Tình thương và sự chuyển hóa

Đã đọc: 5809           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Bản tin ngắn trên báo điện tử, về một con chó hai tuổi, ở thành phố Des Moines, Washington, Hoa Kỳ, chắc đã rơi vào quên lãng. Thế giới này, bao sự việc tưởng trời long đất lở, mà rồi cũng lặng trôi theo thời gian, xá chi chuyện con chó nhỏ!

Một buổi trưa chủ nhật, con Rosie, giống Newfoundland, ra khỏi vườn nhà, rong chơi ngoài đường phố. Có người trông thấy, từ bi gọi cảnh sát (có lẽ vì không muốn con chó bị xe cán). Cảnh sát tìm thấy Rosie, lớn tiếng bảo nó “Về nhà!” nhưng Rosie phản ứng, gầm gừ khi cảnh sát tiến đến gần. Sau đó, con chó phóng qua đường, chạy vào vườn trước một căn nhà đang mở cổng. Cảnh sát vào theo nhưng Rosie tỏ sự bất mãn quyết liệt hơn, là sủa ầm ĩ! Theo lời cảnh sát, họ cảm thấy vì sự an toàn của công cộng nên phải bắn chết con Rosie!

Chủ nhân căn nhà mà con Rosie chạy vào vườn lẩn trốn, đã cực lực bác bỏ luận điệu này. Bà nói rằng, con Rosie có thể ở trong vườn nhà bà bất kể bao lâu, cho đến khi chủ nó tới dắt về, tại sao lại phải bắn chết nó?

Câu chuyện như thế, nhưng vì xảy ra tại một quốc gia tiêu biểu cho tự do, nhân ái, nên cái chết của con chó nhỏ đã tạo ra nhiều rắc rối cho những cảnh sát liên hệ tới. Một trang Facebook đã nhanh chóng mở ra, kêu gọi công lý cho Rosie. Chưa hết, hơn một trăm người chủ các con chó, đủ các giống, chứ không phải chỉ cùng giống Newfoundland như Rosie, từ khắp nơi trên vùng Tây Bắc, Hoa Kỳ, đã đến nơi Rosie bị bắn chết để cùng chia sẻ nỗi cảm thương. Khu vườn Rosie chạy vào trốn, trải đầy hoa hồng vàng của những người đến viếng. Họ chia buồn với Charles Wright, ông chủ của Rosie, rồi họ nắm tay nhau, ôm nhau, khóc với nhau, như cùng vừa mất một người thân yêu chung.

Sự việc thật cảm động, nói lên lòng nhân ái của người đối với vật.

Ít lâu sau, trong lúc đang một mình thiền hành quanh khuôn viên chùa, khi không, câu chuyện con Rosie hiện về với một dấu hỏi không mấy thoải mái. Đó là, những tấm lòng từ bi, nhân ái, đã tới với Rosie, khi ra về, nơi bàn ăn buổi tối, có thịt bò, thịt gà, thịt heo không? Nhiều phần là có một món thịt của một con vật nào đó. Con bò, con gà, con heo cũng biết đau, biết sợ, vậy chúng có đáng thương không? Chúng bị giết hàng ngày, giết không mảy may thương tiếc. Chúng chết hàng ngày, như những sinh vật đáng chết! Chưa thấy trang facebook nào mở ra đòi công lý cho chúng!

Vậy tiêu chuẩn lòng từ bi của con người là gì, từ đâu, để con chó thì được thương xót mà những con khác thì bị mổ xẻ, chiên xào nấu nướng? Thật ra, chẳng phải nơi nào con chó cũng được nhiều đặc ân, vì ở những xứ mà con người thích ăn thịt chó thì nơi ấy, con chó cũng bị nhìn như thực phẩm. Điều này cũng đi tới một nhân sinh quan, là những người ở nơi yêu chó, nhìn những người thích ăn thịt chó là đồ mọi rợ, ác độc!

Vậy, từ bi thực sự ở đâu?

Khi thấy một con kiến đang bò, hãy thử lấy ngón tay chặn, sẽ thấy nó cuống cuồng quay lui, tìm đường chạy. Có phải vì nó cũng biết sợ, biết đau không? Có phải nó cũng có bản năng sinh tồn không? Quan sát con kiến nhỏ xíu còn có thể thấy như thế, huống chi trâu, bò, gà, vịt, cá, tôm …. cơ man nào sinh mạng những con vật, hàng ngày bị lùa vào lò sát sanh, hoặc bị cắt cổ, nhổ lông ngay trong bếp, để con người hưởng thụ kiếp này, không hề tin sẽ phải trả ở kiếp sau!

Tình thương của hơn một trăm người xa lạ, thể hiện với con Rosie, thật cảm động. Nhưng nếu là Phật tử, chúng ta có nhân câu chuyện này, nhớ tới giới đầu tiên trong ngũ giới là “Không Sát Sanh”, để tự quán tưởng thêm: “Làm sao chuyển hóa tình thương, để tình thương đó thăng hoa, thành lòng Từ Bi mà Chư Phật luôn nhắc nhở?”

Tình thương khi được chuyển hóa, luôn là những cái đẹp vô giá, dù đối tượng của tình thương là người hay vật. Nhưng, muốn thương thì phải hiểu, muốn hiểu phải lắng nghe. Đây là những đề tài mà Sư Ông Làng Mai thường giảng dạy. Chắc chắn, tự thâm tâm, không ai muốn là người khó thương, nhưng quanh ta hình như vẫn còn những người khó thương, và ngay chính ta, dù đang được ở trong môi trường dễ thương mà đôi lúc, vẫn không tránh khỏi … khó thương!

Tại sao thế? Có phải vì chúng ta chưa đủ ân cần, lắng nghe nhau để hiểu những uẩn khúc, những nỗi niềm, những thiếu thốn của nhau, nên đã bỏ lỡ nhiều cơ hội có thể cho nhau, giúp nhau?

“Lắng nghe để hiểu. Nhìn lại để thương” Đó là câu thư pháp mà Sư Ông Làng Mai đã từng gửi đi vào đầu một mùa Xuân. Câu thư pháp đó, như những cánh chim bồ câu trắng, đã cùng với đất trời mùa Xuân, đem an ủi và tin yêu tới biết bao trái tim buồn khổ. Nếu đã biết “Lắng nghe để hiểu”, sẽ biết “Nhìn lại để thương”, từ đấy, chúng ta mới có thể cho nhau những gì đích thực đang cần thiết.

Kho báu không bao giờ hết vì chúng ta đều rất giầu có, bởi gia tài tình thương của chúng ta nhiều vô số kể. Nếu có ai vội nghĩ “tôi không có gì để cho” thì xin mời nghe một câu chuyện đơn sơ, tác giả Huyền Du đã kể trên trang nhà Làng Mai, mà tôi còn loáng thoáng nhớ được đại ý. Bối cảnh chỉ là một buổi giảng pháp mà giảng sư mở đầu bằng câu chuyện về một thằng bé mồ côi. Thằng bé chỉ có bạn là một con chó ghẻ lở, hôi hám. Cả hai lang thang xin ăn, ai cho thứ gì không thích, nó quăng trả lại, kèm theo những lời hỗn hào, thô tục. Vì không dễ thương nên ai thấy nó cũng lảng tránh. Rồi càng bị hất hủi, nó càng tủi hận, oán ghét người đời. Một lần, trên con đường ven sông, nó thấy một thiếu nữ, hai tay thọc túi, vừa nhảy nhót, vừa ca hát. Vì những động tác quá năng động nên chiếc ví nhỏ trong túi cô rơi ra mà cô không hay. Thằng bé bèn cúi nhặt, chạy theo gọi:

- Chị ơi, chị đánh rơi chiếc ví này!

Thiếu nữ nhìn nó, mỉm cười, nhận chiếc ví, rồi bất ngờ, dịu dàng xoa đầu nó, vuốt má nó và nói:

- Cám ơn em. Em tử tế quá. Em dễ thương quá.

Chỉ có thế thôi. Chỉ mấy câu nói ngắn ngủi thôi, nhưng với thằng bé mồ côi thì là cả một trời xúc cảm. Chưa có ai muốn đến gần nó, huống chi lại xoa lên mái tóc rối bù dơ bẩn, lại khen nó dễ thương, tử tế. Ừ, thì vì nó trả lại vật nhặt được, nhưng có ai quý trọng nó để phải cám ơn đâu!

Thiếu nữ tiếp tục vừa đi, vừa hát. Còn nó, nó đứng ngẩn ngơ, sung sướng, rồi ôm xiết con chó ghẻ lở, nói như ngây dại: “Em dễ thương quá! Em tử tế quá!”

Trên bục giảng, vị giảng sư kể tới đó thì im lặng hồi lâu, nhìn khắp đại chúng, rồi nghẹn ngào nói:

- Thưa quý vị, thằng bé mồ côi hỗn hào năm xưa, chính là tôi.

Câu chuyện ngừng ở lời xác nhận ngắn ngủi, nhưng thử tưởng tượng, nếu chúng ta được ngồi trong hội trường đó, chúng ta có bàng hoàng, bật khóc không?

HIỂU, rồi THƯƠNG, đã CHUYỂN HÓA tuyệt vời như thế.


Mùa Xuân đang về, mở đầu cho những tháng ngày mới mà ai cũng mong cầu sẽ tốt hơn, đẹp hơn, an lành hơn, hạnh phúc hơn năm cũ. Xin hãy mở rộng TÂM KINH để là người biết cho, để chuyển hóa hạt bồ đề vốn sẵn tiềm ẩn trong mỗi chúng ta, để ngay dưới mỗi bước chân, là Tịnh Độ, với mình và với người.

Huệ Trân

(Xuân Tân Mão, trên đường Về Làng, dự Đại Giới Đàn “Lắng Nghe”)

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (17 đã gửi)

avatar
Bất Hạnh 15/02/2011 18:03:10
Kính chào Huệ Trân

Trước tiên, xin lỗi bạn, lòng thương thú vật hầu như ai cũng có, và cũng thích nghe để học và chia sẽ. Nhưng Cái gì ở làng Mai thì nên để đó cho Làng Mai xử dụng, không nên đem ra ngoài phổ biến.

“Lắng nghe để hiểu. Nhìn lại để thương” Đó là câu thư pháp mà Sư Ông Làng Mai đã từng gửi đi vào đầu một mùa Xuân. Nếu đã biết “Lắng nghe để hiểu”, sẽ biết “Nhìn lại để thương”, từ đấy, chúng ta mới có thể cho nhau những gì đích thực đang cần thiết.

“Lắng nghe để hiểu. Nhìn lại để thương” câu này là câu được trích trong ý nghĩa của hai câu kinh : "Sức diệu trí Quán Âm. Cứu đời thoát ly khổ"

Người tu Phật hầu như ai ai cũng biết là : Phật học xây dựng học thuyết trên căn bản Trí huệ bát nhã và lòng Từ Bi. Vì vậy, quan niệm Huệ Trân nên xem lại câu : Lắng nghe để hiểu.

Nếu bắt đầu bằng chữ Lắng nghe, thì trên đời này có hàng ngàn cái để lắng nghe trong mỗi ngày, thí dụ như nghe người ta chửi nhau, người ta khóc, người ta cười, người ta la hét… Nhắc đến chửi thì trong chúng ta chẳng ai mà không chửi cả, nhưng chửi thế nào thì lại là một điều đáng.

Do đó khi dùng chữ ‘Lắng Nghe’ nên vui lòng khẳng định chức vụ và hàm ý của nó trong chủ đề nào qúy vị muốn đề cập đến (thí dụ : thương nhau ngày mùa, thương nhau tại chùa …), cho qúy đọc giả hiểu một cách dễ dàng. Còn qúy vị ngộ nghĩnh muốn làm thành ngữ để đời, thì câu này vẫn còn tối nghĩa so với Sức diệu trí Quán Âm của Quán Thế Âm Bồ Tát.

Xin xem phần phân tích của danh từ Quan Thế Âm hay Quán Thế Âm :

Quan Thế Âm, nghĩa là quan sát tiếng kêu than của chúng sanh trong thế gian để độ cho họ thoát khổ. Ngài đã nhận định pháp tu viên thông về nhĩ căn là hơn tất cả, do ngài khó chứng viên thông ở nhĩ căn nên được Đức Phật thụ ký cho ngài danh hiệu Quán Thế Âm,

Quán thế âm nghĩa là quán xét âm thanh của thế gian mà đến cứu độ.
Như vậy câu của Sư ông Làng Mai : “Lắng nghe để hiểu. Nhìn lại để thương” có phải mượn ý từ danh từ : Quan Thế Âm hay Quán Thế Âm.

Nếu phải xin Ngài vui lòng nói rõ rằng ý nghĩa của chữ Quan Thế Âm hay Quán Thế Âm, rất hay tôi dùng nó làm ra ý Việt, chứ đừng nên nghĩ rằng tự mình chế ra mà đồng hóa với Bồ Tát Quan Thế Âm.

Bồ Tát Quan Thế Âm là hiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu chúng sinh còn đau khổ. Vì chỉ có từ bi mới giải trừ đau khổ, cũng như chỉ có trí tuệ mới diệt được ngu si. Do đó, Bồ Tát Quan Thế Âm thiết lập tâm đại từ, đại bi mà thực hiện đại thệ nguyện độ sanh của Ngài.

Bồ Tát Quan Thế Âm hiện thân của Đức Từ Bi, muốn nói lên tình Mẹ thương con, Mẹ đối với con là tình thương chân thành, tha thiết nhất không có tình thương nào sánh bằng. Cho nên, Đức Quan Thế Âm hiện thân là một người mẹ hiền của nhân loại, hay của tất cả chúng sinh.

Trí huệ và Từ bi là hai diệu tánh của Phật tánh, nên không thể chỉ thành tựu diệu tánh nọ mà không thành tựu diệu tánh kia, hay ngược lại. Do đó, hễ có thành Phật tức là độ sanh; hễ có độ sanh tức là thành Phật.

Cho nên câu : Tình thương khi được chuyển hóa, luôn là những cái đẹp vô giá, dù đối tượng của tình thương là người hay vật. Nhưng, muốn thương thì phải hiểu, muốn hiểu phải lắng nghe. Đây là những đề tài mà Sư Ông Làng Mai thường giảng dạy, chưa xác ý với Trí huệ và Từ bi mà nhà Phật đã dạy.

Đã là Bậc Học Giả có tên tuổi nên giữ tác phong cho riêng mình cũng như cho Văn học Phật Giáo Việt Nam. Nếu ông còn xem mình là người Việt Nam và là người tu Phật, còn nếu ông là người tu theo Bụt thì tôi vô cùng xin lỗi, vì tôi chưa bao giờ đọc hay nghe nói về kinh Bụt và cũng chưa bao giờ thấy mấy vị Tăng, Ni của Bụt, và Hội Bụt Giáo Việt Nam Hay Quốc Tế.

Người tu Phật Việt Nam chỉ lấy những chữ : Trí tuệ và Từ, Bi, Hỷ, Xả làm nền tảng để tấn tu từ xưa nay, đừng nên truyền bá thêm những chữ mà Làng Mai gọi là từ vựng đơn giản, bình dân dễ hiểu. Nếu trong kinh Bụt ở Làng Mai chưa có đầy đủ từ vựng, thì sẳn đây tặng Sư Ông Làng Mai Pháp môn Nhĩ Căn Viên Thông của kinh Lăng Nghiêm :

a. Chuyên chú lắng nghe tất cả âm thanh, không có ý nghĩ lựa chọn, không phân biệt đối tượng, từ lớn đến nhỏ, từ gần đến xa không dùng nhĩ căn để nghe mà để cho âm thanh tự nhiên tìm đến.

b. Biết mình đang nghe âm thanh và cũng có âm thanh được mình đang nghe. Lúc ấy hoàn toàn chỉ có âm thanh và mình đang giao thoa nhau mà không có bất cứ ý nghĩ gì khác.

c. Duy nhất chỉ có âm thanh mà quên bẵng bản thân mình. Bản thân mình dung nhập vào trong âm thanh không còn phân biệt, không còn giới hạn.

d. Âm thanh và bản thân đều song vong, song chiếu. Song vong là không có trong, không có ngoài, không có mình, không có người. Song chiếu là vẫn rõ ràng phân minh. Cho nên Tứ thiền, Bát định của thế gian chỉ còn cảnh giới Độc đầu ý thức và Diệt thọ tưởng định của Tiểu thừa.

Trải qua bốn cấp bậc này đối chiếu với pháp môn Nhĩ căn viên thông của kinh Lăng nghiêm và tiếp tục dụng công tu hành.

Kính chào Huệ Trân,
Bất Hạnh, tác giả của quyển Chân thật không phải Chân giả trong đạo Tiên.
avatar
Phúc Trí 16/02/2011 06:46:29
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính gửi bạn Bất Hạnh!
Mình là Phật tử mới, kiến thức Phật học còn rất hạn chế. Sau khi đọc xong bài viết của tác giả Huệ Trân và của bạn, mình có vài dòng chia sẻ với bạn trên tình thần hoan hỉ, cùng tinh tấn.
1. Nói về Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Sư ông Làng Mai, là người mà cả thế giới phải kính phục, không chỉ riêng gì Tăng Ni trên thế giới. Năm 2006, tạp chí Time danh tiếng đã bầu Ngài là một trong 60 vị anh hùng Châu Á (http://www.time.com/time/asia/2006/heroes/).
Theo mình biết, Thiền Sư Nhất Hạnh luôn nhận được sự kính phục của hàng Tăng Ni Việt Nam. Mình đơn cử như Thượng Tọa Thích Nhật Từ trong nhiều bài Pháp thoại cũng tán thán công đức và kính trọng trí tuệ của Thiền Sư. Thượng tọa có nói trong một bài Pháp thoại rằng, có hai người đệ tử Phật có ảnh hưởng sâu rộng nhất trên thế giới hiện nay là Đức Đa Lai La Ma và Thiền Sư Thích Nhất Hạnh.
2. Những danh từ, từ ngữ về Phật học mà Thiền sư sử dụng (cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài) trong các bài Pháp thoại hay các tác phẩm của Thiền sư đều được nhận xét là hết sức sâu sắc. Nếu không, chắc chẳn nhiều tác phẩm không thể được dịch ra nhiều thứ ngôn ngữ đến như vậy.
3. Hiện nay, các danh từ chuyên môn Phật học, được sử dụng ở nước mình, rất nhiều từ vay mượn từ tiếng Hán.
Thượng tọa Nhật Từ cũng đã và đang cố gắng Việt hóa các thuật ngữ Phật học, giúp cho việc truyền bá Phật học dễ dàng hơn. Thượng tọa cũng nói rằng chữ Phật, được đọc từ phiên âm tiếng Hán. Trong khi đó, tiếng Việt mình có khả năng dịch âm từ tiếng Phạn, tiếng Pali chuẩn hơn tiếng Hán. Chữ Bụt dịch ra rất tiếng Việt, rất dễ hiểu, dễ nhớ vì ông Bụt chính là hiện thân của cái Thiện trong văn hóa Việt Nam. Có thể chính khi được truyền từ Ấn Độ vào Việt Nam, từ Bụt đã được dịch từ cách phát âm của những người truyền giáo Ấn Độ. Hơn nữa, khi dịch là Bụt (Buddha) sẽ chuẩn hơn nhiều so với chữ Phật. Mặt khác, thầy Nhật Từ cũng nói là đừng quá chú trọng từ ngữ, cái chính là thành tâm trì niệm. Thầy đã từng trả lời một số câu hỏi liên quan đến vấn đề này. Chẳng hạn như câu niệm "A Di Đà Phật", các nước khác nhau, ngôn ngữ khác nhau nên khi phiên âm từ tiếng Phạn và Pali sang ngôn ngữ của họ sẽ có cách đọc khác nhau tùy vào khả năng của ngôn ngữ của nước đó. Ngay như ở Việt Nam, tùy vào hệ phái khác nhau mà có cách đọc như "A Mi Đà Phật"...
Gần đây, TS Huệ Dân cũng đã cố gắng Việt hóa những bài Chú và được quý thầy Thi hóa cho Phật tử mình dễ học, dễ nhớ.
4. Đức Phật cũng đã từng nói rằng có tới tám vạn bốn ngàn Pháp môn nhưng đều có chung một đích cuối cùng. Tùy thuộc vào căn cơ của từng người mà mình chọn Pháp môn phù hợp. Pháp môn Làng mai của Thiền Sư Nhất Hạnh được rất nhiều người theo học tại Việt Nam và thế giới. Mỗi Pháp môn đều có những đặc thù riêng, biết đâu khi bạn theo học, bạn sẽ thấy Pháp môn Làng Mai thật tuyệt vời thì sao?!
Đạo Phật là Đạo dấn thân, nói theo một số người là đạo rất "thực dụng", tức là ứng dụng vào thực tế đời sống chứ không phải là đạo chỉ để ngưỡng mộ sự siêu việt của nó mà thôi.
5. Riêng mình thì nghĩ rằng bài viết này của tác giả Huệ Trân rất hay và xúc động. Nội dung thật đơn giản nhưng có thể đi sâu vào lòng người, đánh thức những tình cảm yêu thương, tình người của người đọc.

Xin có vài dòng suy nghĩ chia sẻ cùng bạn!
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
avatar
Bất Hạnh 17/02/2011 02:14:51
Kính chào Phúc Trí

Xin chân thành cám ơn vài dòng suy nghĩ chia sẻ của bạn. Trong bài tôi muốn đề cập là cái tác phong của con người trí thức, cho dù tây học hay việt học, nhất là nhà tu hành nên làm gương cho người ta. Không nên đồng hóa mình với Bồ tát, bằng những câu kinh nhà Phật làm thư Pháp của chính mình và khi trích dịch kinh của ai cũng nên để nguồn hay tên của tác giả, nếu như thích ấn tống. Điều nên nhớ là Kinh Phật là của Đức Phật Thích Ca, người tu Phật, chỉ có biết mượn đọc, nghiên cứu, tu tập, viết, xong rồi trả lại. Không nên lợi dụng làm của riêng cho việc tu hành theo sự chuyển hóa theo ý mình. Nếu có giỏi thì hãy nên tạo tư tưỡng mới và cách tu mới đừng có mượn chữ gì trong Kinh Phật.

Như Sư ông Làng Mai dùng chữ Bụt làm Đạo Bụt làm nhãn hiệu riêng để phân biệt, giữa ông và Phật giáo Việt Nam. Bạn có thấy điều này không ?

Nếu ông là nhà xuất gia từ thiền môn của Phật, tại sao không giữ chữ Phật mà dùng chữ Bụt. Thí dụ như, thầy Thích Nhật Từ, người tu hệ sau Sư Ông Làng Mai, hơn nữa thầy cũng có đi du học trong các nước Á Đông, tại sao thầy không dùng chữ Bụt mà lại dùng chữ Phật. Thứ nhất là chữ Phật, trong các nước ngoại quốc người ta gọi là Buddha, thứ hai là đạo Phật : Buddhism (eng) bouddhisme (fr)… Nếu nói đạo Bụt bằng tiếng anh thì nói làm sao ? the religion of Bụt hay Bụttism ????.

Những danh từ, từ ngữ về Phật học mà Thiền sư sử dụng (cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài) trong các bài Pháp thoại hay các tác phẩm của Thiền sư đều được nhận xét là hết sức sâu sắc. Nếu không, chắc chẳn nhiều tác phẩm không thể được dịch ra nhiều thứ ngôn ngữ đến như vậy. Điều này còn xét lại, vì thời Sư Ông chưa có vị tăng nào làm hết, ông biết lợi dụng thời thế để làm hiện tượng mới ở ngoại quốc thôi. Không có gì mới lạ hay cả.

Mời bạn xem vài câu trong bản dịch là kinh Phước Đức, của Sư ông Làng Mai và bản dịch của Hòa thượng Thích Minh Châu dịch là kinh Ðiềm Lành Lớn (kinh Ðại Hạnh Phúc), mà Quảng Tánh có đăng trong này.

Bạn có thể thấy là ý nghĩa dịch thuật kinh cuả Thầy Minh Châu có kỹ thuật chuyễn ý cao và xác thực với tiếng Pali cũng như anh ngữ. Còn Sư ông Làng Mai chỉ biết sắp chữ theo tự điễn thôi. Bạn nên đọc hết những tác phẩm của Sư Ông Làng Mai, thì bạn sẽ tìm ra những cái tương tự như phần dịch trên này.

-----------------------------------------------------

Maha-mangala Sutta: Protection, translated from the Pali by Thanissaro Bhikkhu, nguồn (http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/kn/snp/snp.2.04.than.html)

I have heard that at one time the Blessed One was staying in Savatthi at Jeta's Grove, Anathapindika's monastery. Then a certain deva, in the far extreme of the night, her extreme radiance lighting up the entirety of Jeta's Grove, approached the Blessed One. On approaching, having bowed down to the Blessed One, she stood to one side. As she stood to one side, she addressed him with a verse.
‘Many devas and human beings give thought to protection, desiring well-being. Tell, then, the highest protection.’
----------------------------------------------------

Maha-Mangala Sutta (From The Ethics of Buddhism by S. Tachibana, Colombo 1943, Bauddha Sahitya Sabha).
Thus have I heard. On one occasion the Exalted One was dwelling at Anathapindika's monastery, in Jeta's Grove,[2] near Savatthi.[3] Now when the night was far spent, a certain deity whose surpassing splendour illuminated the entire Jeta Grove, came to the presence of the Exalted One and, drawing near, respectfully saluted him and stood at one side. Standing thus, he addressed the Exalted One in verse:
"Many deities and men, yearning after good, have pondered on
blessings.[4] Pray, tell me the greatest blessing!"
--------------------------------------------------------

Maha Mangala Sutta (Rhys Davids, T.W. & William Stede (eds.) (1921-5). The Pali Text Society’s Pali–English Dictionary. Chipstead: Pali Text Society.)
Evang Me suthang Ekan samayan Bagawa Savaththiyan Viharathi Jethavane Anatha Pindikassa Arame Athako Anggnatharaya devatha abhikkanthaya Raththiya Abbikkanthavanna kevala kappan jethawanam Obasethwa Yena bagawa thenupasankaming upasankamiththa Bagawanthang abhiwa dethwa Ekamanthn attasi akamanthang thitakosa Deavatha Bagawanthang Ghathaya Ajjagasi
Bahu Deva Manussacha
Mangalani Achintha ung
Akankha Mana Soththanan
Bruhi Mangala Muththa mang
Many deities and humans,yearning after good, have reflected on Blessings.
Pray, tell me the Supreme Blessings.
---------------------------------------------

Mahamangala Sutta (Mr. Ruwan Gunaratne)
When asked by another deity what the supreme blessings in life are, the Lord Buddha responded by delivering the Mahamangala Sutta, a sermon in which he discusses the numerous blessings that are available to lay people. The Mahamangala Sutta provides us with important knowledge on how we should live our lives in order to receive the highest blessings.
-----------------------------------------

Blessings (Translated from the Pali by Piyadassi Thera)
Thus have I heard:
On one occasion the Blessed One was living near Savatthi at Jetavana at Anathapindika's monastery. Now when the night was far advanced, a certain deity, whose surpassing radiance illuminated the whole of Jetavana, approached the Blessed One, respectfully saluted him, and stood beside him. Standing thus, he addressed the Blessed One in verse:
"Many deities and men longing for happiness have pondered on (the question of) blessings. Pray tell me what the highest blessings are.
-----------------------------------------

I have heard that at one time the Blessed One was staying in Savatthi at Jeta's Grove, Anathapindika's park. Then a certain deva, in the far extreme of the night, her extreme radiance lighting up the entirety of Jeta's Grove, approached the Blessed One. On approaching, having bowed down to the Blessed One, she stood to one side. As she stood to one side, she addressed him with a verse.
Bahu deva manussa ca
Mangalani acintayum
Akankha-mana sotthanam
Bruhi mangala muttamam
Many deities and humans, yearning after good,
have reflected on Blessings.
Pray, tell me the Supreme Blessings.
-------------------------------------------

Kinh Chân Hạnh Phúc ( Maha Mangala Sutta) Hoà Thượng Thiện Châu (dịch)

Như vầy tôi nghe, một thời Thế Tôn ở tại Savatthi, trong rừng Jeta, vườn Anathapindika. Có một thiên nhân, khi đêm gần tàn, với dung sắc thù thắng chiếu khắp rừng Jeta, đi đến Thế Tôn. Sau khi đến, kính lễ Thế Tôn, rồi đứng một bên, thiên nhân ấy nói lên bài kệ trước Ðức Thế Tôn như sau:

'' Chư thiên và loài người
Suy nghĩ về hạnh phúc
Ước mong được hạnh phúc
Chân hạnh phúc là gì ?

-------------------------------------------------

देव deva meaning "god, deity". It can be variously interpreted as a god, spirit, demi-god, celestial being, angel, deity or any supernatural being of high excellence.
---------------------------------------------

KINH PHƯỚC ĐỨC

Đây là những điều tôi được nghe hồi Đức Thế Tôn còn cư trú gần thành Xá Vệ, tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn Kỳ Đà. Hôm đó, trời đã vào khuya, có một thiên giả hiện xuống thăm Người, hào quang và vẻ đẹp của thiên giả làm sáng cả vườn cây. Sau khi đảnh lễ Đức Thế Tôn, vị thiên giả xin tham vấn Người bằng một bài kệ:

Thiên và nhân thao thức
Muốn biết về phước đức
Để sống đời an lành
Xin Thế Tôn chỉ dạy.

Kỹ thuật làm thơ không phải là đơn giản cho hợp âm và cách gieo vần mà làm mất đi ý nghĩa của chữ chính trong chủ đề.

Đứng trên phương diện so sánh công đức, thì nên nghĩ đến những vị thấy đã từng xây dựng những ngôi chùa cho dân làng Việt Nam và giúp đỡ những trẻ con bất hạnh, như Thầy Thiện Phụng hay những Ni cô âm thầm nuôi những đứa trẻ mồ côi trong những am tự mục nét ven rừng. Đây chính là những người đáng phục, bởi vì họ đã biết đi theo bước chân của Đức Phật bằng tâm niệm trong đời sống đơn sơ, bằng khả năng tự lực của đôi tay chính mình và lòng từ bi sẳn có.

Chuyện báo chí có khen thưởng Sư ông Làng Mai hay không đó là thành qủa riêng trong việc làm cá nhân của ông, không có liên hệ gì tới những câu kinh Phật mà ông đã dùng làm thư pháp riêng của mình mà không dám nói rõ ràng, để người tìm học Phật có thể biết thêm về Đức Quan Thế Âm qua câu : “Lắng nghe để hiểu. Nhìn lại để thương” mà Sư Ông Làng Mai mượn là nghĩa của hai câu kinh : "Sức diệu trí Quán Âm. Cứu đời thoát ly khổ".

Nếu bạn suy nghĩ cho kỹ, trong Kinh Phật, có bao giờ bạn thấy sự trao đổi bằng điều kiện không? Thí dụ như trong thập nhị nhân duyên, Đức Phật nói cái này là nhân của cái kia, không có cái này thì không có cái kia.

Tu Phật là tự mình tìm đến chứ không có đặt giả thuyết, lời Phật nói là những lời khuyên qua sự tự chứng nghiệm đã làm của chính Ngài, bằng xác thực..Trong câu : Tình thương khi được chuyển hóa, luôn là những cái đẹp vô giá, dù đối tượng của tình thương là người hay vật. Nhưng, muốn thương thì phải hiểu, muốn hiểu phải lắng nghe. Đây là những đề tài mà Sư Ông Làng Mai thường giảng dạy, Bạn thấy có sự trao đổi bằng điều kiện không ?.

Còn việc đóng góp dịch thuật Phạn ngữ của TS Huệ Dân gì đó, chỉ là sở thích riêng, nếu công việc làm này mang lợi ích cho Phật học Việt Nam cũng là đều tốt thôi.

Đức Phật cũng đã từng nói rằng có tới tám vạn bốn ngàn Pháp môn, Tùy thuộc vào căn cơ của từng người mà mình chọn Pháp môn phù hợp. Như bạn nói : Pháp môn Làng Mai của Thiền Sư Nhất Hạnh, do đó nên để trong Làng Mai, Pháp môn nhà Phật đã có nhiều, chưa cần phải dùng đến Pháp môn của Sư ông Làng Mai.

Theo bạn Pháp môn Làng Mai thật tuyệt vời thì bạn nên chọn cho chính mình tu tập trước đi. Ngày nào thành Bụt qủa thì chỉ lại cho người khác.

Thân chào
Bất Hạnh
avatar
Phúc Trí 17/02/2011 08:28:51
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính gửi bạn Bất Hạnh!
Cảm ơn bạn rất nhiều, qua bài viết của bạn, mình cũng xin phúc đáp lại vài dòng.
1. Một việc làm bất kỳ, quan trọng là ở cái tâm làm của người thực hiện, có vì đại cục, vì lợi ích của số đông hay không.
2. Ngôi nhà của Phật luôn chấp nhận những sự khác biệt của các hệ phái khác nhau vì mục tiêu chung, bao gồm cả những điều chỉnh để phù hợp với thời đại.
3. Một vấn đề, mỗi người khác nhau có lẽ cần thời gian và công sức khác nhau để hiểu và chứng được giá trị của nó.
Chúc bạn luôn có được nhiều niềm vui và an lạc!
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
avatar
Bất Hạnh 17/02/2011 18:48:32
Kính chào Phúc Trí

Bất Hạnh rất vui khi nhận được những dòng chia sẽ của bạn. Thật ra bài viết của mình gởi đến cho bạn đọc tham khảo, đó là sự thật trong cuộc đời của thế gian. Đức Phật bắt đầu từ trong cuộc sống, Ngài phải trải qua biết bao nhiêu gian khổ, mới tìm ra cách sống thực tiễn, để giúp mình và giúp cho mọi người thoát ra những cái khổ đau, đang dần dật con người từng giờ từng phút.

Bạn có bao giờ tự đặt câu hỏi, hơi vu vơ ngớ ngẫn không ? Thí dụ như : Ai là người đi bộ nhiều nhất trên thế gian này ?. Câu hỏi này hầu như không có hàm ý gì quan trọng hết. Chuyện người đi bộ, đâu có gì mà phải quan tâm đến, hơn nữa đi bộ cũng là một môn thể thao thư giãn. Tuy nhiên, nếu dùng một cái nhìn có chiều sâu hơn, thì sẽ thấy được người đi bộ nhiều nhất trên thế gian này, chỉ có một người mà thôi, đó chính là Đức Phật Thích Ca.

Chính nhờ những bước chân đi bộ của Ngài, từ làng này qua xóm nọ, ở xứ Ấn, mà ngày nay, những lời của Đức Phật đã trở thành của Hồi môn cho những người con Phật hay những ai yêu thích những lời khuyên của Ngài.

Con người có thể tự biết mình và làm khác mình với thế giới xung quanh, bằng sự thay đổi cách nhìn, cách sống, với mục đích trở nên hoàn thiện và lớn lên trong xã hội. Đó là điều đáng khen mà còn phải tặng thưởng thêm nữa, vì đây là sự thành tựu của cá nhân.

Nhưng từ nhận thức dựa trên sự thành tựu của người khác, để hành động tạo nên một lẽ sống cao đẹp, bằng một cái nhìn tích cực đến với cuộc đời bằng sự chia sẻ niềm vui với người khác, mà còn lập ra pháp tu tập phát triễn tâm linh để tạo sự nghiệp riêng cho chính mình, qua việc xử dụng tư tưởng của người ta làm tư tưởng của mình là điều không tốt.

Con người ta sống ai cũng phải có sĩ diện hết, từ thường dân cho đến vua quan, ngoại trừ những người không thích hay không cần biết đến hai chữ này thôi.

Khi một người học Phật và xuất gia đi theo chân Đức Phật, thì nên biết bảo vệ những gì Ngài đã để lại. Tôi nghĩ chắc bạn cũng thường nghe người ta hay nói : Trùng hưng và phát huy Tam Bảo.

Theo ý nghĩa đơn giãn ‘ Trùng hưng là tô bồi, duy, trì, bảo quản’, còn ‘Phát huy là mở rộng, phát triễn’. Mở rộng và Phát huy cũng có nhiều cách làm cho việc tu học Phật Pháp dễ dàng, dựa trên Kinh điển của nhà Phật, m à làm cho phù hợp với những trình độ khác nhau của những người con Phật hay những người đang tìm đến Đạo Phật. Chứ không phải là dùng kinh Phật làm thư pháp riêng của mình hay dùng thiền Phật thêm vào những cử chỉ ôm nhau, rồi gọi là tình thương. Nếu dám làm như vậy thì tại sao không gọi là Thiền tình thương. Những hình thức này đã có từ xưa tại Ấn độ rồi. Chẳng những người ta dùng những phương pháp ôm nhau, mà họ còn cỡi đồ trần truồng ngồi lên nhau để tập tâm diệt dục vọng hay ham muốn của xác thịt. Không có gì mới lạ, đừng nên trá hình.

Giáo lý Nguyên thủy của Đức Phật là sự quan tâm của Ngài đến tất cả các vấn đề đạo đức trong xã hội con người, bằng những cách hướng thiện mà chính Ngài đã thể nghiệm và thực chứng, để làm cách sống cho chính mình cũng như cho người, cùng nhau đưa đến việc tỉnh thức, giải thoát. Điều quan trọng trong việc tu đạo, là diệt trừ phiền não, để làm cho cái tâm trở lại thể tính thanh tịnh sẵn có của nó trong mỗi người.

Do đó khởi điểm của đạo Phật là trí hay sự hiểu biết và đi từ chánh kiến. Ðức Phật dạy : "Không nên tin điều gì chỉ do đồn đại, không nên tin bất cứ điều gì vì điều đó thuộc về truyền thống hay chỉ vì đó là tập tục lâu đời được truyền xuống qua bao thế hệ, không nên tin vào bất cứ điều gì do người khác nói, không nên tin chỉ vì đó là xác chứng văn bản của một hiền giả xa xưa nào đó trình bày đến ta, không nên tin điều gì, bởi vì phong tục nhiều năm khiến ta phải xem nó như sự thực, không nên tin điều gì chỉ vì thẩm quyền của bậc thầy hay giáo sĩ của mình. Theo kinh nghiệm riêng của ta, và sau khi đã thẩm xét đầy đủ, bất luận điều gì hợp với chân lý và đem lại lợi ích cho bản thân cũng như mọi người, các ông hãy chấp nhận đó là sự thực và sống hợp theo điều ấy".

Trong Trường A Hàm I có ghi, con đường tự lực ấy được Đức Phật dạy như sau: " Này các Thầy, hãy tự mình thắp lên ngọn đuốc của chính mình, thắp lên với chánh pháp, đừng thắp lên vơí một pháp nào khác. Hãy tự mình làm chỗ nương tựa của chính mình, nương tựa với chánh pháp, đừng nương tựa với một pháp nào khác ".

Kinh A Hàm, Phật nói : Cái này có, nên cái kia có, cái này không có, nên cái kia không có, cái này sinh nên cái kia sinh, cái này diệt nên cái kia diệt. Đây là một định lý về duyên sinh duyên khởi, mà Đức Phật dùng khái niệm này để giải thích nguồn cội thống khổ của con người và qua đó Ngài đưa ra những phương thức để đoạn trừ khổ đau.

Sư ông Làng Mai nên cẩn thận cách dùng từ trong Kinh của nhà Phật để giảng dạy trong Đạo Bụt của ông, và nếu có chuyển ngữ sang tiếng anh, thì nên cắt nghĩa thật rõ ràng, thí dụ có người ta hỏi What is Bụttism ???? Who is B ỤT ? nên trã lời Bụt is the Bouddha called in vietnamese, long time ago and now, the Vietnamese people don’t use it for calling the bouddha.

Đạo Bụt is established by Sư ông Làng Mai and the prince Siddharta Gautama is the founder of Bouddhism. Để người ta có thể lầm Sư ông Làng Mai là Thái tử Siddharta Gautama, thì rất khổ cho những bậc Tăng, Ni Việt Nam trên toàn cầu.

Điều nên nhớ là Kinh Phật là của Đức Phật Thích Ca, người tu Phật, chỉ có biết mượn đọc, nghiên cứu, tu tập, viết, xong rồi trả lại. Không nên lợi dụng làm của riêng cho việc tu hành theo sự chuyển hóa theo ý mình. Nếu có giỏi thì hãy nên tạo tư tưỡng mới và cách tu mới đừng có mượn chữ gì trong Kinh Phật, để người ta có thể hiểu lầm mình là Phật, thì tội nghiệp cho Đức Phật lịch sử lắm. Hãy nên tôn trọng Ngài và để cho Ngài yên.

Nếu được xin Sư ông Làng Mai cũng nên xác nhận lại là câu thư Pháp của ông : “Lắng nghe để hiểu. Nhìn lại để thương” là câu được trích trong ý nghĩa của hai câu kinh : "Sức diệu trí Quán Âm. Cứu đời thoát ly khổ". Để người ta khỏi phải hiểu lầm giữa Sư ông Làng Mai và Đức Quan Thế Âm Bồ tát.

Bạn nói chữ Bụt dịch ra rất tiếng Việt, rất dễ hiểu, dễ nhớ vì ông Bụt chính là hiện thân của cái Thiện trong văn hóa Việt Nam. Điều này tôi rất đồng ý, bởi vì hình ảnh ông Bụt là biểu trưng của tấm lòng Thiện, mang đặc tính dân gian của người Việt Nam, và nét đặc biệt hơn nữa, là trong gia đình người Việt, ít khi được nghe nói, người ta thờ Ông Bụt, do đó không có ĐẠO BỤT, nhưng người ta vẫn tin rằng, ông luôn luôn là vị cứu tinh của họ, trong lúc đang gặp bất công, đau khổ đày ải, hay không còn cách giải quyết nào khác.

Phương diện so sánh từ Bụt và Phật :

Qua những truyện cổ tích của Việt Nam, Bụt là một ông cụ hiền từ, râu tóc bạc phơ, luôn xuất hiện bất ngờ, để an ủi, giúp đỡ những trẽ con, người hiền lành đang lâm nạn, bằng một câu hỏi: “Tại sao con khóc? hay tại sao ngươi khóc ?”. Sau khi hiểu rõ sự tình của người trình bày oan khuất, ông Bụt hóa phép giúp đỡ hay dịu dàng hướng dẫn.

Nếu dùng chữ Phật thay vào chữ Bụt trong câu : Bụt là một ông cụ hiền từ, râu tóc bạc phơ, luôn xuất hiện bất ngờ, để an ủi, giúp đỡ những trẽ con, người hiền lành đang lâm nạn, bằng một câu hỏi: “Tại sao con khóc? hay tại sao ngươi khóc ?”. Thì bạn nghĩ hình ảnh của Đức Phật ra sao ? Có phải Đức Phật là một ông cụ hiền từ, râu tóc bạc phơ, luôn xuất hiện bất ngờ, để an ủi, giúp đỡ những trẽ con … không ?

Nếu bạn cho là phải, thì hãy cho biết trong kinh nào của nhà Phật có ghi chi tiết về hình ảnh này. Ở đây nói là đừng quá chú trọng từ ngữ, cái chính là thành tâm trì niệm. Vậy bạn cũng có thể chấp nhận là Đức Phật mang một hình ảnh một ông cụ hiền từ râu tóc, bạc phơ hay sao ? Nếu có chấp nhận thì đó là sự chấp nhận cá nhân riêng của bạn hay của Sư ông Làng Mai thôi. Còn người con Phật có lẽ họ chưa bao giờ biết đến hình ảnh này.

Trong những câu ca dao Việt Nam :

Gần chùa gọi Bụt bằng anh,
Thấy Bụt hiền lành, bế Bụt đi chơi.
Nếu thay chữ Phật vào chữ Bụt như sau :

Gần chùa gọi Phật bằng anh,
Thấy Phật hiền lành, bế Phật đi chơi.
Xin bạn hỏi dùm Sư ông Làng Mai, ý nghĩa hai câu có sự khác biệt nào không ?

Tục ngữ ta cũng có câu "Bụt chùa nhà không thiêng". Nếu thay chữ Phật vào chữ Bụt : "Phật chùa nhà không thiêng". Bạn có cảm nghĩ gì về câu này ?

No nên Bụt, đói ra ma. Nếu thay chữ Phật vào chữ Bụt
No nên Phật, đói ra ma. Bạn có cảm nghĩ gì về câu này ?

Bụt trên toà sao gà mổ mắt? Nếu thay chữ Phật vào chữ Bụt
Phật trên toà sao gà mổ mắt? Bạn có cảm nghĩ gì về câu này ?

Bụt chùa nhà không thờ, đi thờ Thích ca ngoài đường. Nếu thay chữ Phật vào chữ Bụt
Phật chùa nhà không thờ, đi thờ Thích ca ngoài đường. Bạn có cảm nghĩ gì về câu này ?

Nu na nu nống
Cái Bống nằm trong
Con ong nằm ngoài
Củ khoai chấm mật
Bụt ngồi, Bụt khóc
Con cóc nhảy ra
Con gà ú ụ

Nếu thay chữ Phật vào chữ Bụt
Nu na nu nống
Cái Bống nằm trong
Con ong nằm ngoài
Củ khoai chấm mật
Phật ngồi, Phật khóc
Con cóc nhảy ra
Con gà ú ụ
Bạn có cảm nghĩ gì về câu này ?


KINH ĐẠI BỬU TÍCH
Hán dịch: Nhà Đường, Tam Tạng Pháp Sư Bồ đề Lưu Chi
Việt dịch: Thích Trí Tịnh

BÀI TÁN LƯ HƯƠNG
Lư hương vừa ngún chiên đàn,
Khói thơm ngào ngạt muôn ngàn cõi xa,
Lòng con kính ngưỡng thiết tha,
Ngửa mong chư Phật thương mà chứng minh.
Ngửa mong chư Bụt thương mà chứng minh. Bạn có cảm nghĩ gì về câu này ?
Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát Ma Ha Tát. (3 lần)
BÀI VĂN PHÁT NGUYỆN
Nam mô thập phương thường trụ Tam Bảo. (3 lần)
Lạy đấng Tam Giới Tôn,
Quy mạng mười phương Phật,
Quy mạng mười phương Bụt, Bạn có cảm nghĩ gì về câu này ?
Nay con phát nguyện lớn,
Trì tụng Đại Bảo Tích,
Trên đền bốn ơn nặng,
Dưới cứu khổ tam đồ,
Nếu có ai thấy nghe,
Đều phát Bồ Đề tâm,
Khi mãn báo thân này,
Sanh qua cõi Cực Lạc.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (3 lần)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Bụt. Bạn có cảm nghĩ gì về câu này ?

Chữ Bụt là cách phát âm của Chữ Phật, phạn ngữ viết theo mẫu tự la tinh là Buddha, chữ devaganari viết बुद्ध. Chữ Buddha là quá khứ phân từ của chữ budh nhóm một, thuộc tĩnh từ, thân từ có ba dạng : nam tính, trung tính, nữ tính, có nghĩa : tỉnh thức, sáng suốt, thông thái, khôn ngoan.

Do đó đừng có nên lấy âm Bụt của chữ Bouddha mà và thêm chữ đạo gọi là đạo Bụt.

Tôi cũng xin phép TS Huệ Dân,cho tôi dùng một số ý trong bài viết của TS. Bạn đừng có lo là tôi đạo văn hay ăn cắp tư tưởng của người khác. Tuy cuộc đời bất hạnh, nhưng nhất hạnh của tôi là biết tôn trọng những gì của người khác viết.

Thân bút
BẤT HẠNH
avatar
VPG 18/02/2011 01:21:29
Tôi là một người Việt Nam, từ nhỏ được học theo chương trình ở trường học Việt Nam.

Trong sự hiểu biết của tôi, thì Phật là một vị đã giác ngộ, đạt đến vô thượng chánh đẳng chánh giác, đã sáng lập ra một đạo là đạo Phật, dạy người ta tu thân, làm điều lành, tránh điều ác, từ hành vi, đến lời nói và ngay cả trong ý nghĩ.

Còn trong tuổi thơ của tôi thì Bụt là một ông tiên râu tóc dài và bạc phơ trong cổ tích (có thể là hóa thân của một vị Bồ-tát) thường hiện ra cứu giúp những người đang đau khổ, than khóc. Bụt hay hỏi: Sao con khóc? Và tùy theo tình hình cụ thể mà cứu giúp người đang cần đến.

Trong cổ tích chỉ có Bụt hiện ra, chứ không phải Phật hiện ra.

Mỗi khi nghe hai từ đạo Bụt, tôi thấy khó nghe làm sao!
Hai hình ảnh Bụt và Phật thật không nên lẫn lộn như thế.
Không phải dùng từ Bụt thay thế từ Phật là "làm mới đạo Phật".

Thế nào là làm mới?
Đại thiền sư là người hô hào "làm mới" mọi thứ, nhưng tiếc thgay văn phong ngôn từ của Ngài chả mới tí nào, chỉ cần đọc một đoạn thì biết ngay là của Ngài, nào là ôm ấp cơn giận, nào là hiểu và thương, nào là ngồi yên như núi, ........ Rồi văn của các đệ tử của Ngài nữa chứ, cứ mấy từ đó lặp đi lặp lại mãi, nghe ngán làm sao!
avatar
Trọng Việt 18/02/2011 12:42:09
Niệm Phật và niệm Bụt khác nhau thế nào ? Ý nghĩa không có khác nhau, chỉ khác nhau về cách phát âm. Phật và Bụt đều là cách phát âm của người Việt từ chữ Buddha. Cách phát âm chữ Phật có trong ngôn ngữ Việt nam, ít nhất là trải dài hai ngàn năm và cách phát âm chữ Bụt có trong ngôn ngữ Việt nam, nhưng người Việt ít sử dụng.

Khái niệm Bụt trong thực tế đã bị “dân gian hóa” trở thành một kiểu thần tiên cứu nạn (như được thấy rõ trong các truyện dân gian) chứ không còn là hình ảnh vị Phật từ bi giác ngộ. Chữ Phật đọc trực tiếp tữ chữ 佛 hay佛陀 của Trung Hoa. Người Trung Hoa, chính xác là vào đời Hán, dùng những chữ này để phiên âm chữ Buddha và đọc theo âm riêng của họ, nhưng người Việt chúng ta lại tự mô phỏng theo đó để hình thành hệ thống ngữ âm riêng của mình gọi là âm Hán-Việt, đến nay vẫn tồn tại, trong khi ngữ âm gốc của Trung Hoa thì đến các đời Đường ,Tống... đã thay đổi rất nhiều.

Ngữ âm Phật (của người Việt)-, ngữ âm này đã trở thành định âm của truyền thống người Việt và đã được phổ cập trong mọi thành phần xã hội Việt Nam từ tín ngưỡng, đạo đức tâm linh đến văn hóa giáo dục và ngay cả các văn bản pháp quy thuộc các tổ chức hành chánh xuyên suốt mọi thời đại. Người Trung Hoa ngày xưa phát âm Buddha là Bột-đà hay Bột-tha và ngày nay người Trung Hoa ở Bắc kinh phát âm Buddha là Fó. Vì vậy, Phật hay Bụt đều là cách phát âm của người Việt có tính cách độc lập với ngữ âm Trung Hoa.

( Trích “Niệm Phật và niệm Bụt” -Thích Thái Hòa )

Tôi trích phần trên đây để chứng minh “Phật” hay “Bụt” đều là tiếng Việt , đều có gốc nước ngoài , đều đã được dùng lâu đời , thì hà cớ gì nhiều bạn lại chỉ trích nhau. Khi viết tiếng Anh Pháp thì phải dùng tiếng của họ “Buddhism (eng) bouddhisme (fr)” chứ dùng “Bụttism” hay ngay cả “Phậttism” đâu có được .

Ở đời , đâu có hợp lý khi buộc người khác phải giống mình , phải nói theo sở thích của mình . Trên các văn kiện pháp lý Việt Nam hiện nay thì buộc phải dùng “Phật giáo” “đạo Phật” thì ai cũng biết , nhưng trong các bài văn bài thơ bài kinh bài kệ…có khi dùng thêm chữ “Bụt” thì có gì sai ? Tương tự “Cha Mẹ” là từ bắt buộc trong văn kiện tư pháp , nhưng trong lời nói , trong văn thơ thì “ Bố Ba Tía Thầy Cậu…Mẹ Má Mạ U…” có gì sai, có gì phải dị ứng ? Chỉ giàu có , phong phú thêm cho ngôn ngữ Việt mà thôi .

Đả phá nhau chỉ vì "chữ Phật với chữ Bụt ", thực chất chỉ là " gà nhà bôi mặt đá nhau do tức tiếng gáy". Hởi ôi , Phật pháp còn đâu ! chỉ còn bè phái mà thôi .

Thôi , đừng diễn trò hề cho người ngoài cười hả hê , các bạn nhé !
avatar
Bất Hạnh 18/02/2011 15:00:36
Kính chào VPG

Những lời bình phẩm của bạn tuy đơn sơ nhưng cũng là một nhìn khá cao trong việc duy trì bảo vệ Văn Học Dân gian Việt Nam. Một đấu sĩ đáng phục chúng ta không thể ngồi, yên lặng bó tay, khi thấy ông Bụt bị Sư Ông Làng Mai bắt làm nô lệ trong giáo điều tu tập của Ông, từ nhiều năm qua.

Ngày nay, người Việt chúng ta phải có trách nhiệm giải oan cho Ông Bụt và đưa Ông về trở về làng Văn Học Việt Nam để những đứa bé vẫn còn dịp ước mong thấy được Ông như ngày nào trong các truyện cổ.

Muốn làm được việc này, thì chúng ta cũng cần rất nhiều người viết đơn thỉnh cầu Sư ông Làng Mai hãy trã lại tự do, nhân phẩm của Ông Bụt cho Đất Việt.

Người Việt sẽ không yêu cầu bồi thường danh dự gì cả. Chỉ Van lạy Sư Ông hãy tha cho Ông Bụt đi, Ông đã già rồi, không có sức kháng cự, ông không có công đức gì xứng đáng để so sánh với Đức Phật cả, đừng nên làm vậy, ông Bụt sẽ bị mang tội suốt đời với dân tộc Việt Nam, và cũng xin Sư Ông Làng mai đừng dùng những gì liên quan tới chữ Bụt nữa, Ông Bụt KHÔNG CÓ ĐẠO.

Những gì Sư ông Làng Mai viết có chữ Đạo Bụt, xin vui lòng xóa đi, hay thiêu hủy toàn vẹn, để ông Bụt khỏi bị ám ảnh hay bị tinh thần dần dật ông trong cái tuổi già nua.

Người con Phật Việt Nam đã có Đức Phật Thích Ca rồi, và lại có thêm một nền Phật học Việt Nam rất vững chắc và những Sứ giả Như Lai tinh tú. Họ không cần phải biết thêm một vị Phật nào nữa hết. Nếu như Sư ông Làng Mai hoàn trã sự trong sạch cho ông Bụt, trong Văn Học Dân gian rồi, và không còn gọi Đạo Bụt nữa, Sư ông Làng Mai có thể gọi là Đạo Phật Nhất Hạnh cũng được không ai cấm, và có thể trở thành Đức Phật sống ở Làng Mai.

Nếu qúy bạn nào có tinh thần giải oan cho Ông Bụt của làng Văn học dân gian đất Việt, trong tinh thần bảo vệ và duy trì Văn Hóa Việt Nam cũng như Văn Học Phật giáo Việt Nam, mà ông bà tổ tiên của chúng ta đã mất nhiều công sức gầy dựng, thì có thể góp ý bằng bài vở viết gởi qua cho Bất Hạnh, để Bất Hạnh sẽ mở một mạng mới bằng chủ đề : Giải oan cho ông Bụt.

Bài vở của qúy bạn sẽ được đăng đàng hoàn, và những bạn nào thích viết bài trực tiếp trên mạng, Bất Hạnh sẽ hướng dẫn cho kỹ thuật. Chúng ta hãy nên tiến hành nhanh lên, vì không phải chờ đến ngày người ta thông báo : Ngày tàn của Đạo Bụt, bởi vì chủ nhân của đạo này không còn nữa.

Mọi chi tiết đóng ý kiến hay gởi bài cho trang Giải oan cho ông Bụt. Xin vui lòng viết qua hợp thư của Bất Hạnh như sau : bathanh00@yahoo.com

Nếu bạn nào có khiếu vẽ chân dung ông Bụt, xin gởi hình cho Bất Hạnh để trang trí cho trang web.

Hy vọng sớm nhận được sự ủng hộ của qúy bạn để Bất Hạnh mua tên miền cho mạng trước. Sau khi ông Bụt được trả tự do, thì ông Bụt sẽ có những cái hay để chia sẽ cùng qúy bạn trong mạng này.

Kính bút
Bất Hạnh
avatar
Bất Hạnh 19/02/2011 16:26:55
Kính chàoTrọng Việt

Như bạn nói : Niệm Phật và niệm Bụt khác nhau thế nào ? Ý nghĩa không có khác nhau, chỉ khác nhau về cách phát âm. Và phần chú giải của bạn : Phật và Bụt đều là cách phát âm của người Việt từ chữ Buddha. Cách phát âm chữ Phật có trong ngôn ngữ Việt nam, ít nhất là trải dài hai ngàn năm và cách phát âm chữ Bụt có trong ngôn ngữ Việt nam, nhưng người Việt ít sử dụng.


Tôi thấy cũng có lý, vì kiến thức của bạn chú giải ở trên cũng là hình thức đồ lại, không có gì mới lạ hết, như Văn Tự của Sư Ông Làng Mai thôi, Qúy bạn có khả năng bình phẩm cho tư tưởng qúy bạn đang theo đuổi là chuyện tốt, thay gì ngoài đời long bong, học hành ba chữ lang bang lắm, lỡ thầy, lỡ thợ, lỡ culi, nên chung mượn chiếc áo nhà Bụt làm nơi trú thân an toàn nhất, không đi làm giúp cho xã hội mà ngược lại xã hội phải nuôi lại.


Đây là sectaire chứ không phải đạo, do đó Sư Ông phải hiểu rõ chữ Sectaire và chữ Voie trong tiếng pháp. (Nếu Sư ông đã già lú lẫn hay quên, xin nhờ người ta đọc và cắt nghĩa rõ ràng cho Ông hiểu ý nghĩa khác nhau của hai chữ này).


Nhưng có câu mà bạn nói : phát âm chữ Bụt có trong ngôn ngữ Việt nam, nhưng người Việt ít sử dụng. Câu này bạn có thể giải thích tại sao người Việt ít dùng không ???????????????????????, Bạn nên nhớ rằng những gì mình nói được và dẫn chứng được thì nên viết hay nói, còn không thì đừng nên viết những câu vô ý nghĩa.


Văn học dân gian của người Việt rất phong phú và bao la, đóng góp và xây dựng nó là nhiệm vụ của những người Việt thích bảo tồn nó. Không nên lạm dụng mà làm sự nghiệp riêng cho chính mình và vẽ một ranh giới khẵng định rõ ràng giữa Thiền Bụt Làng Mai và các bậc Tăng Ni Phật giáo Việt Nam trên toàn thế giới.


Có phải đây là sự khinh thường những bậc Tăng Ni, trước ông hay một thời cùng ông không ? hay là một sự coi thường những nhà văn học ? Tại sao không cùng với họ mà phát huy Phật pháp ? Cho dù có khác nhau về tư tưỡng trong cách làm việc, nhưng trong đạo Phật vẫn có chữ nhẫn tại sao không kiên nhẫn, mà tự tạo ra một bản ngã cho mình rất lớn, bằng cách đạo văn nhà Phật, rồi tự đồng hóa mình với Bồ tát Quan Thế Âm, bạn thấy những việc làm này có phải qúa đáng không ?

Bạn và Sư ông Làng Mai cũng nên luôn nhớ rằng, người trí thức Việt Nam chưa có ngu hết và cũng chưa có chết hết. Hãy trã lại sự trong sạch của chữ Bụt và chữ Phật cho Văn học dân gian và Văn học Phật giáo Việt Nam.

Thời gian lợi dụng làm ăn trong pháp môn của qúy vị hơn 30 năm rồi chưa đủ sao ? Còn muốn lợi dụng ông Bụt Việt Nam tới chừng nào nữa.

Bạn còn nói và viết được tiếng Việt cho đọc giả hiểu được là điều đáng khen, nhưng bạn phải cần học thêm nữa để biết rõ cách dùng từ cho chính xác của tiếng Việt, như chữ Bụt bạn bắt đầu biết từ đâu, từ kinh Phật, hay bắt đầu bằng truyện cổ tích ?.

Nếu bạn hiểu được điều này, thì bạn sẽ thấy rõ Sư ông là tên phản đồ nhà Phật. Bởi vì dùng chữ Bụt làm đạo Bụt riêng cho mình, mà vẫn còn dùng chữ Thích của Đức Phật Thích Ca làm họ của mình.

Bạn có biết tại sao Sư ông lại dùng chữ Thích không ? Điều đơn giản dể hiểu nhất là khi muốn cạnh tranh với đạo Phật, mà chưa có đủ trình độ phát triễn đạo riêng cho mình, thì tạm dung ý nghĩa Bụt cũng như Phật thôi. Không có gì khác biệt. Nhưng Thiền nhà Phật không có Thiền ôm, mà Thiền nhà Bụt lại có. Hơn nữa Ông Bụt không có họ.


Bạn cũng biết rõ ràng Sư ông Làng Mai là hành giả tu tập thiền lâu năm thôi. Ông không phải là nhà ngôn ngữ học của Việt Nam, dùng chữ Bụt để làm mới lạ cho Văn hóa Việt và làm nhãn hiệu riêng cho việc thương mại dùng thiền ôm của Ông, mà biến thành cơ quan phục vụ du lịch trong mùa hè và mùa đông qua chiếc áo cà sa của nhà Phật mà ông đã nó biến thành chiếc áo nhà Bụt trong sơn cốc của ông.


Điều này bạn có thấy và hiễu không ? Ông Bụt là ông tiên theo truyện cổ tích Việt Nam thường hay giúp đỡ trẻ thơ, còn Ông Bụt bị bắt cóc làm nô lệ cho Giáo chủ Làng Mai, phải trở thành người hầu cho những người khách du lịch với tháng lương khoản một vài trăm mà Sư ông nói là tặng thưởng tiền bỏ túi. Hình thức buôn bán nô lệ này xưa rồi, coi chừng sẽ bị luật pháp kiểm soát tới.


Hy vọng bạn vẫn còn là người Việt Nam thuần túy, nên cần suy nghĩ kỹ càng và cùng chúng tôi giải oan cho ông Bụt, trả lại sự tự do cho ông càng sớm càng tốt hơn, Nếu không một ngày nào đó có số đông người trí thức Việt Nam tập trung về trước Làng Mai biểu tình hay tự thiêu đòi chủ quyền cho ông Bụt, như các nước trung đông đang nổi dậy đòi sự dân chủ và nhân quyền cho dân tộc họ, thì Sư Ông Làng Mai sẽ khó xử.

Bạn nên nhớ rằng người Việt Nam tuy quốc gia nhỏ bé, nhưng chưa bao giờ khuất phục trước sự đô hộ của bất cứ ai dù dưới hình thức nào. Bạn biết tại sao mà người Việt có khả năng làm được như vậy không ? Ông bà tổ tiên của chúng ta là những con người luôn biết đấu tranh và bảo vệ ngôn ngữ của họ qua từng ý nghĩa của từng chữ, để con cháu của họ sau này có thể dựa theo đó mà làm nền tảng căn bản xây dựng giống nòi.

Thân chào
Bất Hạnh
avatar
Trọng Việt 20/02/2011 00:05:52
Bất Hạnh cần đọc kỹ bình luận của tôi để Bạn biết tôi không phải là Thích Thái Hòa, cũng không phải là đệ tử của Làng Mai, cũng không phải là “ Một đấu sĩ ” bảo vệ Làng Mai ,muốn đấu đá với Bất Hạnh .

Tôi chỉ là một Phật tử tại gia , đau lòng vì thấy có những bạn đồng học đồng tu đang gấu ó với nhau vì chữ Phật với chữ Bụt . Tôi nhận xét tất cả họ đều không vì đạo Phật , không vì dân tộc mà chỉ vì “ pháp môn tôi , chùa tôi , thầy tôi “ . Rốt cuộc chỉ làm trò cười cho ngoại đạo.

Bất Hạnh hỏi vì sao chữ Bụt ít được dùng ? Bạn cũng biết rồi , đạo Phật đến với dân Việt trước tiên bằng đường biển từ phía Nam ( thương gia Ấn Độ , Tích Lan ) cho nên dân Việt đã biết “ Bụt ” trước rồi mới biết “ Phật ” từ phương Bắc truyền sang . ( Trong một pháp thoại , HT Thích Thanh Từ giãng : “ Lúc đó người Việt phát âm “Buút-đa” thấy khó quá nên rút gọn là “Bụt” theo giọng người miền biển Liên Lâu…” ).

Trong “Ngàn năm nô lệ giặc Tàu” và cả thời độc lập phong kiến Việt xưa , các văn kiện hành chánh của chế độ và trong các kinh tạng Phật học thỉnh từ phương Bắc , tất cả đều là chữ Hán . “ Bụt ” là tiếng Nôm đâu có lọt vào trong các văn kiện cao cấp đó được, nên chỉ được truyền khẩu dân gian . Có điều mấy ông họa sĩ khi vẽ minh họa các vị Bụt hóa thân thị hiện ( chính xác là Bồ-tát ) của truyện dân gian thì lại vẽ thành ông tiên của Tàu ( phải chăng họ chủ ý cho nó khác với tượng Phật, tượng Bồ-tát ở trong chùa ? ).

Dù thế nào thì Bụt vẫn là Phật , Bụt không phải ông tiên . Rất may , trong các tự điển Phật học hiện nay vẫn ghi rõ như thế .
avatar
Bất Hạnh 21/02/2011 02:50:39
Kính chào Trọng Việt

Xin chân thành cám ơn những lời chia sẽ của bạn rất thẳng thắn, Bất Hạnh không có đề cập bạn vào vần đề : Bạn không phải là Thích Thái Hòa, hay là Thích Thái Hòa, không phải là đệ tử của Làng Mai, hay là đệ tử của Làng Mai, không phải là “ Một đấu sĩ ” bảo vệ Làng Mai , hay là “ Một đấu sĩ ” bảo vệ Làng Mai muốn đấu đá với Bất Hạnh. Tất cả đều không quan trọng. Bởi vì chữ Bụt và chữ Phật ở đây cũng chưa phải là chủ đề chánh đề trao đổi một cách sâu xa vào sự nghiên cứu nguồn gốc của nó.

Nhưng tôi rất đồng ý với cái nhìn của bạn rất hay, ít ai dám nói là : Tất cả họ đều không vì đạo Phật , không vì dân tộc mà chỉ vì “ pháp môn tôi , chùa tôi , thầy tôi “. Rốt cuộc chỉ làm trò cười cho ngoại đạo.

Bạn nghĩ thử nghĩ nếu câu này bạn và tôi đặt câu hỏi gởi đến Sư Ông Làng Mai hay những nơi khác thì câu trã lời khi chúng ta nhận sẽ ra sao ???????

Như bạn nói : Bạn chỉ là một Phật tử tại gia, đau lòng vì thấy có những bạn đồng học đồng tu đang gấu ó với nhau, vì chữ Phật với chữ Bụt. Vậy tại sao bạn không cảm thấy đau lòng khi Sư ông Làng Mai dùng những câu kinh Phật mà tạo ra những tư tưỡng riêng cho mình, rồi tự đồng hóa chính mình trở thành Đức Bồ Tát Quan Thế Âm qua câu kinh : “Lắng nghe để hiểu. Nhìn lại để thương” là câu được trích trong ý nghĩa của hai câu kinh : "Sức diệu trí Quán Âm. Cứu đời thoát ly khổ".

Bạn biết nói chữ Bụt dịch ra rất tiếng Việt, rất dễ hiểu, dễ nhớ vì ông Bụt chính là hiện thân của cái Thiện trong văn hóa Việt Nam, và bạn cũng biết nói thêm chi tiết về chữ Bụt qua sự trã lời cho Bất Hạnh như : Bạn cũng biết rồi , đạo Phật đến với dân Việt trước tiên bằng đường biển từ phía Nam ( thương gia Ấn Độ , Tích Lan ) cho nên dân Việt đã biết “ Bụt ” trước rồi mới biết “ Phật ” từ phương Bắc truyền sang . ( Trong một pháp thoại , HT Thích Thanh Từ giãng : “ Lúc đó người Việt phát âm “Buút-đa” thấy khó quá nên rút gọn là “Bụt” theo giọng người miền biển Liên Lâu…” ).

Bạn có thể xác định rằng đạo Phật đến với dân Việt trước tiên bằng đường biển từ phía Nam ( thương gia Ấn Độ , Tích Lan ) cho nên dân Việt đã biết “ Bụt ” trước rồi mới biết “ Phật ” từ phương Bắc truyền sang . ( Trong một pháp thoại , HT Thích Thanh Từ giãng : “ Lúc đó người Việt phát âm “Buút-đa” thấy khó quá nên rút gọn là “Bụt” theo giọng người miền biển Liên Lâu…” ). Không ?

Đứng trên phương diện đường thủy, đạo Phật Việt Nam từ phương Nam, do các thương gia Ấn độ và Tích Lan truyền sang, thì Bạn có thể cho biết thêm chi tiết về lịch sử hình thành nghành hàng hải của hai nước này không ? Dựa trên bản đồ, thì việc truyền đạo Phật theo con đường Phương bắc là có lý hơn. Vì việc giao thương thời đó, người Trung Hoa có lẽ phát triển rộng hơn người Việt của mình, Bạn hãy thử đọc con đường tơ lụa.
Điều kế tiếp nữa là bạn cũng có cái nhìn giống như Bất Hạnh là Văn học Việt Nam là sự kết tụ của những lời truyền miệng của dân gian và những bài văn viết của những người dùng tiếng Việt. Trong thời phong kiến, phần lớn các tác phẩm văn học Việt Nam, ngày xưa, thường được viết bằng chữ Hán do ảnh hưởng văn hoá của người Trung hoa, hay chưa có chữ viết Việt nam thuần túy, hơn nữa sự có mặt của chữ Nôm không được các triều vua ủng hộ... do đó có những cái mà người dân hay những bậc học giã phải dùng những cách biến dạng khác nhau trong văn bản để ám chỉ cho một cái gì người ta muốn diển đạt cho đại chúng hiểu.

Bạn có biết chắc chắn chữ Bụt là chữ Nôm không? và điển tích người miền biển Liên Lâu… bạn có thể cho thêm chi tiết được không ?


Bạn cho giã dụ : Có điều mấy ông họa sĩ khi vẽ minh họa các vị Bụt hóa thân thị hiện ( chính xác là Bồ-tát ) của truyện dân gian thì lại vẽ thành ông tiên của Tàu ( phải chăng họ chủ ý cho nó khác với tượng Phật, tượng Bồ-tát ở trong chùa ? ). Đây cũng chính là cái việc tôi cũng đang tìm trong nghệ thuật tranh Trung Hoa thời Hán và Đời Đường, để xác định cho chữ Bụt và chữ Phật, thật ra chữ Bụt đã có trước thời nhà Đường bên Trung quốc. Xem lịch sử Phật giáo Trung Hoa.

Bạn nói dù thế nào thì Bụt vẫn là Phật , Bụt không phải ông tiên . Rất may , trong các tự điển Phật học hiện nay vẫn ghi rõ như thế. Điều này Bất Hạnh chưa có tin và phải tin những gì tạm gọi là tự điển Phật học của mấy sư hay những bậc học giã như Sư Ông Làng Mai viết. Nên xem những tự điển Phật học của những bậc học giã thiệt của nước ngoài người ta viết. Bất Hạnh nghĩ rằng bạn cũng biết những tự điển đó rồi.

Theo ca dao Việt Nam, thì bạn sẽ nghĩ như thế nào khi thế chữ Phật vào chữ bụt bằng những câu dưới đây :

Gần chùa gọi Bụt bằng anh,
Thấy Bụt hiền lành, bế Bụt đi chơi.

Gần chùa gọi Phật bằng anh,
Thấy Phật hiền lành, bế Phật đi chơi.

No nên Bụt, đói ra ma.
No nên Phật, đói ra ma.

Bụt chùa nhà không thờ, đi thờ Thích ca ngoài đường.
Phật chùa nhà không thờ, đi thờ Thích ca ngoài đường.

Bạn có đau khổ không khi thấy con người lạm dụng chữ Bụt tạo ra đạo Bụt để gây ra những diễn cảnh phiền não, còn hơn những người Phật tử tu tại gia như bạn và những người không pháp môn, không chùa chiền, không thầy như Bất Hạnh . Theo B ạn nghĩ chúng ta phãi làm gì ???? Câm miệng ???, làm ngơ ??? làm người mù ??? làm kẻ ngu dốt chấp nhận và nghe theo những gì Đạo Bụt của Sư ông Làng Mai nói???

Thân chào

Bất Hạnh

Ngày nào chúng tôi đến Làng Mai biểu tình hay tự thi êu đòi lại sự trong sạch cho Ông Bụt và cho những ai bị ông ta lợi dụng, chúng tôi sẽ báo cho chính quyền địa phương biết trước, Sư ông Làng Mai đừng lo.
avatar
Minh Quy 21/02/2011 15:20:13
Minh Quy

Xin chào các bạn,

Là đọc giả của trang ĐPNN, theo giỏi bài bình phẩm của Bất Hạnh về thư pháp của thầy Nhất Hạnh rồi lại thấy Trọng Việt « gấu ó » với Bất Hạnh trích đoạn niệm Bụt. . . của Thích Thái Hòa vẫn chứng bình phẩm.

Tại sao quý ngài không đi thẳng vào chủ đề mà lấy Bụt sơn cốc và Phật đại chúng ra đánh lạc hướng, đã mang danh phật tử tri thức hay học giả uyên thâm gì đó vậy còn xứng danh không ?

Sủa nhau vì tự ái, ngã chấp quá to cũng vì chữ Bụt cổ tích văn học và chữ Phật hiện hành đại chúng. Thật chất để biện minh về con chó Rosie được Hue Tran tâm lý nhào nắn chủ đề « Tình thương và sự chuyển hóa » qua ba thư pháp của sư Ông dẫn đến đồng hóa Thiền sư chúng ta ôm con chó ghẻ chính là Tôi đây rồi để kết luận van xin mở rộng Tâm kinh mà vốn phá chấp tuyệt hảo để vượt qua toàn diện.

Hởi ơi ! Còn đâu là đúng hay sai, chỉ biết sủa theo mà thôi. Thôi hay cứ tiếp tục trên diễn đàn cho thiên hạ cười hả hê : vì Bụt và Chúa sánh vai ngang hàng được trưng bày trong Làng Mai của Đạo Bụt cổ tích cách ly xã hội với Phật đại chúng hiện nay. Các bạn ơi đừng lập dị nữa nhe các bạn.

Bụt cổ tích có giáo chủ, thư pháp giới điều, luật lệ và trao truyền nói dòng rồi ; còn Phật lịch sử hiện đại với kinh luật luận và Chúa cũng có Kinh Thánh và giáo hội đâu ra đó rồi mà.

Xin đừng lập dị đồng hóa nữa nhe. Phong trào cải đạo không phải do các Cha hay Mục sư mà bốc lữa là ở chổ này. Vậy xin Thích Thái Hoà, Pháp Đăng, Phúc Trí, Trong Việt . . Các Tông Đồ của Bụt hãy suy nghĩ cho chính đạo.

Trọng Việt phật tử tại gia ơi .Bạn có lắng nghe để hiểu đôi dòng trên chưa nếu bạn nghe thấy bạn có đau lòng Bụt với Chúa sánh vai ngang hàng. Cũng vì lập dị mà hùa nhau quên cả ân tình dân tộc, còn làm trò cười cho ngọai đạo ư. Mà ngọai đạo nào nữa đây, Bụt và Chúa kề vai nhau như anh em ruột kia mà !

Bạn cứ lẩn thẩn Bụt trước Bụt sau, Nam Bắc, âm vận chi cho mất sức hết hơi một mình bạn gấu ó chưa đủ sao mà còn kéo HT Thích Thanh Từ vô đây để làm gì ? Sẽ làm khổ HT nữa. Có ai chắc và khẳn định 100/100 không ? Từ tôn giáo, tư tưởng chính trị , nghiên cứu , ngay cả tự điển v v . Trừ Đức Phật và giáo lý của Ngài . Thôi đừng hùa kéo nhau sủa vang rền nghe xấu hổ cho đạo pháp và dân tộc qúa.


Thôi hai bên hãy đừng bình luận gì về Bụt cổ tích văn học một thời đã đi qua và Phật lịch sử đại chúng hiện đại nữa đi có được không các bạn.

Trang ĐPNN thấy có TS Huệ Dân và thầy T. Minh đức đã diễn nghĩa và thi hóa Đại Bi thập chú Tâm kinh từ trước đến nay chưa có ai làm, các bạn hãy để thời gian đó trì đọc có lợi ích hơn. Người viết chưa một lần diện kiến TS Huệ Dân và T. Minh Đức. Xin tri ân Thầy và Huệ Dân đã kiên nhẫn thầm lặng diễn nghĩa thi hóa Đại Bi thập chú và Tâm kinh từ Phạn bản.

Chúc các bạn cũng từ thân khẩu ý tạo nghiệp này tỉnh thức hồi tâm bỏ hết di những kiến chấp mà đem chánh pháp làm lợi lạc quần sanh.

Chào các bạn
Minh Quy
Reply Tán thành Không tán thành
-6
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
Trọng Việt 22/02/2011 11:03:24
Bạn Minh Quy sao lại dùng từ “sủa” ở đây ? Bạn vào đây để nghe “sủa” rồi “sủa” lại phải không ? Tôi mong bạn rút lại lời tục tằng này , vì chính Bạn cũng bị thương tổn đó.

Bạn muốn đả phá Làng Mai thì Bạn cứ tuỳ thích , tôi không có ý can dự gì cả . Tuy nhiên trước hết Bạn phải đúng , không được bóp méo (vô tình hoặc cố tình) ý nghĩa đích thực của chữ Bụt do ông cha mình đã sử dụng .

Các truyện cổ dân gian ( và cả ca dao tục ngữ ) là kho tàng quý báu của dân tộc , trong đó mang dấu ấn sâu đậm của đạo Phật như luật nhân quả , ở hiền gặp lành , ác lai ác báo và đặc biệt người hiền khi gặp nạn luôn được Bụt ( Phật , Bồ-tát ) hiện ra cứu giúp kịp thời .

Nay Bạn cứ khăng khăng “ Bụt là ông tiên ” thì Bạn vô tình đã phũ nhận truyền thống căn cơ đạo Phật trong văn hóa Việt mà thay vào đó là đạo Lão . Tôi mong rằng Bạn không có ý định đó .
avatar
Trọng Việt 22/02/2011 00:54:37
Trao đổi với Bất Hạnh,

Tôi nhắc lại : Tôi không muốn bình luận gì về Sư Ông Làng Mai hay bất cứ tông phái nào cả . Lý do như tôi đã nêu , tôi không muốn tham gia làm trò cười cho ngoại đạo.

Đối với chữ “Bụt” và chữ “Phật” , thuần tuý học thuật , tôi đã nêu một số hiểu biết của tôi , tuy nhiên tôi không tranh cải , không chống đối bất cứ ai hiểu biết khác với tôi.

Nay Bạn đặt thêm nghi vấn cho tôi , tôi xin phát biểu thêm để Bạn tham khảo :

- Đạo Phật đã đến VN trước thời Bắc thuộc : Xin đọc các sách về lịch sử Phật giáo VN , đơn cử “ Đạo Phật và dòng sử Việt” của HT Thích Đức Nhuận ( http://www.phatviet.com ) .

- Về lời giãng của HT Thích Thanh Từ : xin vào http://www.thientongvietnam.net để nghe pháp âm của HT Thích Thanh Từ . Nhân tiện tôi tạ lỗi để đính chánh “Luy Lâu” thay vì “Liên Lâu”.

- Về tự điển Phật học : đơn cử “ Việt Anh Phật học tự điển” của Thiện Phúc , trong đó mục từ “ Bụt : see Phật ” ( http://www.quangduc.com/tudien hoặc http://daitangvietnam.com/dict/tpdict.htm ).

- Về Chữ “Bụt” trong dân gian : các câu như “ Bụt ( chùa ) nhà không thiêng ” hoặc “ Bụt (chùa) nhà không thờ, đi thờ Thích ca ngoài đường” thì tôi hiểu như sau :

*Thứ nhất : ở VN đại đa số không thờ ông tiên ( đạo Lão hoặc tín ngưỡng dân gian Trung Hoa ) ở trong nhà hay ở chùa, do đó “Bụt” ở đây không phải là tiên ông , mà chỉ có thể là “phật” ( liên quan đến yếu tố “ chùa ” ).

*Thứ hai : Tôi hiểu “Bụt ( chùa ) nhà” tức cái “chân tâm” “phật tánh” ai cũng có sẳn sao không chịu quay về, sao còn mãi đi tìm Phật ở chốn nào ( phật ngoài đường) ! Chắc Bạn hiểu khác tôi .

*Thứ ba : ông tiên ( đạo Lão ) là nhân vật ẩn cư nơi núi cao hải đảo, tu luyện trường sinh và quyền phép, đâu có thệ nguyện cứu độ chúng sinh như liệt vị Bồ-tát , thì làm sao có chuyện tiên ông hiện ra để lắng nghe chúng sinh kêu khổ và ra tay cứu vớt như trong các truyện dân gian.

*Thứ tư : Bạn nên tìm hiểu thêm câu “Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy” thì hiển nhiên không thể hiểu “ Đi với tiên mặc áo cà sa ” được. Vậy đi với ai mới liên hệ đến áo cà sa ?

*Thứ năm : câu “ Gần chùa gọi Bụt bằng anh, Thấy Bụt hiền lành, bế Bụt đi chơi” chỉ là phê phán chế diễu thói lãng mạn của một số thiếu nữ ( như Thị Mầu ) . “Bụt” ở đây ám chỉ tăng sinh trẻ , xinh trai ( lại hiền như bụt ) , chứ không phải phật hay ông tiên nào cả. ( Tiên sao lại ở chùa , tiên chắc gì hiền lành , uống rượu li bì mà ? Ai lại bế, rủ rê , phật làm chi ? ) .

*Thứ sáu : Tại sao trong các ấn phẩm truyện dân gian, Bụt được vẽ minh họa bằng hình ông cụ râu tóc bạc phơ ( trông giống tiên ông của Tàu ) ? Xin viết thêm , trong thời ban đầu quãng bá chữ quốc ngữ Latin, các chủ biên là người Pháp hoặc vài học giả VN theo đạo Thiên chúa , họ không dại gì hoặc không được phép quãng bá đạo Phật . Vẽ hình ông sư mặc cà sa hiện lên tế độ ( hình tượng Phật, Bồ-tát ) lên báo chí sách vở của nhà nước bảo hộ Phú-lang-sa là chuyện bất khả. Thế rồi thành thói quen vô tình vô ý về sau.

Tuy nhiên không bao giờ, dù họ có muốn , họ cũng không thể đổi chữ “Bụt” thành chữ “ông tiên” trong tuyện dân gian được . Nhưng tại sao không có học giả hoặc tu sĩ Phật giáo nào lên tiếng phãn đối cách vẽ dễ hiểu lầm ấy ? Khó nói , vì Bồ-tát vô sắc tướng , thì khi thị hiện sao lại không là hình dáng ông cụ râu tóc bạc phơ hoặc là bà cụ ăn xin rách rưới hoặc… ? Tại sao không ? Hiểu lầm là lỗi của người đọc , họ , người biên tập và nhà xuất bản đâu có bảo Bụt là Tiên ông Tiên bà bao giờ đâu !

Vài điều trao đổi với Bất Hạnh , và xin nhắc lại tôi không muốn tranh luận gì về sư ông Nhất Hạnh .
avatar
Bất Hạnh 22/02/2011 18:24:32
Kính chào Trọng Việt

Xin chân thành cãm ơn những lời thành thật của bạn, như bạn nói và đã nhắc lại : Tôi không muốn bình luận gì về Sư Ông Làng Mai hay bất cứ tông phái nào cả. Lý do như tôi đã nêu, tôi không muốn tham gia làm trò cười cho ngoại đạo. Do đó Bất Hạnh cũng không bao giờ ép bạn vào những câu hỏi khó trả lời, Bất Hạnh là con người biết tôn trọng, không ăn cắp của ai, không đạo văn từ của nhà Phật như Sư ông Làng Mai đã làm. Bất Hạnh cũng không bao giờ dám nghĩ lập ra Sơn cốc để thực hành thiền ôm như Sư ông Làng Mai vậy.

Nếu bạn nhìn kỹ và quan sát thật kỹ những lời Đức Phật Thích Ca nói thì bạn sẽ thấy nó hoàn toàn khác hẳn với ông Bụt sơn cốc mà Sư ông Làng Mai tự tạo ra làm mạch sống cho mình.

Cái trí tuệ của đức Phật dạy là cái việc làm của chính mình cãm nhận qua bốn chữ: Từ,Bi Hỷ, Xả sẳn có trong mỗi người. Chứ không phải qua bốn chữ Từ, Bi, Hỷ, Xả, trá hình qua chiếc áo Bụt của Sư ông Làng Mai.

Như bạn nói : Đối với chữ “Bụt” và chữ “Phật” , thuần tuý học thuật… Xin cho phép tôi nói , bạn nên định nghĩa rõ ràng trong cách dùng từ, đừng chứa những hàm ý tổng quát, mà đọc giả có thể hiểu lầm, từ Bụt Sơn cốc, trở thành Bụt Sơn ly, Bụt sơn chén, Bụt Sơn bát, Bụt Sơn nữ … Theo tôi học thuật mà bạn muốn đề cập thì nên nói rõ ra ý bạn muốn diễn đạt. Còn không rành tiếng Việt, thì chịu khó học thêm, không ai chê cười mình đâu, tuổi nào cũng phải học là đều khôn, còn như Sư ông Kinh Phật học chưa tới mà tự tấn phong cho mình là thiền sư, đừng nên làm, và cũng đừng bao giờ làm hết, Xã hội luôn cần những người tài có đạo đức, hơn là những người có tài mà là tên Đại lưu manh trong chữ nghĩa.

Nếu như bạn thích tu Phật thì nên dùng thời gian rãnh rỗi mà học thêm Phật pháp và bạn sẽ thấy rõ Đức Phật Thích Ca vẫn là Thái tử Siddharta Gautama trước khi thành đạo. Đạo của Ngài đã có mặt hơn 2000 năm rồi và có nhiều đồ đệ đi theo bước chân của Ngài từ xưa cho đến bây giờ.

Chưa có người con Phật nào hay những đại để tử của Ngài dám xưng hô hay so sánh ngang hàng với Ngài cả. Chỉ có một người hổn láo, ngu dốt, đầu trộm đuôi cướp kinh nhà Phật như Sư Ông Làng Mai mới dám làm chuyện này thôi.

Bạn hãy đọc thật kỹ bài Đạo Phật toàn cầu của Sư ông Làng Mai, bạn sẽ thấy ông đã già lú lẫn rồi hay ông chưa rành nghĩa chữ Phật và chữ Bụt. Ba hồi viết chữ Bụt, ba hồi viết chữ Phật, hơn nữa tiếng anh và tiếng việt của ông hình như cũng không rành luôn là phải.

Tôi viết đây là những dòng tư tưỡng để chia sẽ với bạn thôi. Nếu bạn là một học giã còn mang ý thức hệ cho Việt Nam, thì tôi xin bạn hãy dùng từ ngữ và ý Việt để dẫn chứng cho chính xác theo chủ đề của người muốn đặt câu hỏi.

Nếu bạn trả lời theo tư cách khách quan của một đọc giã thì nên dùng thời gian đọc cho kỹ càng về lịch sử Phật giáo Ấn độ và Trung Hoa.

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao người ta thường nói là kinh Phật Việt Nam đa số dịch từ những bản chữ Hán ra không ?

Bạn cũng chưa trả lời câu mà tôi đã hỏi bạn về lịch sử nghành hàng hải của nước Ấn Độ và Tích Lan mà bạn đã nói là chữ Bụt bắt đầu từ Phương nam ?

Bạn có thể xác định lại một cách rõ ràng là đạo Phật đến Việt Nam từ phương bắc hay phương nam vậy? vì tôi thấy bạn có cho tôi địa chỉ mạng để xem “ Đạo Phật và dòng sử Việt” của HT Thích Đức Nhuận ( http://www.phatviet.com ). Và nguồn nào có thể chứng minh chính xác là đạo Phật đến từ phương nam ?

Cám ơn bạn rất nhiều đã xác định lại chữ : “Luy Lâu” thay vì “Liên Lâu”. Và bạn cũng nên cho đọc giã biết, theo nghiên cứu khảo cổ học và các nguồn thư tịch, tài liệu nhất là Cổ Châu Pháp Vân Phật bản hạnh lưu tại Chùa Dâu, cho biết vào thế kỷ II-III S.C.N, là Luy Lâu là thủ phủ trị sự của Giao Châu, thời thuộc Đông Ngô (229-280). Di tích để lại ngày nay chỉ còn một đoạn tường thành nhỏ còn sót lại, tại xã Thanh Khương, Thuận Thành, Bắc Ninh. Ngôi thành gắn liền với thời kỳ giặc phương Bắc xâm lược nước Việt từ Tây Hán...nhà Đường.

Xin bạn vui lòng hỏi lại thầy Thanh Từ có đúng như vậy không ?

Những trang tự điễn bạn cho tôi tham khảo, nó chỉ đễ dành cho những người mới học Phật thôi. Tuy nhiên tôi cũng cám ơn bạn đã nhiệt tâm.

Phần bình phẩm của bạn về chữ Bụt, tôi không có ý kiến, vì đây cái nhìn nhìn riêng của bạn. Không có tài liệu dẫn chứng, thì bạn nên để Sư ông trã lời hay hơn. Nhưng bạn cũng đừng nên theo Sư ông Làng Mai mà bắt người ta hay trẻ con trong nhà của bạn phải hiểu theo cái nhìn của bạn.

Tôi không tranh cải với bạn nhưng rất tiếc những gì tôi muốn hỏi mà bạn chưa thành thật trả lời thôi. Theo bạn Sư Ông Làng Mai dùng kinh Pháp nhà Phật làm thư pháp của mình mà không dám nói rõ ràng qua hai câu kinh tôi đã dẫn chứng, thì bạn nghĩa sao ? Ông là một nhà tu, thì phải trong sạch trong tư tưỡng, Đức Phật không dạy con người ta ăn trộm hay ăn cắp của người khác dù bất cứ hình thức nào ? Bạn nghĩ Sư ông Làng Mai là người tốt hay người xấu vậy ? Bạn có thể dùng câu này để hỏi một đứa trẻ con, thì bạn sẽ thấy được câu trả lời ngay.

Nếu bạn thích tiếp tục trao đổi tư tưỡng qua câu hỏi mà tôi đã nhấn mạnh ở trên. Chữ Bụt thuộc về Văn học dân gian mà bạn cũng như tôi cũng đều biết. Do đó trên phương diện so sánh về giá trị tín ngưỡng, người dân Việt luôn mến chuộng ông Bụt như người thân thương trong gia đình, họ có thể dùng trăm ngàn từ để tán tụng ông trong cách bình dân.

Chữ Phật, phạn ngữ viết theo mẫu tự la tinh là Buddha, chữ devaganari viết बुद्ध. Chữ Buddha là quá khứ phân từ của chữ budh nhóm một, thuộc tĩnh từ, thân từ có ba dạng : nam tính, trung tính, nữ tính, có nghĩa : tỉnh thức, sáng suốt, thông thái, khôn ngoan.

Động từ căn √budh nhóm một (√बुध्), có nghĩa : tự đánh thức, tự tỉnh thức, xem, tìm hiểu, khám phá, nhận thức, cảm nhận, hiểu biết, hiểu, quan sát, suy nghĩ, tập trung, khơi dậy, phục hồi, làm cho hiểu, nhớ, tiết lộ, thông báo, thông tin, tư vấn, khuyên bảo, suy nghĩ đứng đắn, cố gắng tìm hiểu.

Muốn hiểu đạo Phật, trước tiên nên tìm đọc sơ qua về Đức Phật, chữ Phật không phải là tên, là họ mà là Hồng Danh của người ta đặt để ca tụng công đức của Ngài.

Bạn cũng nên nhớ nhắc Sư ông Làng Mai là : Tên thật của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là Sĩ Ðạt Ta, hay Tất Ðạt Ta, nguyên phạn ngữ là Siddhattha. Họ của Ngài là Gotama. Ngài tự khám phá con đường tu tập thích hợp cho mình bằng thiền định, qua sự thệ nguyện dưới gốc cây Bồ đề : "Dù cho máu có cạn, da thịt có khô, ta sẽ không rời nơi nầy cho đến khi đắc quả Chánh Ðẳng Chánh Giác.

Sau 49 ngày suy tưởng, tu tập kiên trì, Ngài đã chứng ngộ được chân lý siêu việt. Công hạnh tu chứng của Ngài, đánh dấu một quá trình cao cả.

Nếu Sư ông Làng Mai muốn làm đạo Bụt như đạo Phật, thì ông hãy nên đi theo bước chân của Đức Phật. Bằng cách ngồi thiền Phật thêm 49 năm nữa và lập lời nguyện giống như Đức Phật. Và từ bây giờ Sư ông Làng Mai xin hứa không dùng thiền ôm nữa, bởi vì thiền ôm của ông chế ra chẳng có hiệu lực gì cả mà chỉ là phương tiện để tạo thêm tình thương giữa hai giới khác phái thôi. Càng ôm là càng khổ cho đôi bên thôi. Không khéo cả hai đều bị tống cổ ra khỏi Bụt Sơn Cốc.

Bạn vui lòng van xin Sư ông trả ông Bụt về cho Văn học dân gian Việt Nam. Ông Bụt không có Đạo, do đó Sư ông cũng đừng nên nói đạo Bụt toàn cầu.

Kính bút
Bất Hạnh
avatar
Trọng Việt 23/02/2011 01:19:51
Trao đổi với Bất Hạnh ,

Tôi không có ý kiến gì về việc Bạn và nhiều người khác đang công kích Làng Mai , tôi không dính líu gì với Làng Mai mà Bạn cứ bảo tôi trả lời hoặc van xin sư ông Nhất Hạnh chuyện này chuyện nọ. Bạn cứ nhầm lẫn là tôi đang bênh vực bào chữa cho Làng Mai . Hãy đọc lại thật kỹ những gì tôi đã bình luận để hiểu phạm vi của tôi trao đổi với Bạn là gì .

Khi muốn vạch trần cái sai cái quấy của người khác cho công luận biết thì chính bản thân mình phải dựa trên các cơ sở xác thực . Không nên đem cái nhầm lẫn của mình làm cơ sở phê phán người khác . Coi chừng “gậy ông lại đập lưng ông” hoặc vô tình gây cho công luận hiểu sai lạc với sự thực thì tội lỗi lớn lắm.

Bụt không phải ông tiên , Bụt là cách gọi khác đồng nghĩa với Phật . Tôi mong Bạn nhớ điều này để đừng bao giờ đối kháng với Làng Mai bằng câu : “ Làng Mai đã đưa Bụt vào chùa” , khi đó cái sai chắc chắn ở về phía Bạn. Còn các vấn đề khác về Làng Mai thì Bạn rành quá rồi , tôi không muốn góp ý.

Đúng như Bạn nói , tôi chọn phong cách nghiên cứu học thuật để tìm hiểu các vấn đề mắc mứu vì chỉ có như vậy mới khách quan , mới bỏ qua được cái tôi định kiến , mới tiếp thu được cái hay cái đúng từ người khác đã đi trước nay truyền trao thành quả lại cho mình. Còn Bạn nói Phật Học Tự Điển của Thiện Phúc “chỉ đễ dành cho những người mới học Phật thôi “ thì tôi rất khâm phục trình độ của Bạn nhưng tôi bỏ qua , không tiếp thu nhận xét này .

Cám ơn lời khuyên bảo của Bạn , tôi đang tiếp tục học hành đây . Học bao lâu , học bao nhiêu cũng không bao giờ đủ , cũng không bao giờ thừa mặc dù tôi đã học gần 70 năm rồi , tiếc rằng thời gian còn lại quá ít. Bạn cũng nên cố gắng thực hành theo chính cái lời khuyên mà Bạn đã tặng cho tôi nhé !

Các thắc mắc của Bạn về lịch sử buổi đầu của Phật giáo Việt Nam , tôi thôi trả lời vì tôi đã giới thiệu cho Bạn tài liệu rồi. Bạn hãy tự đọc và tiếp nhận trực tiếp thì tốt hơn.

Tôi giới thiệu với Bạn thêm một tài liệu về chữ Bụt bên dưới đây , mong rằng nó sẽ đem lại hữu ích cho Bạn . Đây là trao đổi cuối cùng với Bạn , chúc Bạn luôn tinh tấn.

( http://vi.wikipedia/wiki/Bụt )

Bụt

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm

Bụt là một danh từ (được sử dụng rộng rãi trong dân gian ngày xưa) khác để nói về Phật.

Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, ngay từ đầu công nguyên với truyện cổ tích Chử Đồng Tử học đạo của một nhà sư Ấn Độ. Luy Lâu (thuộc tỉnh Bắc Ninh) là trị sở của quận Giao Chỉ sớm trở thành trung tâm Phật giáo quan trọng. Các truyền thuyết về Thạch Quang Phật và Man Nương Phật Mẫu xuất hiện cùng với sự giảng đạo của Khâu Đà La (Ksudra) trong khoảng các năm 168-189.

Do tiếp thu Phật giáo trực tiếp từ Ấn Độ nên từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) được phiên âm trực tiếp thành Bụt, từ Bụt được dùng nhiều trong các truyện dân gian. Phật giáo Việt Nam lúc ấy mang màu sắc của Tiểu thừa, Bụt được coi như một vị thần chuyên cứu giúp người tốt, trừng phạt kẻ xấu. Sau này, vào thế kỷ thứ 4-5, do ảnh hưởng của Đại thừa đến từ Trung Quốc mà từ Bụt bị mất đi và được thay thế bởi từ Phật. Trong tiếng Hán, từ Buddha được phiên âm thành Phật đà, Phật đồ rồi được rút gọn thành Phật. Phật giáo ăn sâu, bám rễ vào Việt Nam từ rất sớm. Đến đời nhà Lý, nhà Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh, được coi là quốc giáo, ảnh hưởng đến tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống. Đến đời nhà Hậu Lê thì Nho giáo được coi là quốc giáo.
avatar
Bất Hạnh 23/02/2011 05:08:03
Kính chào Trọng Việt
Xin chân thành cãm ơn và đón nhận những gì bạn tặng tôi. Bất Hạnh này có lẽ cũng giống như bạn thôi, mỗi khi sáng dậy mở mắt ra thì thấy, mình chuẩn bị bước thêm một bước tới gần nghĩa địa. Tuổi già không có tha bất cứ ai hết.

Trong đời chu du, tôi cũng đã trải qua nhiều rồi, nhưng người Việt biết nghĩ đến Văn hóa của xứ mình là điều tốt nên làm. Tôi không tấn công hay lấn áp với bạn qua ý nghĩa nội dung giữa chữ Bụt và chữ Phật, vì chữ Bụt chúng tôi đang nghiên cứu thêm để hầu giúp cho những ai thích tìm hiểu về dân học dân gian của Đất Việt.

Việc làm của Sư ông Làng Mai chúng tôi khuyên ông nên dùng đạo Phật Làng Mai thì thấy nó hợp lý trong tinh thần Phật giáo Việt Nam không có biên giới phân chia giữa Phật giáo Việt Nam và Sư ông Làng Mai thôi.

Kinh chúc bạn dồi giàu sức khỏe, an khang trong những chuỗi ngày còn lại,

Kính bút

Bất Hạnh
tổng số: 16 | đang hiển thị: 1 - 16

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập