực vật. Ngược lại, ta sẽ tiêu diệt trái đất xinh đẹp này trong một thời gian rất ngắn, và đồng thời ta cũng tiêu diệt luôn sự sống của mọi loài đang sống trên hành tinh xanh tươi này.

        Đó là chưa nói tới chuyện đói khát, lụt lội, chiến tranh... Ai đã từng đói mới thấy cái khổ quằn quại thắt ruột của nó. Ai đã từng đi qua chiến tranh bom đạn mới thấy cái khổ đau của chết chóc, hận thù và tuyệt vọng.

 

Lá rụng về cội - Chết

 

         Mất người thương là nỗi khổ lớn nhất của con người. Ta cảm thấy mất mát, thương đau và tiếc nuối. Người chết đau đớn trong cơ thể mà còn mang trong tâm nỗi băn khoăn, lo lắng và sợ hãi. Người sống hồi hộp, lo âu, thường cảm thấy thương tiếc, hối hận. Cả người sống lẫn kẻ mất đều cảm thấy lưu luyến về sự biệt ly mãi mãi này.

          Chiến tranh Việt Nam tạo ra không biết bao là đau khổ cho các bà mẹ. Có gia đình chết cả năm đứa con trai. Mỗi lần nghe tin con chết là một lần buồn đau, thương xót nát gan đứt ruột cho những người làm mẹ. Lúc ba tôi mất, mẹ tôi khổ nhiều lắm. Mẹ cứ khóc hoài, khóc mãi. Mẹ thường nói chuyện với ba ở trong giấc mơ, do đó mẹ tin ba vẫn còn sống, nhưng đó là nỗi lưu luyến và tiếc thương nhập vào tâm, chứ ba đã mất thật rồi. Hồi đó, không khí buồn thương tràn ngập trong gia đình, cho nên chỉ mới bốn tuổi mà tôi đã cảm thấy buồn khổ trĩu nặng cả tâm hồn.

         Cách đây ba tháng, bác hai tôi mất. Bác là anh ruột của Thầy tôi. Bác bị bệnh ung thư phổi. Các tế bào ung thư tràn lên não bộ làm mất thăng bằng và tàn phá sức khỏe của bác. Bác mất trong vòng một tháng sau khi ngã bệnh. Trước khi bác hai mất, bổn sư gửi tôi và sư em Vô Ngại xuống yểm trợ cho bác và gia đình. Chúng tôi có cơ hội gần gũi bác hai trong những ngày cuối cùng của đời bác. Ngày nào, hai anh em cũng vào nhà thương thăm bác từ sáng cho đến trưa. Chúng tôi thở cho bác, lắng nghe bác tâm sự, hỏi han và chia sẻ pháp môn thực tập với bác. Biết bác đau nhức và nhọc nhằn nên tôi ngồi tỉnh tâm để truyền năng lượng bình an đang thật sự hiện hữu trong tôi cho bác. Bên cạnh đó, chúng tôi tụng kinh niệm Bụt cho bác nghe mỗi ngày. Bác thường nhìn chúng tôi, và chúng tôi cũng ưa nhìn bác. Đôi mắt bác sáng lắm, biểu lộ sự thông minh và tính cương trực.

         Về phương diện tâm linh, bác không có tỏ ra lo lắng hay sợ hãi gì hết, duy bác chỉ có vẻ quan tâm và lưu luyến đến bác gái hơi nhiều. Bác có đức tin tuyệt đối nơi đức Phật A Di Đà, bởi ngày xưa, bác đã từng xuất gia tu tập. Tôi thưa với bác: “Bác hai ạ! Bác có sự gần gũi sâu sắc (access) và có giấy thông hành (passport) với đức Phật A Di Đà. Bác có biết hay không? Chỉ cần trở về với hơi thở ý thức để thắp sáng nội tâm thì Phật Di Đà hiện về ngay trong bác. Tại sao? Vì Phật Di Đà là ánh sáng vô lượng. Nếu tâm bác sáng lên như ánh sáng trong căn phòng này thì bác đã có Phật, đâu cần phải tìm Phật ở ngoài. Bác hãy thực tập đi! Phật này chắc chắn chiếu sáng vào tâm tư và làm êm dịu lại cơn đau đang có mặt trong bác.”

        Bác hai biết tu tập từ lâu, với sự hộ niệm của Thầy tôi và tăng thân, bác ra đi thật nhẹ nhàng và bình thản. Sau ngày bác mất, chị hai qua Làng Mai tu tập và gần gũi bên Thầy tôi làm an tịnh lại nỗi đau và tìm lại niềm vui sống. Bác gái, anh hai và Anh Chân lên tu viện Rừng Phong tu tập chung với đại chúng. Sau một tuần tu tập, bác gái, anh hai và Anh Chân cũng tìm lại nụ cười và sự an lạc. Anh hai cảm nhận được cảnh thanh tịnh, xinh đẹp của núi rừng tu viện, nếm được tình thương của quí thầy và quí sư cô rất sâu đậm. Anh Chân và bác gái cũng thế! Ngày cuối cùng, bác gái biểu lộ sự xúc động với lòng biết ơn được nương tựa tăng thân và giáo pháp của Bụt. Lúc ấy, bác gái ứa nước mắt rồi khóc nức nở. Bác bảo rằng: “Con cảm thấy khổ vì sự mất mát quá lớn. Con đã ở với ông mấy mươi năm rồi nên cảm thấy thương tiếc và nhớ nhung lắm.”

        Tôi hiểu tâm trạng của bác gái, vì năm xưa mẹ tôi cũng thương tiếc ba tôi như thế. Tôi ôm bác vào lòng để thở. Anh hai cũng cùng thở để yểm trợ cho mẹ. Tôi thưa với bác gái: Bác hãy thở đi cho lặng cõi lòng! Tất cả khổ đau rồi sẽ từ từ vơi nhẹ và sự bình an chắc chắn sẽ trở lại. Bác trai ra đi nhưng anh Đức, chị Anh Hương, anh Anh Thư, Anh Tuấn, Anh Chân và các cháu vẫn còn đó. Họ là hình ảnh trung thực và sự tiếp nối không hề gián đoạn của bác trai.

 

 


[1] Trung Bộ Kinh   -- Đại kinh dụ dấu chân voi

 

[2] Đường xưa mây trắng, trang 135-136 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (3 đã gửi)

avatar
tung 25/09/2010 23:00:23
thầy giảng kinh như một áng tiểu thuyết. Học kinh kiểu này, thấy thú vị và thích ghê!
avatar
Lâm Trường Thanh 26/12/2010 09:58:11
Chào Pháp Đăng
Đây là bài hổ trợ cho Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo

6. Satipaṭṭhānabhāvanānisaṃso
Yo hi koci, bhikkhave, ime cattāro satipaṭṭhāne evaṃ28 bhāveyya sattavassāni, tassa dvinnaṃ phalānaṃ aññataraṃ phalaṃ pāṭikaṅkhaṃ: diṭṭheva dhamme aññā,29 sati vā upādisese anāgāmitā.30

Tiṭṭhantu, bhikkhave, sattavassāni. Yo hi koci, bhikkhave, ime cattāro satipaṭṭhāne evaṃ bhāveyya cha vassāni, tassa dvinnaṃ phalānaṃ aññataraṃ phalaṃ pāṭikaṅkhaṃ: diṭṭheva dhamme aññā, sati vā upādisese anāgāmitā.

Tiṭṭhantu, bhikkhave, cha vassāni...pe.
Tiṭṭhantu, bhikkhave, pañca vassāni...pe.
Tiṭṭhantu, bhikkhave, cattāri vassāni...pe.
Tiṭṭhantu, bhikkhave, tīṇi vassāni...pe.
Tiṭṭhantu, bhikkhave, dve vassāni..pe.

Tiṭṭhatu, bhikkhave, ekaṃ vassaṃ. Yo hi koci, bhikkhave, ime cattāro satipaṭṭhāne evaṃ bhāveyya sattamāsāni, tassa dvinnaṃ phalānaṃ aññataraṃ phalaṃ pāṭikaṅkhaṃ: diṭṭheva dhamme aññā, sati vā upādisese anāgāmitā.

Tiṭṭhantu, bhikkhave, satta māsāni...pe.
Tiṭṭhantu, bhikkhave, cha māsāni...pe.
Tiṭṭhantu, bhikkhave, pañca māsāni...pe.
Tiṭṭhantu, bhikkhave, cattāri māsāni...pe.
Tiṭṭhantu, bhikkhave, tīṇi māsāni...pe.
Tiṭṭhantu, bhikkhave, dve māsāni...pe.
Tiṭṭhatu, bhikkhave, ekaṃ māsaṃ...pe.
Tiṭṭhatu, bhikkhave, aḍḍhamāsaṃ...pe.

Tiṭṭhatu, bhikkhave, aḍḍhamāso. Yo hi koci, bhikkhave, ime cattāro satipaṭṭhāne evaṃ bhāveyya sattāhaṃ, tassa dvinnaṃ phalānaṃ aññataraṃ phalaṃ pāṭikaṅkhaṃ: diṭṭheva dhamme aññā, sati vā upādisese anāgāmitā.

‘Ekāyano ayaṃ, bhikkhave, maggo sattānaṃ visuddhiyā, sokaparidevānaṃ samatikkamāya, dukkhadomanassānaṃ atthaṅgamāya, ñāyassa adhigamāya, nibbānassa sacchikiriyāya yadidaṃ cattāro satipaṭṭhānā’ ti. Iti yaṃ taṃ vuttaṃ, idametaṃ paṭicca vuttaṃ ti.
Idamavoca bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinanduṃ ti
Mahāsatipaṭṭhāna-suttaṃ niṭṭhitaṃ.

Kính chào
Lâm Trường Thanh
avatar
Lâm Trường Thanh 26/12/2010 10:01:17
Chào Pháp Đăng
Thân tặng nguyên bãn kinh dấu chân voi tiếng Pali

Suttantapiñake
Majjhimanikàyo
Målapaõõàsako
3. Opammavaggo
Namo tassa bhagavato arahato sammàsambuddhassa.
1.3.7.
(27) Cåëahatthipadopamasuttaü

1. Evaü me sutaü: ekaü samayaü bhagavà sàvatthiyaü viharati jetavane anàthapiõóikassa àràme. Tena kho pana samayena jàõussoõi bràhmaõo sabbasetena vaëabhãrathena1 sàvatthiyà niyyàti divà divassa.

2. Addasà kho jàõussoõi bràhmaõo pilotikaü paribbàjakaü dåratova àgacchantaü. Disvàna pilotikaü paribbàjakaü etadavoca:

" Handa kuto nu bhavaü vacchàyano àgacchati divà divassà"ti.

Ito hi kho ahaü bho àgacchàmi samaõassa gotamassa santikàti.

"Taü kiü ma¤¤ati bhavaü vacchàyano samaõassa gotamassa pa¤¤àveyyattiyaü, paõaóito ma¤¤e"ti.

Ko càhaü bho, ko ca samaõassa gotamassa pa¤¤àveyyattiyaü jànissàmi. Sopi nånassa tàdisova yo samaõassa gotamassa pa¤¤àveyyattiyaü jàneyyàti.

'Uëàràya khalu bhavaü vacchàyano samaõaü gotamaü pasaüsàya pasaüsatã"ti.

Ko vàhaü bho, ko ca samaõaü gotamaü pasaüsissàmi. Pasatthapasatthova so bhavaü gotamo, seññho devamanussànanti.

" Kampana bhavaü vacchàyano atthavasaü sampassamàno samaõe gotame evaü abhippasanno"ti.2

3. Seyyathàpi bho kusalo nàgavaniko nàgavanaü paviseyyà, so passeyya nàgavane [PTS Page 176] [\q 176/] mahantaü hatthipadaü dãghato ca àyataü tiriya¤ca vitthataü. So niññhaü gaccheyya: 'mahà vata bho nàgo'ti. Evameva kho ahaü bho yato3 addasaü samaõe gotame cattàri padàni, athàhaü niññhamagamaü: " sammàsambuddho bhagavà, svàkkhàto bhagavatà dhammo, supañipanno bhagavato sàvakasaïgho"ti.

-----------------

1. Vaëavàbhirathena,machasaü, 2. Abhippassanno hotãti, syà. 3. Ahaüyato,syà. 4. Suppañipanto,machasaü.

[BJT Page 428] [\x 428/]

4. Katamàni cattàri?

Idhàhaü bho passàmi ekacce khattiyapaõóite nipuõe kataparappavàde vàlavedhiråpe, vobhindantà1 ma¤¤e caranti pa¤¤àgatena diññhigatàni. Te suõanti: samaõo khalu bho gotamo amukaü nàma gàmaü và nigamaü và osarissatãti. Te pa¤haü abhisaïkharonti: imaü mayaü pa¤haü samaõaü gotamaü upasaïkamitvà pucchissàma, eva¤ce no puññho evaü vyàkarissati, evamassa mayaü vàdaü àropessàma. Eva¤cepi no puññho evaü vyàkarissati, evampissa mayaü vàdaü àropessàmàti.

Te suõanti: samaõo khalu bho gotamo amukaü nàma gàmaü và nigamaü và osañoti. Te yena samaõo gotamo tenupasaïkamanti. Te samaõo gotamo dhammiyà kathàya sandasseti samàdapeti samuttejeti sampahaüseti. Te samaõena gotamena dhammiyà kathàya sandassità samàdapità samuttejità sampahaüsità na ceva samaõaü gotamaü pa¤haü pucchanti, kutassa vàdaü àropessanti, a¤¤adatthu samaõasseva gotamassa sàvakà sampajjanti. Yadàhaü bho samaõe gotame imaü pañhamaü padaü addasaü, athàhaü niññhamagamaü: sammàsambuddho bhagavà, svàkkhàto bhagavatà dhammo, supañipanno bhagavato sàvakasaïghoti (pañhamaü ¤àõapadaü)

5. Puna ca paràhaü bho passàmi idhekacce bràhmaõapaõóite nipuõe kataparappavàde vàlavedhiråpe, vobhindantà ma¤¤e caranti pa¤¤àgatena diññhigatàni. Te suõanni: samaõo khalu bho gotamo amukaü nàma gàmaü và nigamaü và osarissatãti. Te pa¤haü abhisaïkharonti: imaü mayaü pa¤haü samaõaü gotamaü upasaïkamitvà pucchissàma, eva¤ce no puññho evaü vyàkarissati, evamassa mayaü vàdaü àropessàma, eva¤cepi no puññho evaü vyàkarissati. Evampissa mayaü vàdaü àropessàmàti.

Te suõanti: samaõo khalu bho gotamo amukaü nàma gàmaü và nigamaü và osañoti, te yena samaõo gotamo tenupasaïkamanti. Te samaõo gotamo dhammiyà kathàya sandasseti samàdapeti samuttejeti sampahaüseti.-

------------------------

1.Te bhindantà, machasaü. Syà.

[BJT Page 430] [\x 430/]

Te samaõena gotamena dhammiyà kathàya sandassità samàdapità samuttejità sampahaüsità na ceva samaõaü gotamaü pa¤haü pucchanti kutassa vàdaü àropessanti. A¤¤adatthu samaõasseva gotamassa sàvakà sampajjanti. Yadàhaü bho samaõe gotame imaü dutiyaü padaü addasaü, athàhaü niññhamagamaü: sammàsambuddho bhagavà, svàkkhàto bhagavatà dhammo, supañipanno bhagavato sàvakasaïghoti. (Dutiyaü ¤àõapadaü)

6. Puna ca paràhaü bho passàmi idhekacce gahapatipaõóite nipuõe kataparappavàde vàlavedhiråpe, vobhindantà ma¤¤e caranti pa¤¤àgatena diññhigatàni. Te suõanti: samaõo khalu bho gotamo amukaü [PTS Page 177] [\q 177/] nàma gàmaü và nigamaü và osarissatãti. Te pa¤haü abhisaükharonti: " imaü mayaü pa¤haü samaõaü gotamaü upasaïkamitvà pucchissàma. Eva¤ce no puññho evaü vyàkarissati. Evamassa mayaü vàdaü àropessàma. Eva¤cepi no puññho evaü vyàkarissati. Evampissa mayaü vàdaü àropessàmà"ti.

Te suõanti: samaõo khalu bho gotamo amukaü nàma gàmaü và nigamaü và osañoti. Te yena samaõo gotamo tenupasaïkamanti. Te samaõo gotamo dhammiyà kathàya sandasseti samàdapeti samuttejeti sampahaüseti. Te samaõena gotamena dhammiyà kathàya sandassità samàdapità samuttejità sampahaüsità na ceva samaõaü gotamaü pa¤haü pucchanti. Kutassa vàdaü àropessanti. A¤¤adatthu samaõasseva gotamassa sàvakà sampajjanti. Yadàhaü bho samaõe gotame imaü tatiyaü padaü addasaü, athàhaü niññhamagamaü: sammàsambuddho bhagavà, svàkkhàto bhagavatà dhammo, supañipanno bhagavato sàvakasaïghoti. ( Tatiyaü ¤àõapadaü.)

7. Puna ca paràhaü bho passàmi idhekacce samaõapaõóite nipuõe kataparappavàde vàlavedhiråpe, vobhindantà ma¤¤e caranti pa¤¤àgatena diññhigatàni. Te suõanti: samaõo khalu bhe gotamo amukaü nàma gàmaü và nigamaü và osarissatãti, te pa¤haü abhisaükharonti: " imaü mayaü pa¤haü samaõaü gotamaü upasaïkamitvà pucchissàma, eva¤cepi no puññho evaü vyàkarissati. Evampissa mayaü vàdaü àropessàmà"ti.

[BJT Page 432] [\x 432/]

8. Te suõanti: samaõo khalu bho gotamo amukaü nàma gàmaü và nigamaü và osañoti. Te yena samaõo gotamo tenupasaïkamanti. Te samaõo gotamo dhammiyà kathàya sandasseti samàdapeti samuttejeti sampahaüseti. Te samaõena gotamena dhammiyà kathàya sandassità samàdapità samuttejità sampahaüsità na ceva samaõaü gotamaü pa¤haü pucchanti, kutassa vàdaü àropessanti. A¤¤adatthu samaõa¤¤eva gotamaü okàsaü yàcanti agàrasmà anagàriyaü pabbajjàya. Te samaõo gotamo pabbàjeti upasampàdeti. Te tattha pabbajità samànà eko våpakaññhà appamattà. Nacirasseva yassatthàya kulaputtà sammadeva agàrasmà anagàriyaü pabbajanti. Tadanuttaraü brahmacariyapariyosànaü diññheva dhamme sayaü abhi¤¤à sacchikatvà upasampajja viharanti. Te evamàhaüsu: manaü vata bho anassàma, manaü vata bho panassàma, mayaü hi pubbe assamaõàva samànà samaõamhàti pañijànimha, abràhmaõàva samànà bràhmaõamhàti pañijànimha, anarahantova samànà arahantamhàti pañijànimha. Idàni khomha samaõà. Idàni khomha bràhmaõà. Idàni khomha arahantoti. Yadàhaü bho samaõe gotame imaü catutthaü padaü addasaü, athàhaü niññhamagamaü: sammàsambuddho bhagavà, svàkkhàto bhagavatà dhammo, supañipanno bhagavato sàvakasaïghoti. ( Catutthaü ¤àõapadaü)

9. Yato kho ahaü bho samaõe gotame imàni cattàri padàni addasaü, athàhaü niññhamagamaü: sammàsambuddho bhagavà, svàkkhàto bhagavatà dhammo, supañinno bhagavato sàvakasaïghoti.

10. Evaü vutte jàõussoõi bràhmaõo sabbasetà vaëabhãrathà orohitvà ekaüsaü uttaràsaïgaü karitvà yena bhagavà tena¤jaliü paõàmetvà tikkhattuü udànaü udànesi. " Namo tassa bhagavato arahato sammàsambuddhassa, namo tassa bhagavato arahato sammàsambuddhassa, namo tassa bhagavato arahato sammàsambuddhassa" appevanàma mayaü kadàci [PTS Page 178] [\q 178/] karahaci tena bhotà gotamena saddhiü samàgaccheyyàma, appevanàma siyà kocideva kathàsallàpoti.

[BJT Page 434] [\x 434/]

Atha kho jàõussoõi bràhmaõo yena bhagavà tenupasaïkami. Upasaïkamitvà bhagavatà saddhiü sammodi. Sammodanãyaü kathaü sàràõãyaü vãtisàretvà ekamantaü nisãdi. Ekamantaü nisinno kho jàõussoõi bràhmaõo yàvatako ahosi pilotikàya paribbàjakena saddhiü kathàsallàpo, taü sabbaü bhagavato àrocesi.

14. Evaü vutte bhagavà jàõussoõiü bràhmaõaü etadavoca: 'na kho bràhmaõa, ettàvatà hatthipadopamo vitthàrena paripåro hoti api ca bràhmaõa, yathà hatthipadopamo vitthàrena paripåro hoti, taü suõàhi, sàdhukaü manasi karohi, bhàsissàmã'ti. Evaü bhoti kho jàõussoõi bràhmaõo bhagavato paccassosi. Bhagavà etadavoca:

15. Seyyathàpi bràhmaõa, nàgavaniko nàgavanaü paviseyya, so passeyya nàgavane mahantaü hatthipadaü dãghato ca àyataü tiriya¤ca vitthataü, yo hoti kusalo nàgavaniko neva tàva niññhaü gacchati: 'mahà vata bho nàgo'ti. Taü kissa hetu: santi hi bràhmaõa, nàgavane vàmanikà nàma hatthiniyo mahàpadà, tàsampetaü padaü assàti. So tamanugacchati. Tamanugacchanto passati nàgavane mahantaü hatthipadaü dãghato ca àyataü tiriya¤ca vitthataü uccà ca nisevitaü, yo hoti kusalo nàgavaniko neva tàva niññhaü gacchati 'mahà vata bho nàgo'ti. Taü kissa hetu: santi hi bràhmaõa, nàgavane uccà kàëàrikà nàma hatthiniyo mahàpadà, tàsampetaü padaü assàti so tamanugacchati, tamanugacchanto passati nàgavane mahantaü hatthipadaü dãghato ca àyataü tiriya¤ca vitthataü uccà ca nisevitaü uccà ca dantehi àra¤jitàni, yo hoti kusalo nàgavaniko neva tàva niññhaü gacchati 'mahà vata bho nàgo'ti. Taü kissa hetu: santi hi bràhmaõa, nàgavane uccà kaõerukà nàma hatthiniyo mahàpadà, tàsampetaü padaü assàti. So tamanugacchati, tamanugacchanto passati nàgavane mahantaü hatthipadaü dãghato ca àyataü, tiriya¤ca vitthataü, uccà ca nisevitaü, uccà ca dantehi àra¤jitàni, uccà ca sàkhàbhaïgaü. Ta¤ca nàgaü passati rukkhamålagataü và abbhokàsagataü và gacchantaü và ñhitaü và nisinnaü và nipannaü và, so niññhaü gacchati: ayameva1 so mahànàgoti.

----------------------

1.Ayaüva - [PTS]

[BJT Page 436] [\x 436/]

Evameva [PTS Page 179] [\q 179/] kho bràhmaõa, idha tathàgato loke upapajjati: arahaü sammàsambuddho vijjàcaraõasampanno sugato lokavidå anuttaro purisadammasàrathã satthà devamanussànaü buddho bhagavà. So imaü lokaü sadevakaü samàrakaü sabrahmakaü, sassamaõabràhmaõiü pajaü sadevamanussaü sayaü abhi¤¤à sacchikatvà pavedeti. So dhammaü deseti: àdikalyàõaü majjhekalyàõaü pariyosànakalyàõaü sàtthaü sabya¤janaü kevalaparipuõõaü parisuddhaü, brahmacariyaü pakàseti.

17. Taü dhammaü suõàti gahapati và gahapatiputto và a¤¤atarasmiü và kule paccàjàto. So taü dhammaü sutvà tathàgate saddhaü pañilabhati. So tena saddhàpañilàbhena samannàgato iti pañisa¤cikkhati: sambàdho gharàvàso rajàpatho, abbhokàso pabbajjà, nayidaü sukaraü agàraü ajjhàvasatà ekantaparipuõõaü ekantaparisuddhaü saïkhalikhitaü brahmacariyaü carituü, yannånàhaü kesamassuü ohàretvà kàsàyàni vatthàni acchàdetvà agàrasmà anagàriyaü pabbajeyyanti. So aparena samayena appaü và bhogakkhandhaü pahàya mahantaü và bhogakkhandhaü pahàya appaü và ¤àtiparivaññaü pahàya mahantaü cà ¤àtiparivaññaü pahàya kesamassuü ohàretvà kàsàyàni vatthàni acchàdetvà agàrasmà anagàriyaü pabbajati.

18. So evaü pabbajito samàno bhikkhånaü sikkhàsàjãvasamàpanno pàõàtipàtaü pahàya pàõàtipàtà pañivirato hoti. Nihitadaõóo nihitasattho lajjã dayàpanno sabbapàõabhåtahitànukampã viharati. Adinnàdànaü pahàya adinnàdànà pañivirato hoti. Dinnàdàyã dinnapàñikaïkhã athenena sucibhåtena attanà viharati. Abrahmacariyaü pahàya brahmacàrã hoti àràcàrã virato methunà gàmadhammà. Musàvàdaü pahàya musàvàdà pañirato hoti saccavàdã saccasandho theto paccayiko avisaüvàdako lokassa. Pisunaü vàcaü pahàya pisunà vàcà1 pañivirato hoti: ito sutvà na amutra akkhàtà imesaü bhedàya, amutra và sutvà na imesaü akkhàtà amåsaü bhedàya, iti bhinnànaü và sandhàtà sahitànaü và anuppadàtà samaggàràmo samaggarato samagganandã samaggakaraõiü vàcaü bhàsità hoti. Pharusaü vàcaü pahàya pharusà vàcà2 pañivirato hoti: yà sà vàcà neëà kaõõasukhà pemanãyà hadayaïgamà porã bahujanakantà bahujanamanàpà, [PTS Page 180] [\q 180/] tathàråpiü vàcaü bhàsità hoti. Samphappalàpaü pahàya samphappalàpà pañivirato hoti: kàlavàdã bhåtavàdã atthavàdã dhammavàdã vinayavàdã nidhànavatiü vàcaü bhàsità kàlena sàpadesaü pariyantavatiü atthasaühitaü.

---------------------

1. Pisuõàya vàcàya - machasaü,syà.[PTS] 2. Pharusàya vàcàya - machasaü syà, [PTS]

[BJT Page 438] [\x 438/]

19. So bãjagàmabhåtagàmasamàrambhà pañivirato hoti. Ekabhattiko hoti rattåparato virato vikàlabhojanà. Naccagãtavàditavisåkadassanà pañivirato hoti. Màlàgandhavilepanadhàraõamaõóanavibhåsanaññhànà pañivirato hoti. Uccàsayanamahàsayanà pañivirato hoti. Jàtaråparajatapañiggahaõà pañivirato hoti. âmakadha¤¤apañiggahaõà pañivirato hoti. âmakamaüsapañiggahaõà pañivirato hoti. Itthikumàrikapañiggahaõà pañivirato hoti. Dàsidàsapañiggahaõà pañivirato hoti. Ajeëakapañiggahaõà pañivirato hoti. Kukkuñasåkarapañiggahaõà pañivirato hoti. Hatthigavàssavaëavàpañiggahaõà pañivirato hoti. Khettavatthupañiggahaõà pañivirato hoti. Dåteyyapahiõagamanànuyogà pañivirato hoti. Kayavikkayà pañivirato hoti. Tulàkåñakaüsakåña mànakåñà pañivirato hoti. Ukkoñanava¤cananikatisàciyogà pañivirato hoti, chedanavadhabandhanaviparàmosaàlopasahasàkàrà pañivirato hoti.

20. So santuññho hoti kàyaparihàrikena cãvarena kucchiparihàrikena piõóapàtena. So yena yeneva1 pakkamati samàdàyeva pakkamati. Seyyathàpi nàma pakkhãsakuõo yena yeneva óeti sapattabhàrova óeti, evameva kho bhikkhu2 santuññho hoti kàyaparihàrikena cãvarena kucchiparihàrikena piõóapàtena, so yena yeneva pakkamati samàdàyeva pakkamati. So iminà ariyena sãlakkhandhena samannàgato ajjhattaü anavajjasukhaü pañisaüvedeti.

21. So cakkhunà råpaü disvà na nimittaggàhã hoti nànubya¤janaggàhã. Yatvàdhikaraõamenaü cakkhundriyaü asaüvutaü viharantaü abhijjhà domanassà pàpakà akusalà dhammà anvàssaveyyuü. Tassa saüvaràya pañipajjati, rakkhati cakkhundriyaü, cakkhundriye saüvaraü àpajjati. Sotena saddaü sutvà na nimittaggàhã hoti nànubya¤janaggàhã. Yatvàdhikaraõamenaü sotindriyaü asaüvutaü viharantaü abhijjhàdomanassà pàpakà akusalà dhammà anvàssaveyyuü. Tassa saüvaràya pañipajjati, rakkhati sotindriyaü sotindriye saüvaraü àpajjati.Ghànena gandhaü ghàyitvà na nimittaggàhã hoti nànubya¤janaggàhã. Yatvàdhikaraõamenaü ghànindriyaü asaüvutaü viharantaü abhijjhà domanassà pàpakà akusalà dhammà anvàssaveyyuü tassa saüvaràya pañipajjati, rakkhati ghànindriyaü ghànindriye saüvaraü àpajjati. Jivhàya rasaü sàyitvà na nimittaggàhã hoti nànubya¤janaggàhã. Yatvàdhikaraõamenaü jivihindriyaü asaüvutaü viharantaü abhijjhà domanassà pàpakà akusalà dhammà anvàssaveyyuü. Tassa saüvaràya pañipajjati, rakkhati jivhindriyaü jivhindriye saüvaraü àpajjati.Kàyena phoññhabbaü phusitvà na nimittaggàhã hoti nànubya¤janaggàhã. Yatvàdhikaraõamenaü kàyindriyaü asaüvutaü viharantaü abhijjhà domanassà pàpakà akusalà dhammà anvàssaveyyuü. Tassa saüvaràya pañipajjati, rakkhati kàyindriyaü kàyindriye saüvaraü àpajjati. Manasà dhammaü vi¤¤àya na nimittaggàhã hoti nànubya¤janaggàhã. Yatvàdhikaraõamenaü manindriyaü asaüvutaü viharantaü abhijjhà domanassà pàpakà akusalà dhammà anvàssaveyyuü. Tassa saüvaràya pañipajjati, [PTS Page 181] [\q 181/] rakkhati manindriyaü manindriye saüvaraü àpajjati. So iminà ariyena indriyasaüvarena samannàgato ajjhattaü abyàsekasukhaü pañisaüvedeti.

---------------------

1.Yena - syà,[PTS] 2. Evameva bhikkhu - machasaü, syà,[PTS]

[BJT Page 440] [\x 440/]

22. So abhikkante pañikkante sampajànakàrã hoti, àlokite vilokite sampajànakàrã hoti, sammi¤jite pasàrite sampajànakàrã hoti, saïghàñipattacãvaradhàraõe sampajànakàrã hoti, asite pãte khàyite sàyite sampajànakàrã hoti, uccàrapassàvakamme sampajànakàrã hoti, gate ñhite nisinne sutte jàgarite bhàsite tuõhãbhàve sampajànakàrã hoti.

23. So iminà ca ariyena sãlakkhandhena samannàgato iminà ca ariyena indriyasaüvarena samannàgato iminà ca ariyena satisampaja¤¤ena samannàgato vivittaü senàsanaü bhajati ara¤¤aü rukkhamålaü pabbataü kandaraü giriguhaü susànaü vanapatthaü abbhokàsaü palàlapu¤jaü.

24. So pacchàbhattaü piõóapàta pañikkanto nisãdati pallaïkaü àbhujitvà ujuü kàyaü paõidhàya parimukhaü satiü upaññhapetvà. So abhijjhaü loke pahàya vigatàbhijjhena cetasà viharati. Abhijjhàya cittaü parisodheti. Byàpàdapadosaü pahàya abyàpannacitto viharati sabbapàõabhåtahitànukampã. Byàpàdapadosà cittaü parisodheti. Thãnamiddhaü pahàya vigatathãnamiddho viharati àlokasa¤¤ã sato sampajàno. Thãnamiddhà cittaü parisodheti. Uddhaccakukkuccaü pahàya anuddhato viharati ajjhattaü våpasantacitto. Uddhaccakukkuccà cittaü parisodheti. Vicikicchaü pahàya tiõõavicikiccho viharati akathaïkathã kusalesu dhammesu. Vicikicchàya cittaü parisodheti.

25. So ime pa¤ca nãvaraõe pahàya cetaso upakkilese pa¤¤àya dubbalãkaraõe, vivicceva kàmehi vivicca akusalehi dhammehi savitakkaü savicàraü vivekajaü pãtisukhaü pañhamaü jhànaü1 upasampajja viharati. Idampi vuccati bràhmaõa, tathàgatapadaü itipi, tathàgatanisevitaü itipi, tathàgatàra¤jitaü2 itipi. Na tveva tàva ariyasàvako niññhaü gacchati: 'sammàsambuddho bhagavà, svàkkhàto bhagavatà dhammo, supañipanno bhagavato sàvakasaïgho'ti.

---------------------

1. Pañhamajjhànaü - sãmu. 2. Tathàgatara¤jitaü - sãmu. 1-2

[BJT Page 442] [\x 442/]

26. Puna ca paraü bràhmaõa, bhikkhu vitakkavicàrànaü våpasamà ajjhattaü sampasàdanaü cetaso ekodibhàvaü avitakkaü avicàraü samàdhijaü pãtisukhaü dutiyaü jhànaü1 upasampajja viharati. Idampi vuccati bràhmaõa, tathàgatapadaü itipi, tathàgatanisevitaü itipi, tathàgatàra¤jitaü itipi. Na tveva tàva ariyasàvako [PTS Page 182] [\q 182/] niññhaü gacchati: 'sammàsambuddho bhagavà, svàkkhàto bhagavatà dhammo, supañipanno bhagavato sàvakasaïgho'ti.

27. Puna ca paraü bràhmaõa, bhikkhu pãtiyà ca viràgà upekkhako ca viharati sato ca sampajàno, sukha¤ca kàyena pañisaüvedeti. Yaü taü ariyà àcikkhanti: 'upekkhako satimà sukhavihàrã'ti tatiyaü jhànaü upasampajja viharati. Idampi vuccati bràhmaõa, tathàgatapadaü itipi, tathàgatanisevitaü itipi, tathàgatàra¤jitaü itipi. Na tveva tàva ariyasàvako niññhaü gacchati: 'sammàsambuddho bhagavà, svàkkhàto bhagavatà dhammo, supañipanno bhagavato savakasaïgho'ti.

28. Puna ca paraü bràhmaõa, bhikkhu sukhassa ca pahànà dukkhassa ca pahànà pubbeva somanassadomanassànaü atthaïgamà2 adukkhaü asukhaü upekkhàsatipàrisuddhiü catutthaü jhànaü upasampajja viharati. Idampi vuccati bràhmaõa tathàgatapadaü itipi, tathàgatanisevitaü itipi, tathàgatàra¤jitaü itipi. Na tveva tàva ariyasàvako niññhaü gacchati: 'sammàsambuddho bhagavà, svàkkhàto bhagavatà dhammo,supañipanno bhagavato sàvakasaïgho 'ti.

29. So evaü samàhite citte parisuddhe pariyodàte anaïgaõe vigatåpakkilese mudubhåte kammaniye ñhite àne¤jappatte3 pubbenivàsànussati¤àõàya cittaü abhininnàmeti. So anekavihitaü pubbenivàsaü anussarati: seyyathãdaü- ekampi jàtiü dvepi jàtiyo tissopi jàtiyo catassopi jàtiyo pa¤capi jàtiyo dasapi jàtiyo vãsatimpi jàtiyo tiüsampi jàtiyo cattàrãsampi jàtiyo pa¤¤àsampi jàtiyo jàtisatampi jàtisahassampi jàtisatasahassampi, anekepi saüvaññakappe anekepi vivaññakappe anekepi saüvaññavivaññakappe, 'amutràsiü evaü nàmo evaü gotto evaüvaõõo evamàhàro evaü sukhadukkhapañisaüvedã evamàyupariyanto,-

----------------------

1.Dutijjhànaü- sãmu 2. Atthagamà - sãmu. 3 ânejjappatte-sãmu.

[BJT Page 444] [\x 444/]

So tato cuto amutra upapàdiü, tatràpàsiü evaünàmo evaügotto evaü vaõõo evamàhàro evaü sukhadukkhapañisaüvedã evamàyupariyanto, so tato cuto idhåpapanno'ti. Iti sàkàraü sauddesaü anekavihitaü pubbenivàsaü anussarati, idampi vuccati bràhmaõa, tathàgatapadaü itipi, tathàgatanisevitaü itipi, tathàgatàra¤jitaü itipi. Na tveva tàva ariyasàvako niññhaü gacchati: 'sammàsambuddho bhagavà, svàkkhàto bhagavatà dhammo, supañipanno bhagavato sàvakasaïgho'ti. [PTS Page 183] [\q 183/]

30. So evaü samàhite citte parisuddhe pariyodàte anaïgaõe vigatåpakkilese mudubhåte kammaniye ñhite àne¤jappatte sattànaü cutåpapàta¤àõàya cittaü abhininnàmeti. So dibbena cakkhunà visuddhena atikkantamànusakena satte passati cavamàne upapajjamàne, hãne paõãte suvaõõe dubbaõõe sugate duggate yathàkammåpage satte pajànàti: 'ime vata bhonto sattà kàyaduccaritena samannàgatà vacãduccaritena samannàgatà manoduccaritena samannàgatà ariyànaü upavàdakà micchàdiññhikà micchàdiññhikammasamàdànà, te kàyassa bhedà parammaraõà apàyaü duggatiü vinipàtaü nirayaü upapannà, ime và pana bhonto sattà kàyasucaritena samannàgatà vacãsucaritena samannàgatà manosucaritena samannàgatà ariyànaü anupavàdakà sammàdiññhikà sammàdiññhikammasamàdànà, te kàyassa bhedà parammaraõà sugatiü saggaü lokaü upapannà'ti. Iti dibbena cakkhunà visuddhena atikkantamànusakena satte passati cavamàne upapajjamàne hãne paõãte suvaõõe dubbaõõe sugate duggate, yathàkammåpage satte pajànàti. Idampi vuccati bràhmaõa, tathàgatapadaü itipi, tathàgatanisevitaü itipi, tathàgatàra¤jitaü itipi. Na tveva tàva ariyasàvako niññhaü gacchati: 'sammàsambuddho bhagavà, svàkkhàto bhagavatà dhammo, supañipasanno bhagavato sàvakasaïgho'ti

31. So evaü samàhite citte parisuddhe pariyodàte anaïgaõe vigatåpakkilese mudubhåte kammaniye ñhite àne¤jappatte àsavànaü khaya¤àõàya cittaü abhininnàmeti.

[BJT Page 446] [\x 446/]

So idaü dukkhanti yathàbhåtaü pajànàti, ayaü dukkhasamudayoti yathàbhåtaü pajànàti, ayaü dukkhanirodhoti yathàbhåtaü pajànàti, ayaü dukkhanirodhagàminã pañipadàti yathàbhåtaü pajànàti, ime àsavàti yathàbhåtaü pajànàti, ayaü àsavasamudayoti yathàbhåtaü pajànàti, ayaü àsavanirodhoti yathàbhåtaü pajànàti, ayaü àsavanirodhagàminã pañipadàti yathàbhåtaü pajànàti. Idampi vuccati bràhmaõa, tathàgatapadaü itipi, tathàgatanisevitaü itipi, tathàgatàra¤jitaü itipi. Na tveva tàva ariyasàvako niññhaü gato hoti. Api ca kho niññhaü gacchati: sammàsambuddho bhagavà, svàkkhàto bhagavatà dhammo, supañipanno bhagavato sàvakasaïghoti.

32. Tassa evaü jànato evaü passato kàmasàvàpi cittaü [PTS Page 184] [\q 184/] vimuccati, bhavàsavàpi cittaü vimuccati, avijjàsavàpi cittaü vimuccati, vimuttasmiü vimuttamiti ¤àõaü hoti. Khãõà jàti, vusitaü brahmacariyaü, kataü karaõãyaü, nàparaü itthattàyàti pajànàti. Idampi vuccati bràhmaõa, tathàgatapadaü itipi, tathàgatanisevitaü itipi, tathàgatàra¤jitaü itipi. Ettàvatà kho bràhmaõa, ariyasàvako niññhaü gato hoti: 'sammàsambuddho bhagavà, svàkkhàto bhagavatà dhammo, supañipanno bhagavato sàvakasaïgho'ti. Ettàvatà brahmaõa, hatthipadopamo vitthàrena paripåro hotãti.

33. Evaü vutte jàõussoõi bràhmaõo bhagavantaü etadavoca: 'abhikkantaü bho gotama, abhikkantaü bho gotama, seyyathàpi bho gotama, nikkujjitaü và ukkujjeyya, pañicchannaü và vivareyya, måëhassa và maggaü àcikkheyya, andhakàre và telapajjotaü dhàreyya: 'cakkhumanto råpàni dakkhintã'ti. Evamevaü bhotà gotamena anekapariyàyena dhammo pakàsito esàhaü bhavantaü1 gotamaü saraõaü gacchàmi, dhamma¤ca bhikkhusaïgha¤ca. Upàsakaü maü bhavaü gotamo dhàretu ajjatagge pàõupetaü saraõaü gatanti2.

Cåëahatthipadopamasuttaü sattamaü.3

----------------------

1. Bhagavantaü-syà. 2. Saraõagatanti-[PTS] 3. Niññhaü sattamaü-syà.

Kính chào
Lâm Trường Thanh
tổng số: 3 | đang hiển thị: 1 - 3

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập