Vị

Thực hành chánh kiến để nhận biết thật tướng của sắc, thấy tai họa của sắc, biết rời xa sắc. Người thực hành chánh kiến liễu tri được giáo lý Vô thường, Khổ, Vô ngã.
Với khoa học, vị giác là một chức năng cảm giác của hệ thần kinh trung ương, giúp xác định được vị như mặn, ngọt, chua, cay và đắng. Đối với giáo lý Phật giáo, chữ vị có khái niệm rộng hơn. Vị là sự nhận thức của thân và tâm với đối tượng bên ngoài (mắt tiếp xúc với hình sắc, tai với âm thanh, mũi với mùi, lưỡi với vị, thân với vật, ý với đối tượng tâm ý).
Phật dạy, người nào không tìm kiếm thú vui của sắc thì không nhiễm đắm bởi sắc. Người nào thấy được nguy hại của sắc, thì không phải lo lắng bởi sắc. Người nào thấy sắc mà rời xa thì thoát ly được những ràng buộc của sắc. Người có tư duy như thế, giải thoát được những ràng buộc bởi sanh, lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não.
Ngược lại, người nào đi tìm kiếm thú vui của sắc thì người đó bị nhiễm đắm bởi sắc. Người nào không thấy được nguy hại của sắc, thì người ấy phải lo lắng bởi sắc gây ra. Người nào thấy sắc mà không rời xa, thì người ấy không thoát ly được những ràng buộc của sắc. Người vô tri như thế, không giải thoát khỏi sanh, lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ, não.
Thực hành chánh kiến để nhận biết thật tướng của sắc, thấy tai họa của sắc, biết rời xa sắc. Người thực hành chánh kiến liễu tri được giáo lý Vô thường, Khổ, Vô ngã.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Bến Tre, ngày 16 tháng 09 năm 2021
Hoàng Phước Đại – Đồng An
Dưới đây là bài Kinh Vị trong Tạp A Hàm Kinh
KINH 13. VỊ (1)
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:
“Nếu chúng sanh nào không nếm vị ngọt của sắc thì sẽ không nhiễm đắm sắc. Vì chúng sanh nếm vị ngọt của sắc cho nên bị đắm trước.
“Cũng vậy, chúng sanh nào không nếm vị ngọt của thọ, tưởng, hành, thức thì chúng sanh ấy không bị đắm nhiễm thức. Vì chúng sanh nếm vị ngọt của thọ, tưởng, hành, thức cho nên chúng sanh ấy bị nhiễm trước vào thức.
“Này các Tỳ-kheo, nếu sắc đối với chúng sanh không phải là sự tai hại, thì chúng sanh ấy không nên nhàm chán sắc. Vì sắc là mối hại của chúng sanh cho nên những chúng sanh ấy nhàm chán sắc.
“Cũng vậy, đối với thọ, tưởng, hành, thức nếu không phải là mối hại thì chúng sanh ấy không nên nhàm chán thức. Vì thọ, tưởng, hành, thức là mối hại của chúng sanh, cho nên những chúng sanh ấy nhàm chán thức.
“Này các Tỳ-kheo, nếu sắc đối với chúng sanh mà không có sự xuất ly, thì những chúng sanh ấy không nên thoát ly sắc. Vì sắc đối với chúng sanh có sự xuất ly, cho nên những chúng sanh ấy thoát ly sắc.
“Cũng vậy, nếu thọ, tưởng, hành, thức đối với chúng sanh không có sự xuất ly, thì những chúng sanh ấy không nên thoát ly thức. Vì thọ, tưởng, hành, thức đối với chúng sanh có sự xuất ly, cho nên những chúng sanh ấy thoát ly thức.
“Này các Tỳ-kheo, nếu Ta đối với năm thọ ấm này mà không biết một cách như thạât vị ngọt là vị ngọt, tai hại là tai hại, xuất ly là xuất ly, thì Ta ở giữa chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn và các chúng trời, người đã không thể tự chứng, không được thoát, không vượt ra, không xa lìa, vĩnh viễn an trú trong sự điên đảo, cũng không thể tự mình chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
“Này các Tỳ-kheo, vì Ta đã biết năm thọ ấm này một cách như thật rằng vị ngọt là vị ngọt, tai hại là tai hại, xuất ly là xuất ly, nên Ta ở giữa chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn và các chúng trời, người đã có thể tự chứng, đã thoát, đã vượt ra, đã xa lìa, vĩnh viễn không an trú trong sự điên đảo, cũng có thể tự mình chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.”
Bấy giờ, các Tỳ-kheo sau khi nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
- NGŨ CĂN và NGŨ LỰC trong 37 Phẩm Trợ Đạo (Phần 1) Tâm Lương Đào Mạnh Xuân
- 8 lời khuyên của Phật giáo để đối phó với sự tức giận Tâm Quảng Nhuận
- Chánh Niệm Là Gì? HT. Thích Tịnh Đạo
- Cố Tu Tập Cho Được Hạnh Khiêm Tốn Tâm Lương Đào Mạnh Xuân
- Sáu Hành Vi Làm Hao Tổn Phước Báu Nhanh Nhất Tâm Lương Đào Mạnh Xuân
- Sáu Hành Vi Làm Hao Tổn Phước Báu Nhanh Nhất Tâm Lương Đào Mạnh Xuân
- Thế nào là tu tâm dưỡng tánh? Quang Minh
- Giữ được khẩu nghiệp, thành Phật một nửa Tịnh Nguyên
- Hướng thiện cho trẻ bằng cách đọc truyện, kể chuyện về Đức Phật và Phật pháp Thích Nữ Liên Trí
- Cầu an theo tinh thần kinh Phước Đức Quảng Tánh
- Thông điệp quan trọng cho người Phật tử về dịch COVID – 19 Thích Phước Tiến
- 14 điều cần làm để bảo vệ sức khỏe tinh thần trong đại dịch Covid-19 Giáo sư Piyanjali de Zoysa - Dịch bởi Thích Đồng Tâm
- Lời dạy của Thế Tôn về Bát Quan Trai Giới Tịnh Tâm
- Đọc Kinh Pháp Môn Căn Bản Nguyên Giác
- Huấn luyện tâm - Phần 1 Ajahn Chah - Việt dịch: Diệu Liên Hoa
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)