TT. Thích Nhật Từ chia sẻ về lối sống với sinh viên trường Đại học KHXH&NV TP. HCM

Đã đọc: 2190           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Nhân dịp buổi lễ trao tặng học bổng Đạo Phật Ngày Nay được diễn ra chiều 1/12/2015 tại trường Đại học KHXH&NV TP.HCM, TT.TS.Thích Nhật Từ - Phó viện trưởng Học viện PGVN TP.HCM đã có buổi giao lưu với các bạn sinh viên với chủ đề "Sống tử tế".

Thượng tọa đã lần lượt trích dẫn những câu chuyện có thật trong cuộc sống nhằm gợi mở cho tất cả chúng ta, những người sống và học tập trong ngôi trường Đại học KHXH&NV, cùng hướng đến một phương trời cao rộng, nơi mà tất cả các thành viên từ lời nói cho đến ứng xử của chúng ta, nếu không trực tiếp mang lại niềm vui và giá trị cho người khác được thì cũng  không hề gián tiếp để lại nỗi buồn và niềm đau ở tương lai.

Giá trị của lòng tử tế về ngữ nghĩa nói một cách nôm na: sống tử tế là sống tốt, sống đẹp, sống vô ngã, sống vị tha, sống mang lại giá trị lợi ích nhân văn cao quí cho con người.

Bài thuyết giảng" Sống tử tế" được Thượng tọa chia sẻ với 9 nội dung  sau:

1. Giá trị của lòng tử tế: Với nội dung thứ nhất, Thượng tọa đã trích dẫn bốn câu nói của bốn nhân vật nổi tiếng để định nghĩa về giá trị của lòng tử tế.

- Đừng ích kỷ. World Kindness Day: 13-11-1998, Tokyo. Phát biểu của ông trong một hội nghị  có  25 nước tham gia.

- Dalai Lama 14 (phát biểu ngày 06/ 7 /1935): Tôn giáo của tôi rất đơn giản. Tôn giáo của tôi là lòng tử tế (My religion is very simple. My religion is kindness).

- Mark Twain (30 11 1835 – 21 4 1910, nhà văn Mỹ): Tử tế là ngôn ngữ mà người điếc có thể nghe được và người mù có thể nhìn thấy được (Kindness is a language which the deaf can hear and the blind can see).

- Mahatma Gandhi (2 10 1869 – 30 1 1948): Các hành động tử tế đơn giản nhất có sức mạnh còn hơn một ngàn cái đầu cúi xuống trong cầu nguyện (The simplest acts of kindness are by far more powerful than a thousand heads bowing in prayer).

2. Lời chào cao hơn mâm cỗ: với câu chuyện hết sức cảm động về một cô nhân viên trong một công ty Đông lạnh với một người làm bảo vệ: hàng ngày với hai buổi đi và về, cô đã khoanh tay chào người bảo vệ với những lời chào tôn trọng khi đến và lời tạm biệt khi ra về. Với cái kết hết sức có hậu của câu chuyện có thật này khi cô đi kiểm tra và bị kẹt trong phòng đông lạnh. Người bảo vệ đã không nghe tiếng chào tạm biệt như thường ngày... ông đã đến cứu cô kịp thời.

3. Không quá muộn để nói lời xin lỗi: đây là câu chuyện được một người tênLâm Trúc Nguyễn chia sẻ trên Facebook ngày 17/7/2015 khi anh chứng kiến hai mẹ con đi ăn quán, có Bà cụ mời mua vé số. Người mẹ ( sinh năm1985) mua 2 tờ. Bà cụ nựng má cậu con 10 tuổi. Cậu bé thét lên, hất bà cụ ra. Người mẹ xin lỗi bà cụ và nói với con trai: "Nếu sau này mẹ già, mẹ nghèo đi, mẹ ra ngoài đường bán vé số, bị người ta làm như vậy con sẽ làm gì?" ...và cậu bé đã xin lỗi.

4. Sức mạnh của lời cổ vũ đúng. câu chuyện ngụ ngôn về 2 chú ếch rơi xuống hố xâu. Đàn ếch khuyên đừng nhảy vô ích. Một con buồn chán vì bị bỏ rơi, kiệt sức mà chết. Còn con còn lại nỗ lực, thoát khỏi hố sâu. Con sống sót là con bị điếc cứ suy tưởng lời nhụt chí của đàn ếch là lời cỗ vũ, nên chú ếch đã có động lực tìm cách nhảy lên khỏi hố. Do đó, khuyên, động viên và khích lệ là một  sức mạnh kỳ diệu.

5. Giá trị của lời khen: Chuyện về hai vợ chồng già sống ở nước ngoài trồng vườn hoa, nhưng bị nhóm trẻ con hàng xóm quậy phá, mặc dù ông lão đã làm rào bảo vệ hoa và viết lời cảnh báo đe dọa đưa ra pháp luật, nhưng vợ ông đã khuyên ông thực hiện bằng cách khác ...cuối cùng nhóm trẻ này đã coi gia đình ông và vườn hoa của ông như của chúng vậy.


6. Sống chân thật. câu chuyện về một người cha dẫn 2 con đến sân Golf khi mua vé vào với giá vé cho đứa 3 tuổi, đứa 7 tuổi. Giá vé này là khác nhau 6 tuổi mất 3 usd. Người bán vé đã xui ông khai man tuổi của con ông để có thể tiết kiệm được 3 đô( vì 2 đứa cao gần bằng nhau)...Ông đã không làm như vậy vì: "Tôi không gạt người khác trước con tôi"...

7. Tri ân và đền ân: Bốn trong ân được đức Phật Thích Ca khai sáng sau khi đức Phật ngồi 49 ngày thiền định dưới cội cây bồ đề. Bốn trong ân đó là: Ơn cha mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng; Ơn Thầy cô giáo đã trao truyền kiến thức; Ơn các nhà quản trị đất nước tài giỏi, chân chính và ơn  những nghĩa sĩ đã bảo vệ mạng sống và chủ quyền đất nước; Ơn đồng loại và những người bạn hiện hữu tri thức.

8. Chân thành trong từ thiện, giúp đỡ. Câu chuyện về một cô gái mới chuyển nhà đến với hai chú bé nhà hàng xóm. Khi bị cúp điện, hai chú bé đã sang gõ cửa và hỏi cô có nến không, cô gái mới chuyển nhà đến nghe vậy cho rằng: mình mới đến mà đã có người đến nhờ vả rồi, e sau này... nên cô đã trả lời là không có. Hai đứa trẻ reo lên: Biết ngay mà...

Biết cho đi sẽ được nhận lại:  Đừng ích kỷ, hãy giúp đỡ tận tình...

9. Làm việc tử tế nhỏ với hiệu quả lớn. hãy làm tất cả những gì mình có thể làm được.

Ví dụ  như các bạn sinh viên hiến máu nhân đạo 4 tháng một lần, hiến mô, hiến tạng, hiến xác để giúp cho mọi người được sống, có cơ hội tái sinh thêm một lần nữa, ngay trong kiếp sống hiện tại này, hay truyền trao kiến thức mình đã học được...

Phần thứ hai của buổi thuyết giảng là phần giao lưu với các câu hỏi xung quanh chủ đề "Sống tử tế": Ai trong chúng ta cũng đều muốn sống tử tế, vậy lòng vị tha và sự tử tế có liên quan đến nhau? trước khi đến với sự tử tế có lòng vị tha? Nguồn nuôi dưỡng lòng tử tế là gì? Lòng tử tế có giải quyết được bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay? Những nhận thức về lòng tử tế khi giúp đỡ người khác, nhưng khi giúp đỡ người khác lại bị kẻ khác làm hại mình, bị lợi dụng vào lòng tử tế( khi dựng xe để giúp người bị tai nạn thì lại bị kẻ khác lấy luôn xe của mình). Vậy sợ bị người khác lợi dụng vào lòng tử tế thì có được gọi là vô cảm? Khi giúp đỡ xong họ lại không biết ơn mà lật lọng lại thì phải làm sao để tiếp tục sống làm người tử tế? Làm thế nào để sống được an nhiên và thản nhiên trong đời?Trong phật giáo có nói gì đến duyên nợ, có duyên nợ trong vợ chồng, con cái không? Người ta chỉ đau khổ khi ý thức được đau khổ của người đó, xin thầy giải thích!. Trong cuộc sống thì mỗi người có nhiều mặt nạ khác nhau, làm thế nào để sống với nhiều mặt nạ khác nhau?

 

Các câu hỏi được Thượng tọa trả lời, lúc bằng các trích dẫn những câu chuyện có thật và bằng cả các câu chuyện ngụ ngôn hay lúc bằng các phân tích logic chặt trẽ đầy đủ làm hài lòng người hỏi và người nghe, rất hay và có giá trị cho tất cả những ai nghe được chứ không nhất thiết chỉ có giá trị cho cá nhân người hỏi.

Chỉ tiếc rằng, buổi giao lưu đã diễn ra sau hơn 3,5 giờ, thời gian đã hết trong tiếc nuối: giá mà còn thời gian nữa! 


































Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

4.43

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập