Nghe kinh Phật

Đức Phật nói : mỗi người đều có Phật tánh, chỉ có cái tâm còn vọng động cho nên không nhìn thấy Phật tánh bên trong mình. Do đó nghe kinh và thực tập những gì kinh nói là việc cần làm để nhìn thấy Phật tánh đó.
Trong Kinh, từ cụm từ : Tôi nghe như vầy… hay Như thị ngã văn, hoặc evaṃ śrute mayā của Ngài A nan nói, trong phần mở đầu của những bộ kinh, chữ Nghe được xem là một thuật ngữ để cho mọi người chú ý đến phần diễn thuyết lời Phật của Ngài, như vậy chữ Nghe cũng có vai trò quan trọng tương đương như chữ Học và chữ Đọc.
Nghe kinh Phật là một phương pháp thực tập quan trọng vì nó có khả năng chuyển hóa. Nếu một người biết lắng nghe những gì Phật nói thì người ấy có thể hiểu và mang lại hạnh phúc cho chính mình cùng mọi người.
Đức Quán Thế Âm là vị Bồ tát luôn lắng nghe và nghe hết thảy niềm đau của chúng sanh để cứu độ. Do đó có câu : "Kính lạy Đức Bồ tát Quán Thế Âm, chúng con xin học theo hạnh Ngài, luôn biết lắng nghe cho cuộc đời bớt khổ…".
Nghe kinh Phật hiểu được rõ nghĩa của giáo lý, để xây dựng hạnh phúc bằng lòng từ bi, ban vui cứu khổ và giúp cho con người xích lại gần nhau qua sự thông cảm và thương nhau hơn trong xã hội.
Biết dành thời gian lắng nghe kinh Phật là cách ôn lại những lời Phật dạy đã học, đã đọc và một mặt để bồi dưỡng cho Trí tuệ luôn được mở mang trên con đường học Phật.
Nghe kinh Phật để ngăn chặn các vọng tưởng không xen vào trong tâm thì mới cảm thấy nhẹ nhàng, thảnh thơi, vui khỏe trong khoảnh khắc hiện tại.
Nghe kinh Phật để thân tâm được điều hòa và thấy sự sống có ý nghĩa hơn và cũng là một hình thức lưu truyền kinh điển theo dạng truyền khẩu.
Đức Phật nói : mỗi người đều có Phật tánh, chỉ có cái tâm còn vọng động cho nên không nhìn thấy Phật tánh bên trong mình. Do đó nghe kinh và thực tập những gì kinh nói là việc cần làm để nhìn thấy Phật tánh đó.
Thân xác do tứ đại hợp lại mà thành, mỗi giờ, mỗi ngày, nó sẽ già đi, cho nên mình sẽ không bao giờ giống trước đó và mình không thể làm chủ được sự thay đổi này mà phải chấp nhận theo nó. Bởi vậy nghe kinh Phật để nghe mình và để hiểu mình, biết cái thân này là không phải do mình làm chủ, từ đó mình nên bỏ cái bản ngã. Nghe kinh Phật để hàng ngày soi rọi tự Tâm mà tu hành, cho đến khi thấy được Vô ngã | V ô pháp |Không không, tức đã dần dần đi vào chính đạo.
Trong Tăng Chi Bộ Kinh Đức Phật khuyên rằng : "Đừng tin tưởng vào một điều gì vì phong văn | Đừng tin tưởng điều gì vì vịn vào một tập quán lưu truyền | Đừng tin tưởng điều gì vì cớ được nhiều nói đi nhắc lại | Đừng tin tưởng điều gì dù là bút tích của thánh nhân | Đừng tin tưởng điều gì dù thói quen từ lâu khiến ta nhận là điều ấy đúng | Đừng tin tưởng điều gì do ta tưởng tượng ra lại nghĩ rằng một vị tối linh đã khai thị cho ta | Đừng tin tưởng bất cứ một điều gì chỉ dựa vào uy tín của các thầy dạy các người | Nhưng chỉ tin tưởng cái gì mà chính các người đã từng trải, kinh nghiệm và nhận là đúng, có lợi cho mình và người khác. Chỉ có cái đó mới là đích tối hậu thăng hoa cho con người và cuộc đời. Các người hãy lấy đó làm chuẩn".
Trích trong Tinh Hoa Phật Học của TS Huệ Dân,
Kính bút
TS Huệ Dân
- NGŨ CĂN và NGŨ LỰC trong 37 Phẩm Trợ Đạo (Phần 1) Tâm Lương Đào Mạnh Xuân
- 8 lời khuyên của Phật giáo để đối phó với sự tức giận Tâm Quảng Nhuận
- Chánh Niệm Là Gì? HT. Thích Tịnh Đạo
- Cố Tu Tập Cho Được Hạnh Khiêm Tốn Tâm Lương Đào Mạnh Xuân
- Vị Hoàng Phước Đại – Đồng An
- Học kinh Phật TS Huệ Dân
- Tính thiêng liêng Nguyễn Thế Đăng
- Gửi đến những ai thường rụt rè, nhút nhát và ghen tuông, đố kỵ Tenzin Gyatso (Phương Tôn dịch)
- Gửi đến những ai không được hạnh phúc Tenzin Gyatso (Phương Tôn dịch)
- Gửi đến những ai được nhiều hạnh phúc Tenzin Gyatso (Phương Tôn dịch)
- Người đầy đủ đạo đức là người có tài sản lớn Đặng Đức Trọng
- Ý Nghĩa Nhẫn Nhục của Đạo Phật Thích Minh Hoàng
- Cúng Phật TS Huệ Dân
- Cúng dường Tam Bảo TS Huệ Dân
- Hạnh phúc bây giờ và ở đây Thích Nữ Chân Tại Ngiêm dịch
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Tiễn người đi | Nhạc và lời của Thì thầm qua tiếng hát Thì thào
- Từ Bi | Nhạc và lời của Thì thầm qua tiếng hát Thì thào
- Thầy Thích Minh Đức thi hóa Bạch y Chơn ngôn qua phần diễn nghĩa của TS Huệ Dân Bạch Y Thần Chú
- Diễn nghĩa Bạch y chân ngôn trong tiếng Phạn (Trích trong Tinh Hoa Phật học TS Huệ Dân).
- Diễn nghĩa Triṃśikā câu hai
- Diễn nghĩa Ba mươi biểu hiện thực hiện của Duy thức trong tiếng Phạn câu một
- Diễn nghĩa kinh A Di Đà bản ngắn trong Phạn ngữ (Trích trong Tinh Hoa Phật học, TS Huệ Dân) Phần một
- Nội dung của kinh trí tuệ siệt việt vượt qua bờ bên kia (bản ngắn)
- Vài dòng tham khảo Bát Nhã Tâm Kinh diễn nghĩa (Bản dài)
- Bát Nhã Tâm Kinh Diễn Nghĩa
Được quan tâm nhất

![]() |
Nghe kinh Phật 08/02/2011 18:13:00 |
![]() |
Cúng dường Tam Bảo 19/12/2010 15:55:00 |
![]() |
Học kinh Phật 06/02/2011 19:03:00 |

Xin chân thành cám ơn những lời bạn đã cảm nhận trước những điều mà Đức Phật dạy để chia sẽ cùng qúy đọc giả trang đạo Phật ngày nay.
Kính bút
TS Huệ Dân
Tu be,gia dinh con gap rat nhieu tro ngai,luon song ngheo kho,va con da vuon len,nen lau dan con mai me lam viec,khong danh thoi gian de nghe Kinh Phat.
Gio day,duoc ban con khuyen nhu nhieu,con nhan ra minh lang quen.
Con xin Duc Phat hay cho con co hoi quay ve.
Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)