NGŨ CĂN và NGŨ LỰC trong 37 Phẩm Trợ Đạo (Phần 1)

Đã đọc: 1036           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

 

Phần trích dẫn dưới đây lấy từ đường link:https://phatgiao.org.vn/37-pham-tro-dao-gom-nhung-gi-d48168.html

 

Chánh Pháp gồm 37 phẩm này giúp chúng ta đạt được "đạo" bằng trí tuệ, bằng sự quán chiếu, nhận thức được chân lý chứ không phải chỉ bằng niềm tin đơn giản mà thôi.

Toàn bộ giáo pháp của đạo Phật, chia ra 37 phẩm, gồm có:

Tứ niệm xứ (4)

Tứ như ý túc, (4)

Tứ chính cần, (4)

Ngũ căn, (5)

Ngũ lực, (5)

Thất bồ đề phần (7)

Bát chánh đạo. (8)

 

Xin ghi lại bằng những câu văn vần như sau:

 

Cần ghi nhớ: Ba bảy phẩm trợ đạo:

Tứ niệm xứ, Bát chánh đạo, Ngũ căn.

Tứ như ý túc, Thất Bồ Đề Phần

Tứ chánh cần, Ngũ lực: năng thực hành.

 ***

Tất cả những phần được in nghiêng dưới đây trích từ :https://www.nguyenthuychonnhu.net/index.php/bdt/893-nc-37

 

(1): Ngũ căn gồm có:

 

1- Nhãn căn tức là hai con mắt.

2- Nhĩ căn tức là hai lỗ tai.

3- Tỷ căn tức là hai lỗ mũi.

4- Thiệt căn tức là lưỡi miệng.

5- Thân căn tức là cơ thể.

 

Trên đây là NĂM CĂN trong cơ thể của chúng ta, nó thường phóng dật chạy theo sáu trần tạo ra muôn vàn sự đau khổ cho chúng ta, nên đức Phật dạy phương pháp đầu tiên là lấy NĂM CĂN tu tập. Ðối với người mới bước chân vào đạo Phật mà không tu NĂM CĂN là tu tập sai pháp. Người mới vào tu tập mà lo tập ngồi thiền nhập định là không biết pháp tu. Cho nên bất cứ một người nào mới đến với đạo Phật đều phải nghiên cứu Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Ðạo. Ba Mươi Bảy Pháp Môn này còn ghi chép trong kinh sách Nguyên Thủy được lưu giữ cho đến ngày nay.

 

Xin được ghi lại đoạn trên bằng những câu văn vần như sau:

 

Ngũ Căn phóng dật chạy theo Sáu Trần.

Tạo bao đau khổ cho hàng chúng sanh.

Phật dạy: trước hết phải tu Ngũ Căn.

Không làm: sai pháp, tu hành uổng công.

***

Không tu Ngũ Căn vẫn cứ ngồi Thiền.

Ngũ Trần khuấy động, tâm yên được nào.

Tu sai pháp, mãn đời, được gì đâu!?

Dã Tràng xe cát gây bao não phiền.

 

(2): Năm trần gồm có:

 

1- Sắc là tướng mạo, hình sắc của vạn vật trong vũ trụ như cây cỏ, đất đá, núi sông, các loài vật lớn hay nhỏ và con người.

2- Thinh là âm thanh, tiếng nói, tiếng kêu, tiếng khóc, tiếng rên, tiếng la hay tiếng hét, v.v...

3- Hương là mùi thơm, mùi thối, mùi thơm nồng nực hay mùi thối khó chịu.

4- Vị là vị ngọt, bùi, cay, đắng, mặn, lạt.

5- Xúc là va chạm, sờ mó, rờ rẫm, xoa bóp.

 

Xin mời quý vị đọc đoạn viết dưới đây lấy ý từ 2 phần Ngũ căn và Ngũ trần như sau:

 

Ngũ căn tiếp xúc ngũ trần,                                                                                                                 Nếu ưa thích, ắt tâm thần ngất ngây.                                                                                                        Mắt vừa thấy đẹp thích ngay.                                                                                                                  Tai nghe dịu ngọt mê say, mất hồn.                                                                                                        

 

Mũi thường ưa thích mùi thơm.                                                                                                                           Gặp đồ khoái khẩu, miệng nhồm nhoàm nhai.                                                                      

Thân kề khác phái đắm say,                                                                                                              Đó là triệu chứng không hay lộ bày,

 

Thân tàn, danh mất có ngày,                                                                         

Gia đình tan nát, chẳng ai đoái hoài.

Cố đè nén Ngũ Căn hằng ngày:

Giữ sao, đừng để mê say Ngũ Trần.

 

Nếu tai, mắt, mũi, miệng, thân,

Thả buông tạo tội, điều cần làm sau:

Quyết tâm sửa lỗi hàng đầu.

Phải nên hổ nhục khi nào làm sai.

 

Nếu không, làm tới hoài hoài,

Không còn nhân cách, khác loài thú đâu!

Chí tâm niệm Phật thật sâu,

Những điều xấu, ác sẽ mau biến liền.

                  **********

Chúng tôi xin ghi thêm phần Ngũ Dục vì nó rất cần thiết để thực tập NGŨ CĂN và NGŨ LỰC. Phần này được viết bằng những câu 8 chữ như sau:

 

Ngũ dục quả thật đáng sợ, đáng kinh:

Tiền tài, Danh vọng, Ái tình, Ngủ, Ăn.

Năm điều quái ác ấy giữ khăng khăng,

Chết về đường dữ, cầm bằng trong tay.

     

Đắm say Ngũ Dục, Phật ví thật hay:

Lửa cầm ngược gió, ngày ngày rát, đau.

Như khi khát, cứ nước muối uống vào,

Uống hoài càng khát, khổ sao thân này!

                                  

Ngũ Dục chính là rắn độc tránh ngay:

Ngũ Căn kiềm chế hằng ngày thật nghiêm.

Còn nếu Ngũ Dục chẳng chịu nằm im,

Chí tâm niệm Phật sẽ yên có ngày.

            *************

(3): NGŨ LỰC gồm có:

 

1- Tín lực

2- Tấn lực

3- Niệm lực

4- Ðịnh lực

5- Tuệ lực

 

Xin chuyển thành những câu như sau:

 

Quan trọng vô cùng NĂM yếu tố sau:

Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ: mau thuộc lòng.

Hàng ngày cố gắng thực tập thành công.

Hoa giác ngộ nở: ngưỡng mong đã thành.

***

“Khi tu tập pháp môn NĂM CĂN ở trên tức là dùng ý thức giữ gìn mắt, tai, mũi, miệng, thân thanh tịnh không cho NĂM CĂN chạy theo Năm Trần thì chúng ta đạt được năm thành quả, đó là NGŨ LỰC. NGŨ LỰC là nhóm năm pháp thứ 2 mà trong kinh sách Nguyên Thủy còn ghi lại và lưu giữ cho đến ngày nay.”

 

Xin được ghi lại bằng những câu như sau:

 

Muốn Ngũ Căn thanh tịnh, TU thật gắt (gao):

Dùng ý giữ: miệng, mũi, mắt, tai, thân.

Không để NGŨ CĂN chạy theo NGŨ TRẦN.

Tự nhiên NGŨ LỰC hiện lần ra ngay.

 

Đây là phần tu tập rất khó.Thành tâm mong mỏi những bạn đạo hữu duyên cùng chúng tôi cố gắng thực hành mỗi ngày phần NGŨ CĂN và NGŨ LỰC. Đạt được kết quả tốt ở phần căn bản này, hy vọng việc tu tập hằng ngày qua những pháp môn mình chọn sẽ đạt được kết quả mong muốn. Nếu được vậy, chúng tôi xin đem công đức này hồi hướng cho tất cả pháp giới chúng sanh tương lai đều trọn thành Phật đạo.

 

XIn chân thành cảm ơn quý vị đã đọc bài viết và thực hành./.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập