Thế nào là tu tâm dưỡng tánh?

Tu tâm dưỡng tánh là nơi đời mà hành đạo, nơi thân mà giữ đạo, nơi ý mà niệm đạo, nơi khẩu mà hợp đạo, nơi cõi trần mà nhập đạo, nơi cõi pháp mà xuất thế đạo.
Phật tánh là tánh giác ngộ trong mỗi chúng sanh.
Trần gian là cõi dục giới trong ba cõi là cõi dục giới, cõi sắc giới và cõi vô sắc giới. Trần gian cũng là cõi tạm vì thời gian thấm thoát thoi đưa, có còn được mất, phút chóc vô thường nên trong ba cõi thì cõi trần gian dục giới có thọ mạng thời gian ngắn nhất so với hai cõi còn lại. Đó là nhược điểm nhưng cũng là ưu điểm đối với người tu hành.
Vì cõi trần có thời gian thọ mạng ngắn là vô thường nên tâm cũng vô thường, vì tâm vô thường thân, khẩu, ý, niệm đều vô thường, cho đến tất cả pháp có hình sắc hay không có hình sắc, âm thanh hay ngôn ngữ hình tượng đều vô thường. Nhưng trong cái vô thường đó có một cái hữu thường bất biến đó là tánh chân như hay tâm chân như hay Phật tánh là tánh giác ngộ trong mỗi chúng sanh.
Tánh giác ngộ là sự sáng rõ, sự thấu suốt, sự rõ biết các pháp vô thường, khổ, không, vô ngã, tịch diệt. Các pháp đã không thật thì cái ta tổng hợp từ duyên các pháp cũng không chắc thật, cái ta không thật thì cũng không có thọ, ái, thủ hữu dẫn tới lão tử vô thường bởi cái gốc cội vô minh.
Trong thập nhị nhân duyên từ vô minh tới lão tử thì thọ, ái là nhận vào và quyến luyến là gốc dẫn tới luân hồi sinh diệt. Sinh diệt từ ý niệm tới hành động hành vi để từ đó nuôi dưỡng cái ta không thật trong vô minh không sáng tỏ che mờ cái tánh sáng suốt rõ biết. Vậy trong thập nhị nhân duyên để phá cái vô minh thì ái là cái cần phá trong mắc xích đó đầu tiên. Ái là sự yêu mến ưu thích, nhưng làm chủ cái ưu thích là ở thức.
Tu đạo không đâu xa là tu nơi tâm mình
Có tất cả tám thức, trong đó sự suy nghĩ nhận biết nằm ở ý thức. Nên tu là chuyển ý thức nhận biết nghĩ suy thành ý nghĩ tốt, ý niệm tốt sau đó dần dần thay đổi từ ý tới thân khẩu cho hợp đạo. Vậy đạo là thân khẩu ý chơn chánh trong cái tâm thanh tịnh, yên bình. Mà gốc đạo là ở nơi tâm tánh.
Tu đạo là tu tâm, dưỡng tánh để đưa tâm yên nguyên không tịch là chơn như Phật tánh về trạng thái thanh tịnh vốn có ban đầu, để từ đó nghiệp giảm hóa, phước đầy đủ, đức tròn sáng ngõ hầu nhập thể kiến tánh giải thoát. Tu đạo không đâu xa là tu nơi tâm mình, đảnh lễ quy y Phật là quay lại tâm tánh mình mà thủ giữ đạo, là nơi tâm tánh chơn thật mà hành đạo, là nơi tâm mà sống đạo, là nơi tánh mà giải thoát đạo.
- NGŨ CĂN và NGŨ LỰC trong 37 Phẩm Trợ Đạo (Phần 1) Tâm Lương Đào Mạnh Xuân
- 8 lời khuyên của Phật giáo để đối phó với sự tức giận Tâm Quảng Nhuận
- Chánh Niệm Là Gì? HT. Thích Tịnh Đạo
- Cố Tu Tập Cho Được Hạnh Khiêm Tốn Tâm Lương Đào Mạnh Xuân
- Vị Hoàng Phước Đại – Đồng An
- Giữ được khẩu nghiệp, thành Phật một nửa Tịnh Nguyên
- Hướng thiện cho trẻ bằng cách đọc truyện, kể chuyện về Đức Phật và Phật pháp Thích Nữ Liên Trí
- Cầu an theo tinh thần kinh Phước Đức Quảng Tánh
- Thông điệp quan trọng cho người Phật tử về dịch COVID – 19 Thích Phước Tiến
- 14 điều cần làm để bảo vệ sức khỏe tinh thần trong đại dịch Covid-19 Giáo sư Piyanjali de Zoysa - Dịch bởi Thích Đồng Tâm
- Lời dạy của Thế Tôn về Bát Quan Trai Giới Tịnh Tâm
- Đọc Kinh Pháp Môn Căn Bản Nguyên Giác
- Huấn luyện tâm - Phần 1 Ajahn Chah - Việt dịch: Diệu Liên Hoa
- Bí mật của cái tôi Thích Ngộ Phương
- Những Người Phật Tử Jubu Nguyên Giác
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Phật đản sinh trong tâm mỗi người
- Sơ Quát về “Bình Thường Tâm Thị Đạo” qua Duy Thức Học
- Hành tâm đạo pháp
- Phật Giáo Không Phải Là Một Tôn Giáo
- Niềm hy vọng trong cơn cùng cực
- Đức Năng Thắng Số
- Nghiệp là quả của chuỗi quá trình tạo tác
- Phương Tiện Tu Tập Xin Đừng Chấp
- Niết bàn hạnh phúc
- Đạo Cao Một Thước, Ma Cao Một Trượng
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)