Nhận diện và chuyển hóa thân - tâm

Đã đọc: 7349           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Nhận diện cái gì và chuyển hóa cái gì? - thân và tâm; ai nhận diện và ai chuyển hóa? Chúng ta, tức hành giả, tu, học, thực hành, và ứng dụng Phật pháp trong từng ý nghĩ, cử chỉ, lời nói, và việc làm chánh niệm và tỉnh giác, vững chãi và thảnh thơi vào trong đời sống hằng ngày.

Nhận diện chuyển hóa thân - tâm

        Là con người chánh niệm, an lạc, và tỉnh thức, với chánh kiến và chánh tư duy, xuyên qua việc tu, học, hiểu, áp dụng, và thực Phật pháp vào trong đời sống hằng ngày, chúng ta có thể nhận diện và chuyển hóa thân - tâm. Qua quá trình nhận diện và chuyển hóa thân - tâm, chúng ta có cơ hội nhìn sâu và nhìn rõ mình hơn bằng cách quán chiếu chúng một cách chi tiết. 

        Nhận diện cái gì và chuyển hóa cái gì? - thân tâm; ai nhận diện và ai chuyển hóa? Chúng ta, tức hành giả, tu, học, thực hành, và ứng dụng Phật pháp trong từng ý nghĩ, cử chỉ, lời nói, và việc làm chánh niệm và tỉnh giác, vững chãi và thảnh thơi vào trong đời sống hằng ngày.

        Thân và tâm là chủ đề chính của bài thảo luận hoặc bài pháp thoại này. Theo giáo lý duyên khởi (S. Pratītyasamutpāda/ P. Paṭiccasamuppāda)  của đạo Phật, con người bao gồm hai phần then chốt, đó là, thân và tâm.

        Cả hai là một, không bao giờ riêng biệt, chúng tương tức với nhau như hình với bóng. Nếu nhân và duyên không có mặt, thì chúng sẽ không bao giờ hình thành và sinh khởi. Ngược lại, khi đủ nhân và duyên có mặt, thì chúng sẽ có thể hình thành và sinh khởi.

        Thân và tâm là những yếu tố quan trọng trong việc hình thành con người hữu ngã (我, S. Ātman, P. Attā), năm uẩn, hay con người vô ngã (無我, S. Anātman, P. Anattā); Ngã là một con người do năm uẩn hình thành. Cũng vậy, con người vô ngã có nghĩa là con người duyên sinh, tương thuộc, và tương tức đầy đủ với sắc, thọ, tưởng, hành, và thức.

        Vô ngã có nghĩa là không có một uẩn nào, một nhân, một duyên nào, hay một yếu tố vật lý và tâm lý nào trong ta tồn tại độc lập; vô ngã có nghĩa là uẩn này duyên với uẩn khác và nhiều uẩn khác nữa, hoặc vô ngã có nghĩa là con người này hoàn toàn tương tức với những cái khác và không phải là một chúng sinh riêng biệt, v.v...

        Khi học và hiểu được Phật pháp vững chãi, chúng ta biết rằng cả con người hữu ngã và vô ngã đều sinh, diệt, vô thường, biến hoại, v.v...  trong từng sát na. Khi nhìn các khía cạnh không hành trì Phật pháp với thân tâm chấp thủ, tà niệm, tà kiến, và tà tư duy, thì cả hai hạng người này đều nhận chịu những kết quả bất thiện, như sầu, bi, khổ, ưu, não, v.v...

        Ngược lại, khi nhìn các khía cạnh hành trì và ứng dụng Phật pháp thích hợp với thân tâm buông xả, chánh niệm, chánh kiến, và chánh tư duy, cả những con người hữu ngã và vô ngã đều có thể gặt hái được những hoa trái an vui và hạnh phúc ngay bây giờ và ở đây trong cuộc sống hiện tại. Như vậy, hai là một, là tất cả, và ngược lại.

        Theo đạo Phật, cả hai hạng người này không bao giờ chấp nhận một cái nhân duy nhất, một cái duyên duy nhất, một chủ thể tuyệt đối, hay một linh hồn bất biến theo lối suy luận và diễn đạt người nào có tội thì đọa xuống địa ngục mãi mãi, hoặc người nào có phúc thì sinh lên cõi trời mãi mãi.

        Với chánh tín, chánh kiến, và chánh tư duy, đạo Phật chỉ chấp nhận quy luật nhân quả, nghiệp báo, đặc biệt là con người chuyển nghiệp, chuyển ngữ, chuyển tâm, và chuyển thức. Tất cả các nhân, duyên, và các yếu tố khác nhau trong con người năm uẩn không bao giờ tồn tại độc lập và riêng biệt.

        Thật vậy, trong giáo lý tương thuộc, duyên sinh, hình thành, và phát triển, ở ngữ cảnh này, chúng ta biết đạo Phật không những chấp nhận con người vô ngã, mà còn chấp nhận con người hữu ngã, hay con người năm uẩn.

        Nhờ tinh cha, noãn sào, tử cung của mẹ, hương ấm (Gandhabha),[1] hay thức tái sinh (Patisandhi),[2] nhờ ăn, uống, ngủ, nghỉ, tu, học, làm việc, không khí, ánh sáng, v.v..., nhờ các mối tương quan và tương duyên với nhau của năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, và thức), con người hữu ngã hay năm uẩn được hình thành, và chúng ta có thể thấy vị ấy bằng mắt, bằng tâm, và bằng xúc chạm.

        Khi nhìn về khía cạnh quán chiếu và tương tức, con người này không những bao gồm các hạt giống tiêu cực như tham, sân, si, chấp thủ, tà kiến, v.v..., mà còn bao gồm các hạt giống tích cực như rộng lượng, thương yêu, hiểu biết, buông xả, chánh kiến, v.v...

        Nói cách khác, trong bùn có sen, trong sen có bùn; trong tối có sáng, trong sáng có tối, hoặc trong đen có trắng, trong trắng có đen. Đứng về mặt tu tập và hành trì, ta thấy trong bùn có sen, trong phiền não có giác ngộ (Bodhi), trong tối có sáng, trong đen có trắng, v.v... Ngược lại, đứng về mặt không tu tập hoặc tu tập lai rai, ta thấy trong sen có bùn, trong hạnh phúc có khổ đau, trong sáng có tối, trong trắng có đen, v.v...

        Trong bài viết này, bùn, tối, đen đều dụ cho tham, sân, si, chấp thủ, tà kiến, vô minh, phiền não, v.v...; sen, sáng, trắng đều dụ cho sự rộng lượng, thương yêu, hiểu biết, buông xả, chánh kiến, trí tuệ, giác ngộ, v.v... Như vậy, cả hạt giống tiêu cực và tích cực, bùn và sen, tối và sáng, đen và trắng, phiền não và Bồ-đề (Bodhi) đều có mặt trong ta hay trong con người năm uẩn.

        Bằng sự học, hiểu, và thực hành Phật pháp chuyên cần, tu là quá trình nhận diện bùn và chuyển hóa bùn thành sen; nhận diện tối và chuyển hóa tối thành sáng; nhận diện đen và chuyển hóa đen thành trắng; nhận diện tham, sân, si, chấp thủ, tà kiến, vô minh, phiền não, v.v..., và chuyển hóa chúng thành sự rộng lượng, thương yêu, hiểu biết, buông xả, chánh kiến, trí tuệ, giác ngộ, v.v... Tu là quá trình chúng ta nhận diện phàm phu và chuyển hóa phàm phu thành thánh quả.

        Thật vậy, lìa bùn, chúng ta không bao giờ tìm thấy sen;

        lìa tối, chúng ta không bao giờ tìm thấy sáng;

        lìa đen, chúng ta không bao giờ tìm thấy trắng;

        lìa phiền não và khổ đau, chúng ta không bao giờ tìm thấy giác ngộ, an    vui, và hạnh phúc;

        lìa con người phàm phu, chúng ta không bao giờ tìm thấy con người

        thánh quả;

        lìa sự kham nhẫn, chánh kiến, và chánh tư duy, thì chúng ta không bao

        giờ tìm thấy sự thành công tốt đẹp

        trong việc tu, học, và hướng đi tốt đẹp trong cuộc đời.

        Là người quán chiếu giỏi, chúng ta phải tìm thấy được sen trong bùn, sáng trong tối, trắng trong đen, giác ngộ và hạnh phúc trong phiền não và khổ đau, và con người thánh quả trong con người hữu ngã, năm uẩn, duyên sinh, hay vô ngã.

        Quá trình tu tập là quá trình thanh lọc, hướng thượng, hướng thiện, và chuyển hóa thân - tâm (Rūpa - Nāma). Xét về khía cạnh tương tức và duyên sinh, thân (sắc - Rūpa) gồm có các yếu tố khác như đất, nước, lửa, gió; tâm (danh - Nāma) gồm có thọ, tưởng, hành, và thức.[3] 

        Yếu tố đất (pruṭhavī-dhātu) – chất cứng gồm có tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, nội tạng, ruột…

        Yếu tố nước (āpa-dhātu– chất lỏng gồm có mật, đờm, máu, mủ, mồi hôi, chất béo, nước mắt, nước mũi, nhầy, nước tiểu…

        Yếu tố  lửa (teja-dhātu– chất nóng gồm có cơ cấu thân thể tạo ra hơi ấm vật lý, lão hóa, tiêu hóa…

        Yếu tố gió (vāyu-dhātu) – sự chuyển động gồm có không khí liên quan với hệ thống phổi, hơi thở, gió trong bụng và đường ruột…

        Trên đây, để người đọc và người học có thể hiểu và nắm bắt ý nghĩa của bài viết này dễ hơn, nên thân tâm được phân tích riêng biệt. Tuy nhiên, trong thực tế, cả thân và tâm là một, và là tất cả, chúng không bao giờ tách rời độc lập.

        Ở điểm này, chúng ta nên biết rõ các yếu đất, nước, gió, và lửa trong con người vật lý của ta có liên quan với các yếu tố đất, nước, gió, lửa bên ngoài ta rất mật thiết. Khi có đầy đủ nhân, duyên, hay các yếu tố đó, thì thân và tâm hay con người năm uẩn có thể hình thành, phát triển, và trải qua bốn chu kỳ sinh, già, bệnh, và chết. Ngược lại, nếu một nhân, một duyên, hay một trong những yếu tố đó vắng mặt, thì chúng sẽ không bao giờ hình thành và có mặt.

        Là hành giả chánh niệm và tỉnh thức, chúng ta có thể nhìn sâu và thấy rõ thân và tâm của chúng ta đang vô thường, sống, và chết trong từng hơi thở và trong từng sát na. Với tuệ giác Phật pháp, chúng ta có thể quán chiếu con người duyên sinh như sau:    

 “Tôi phải già, tôi không thể nào tránh khỏi cái già;

Tôi phải bệnh, tôi không thể nào tránh thoát khỏi cái bệnh;

Tôi phải chết, tôi không thể nào tránh thoát khỏi cái chết;

Tất cả những gì do thân nghiệp, khẩu nghiệp, và ý nghiệp của tôi tạo tác và gây ra, tôi không thể nào xa lìa buông bỏ chúng, dù đó là nghiệp thiện, hay nghiệp bất thiện; Ý thức rằng nghiệp thiện tôi tiếp tục duy trì và phát triển; nghiệp bất thiện tôi cố gắng nhận diện và chuyển hóa;

Tất cả những người thân, người thương, và những gì tôi trân quý hôm nay, một mai này tôi chắc chắn sẽ phải xa lìa và buông bỏ, tôi không thể nào tránh khỏi sự xa lìa và buông bỏ ấy.”[4]

        Quán chiếu được như vậy, chúng ta có thể chuyển hóa các hạt giống bất thiện trong con người duyên sinh và vô ngã thành các hạt giống thiện. Với sự tu, học, và thực hành Phật pháp ngon lành, nương vào con người ngũ uẩn của chính mình, chúng ta có thể nhận diện những hoa trái an vui và hạnh phúc ngay bây giờ và ở đây trong cuộc sống hiện tại.

        Là người chánh niệm và tỉnh thức, chúng ta hiểu rõ và ý thức sâu sắc rằng thân thể vật lý của ta sống trên thế gian này chỉ một thời gian nào đó, nó phải trải qua các chu kỳ sinh, già, bệnh, và chết trong từng hơi thở, từng giờ, từng ngày, từng tuần, từng tháng, và từng năm.

        Đến một lúc nào đó thân thể này cạn kiệt, chúng ta không thể bám víu, chấp thủ, và cho rằng: "Thân này là tôi, là của tôi, và tôi là thân này." Ngược lại, với tuệ giác của việc ứng dụng và hành trì Phật pháp vào trong đời sống hằng ngày, chúng ta nên quán chiếu thân thể vật lý này như sau:

"Thân này không phải là tôi,

Tôi không kẹt vào nơi thân ấy,

Tôi là sự sống thênh thang,

Chưa bao giờ từng sinh,

Và cũng chưa bao giờ từng diệt.

Nhìn kia! Biển rộng trời cao,

Muôn vàn tinh tú lao xao.

 

Tất cả biểu hiện cùng tôi

từ nguồn linh tâm thức,

từ muôn đời tôi vẫn tự do.

Tử sinh là cửa ngõ ra vào,

tử sinh là trò chơi cút bắt.

Hãy cười cùng tôi,

Hãy thở cùng tôi,

Hãy niệm Phật cùng tôi,

Hãy thiền tập cùng tôi."[5]

        Hiểu và thực hành Phật pháp được như vậy, khi người thân hoặc người thương của mình lìa đời, thì mình nên giữ thái độ bình thản, và hạn chế sự buồn rầu và than khóc của mình. Vì khi mình than khóc, hương linh rất bịn rịn tiếng than khóc của mình, lẩn quẩn đâu đây, và họ khó vãng sinh về cảnh giới an lành.

        Là người trí giả, trong khoảng thời gian đó, mình và các thành viên trong gia đình của mình nên áp dụng thiền tập và niệm Phật để góp phần cầu nguyện, hộ niệm cho người sống được nhẹ nhàng, và người mất từ bỏ xác thân được thanh thản.

        Tiếp theo, mình có thể nhận diện và chuyển hóa thân - tâm qua khía cạnh sám hối hoặc làm mới. Trước hết, chúng ta tìm hiểu những ý nghĩa của các từ "Sám hối hoặc làm mới."

        "Sám Hối" (Showing repentance) là tiếng Hán Việt viết theo chữ Hán là 懺 悔 có chung bộ tâm đứng "忄." Cả  bộ tâm đứng "忄" và chữ tâm () trong Phật giáo đều có nhiều nghĩa giống nhau. Nghĩa đen của tâm là trái tim; nghĩa bóng của nó là tấm lòng, then chốt, cốt lõi, cốt tủy. Tâm "" bao gồm các hành động của cảm thọ, cảm giác, ý thức, tư tưởng, v.v...

        Trong con người duyên sinh, bên cạnh cái thân, cái tâm của ta đóng một vai trò rất quan trọng trong việc chỉ huy và sai khiến đời sống của chúng ta qua ý nghĩ, lời nói, và việc làm tốt, xấu, đúng, sai ... Để nhấn mạnh cái tâm, các Kinh điển Phật giáo ghi rằng:

"Tâm dẫn đầu các pháp, 
Tâm làm chủ, tâm tạo; 
Nếu với
tâm ô nhiễm, 
Nói lên hay hành động, 
Khổ não bước theo sau, 
Như
bánh xe theo chân con bò kéo."[6]

"Tâm dẫn đầu các pháp, 
Tâm làm chủ, tâm tạo, 
Nếu với
tâm thanh tịnh, 
Nói lên hay hành động, 
An lạc bước theo sau, 
Như bóng, không rời hình
."[7]

"Nếu ai muốn thấy và muốn hiểu
Chư
Phật có mặt trong ba đời
Người ấy phải quán chiếu pháp giới
Tất cả đều do tâm mà thôi.
"[8]

"Tâm là đất gieo hạt
Mọi hạt giống chứa đầy
Tâm địa cũng chính là
Toàn thể hạt giống ấy
."[9]

        Nhìn về khía cạnh tổng quát, chúng ta biết cái tâm được trích dẫn trên đây có khả năng chứa đựng tất cả các hạt giống bất thiện và thiện, khổ đau và hạnh phúc, phiền não và giác ngộ, tà kiến và chánh kiến, vô minh và tuệ giác, v.v...

        Là hành giả tỉnh thức tu tập và ứng dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày, chúng ta có thể nhận diện và chuyển hóa các hạt giống bất thiện, khổ đau, phiền não, tà kiến, và vô minh thành các hạt giống thiện, hạnh phúc, giác ngộ, chánh kiến, và tuệ giác. Chúng ta hiểu và thực hành được như vậy, thì thân an là tâm an, và ngược lại. Thân vui là tâm vui, và ngược lại. Thân tâm bình là thế giới bình, và ngược lại.

        Thật vậy, bên phải của chữ Sám (懺) là chữ tiêm (韱); bên trên của chữ tiêm (韱) là chữ sơn (山) nghĩa là núi; bên dưới của chữ tiêm là chữ cửu (韭) nghĩa là hẹ. Vậy chữ tiêm (韱) có nghĩa là hẹ núi, dụ cho sự rậm rạp, dày đặc, tối tăm, phức tạp, phiền não, phiền muộn, v.v...

        Với chánh niệm và tỉnh giác, mỗi lần ta phiền muộn là mỗi lần ta ý thức nhận diện, sửa đổi, và chuyển hóa thân tâm.  Bên phải của chữ Hối (悔) là chữ mỗi (每) có nghĩa là thường, luôn, mỗi, từng, v.v... Với sự tu tập thuần thục và tinh chuyên, mỗi lần ta phạm lỗi là mỗi lần ta nỗ lực làm mới thân tâm.

        Chữ Sám (懺) dịch âm tiếng Phạn là Ka-ma (kṣamā), tiếng Tàu là Sám ma (懺 摩). Nó có nghĩa là tha thứ, khoan dung, kham nhẫn, trải qua, xin lỗi, từ bỏ, v.v... Chữ Hối (悔) luôn đi cùng với hối hận (悔恨), hối quá (悔過), hối cải (悔改), ... Tất cả những chữ đó đều có nghĩa là hối hận, ăn năn, sửa lỗi, từ bỏ, chừa bỏ... Như vậy, chữ Sám 懺 và Hối 悔 ở đây có nhiều ý nghĩa và liên hệ với nhau rất gần. 

        Ở điểm này, chữ Sám (懺) có ý nghĩa tổng quát các lỗi lầm trước đây đã phạm, bây giờ có duyên tu, học, và thực hành Phật pháp, mình có thể nhận diện và chuyển hóa chúng bằng cách phân biệt và chọn lọc điều nào tốt chúng ta tiếp tục duy trì và phát triển, và điều nào không tốt chúng ta ý thức dừng lại và sửa đổi; chữ Hối(悔) có nghĩa cụ thể là khi các lỗi lầm đã được nhận diện và chuyển hóa rồi, ngay trong hiện tại và trong tương lai, chúng ta nguyện không tái phạm và làm lại các lỗi lầm xưa.

"Con đã gây ra bao lầm lỡ,

Khi nói, khi làm, khi tư duy,

đam mê hờn giận và ngu si,

Nay con thảy đều xin Sám Hối.

Một lòng con cầu Phật chứng tri,

Bắt đầu hôm nay, nguyện làm mới

Nguyện sống đêm ngày trong chính niệm.

Nguyện không lập lại lỗi lầm xưa."[10]

 

"Bao nhiêu lầm lỗi cũng do tâm,

Tâm tịnh còn đâu dấu lỗi lầm,

Sám hối xong rồi lòng nhẹ nhõm,

Ngàn xưa mây bạc vẫn thong dong."[11]

        Ngược lại, khi có lỗi lầm, nếu mình không sám hối tinh chuyên, thì nghiệp chắc chắn sẽ dẫn dắt, chi phối, và chế ngự chúng ta. Dù là phàm phu hay thánh quả, chúng ta không thể nào thoát khỏi những nghiệp bất thiện mà chúng ta đã tạo và đang tạo. Ở điểm này, những điều bất thiện và lỗi lầm do thân, khẩu, ý của ta tạo tác có liên quan tới nghiệp nhân và nghiệp quả trong quá khứ, hiện tại, và vị lai như bóng với hình.

"Khi chúng ta tạo tác các nghiệp ác,

thì các nghiệp ác chắc chắn sẽ chế ngự

và chi phối đời sống chúng ta.

Chúng ta đừng nghĩ rằng:

"Dù bay lên không trung,

dù lặn dưới đáy biển,

dù ẩn trong rừng sâu,

dù trốn trong chỗ đông người,

nhưng cuối cùng, chúng ta không thể nào thoát khỏi các nghiệp ác."[12]

        Do vậy, những điều lỗi nhỏ do thân và tâm ta tạo tác, đôi lúc mình nghĩ nó không có khả năng làm cản trở mình. Nhưng, kỳ thực, trong nhiều ngày, nhiều tháng, và nhiều năm, chúng dần dần sẽ tích tụ và sẽ gây trở ngại cho đời ta. Đức Thế Tôn đã dạy:

"Chớ khinh điều ác nhỏ
Cho rằng "chưa đến mình
,
Như nước nhỏ từng giọt, 
Rồi bình cũng đầy tràn. 
Người ngu chứa đầy ác 
Do chất chứa dần dần
."[13]

"Nếu mình làm điều ác, 
Chớ tiếp tục làm thêm. 
Chớ ước muốn điều ác, 
Chứa ác, tất chịu khổ.
"[14]

 

"Mình làm các điều ác,

dù quả báo ác chưa tới,

nhưng các điều thiện mình tạo lâu nay,

chúng sẽ tan biến dần dần."[15]

 

        Thực vậy, khi học, hiểu, thực hành, và ứng dụng Phật pháp vào trong đời sống hằng ngày, chúng ta rất cẩn thận các hành động thân và tâm của chúng ta trong từng giây phút. Đức Phật dạy tiếp:

 

"Chớ khinh điều thiện nhỏ 
Cho rằng "Chưa đến mình
,
Như nước nhỏ từng giọt, 
Rồi bình cũng đầy tràn. 
Người trí chứa đầy thiện, 
Do chất chứa dần dần
."[16]

 

"Nếu mình làm điều thiện, 
Nên tiếp tục làm thêm. 
Hãy ước muốn điều thiện, 
Chứa thiện, được an lạc
."[17]

 

"Mình làm các điều thiện,

dù quả báo thiện chưa tới mình,

nhưng các việc ác mình tạo lâu nay,

chúng sẽ tan mất dần dần."[18]

        Để nhấn mạnh và động viên mọi người làm điều phước thiện, các bậc cổ nhân có câu: "Người trồng cây hạnh người ơi, ta trồng cây đức để đời cho con." Như vậy, thiện và bất thiện đều do ý nghĩ, lời nói, và việc làm chúng ta tạo tác. Nó không do một đấng thần linh hay một cái gì khác ngoài ta tạo tác.

        Thông thường, khi làm điều gì tốt hoặc không tốt, mình thường nghĩ rằng có một đấng siêu nhiên nào giúp đỡ hoặc trừng phạt mình. Tuy nhiên, trong thực tế, chẳng có ai có thể giúp và phạt mình cả, chỉ có mình mới có thể soi sáng được mình mà thôi. Với chánh kiến và chánh tư duy, chúng ta có thể giúp mình bằng cách nhận diện, chuyển hóa, và quán chiếu các ý nghĩ, lời nói, và việc làm của mình đúng, sai, tốt, xấu, v.v... đều do thân và tâm của chính mình tạo tác.

        Thực vậy, khi phạm lỗi lầm, mình phải biết cách sám hối thân và tâm chúng ta. Là con người tỉnh thức, mình biết rằng không ai mà không có lỗi lầm. Nếu người phạm lỗi lầm vô tình hay cố ý, khi phạm lỗi lầm, họ thường mặc kệ không biết sửa đổi lỗi lầm của họ.

        Nhưng vì là hành giả tu, học, hiểu, và hành trì Phật pháp, khi phạm lỗi lầm, mình có thể nhận diện và chuyển hóa chúng bằng cách ý thức rằng các việc lỗi lầm do mình tạo tác có thể đem khổ đau cho mình và người khác. Như vậy, nhận diện và chuyển hóa thân tâm, làm thiện và bất thiện đều do chính mình tạo tác không sửa đổi và thay thể bởi một lời cầu nguyện, một đấng thần linh, hay một vật nào khác.

        Theo quan điểm của các tôn giáo khác, khi người nào đó làm điều thiện hay bất thiện, vị ấy thường nghĩ rằng có một vị thần linh ban phước và giáng họa. Theo quan điểm của Bà-la-môn giáo (Brahmanism), khi phạm lỗi lầm, vị ấy xuống sông Hằng (Ganga river) tắm và uống nước thì hết tội, và dần dần sẽ trở thành bậc thánh. Nếu họ nghĩ và làm như vậy, thì tôm, cua, cá, mực và các loài thủy tộc khác ở dưới nước suốt ngày suốt đêm, chắc chúng sẽ phải thành thánh lâu rồi.

        Điều đó không thể xảy ra và không phù hợp với quan điểm của Phật giáo. Chúng ta biết vì tội không bao giờ có hình tướng, nên ta không thể rửa và tẩy tội bằng nước, mà phải thanh lọc tội bằng tâm tu tập của mình. Tâm làm chủ, tâm tạo tác, tâm vẻ ra các cảnh giới của Phật, Bồ-tát, trời, người, địa ngục, ngạ quỷ, và súc sanh. Do vậy, khi biết mình có tội, mình phải dùng tâm thanh tịnh để sám hối, như vậy, thì tội của mình dần dần mới được thanh lọc.

"Tội từ tâm khởi đem tâm sám,

tâm được tịnh rồi tội liền tiêu,

tội tiêu tâm tịnh thảy đều không,

Thế mới thật là chơn sám hối."[19] 

        Hơn nữa, khi có lỗi lầm, nếu mình chỉ quan tâm tới việc cầu nguyện suông thôi, thì lỗi lầm không bao giờ được chuyển hóa. Muốn lỗi lầm được chuyển hóa, mình phải có phương pháp thực tập cụ thể hoặc bằng thân hoặc bằng tâm một cách chánh niệm và tỉnh giác giữa mình với mình, và mình với các bạn đồng tu.

        Trong trường hợp này, đạo Phật nêu ra ví dụ cụ thể: "Một giọt dầu nổi trên mặt nước, bạn ra sức cầu nguyện và mong muốn giọt dầu đó chìm xuống đáy nước, thì nó không bao giờ chìm. Ngược lại, một hòn sỏi thả xuống đáy nước, bạn ra sức cầu nguyện và mong muốn hòn sỏi đó nổi lên mặt nước, thì nó không bao giờ nổi cả. Tất cả các việc cầu nguyện của bạn sẽ không có kết quả lợi ích như bạn mong muốn. Trái lại, đôi lúc chúng sẽ làm cho bạn mù quáng và thiếu sáng suốt.

        Nếu muốn giọt dầu chìm xuống nước, bạn phải dùng trí bằng cách bỏ nó vào trong chai, và sau đó dìm nó xuống đáy nước. Nếu muốn hòn sỏi ra khỏi mặt nước, bạn phải thọc tay xuống nước hay lặn xuống nước, và nhặt nó lên. Trong ngữ cảnh này, cả dầu và hòn sỏi đều dụ cho các lỗi lầm và nghiệp xấu của bạn.

        Với sự thực tập chánh kiến và chánh tư duy, khi các lỗi lầm và nghiệp xấu của bạn được nhận diện, thanh lọc, và chuyển hóa thành nghiệp tốt, thì bạn phải sám hối bằng chính thân và tâm của bạn, ngoài bạn ra không ai hoặc không có cái gì có thể thay thế, kể cả các lời cầu nguyện.

        Do vậy, đạo Phật chỉ chấp nhận rằng việc thiện, việc ác, nhận diện, sám hối, và sửa đổi lỗi lầm là do chính hành giả tu tập chuyển hóa không do một cái gì khác ngoài ta. Để thanh lọc và chuyển hóa thân và tâm, đạo Phật đề cập nhiều cách sám hối. Trong bài viết này, có ba cách tự mình sám hối. Với chánh niệm, chánh tín, chánh kiến, và chánh tư duy, chúng ta có thể thực tập từng bước như sau:

1.     Khi có lỗi lầm, mình phải nhận diện và nỗ lực sám hối bằng cách phát nguyện bày tỏ tấm lòng thành thật với đức Phật tự tâm của mình rằng mình quyết tâm từ bỏ, sửa đổi, và chuyển hóa.

2.     Khi có lỗi lầm, mình phải nhận diện và thành tâm sám hối bằng cách phát nguyện nói ra với người bạn đồng tu của mình rằng tôi quyết tâm không lập lại lỗi lầm xưa.

3.     Khi có lỗi lầm, mình phải nhận diện và hết lòng sám hối bằng cách phát nguyện thưa với Đại Chúng đồng tu rằng con quyết lòng làm mới thân tâm.

        Ba cách sám hối trên đây thường chỉ cho những người có tinh thần tự giác. Tuy nhiên, đối với những người không có tinh thần tự giác, khi có lỗi lầm, họ thường có thái độ mặc cảm và che giấu.

        Là hành giả thực hành Phật pháp ngon lành, khi phạm một điều gì lỗi lầm và sai trái, mình nên có tinh thần tự giác và ý thức quay về nhận diện và quán chiếu ý nghĩ, lời nói, và việc làm của mình một cách chánh niệm phù hợp với lời Phật dạy và phù hợp với đời sống đạo đức của nhân sinh.       

        Trên đây, những điều lỗi lầm đề cập do mình gây ra có thể là lấy mạng sống của chúng sinh, trộm cắp, tà dâm, nối dối, uống các chất say, sử dụng các chất ma túy, v.v... Nếu một trong những điều bất thiện do chính mình gây ra, thì cũng chính mình có thể nhận chịu các quả báo xấu ác khác nhau tùy theo mức độ tạo tác của mình.

        Theo quan điểm của đạo Phật, nếu những điều bất thiện do mình gây ra thì cũng do chính mình thanh lọc thân tâm bằng cách nhận diện, sám hối, sửa đổi, và chuyển hóa chúng thành những điều thiện, như nuôi dưỡng tâm từ bi đối với chúng sinh; phát khởi tâm bố thí;

        xây dựng hạnh phúc gia đình, vợ chồng, và con cái; giữ vững niềm tin, chân thật, và uy tín cho tự thân và cho đoàn thể; nuôi dưỡng trí tuệ bằng cách biết thương mình và thương người; và ý thức rằng việc sử dụng các chất ma túy, các chất say, cờ bạc, hút thuốc, chơi game, và xem phim ảnh bạo động và đồi trụy sẽ tưới tẩm các chất độc tố và làm hại mình và hại người.

        Qua Kinh Pháp Cú, Kệ số 165 ghi rằng:

"Tự mình làm điều ác,

Tự mình làm nhiễm ô,

Tự mình ác không làm,

Tự mình làm thanh tịnh,

Thanh tịnh không thanh tịnh,

Đều do tự chính mình.

Không ai thanh tịnh ai."[20]

        Thực vậy, việc thiện và bất thiện đều do chính mình tạo tác, ngoài ta ra, không ai có thể thay thế. Việc thiện chúng ta tiếp tục duy trì và phát triển; và việc bất thiện chúng ta ý thức dừng lại, buông bỏ, và không làm. Hiểu và thực tập được như vậy, chúng ta có thể áp dụng và thực tập Phật pháp vào trong đời sống hằng ngày của mình để đem lại những hoa trái an lạc và hạnh phúc cho tự thân và cho tha nhân ngay trong cuộc đời này.

"Trong lộ trình giác ngộ, các con hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, hãy tự mình là ngọn đèn trí tuệ cho chính mình, hãy tự mình xây dựng hòn đảo cho chính mình; sự chiến thắng vĩ đại nhất là sự chiến thắng của tự thân.

"Dầu tại bãi chiến trường
Thắng ngàn ngàn quân địch,
Tự thắng mình tốt hơn,
Thật chiến thắng tối thượng
."[21]

Trong đại dương lời luân hồi, các con hãy tự mình lội vào bờ giải thoát, hãy tự mình nương tựa hải đảo an lạc cho chính mình, hãy tự mình cố gắng tinh tấn lên, Đức Như Lai chỉ là bậc đạo Sư trên nguyên tắc."[22]

"Hãy nương tựa chính mình, 
Chứ nương tựa ai khác? 
Người khéo điều phục mình, 
Ðạt chỗ tựa khó đạt
."[23]

 

        Qua những gì thảo luận trên đây, chữ "mình" được đề cập trong bài pháp này bao gồm cả thân và tâm. Khi thân và tâm được nhận diện và chuyển hóa một cách chánh niệm và tỉnh thức, vững chãi và thảnh thơi, thì hành giả chắc chắn hướng tới giác ngộ và giải thoát trong từng sát na ngay bây giờ và ở đây trong cuộc sống hiện tại.

        Chủ đề chính của bài viết này, đề cập thân và tâm qua nhiều khía cạnh khác nhau, nhằm nhắc nhở chúng ta biết rằng đời sống là vô thường, sinh, và diệt trong từng sát na, trong từng hơi thở. Do vậy, chúng ta nên tận dụng phần còn lại của đời mình để nỗ lực tu tập, nhận diện, sửa đổi lỗi lầm, và chuyển hóa thân tâm tốt đẹp.

        Chúng ta ý thức rằng càng áp dụng và thực hành Phật pháp vào trong cuộc sống hằng ngày của mình, thì chúng ta càng gặt hái được những hoa trái an vui và hạnh phúc đích thực cho tự thân, cho tha nhân, cho gia đình, cho học đường, và cho xã hội. Hiểu và thực tập được như vậy, thì chúng ta là những món quà quý giá nhất để hiến tặng cho số đông trên khắp hành tinh này.

        Nhân mùa Vesak năm nay, kính chúc Quý Vị thân tâm thường an lạc, an trú, và thấm nhuần giáo pháp của Đức Thế Tôn.         

                                                                                   By Thích Trừng Sỹ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Recognizing and transforming body - mind

        As people of mindfulness, peacefulness, and awakening, with right view and right thought, through cultivation, learning, understanding, application, and practice of the Buddhadharma in everyday life, we can recognize and transform our bodies-minds. Via the process of recognizing and transforming our bodies-minds, we have the opportunity to look more deeply and clearly at ourselves by contemplating them in detail.

        What is recognized and what is transformed? - the Body and the mind; who recognizes and who transforms? We, namely practitioners, cultivate, learn, practice, and apply the Buddhadharma in every thought, gesture, speech, and action of right mindfulness and awareness, solidity and leisureliness into our daily lives.

        The body and the mind are the main topic of this discussion or Dharma writing. According to the tenets of dependent origination (S. Pratītyasamutpāda/ P. Paṭiccasamuppāda) of Buddhism, a person is comprised of two key parts, that is to say, the body and mind. Both are one, have never been seperate, they interrelate like image and its shadow. If causes and conditions are not present, they will have never formed and co-arisen. Conversely, when enough causes and conditions are present, they will be able to form and co-arise.   

        The body and mind are important factors in forming a person with ego (S. Ātman , P. Attā 我), five aggregates, dependent origination, or one with egolessness (無我, S. Anātman, P. Anattā); Ego or self is a person formed by the five aggregates. Likewise, a person with egolessness means a person of co-arising, interdependence, interrelating sufficiently with form, feeling, perception, mental formation, and consciousness.

        Egolessness or no self means there is not an aggregate, a cause, a condition, or a physical and psychological factor in himself or herself existing independently; no self means this aggregate relates with that aggregate and with further other aggregates, or no self means this person is totally inter-related with others and not a separate being, v.v...             

        When learning and understanding the Buddhadharma steadily, we know that both a person with ego and one with egolessness contain birth, death, impermanence, decay, etc., in every moment. When looking at aspects of not practicing the Buddhadharma with the body and mind of clinging, wrong mindfulness, wrong confidence, and wrong thought, both kinds of these people receive and bear bad results, such as sorrow, lament, suffering, melancholy, affliction, etc.        

        Conversely, when looking at aspects of practicing and applying the Buddhadharma in accordance with the body and mind of letting go,  of right mindfulness, right view, and right thought, both persons with ego and those with egolessness can reap the flowers and fruits of peacefulness and happiness right here and right now in the present life. Thus, two are one, are all, and vice versa.

        According to Buddhism, both kinds of these people have never accepted an only cause, an only condition, an absolute subject, a permanent soul according to the way of inferring and expressing that someone with guilt falls down to a hell forever, or someone with virtue is born up to heaven forever.

        With right confidence, right view, and right thought, Buddhism only accepts the laws of causality, retribution, especially people of karma transformation, speech transformation, mind transformation, and consciousness transformation. All different causes, conditions, and factors in people of five aggregates have never existed independently and separately.

        Indeed, in the tenets of interdependence, co-arising, formation, and development, in this context, we know Buddhism not only accepts persons with egolessness, but also those with ego, or those with five aggregates.

        Thanks to father's sperm, mother's ova, her womb, (Gandhabha),[24] or reincarnation consciousness (Patisandhi),[25] thanks to eating, drinking, sleeping, resting, cultivating, learning, working, fresh air, light, etc., thanks to interrelationships and interdependencies of the five aggregates (form, feeling, perception, mental formation, and consciousness), a person with ego or the five aggregates are formed, and we can see him or her with our eyes, by our minds, and by touch.

        When looking at aspects of contemplation and interrelation, this person not only comprises the seeds of negativity, such as greed, anger, delusion, clinging, wrong view, etc., but also those of positivity, such as generosity, love, understanding, letting go, right view, etc.

        In other words, in mud there is the lotus, in the lotus there is mud; in dark there is light, in light there is dark, or in black there is white, in white there is black. Considering aspects of cultivation and practice, we see that in the mud there is the lotus, in defilement there is enlightenment (Bodhi), in the dark there is the light, in the black there is the white, etc. Conversely, considering angles of non-cultivation, or irregular cultivation, we see that in the lotus there is the mud, in happiness there is suffering, in the light there is the dark, in the white there is the black, etc.

        In this writing, the mud, dark, and black symbolize greed, anger, delusion, clinging, ignorance, defilement, etc.; the lotus, light, and white represent generosity, love, understanding, letting go, right view, wisdom, enlightenment, etc. Thus, both the seeds of negativity and positivity, the mud and lotus, the dark and light, the black and white, defilement and enlightenment are present in oneself or in the person of five aggregates.

        By learning, understanding, and practicing the Buddhadharma  diligently, cultivation is the process of recognizing the mud and transforming it into the lotus; regconizing the dark and transforming it into the light; regconizing the black and transforming it into the white; recognizing greed, anger, delusion, clinging, wrong view, ignorance, defilement, etc., and transforming them into generosity, love, understanding, letting go, right view, wisdom, enlightenment, etc. Cultivation is the process of recognizing a secular person and transforming him or her into a holy person.

        Indeed, leaving the mud, we have never looked for the lotus;

        leaving the dark, we have never looked for the light;

        leaving the black, we have never looked for the white;

        leaving defilement and suffering, we have never looked for       enlightenment, peaceful joy, and happiness; 

        leaving the secular person, we have never looked for the holy person;

        leaving patience, right view, and right thought, we have never looked

        for good success in cultivation, learning, and the direction of going

        beautifully in life.

        As people contemplating well, we must find out the lotus in the mud, the light in the dark, the white in the black, enlightenment and happiness in defilement and suffering, and the holy person in the person with ego, five aggregates, dependent co-arising, or no self.

        The process of cultivation is that of purifying, leading to uplifting, to good, and that of transforming the body-mind (Rūpa - Nāma). Considering aspects of interdependence and co-arising, the body (form - Rūpa) comprises the different aspects, such as earth, water, fire, wind; the mind (name - Nāma) consists of feeling, perception, mental formation, and consciousness.[26]

        Earth elements (pruṭhavī-dhātu) – solidity include head hair, body hair, nails, teeth, skin, flesh, sinews, bone, organs, intestines, etc.

        Water elements (āpa-dhātu– liquid include bile, phlegm, blood, pus, sweat, fat, tears, nasal mucus, urine, etc.

        Fire elements (teja-dhātu– warmth include those bodily mechanisms that produce physical warmth, aging, digestion, etc.

        Wind elements (vāyu-dhātu) – movement include air associated with pulmonary system, breathing, winds in the belly and bowels, etc.

        Above, so that readers and learners can understand and grasp the meanings of this writing more easily, the body and mind are analyzed separately. However, in reality, both the body and mind are one, and are all, they have never been separate independently.

        In this point, we should clearly know elements of earth, water, wind, and fire inside our physical bodies have relationships with those of earth, water, wind, and fire outside us very closely. When having sufficiency of causes, conditions, or those elements, the body and mind, or the person of five aggregates can form, develop, and spend four cycles of birth, aging, sickness, death. Conversely, if a cause, a condition, or one of those elements are absent, they will have never been formed and been present.  

        As practitioners living midfully and awakeningly, we can look deeply at and clearly see our bodies and minds being impermanence, birth, and death in every breath and in every moment. With insight of the Buddhadharma, we can contemplate the person of dependent origination as follows:

"I am of the nature to grow old, I cannot escape aging;

I am of the nature to have sick health, I cannot escape sickness;

I am of the nature to die, I cannot escape death;

All things are created and caused by my bodily action, verbal action, and mental action, I cannot renounce and let go of them, whether it is good karma or non good karma; Aware of  this, good karma I continue upholding and developing; non good karma I try to recognize and transform;

All relatives, loved ones, and things I cherish today, one day I will certainly have to renounce and let go of them, I cannot avoid renouncing and letting go of them."[27]     

        Contemplating like that, we can transform the non-good seeds of the person of dependent origination and no self into the good seeds. With cultivation, learning, and practicing the Buddhadharma well, depending on people of five aggregates of ourselves, we can recognize the flowers and fruits of peaceful joy and happiness right here and right now in the present life.

        As people of mindfulness and awakening, we clearly understand and are deeply aware that our physical bodies live in this world only a certain time, they must experience the cycles of birth, aging, sickness, death in every breath, every hour, every day, every week, every month, and every year.

        Coming to a certain time, these bodies become exhausted, we cannot adhere, cling to, and think that: "This body is I, is mine, and I am this body." Conversely, with insight of application and practice the Buddhadharma in everyday life, we should contemplate our physical bodies as follows: 

"This body is not I,

I do not cling to it,

I am immense life,

I have never been born,

And have also never died.

Look! Sea is wide and sky is high,

Densely innumerable stars.

All are together manifested in me

from the spiritual source of consciousness mind,

from all lives I am free.

Birth and death are in and out gateway,

They are the hide-and-seek games.

Smile together with me,

Breathe together with me,

Recite the Buddhas' names together with me,

Practice meditation together with me."[28]

 

        Understanding and practicing like this, when our relatives or loved ones die, we should be able to keep our relaxed attitude, limit our grief and lament. Because when we lament, the deceased cling to our lamentations, follow somewhere, and it is difficult for them to be reborn into the tranquil and gentle realm.  

        As wise people, during that time, we and the members in our family should apply meditation practice and recitation of the Buddhas' names to contribute to saying spiritual prayers, protecting, and remaining in peaceful mind, calming those who still live, and making it possible for the deceased to serenely separate from their physical body. 

        Next, we can recognize and transform our bodies-minds via aspects of showing repentance or renewing. First of all, we learn about meanings of words "Showing repentance  or renewing."

        "Sám hối" (Showing repentance) which is Sino Vietnamese language is written in Chinese as 懺 悔 (Showing repentance) with the same radical word Tâm đứng "忄." Both the radical word Tâm đứng "忄" and letter Tâm "" in Buddhism have many similar meanings. The literal meaning of Tâm "" is heart; its figurative meanings are heart, key, essence, quintessence. Tâm "" comprises actions of feelings, perception, consciousness, thought, etc.

        In people of co-arising, beside our bodies, our minds play a very important role in conducting and commanding our lives via thoughts, speeches, and doings of good, bad, right, wrong, etc. To emphasize mind (Tâm ), Buddhist Sutras state:        

"Mind precedes all mental states.

Mind is their chief;

they are all mind-wrought.

If with an impure mind a person speaks or acts

suffering follows him like the wheel that follows the foot of the ox."[29]

"Mind precedes all mental states.

Mind is their chief;

they are all mind-wrought.

If with a pure mind a person speaks or acts

happiness follows him like his never-departing shadow."[30]

"If someone wants to see and to understand

Buddhas have been present in three lives (the past, present, and future),

He or she must contemplate the Dharma realm,

All things are only created by the mind."[31]

 

"Mind is the land to sow the seeds

All seeds are full of good and bad

Likewise, the land of the mind

can also contain those whole seeds."[32]

        Looking at aspects of generality, we know the above quoted mind has the ability to contain all the seeds of bad and good, suffering and happiness, defilement and enlightenment, wrong view and right view, ignorance and insight, etc.

        As awakening practitioners cultivating and applying the Buddhadharma in our daily lives, we can recognize and transform the seeds of bad, suffering, defilement, wrong view, ignorance into the seeds of good, happiness, enlightenment, right view, and insight. We understand and practice like that, tranquility in bodies is tranquility in minds, and vice versa. Joy in bodies is joy in minds, and vice versa. Peace in bodies and minds is peace in the world, and vice versa.

        Indeed, right side of the letter/ word Sám (懺) is the letter tiêm (韱); the upper side of the letter tiêm (韱) is the letter sơn (山) meaning mountain; the lower side of the letter tiêm (韱) is the letter cửu (韭) meaning shallot. Thus, the letter tiêm means (韱) mountain shallot, symbolizing bushiness, thickness, darkness, complicatedness, defilement, sorrowfulness, etc.

        With right mindfulness and awareness, each time we are sorrowful is each time we are aware to recognize, correct, and to transform our bodies and minds. Right side of the letter Hối (悔) is the letter mỗi (每), meaning often, always, each, every, etc. With mature and diligent cultivation, each time we violate a fault is each time we make an effort to renew our bodies and minds.        

        Sanskrit transliteration of the letter Sám (懺) is kṣamā, Chinese transliteration is Sám ma (懺 摩). Meanings of the letter Sám (懺) are forgiveness, tolerance, endurance, experience, apology, abandon, etc. The letter Hối (悔) always goes together with hối hận (悔恨), hối quá (悔過), hối cải (悔改), etc. All those letters have meanings of remorse, repentance, modification of faults, abandon, quitting, etc. Thus, the letters Sám (懺) and Hối (悔) here have many meanings and relate to each other very closely.  

        In this point, the letter Sám (懺) has general meaning of previously violated faults, now having a good opportunity to cultivate, learn, and to practice the Buddhadharma, we can recognize and transform them by comparing and choosing something good we continue upholding and developing, and something not good we are aware to stop and to correct; the letter Hối (悔) has specific meaning of when faults have already been recognized and transformed right in the present and in the future, we vow not to repeat and not to redo old faults.

"I caused a lot of mistakes,

 When saying, when doing, when thinking,

indulgence, sulking, and dullness,

Now I open my heart to beg to show repentance.

Wholeheartedly I invite the Buddha to testify and to know

Beginning from today, I vow to renew

Vow to spend night and day in mindfulness

Vow not to repeat old faults."[33]

"How many mistakes are created by the mind

The purified mind does not retain hidden faults in it at all,

 Having already shown repentance, one's mind gets gentle,

Understanding and practicing like this, one becomes light-hearted and joyful."[34]

        Conversely, when having faults, if we do not show repentance diligently, deeds (karma) will certainly guide, control, and dominate us. Whether we are secular or holy people, we cannot escape from bad deeds we created and are creating. On this point, bad deeds and faults that are created by our bodily, verbal, and mental actions have relations to karma of cause and to that of result in the past, present, and future like image and its shadow. 

"When we create bad deeds,

they will certainly control and dominate our lives. 

We do not think that:

 Despite flying up to the air,

despite diving down to the bottom of the sea,

despite hiding in a deep forest,

despite hiding ourselves in a crowded place

finally, we cannot escape from them."[35]

        Therefore, small faults are created by our bodies and minds, sometimes we think they do not have the ability to hinder our lives. But in fact, on many days, in many months, and many years, they will gradually accumulate and make obstructions to our lives. The World-Honored One has taught:

 

"Think not lightly of evil,
‘It will not come to me’,
for by the falling of water drops
a water jar is filled.
The fool with evil fills himself,
he soaks up little by little
."[36]

 

"If one some evil does
then do it not again and again.
Do not wish for it anew
for evil grows to
dukkha (suffering)."[37]

 

"One does bad deeds,

although bad result has not come to one yet,

good deeds one has done for a long time,

will be shattered little by little."[38]

        Indeed, when learning, understanding, practicing, and applying the Buddhadharma in our daily lives, we are very careful of our bodily and mental actions in every moment. The Buddha has kept on teaching:

"Think not lightly of goodness,
‘It will not come to me’,
for by the falling of water drops
a water jar is filled.
The sage with goodness fills himself,
he soaks up little by little
."[39]

"If one should some merit make
do it again and again.
One should wish for it anew 
for merit grows to joy.
"[40]

"One does good deeds,

although good result has not come to one yet,

bad deeds one has done for a long time,

will be shattered little by little."[41]

        To emphasize and encourage everyone to do virtuous and good things, the Old have a saying: "You plant a tree of conduct with your nature, but I do a tree of virtue to leave life for my children." Thus, good or not good is created by our thoughts, speeches, and actions. It is not created by a god or anything else besides us.

        Normally, when doing something good or bad, we usually think that there is a supernatural god helping or punishing us. However, in reality, no one can help and punish us at all, we only can enlighten ourselves. With right view and right thought, we can help us by recognizing, transforming, and contemplating our thoughts, speeches, and actions that are right, wrong, good, bad, etc., are created by our own bodies and minds. 

        Indeed, when committing faults, we must know how to show repentance for our bodies and minds. As people awakening, we know that no one is without faults. If people commit faults accidentally or intentionally, when committing fauts, they often do not pay any attention to correcting their faults.

        But, for practitioners cultivating, learning, understanding, and practicing the Buddhadharma, when committing faults, we can recognize and transform them by being aware that the faults created by us can bring suffering to us and to others. Thus, recognizing and transforming our bodies and minds, doing good and bad created by ourselves is not corrected and replaced by a prayer, a god, or anything else.   

        According to the viewpoint of other religions, when someone does good or bad, he or she usually thinks that there is a god dispensing blessings and causing misfortunes. According to the standpoint of Brahmanism, when committing faults, he or she who goes down to the Gangas River to bathe and to drink its water erases them, and will gradually become a saint. If they think and act like this, then shrimps, crabs, fish, cuttlefish and other aquatic animals spend the whole day and night in the river, they must have been saints for a long time.  

        It cannot happen and is not suitable from the viewpoint of Buddhism. We know that because sin has never had a visible sign or a physical being, we cannot wash and cleanse the sin by water, but we purify the sin by our cultivated hearts. Mind makes master, it creates, it draws realms of Buddhas, Bodhisattvas, gods, human beings, hells, hungry ghosts, and animals. Therefore, when knowing we have sins, we must utilize our purified minds to show repentance, thus our sins can gradually get cleansed and purified.  

"Sins which arise from mind also need the mind to show repentance,

When the mind has been already purified, sins immediately dispel,

 The dispelled sins and the purified mind get empty

It is called the truthfulness of showing repentance."[42]

        Moreover, when having faults, if we are only concerned about saying empty prayers, then faults have never been transformed. Wanting them to be transformed, we must have the methods of pragmatic practice either by body or by mind mindfully and awakeningly between us and us, between us and fellow practitioners.

        In this case, Buddhism brings up specific examples: "A drop of oil floats on the surface of water, you try your best to say prayers and wish that oil drop to sink into the bottom of the water, it has never been sunk.

        Conversely, gravel drops down to the bottom of the water, you make your best efforts to say prayers and wish that gravel to float on the surface of the water, it has never floated. All actions of saying prayers of yours will not have the results of benefit as you wish. On the contrary, sometimes they will make you blind and lack lucidity."

        If wanting the oil drop to be sunk into the water, you must utilize your wisdom by putting it into a bottle, and then press it down to water. If wanting the gravel to be come out of the surface of the water, you must put your hand down to water or dive down to the bottom of water, and pick it up. In this case, both the oil and gravel symbolize your faults and bad deeds.     

 

        With the practice of right view and right thought, when your faults and bad deeds are recognized, purified, and transformed into good deeds, you must show repentance by your own body and mind, besides you, nobody or nothing can replace, even prayers.  

        Therefore, Buddhism only accepts that good, bad, recognizing, showing repentance, and correcting faults which are transformed by practitioners of cultivation are not transformed by anything else besides us.

        To purify and to transform our bodies and minds, Buddhism mentions many ways of showing repentance. In this writing, there are three ways of showing repentance ourselves. With right mindfulness, right confidence, right view, and right thought, we can practice step by step as follows:

1.     When having faults, one must recognize and try one's best to show repentance by vowing to express one's true heart to the Buddha in one's inner heart that one is determined to give up, correct, and to transform them.

2.     When having faults, one must recognize and sincerely show repentance by vowing to say out to one's co-cultivated friends that one is determined not to repeat old faults.

3.     When having faults, one must recognize and whole-heartedly show repentance by vowing to speak out to the Great Assembly of one's co-cultivation that one is determined to renew one's body and mind.   

        The three ways of above showing repentance usually indicate people with self-enlightened spirit. However, toward those who have no self-enlightened spirit, when having faults, often have attitudes of inferiority complex and concealment.

        As practitioners practicing the Buddhadharma well, when committing a fault and wrong thing, one should have self-enlightened spirit and be aware of turning back to recognize and to contemplate one's thoughts, speeches, and actions mindfully in accordance with the Buddha's teachings and with human ethical life.

        The above mentioned faults caused by oneself can be taking living beings' lives, stealing, sexual misconduct, telling lies, drinking alcoholic beverages, utilizing drugs, etc. If one of these non-good things is caused by oneself, oneself also can receive different retributions depending on levels of one's creation.

        According to the viewpoint of Buddhism, if good things are caused by one, oneself must also purify one's body and mind by recognizing, showing repentance, correcting, and transforming them into good things, such as nurturing the heart of loving kindness and compassion toward living things and living beings; developing the heart of alms-giving;

        building happiness for family, spouse, and children; holding confidence, truth, and prestige for oneself and for the community; nurturing wisdom by knowing to love oneself and other people; and being aware that the use of drugs, intoxicants, gambling, smoking, playing violent games, watching violent and debauched films and pictures will nourish toxins and do harm to one and to others.    

        Through Dhammapada, Verse No. 165 states:

"By oneself is evil done,
By oneself defiled,
By oneself it’s left undone,
by self alone one purified.
Purity, impurity on oneself depend.
No one can purify another.
"[43]

        Indeed, good and bad are created by oneself, besides one, nobody can replace oneself. Good we continue upholding and developing; bad we are aware to stop, let go of, and not to do. Understanding and practicing like this, we can apply and practice the Buddhadharma in our daily lives to bring the flowers and fruits of peaceful joy and happiness to ourselves and to others right in this life.

"On the route of enlightenment, you yourselves light up a torch to go, yourselves are lamps of wisdom for yourselves, yourselves build peaceful islands for yourselves; the greatest triumph is that of yourselves.

"Though thousand times a thousand 
in battle one may conquer,
yet should one conquer just oneself
one is the greatest conqueror
."[44]

In great ocean of the cycle of births and rebirths, you yourselves swim into the shore of deliverance, you yourselves take refuge in islands of peaceful joy for yourselves, you yourselves try to make up your best efforts, Lord Tathagatha is the spiritual Master on principles."[45]

"Oneself is refuge of oneself,
who else indeed could refuge be?
Oneself that skilfully

By good training of oneself
one gains a refuge hard to gain
."[46]

 

        Through the above discussed things, the word "oneself" mentioned in this Dharma writing comprises both body and mind. When the body and mind are recognized and transformed mindfully and awakeningly, steadily and relaxedly, the practitioner certainly leads them to enlightenment and deliverance in every moment right now and right here in the present life.

        The main topic of this writing, which mentions the body and mind via many different aspects, is to remind us to know that life is impermanence, birth, and death in every moment, in every breath. Therefore, we should make use of the rest of our lives to make our best efforts to cultivate, recognize, correct faults, and to transform the bodies and minds well and beautifully.

        We are aware that the more we apply and practice the Buddhadharma in our daily lives, the more we reap the flowers and fruits of pragmatic peacefulness and happiness for ourselves, for others, families, schools, and for society. Understanding and practice like this, we are the most valuable gifts to dedicate them to the many all over this planet.

        On occasion of the Vesak Season of this year, may you be well and happy, dwell in, and instill the Dharma of the World-Honored One.

                                                                           By Ven. Thích Trừng Sỹ

 

 


[1] Xem http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-69_4-811_5-50_6-1_17-56_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark Or xem Assalayana Sutta No. 93 in  Majjhima Nikāya.

[2]  Xem III. Thức (viññana), http://daitangkinhvietnam.org/nghien-cuu-phat-hoc/phat-hoc-tong-quat/665-thp-nh-nhan-duyen.html

[3] Xem http://www.daophatngaynay.com/vn/duc-phat/phat-dan/13436-nhin-phat-dan-qua-con-mat-thien-quan-phan-2-2.html                                                   Xem http://www.youtube.com/watch?v=R5tB3YsDYmg           

Xem http://thaythichtrungsy.blogspot.com/2013/05/nhin-phat-dan-qua-con-mat-thien-quan.html

[4]  Xem Anguttara Nikaya III. 71     http://www.buddhanet.net/budsas/ebud/budtch/budteach06.htm#_ednref17     → Anattalakkhana Sutta – Kinh Vô Ngã tướng. Or xem Mahāvagga, p. 13; Samyutta Nikāya pt. iii, p. 66.

[5]  Xem Kinh Vô Ngã Tướng (Anattalakkhana Sutta

http://phathoc.net/thu-vien/kinh/nam-  truyen/7EC203_kinh_vo_nga_tuong/p1.aspx

http://www.thuvien-thichnhathanh.org/index.php/nghe-audio/131-thin-ca/1036-hnh-phuc-bay-gi?start=7

http://www.youtube.com/watch?v=PdeVCWo5Bis

[6]  Xem Kinh Pháp Cú, Phẩm Song Yếu, kệ số 1.

[7]  Xem Kinh Pháp Cú, Phẩm Song Yếu, kệ số 2.

[8]  Thích Nhất Hạnh. Nhật Tụng Thiền Môn. Hà Nội: Nhà xuất bản Tôn Giáo, 2010, trang 187.

Xem http://langmai.org/phat-duong/thien-mon-nhat-tung/cong-phu-chieu-thu-bay

[9]  Xem http://langmai.org/tang-kinh-cac/vien-sach/giang-kinh/duy-bieu-hoc-hieu-su-van-hanh-cua-tam/bai-tung-1-dat-tam?set_language=vi

[10]  Xem http://langmai.org/phat-duong/kinh-nhac/ke-sam-hoi

Xem Thích Nhất Hạnh, như trên, trang 213-4. 

[11]  Như trên.

[12]  Xem Pháp Cú, Kệ số 127 và 128.

[13]  Xem Pháp Cú, Kệ số 121.

[14]  Xem Pháp Cú, Kệ số 117.

[15]  Cổ Đức.

[16]  Xem Pháp Cú, Kệ số 122.

[17]  Xem Pháp Cú, Kệ số 118.

[18]  Cổ Đức.

[19]  Xem http://www.phathoc.net/tu-hoc/tu-hoc-nhap-mon/76C040_phuong_thuc_sam_hoi.aspx

[20]  Xem http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-69_5-50_6-1_17-79_14-1_4-10989_15-1/#nl_detail_bookmark

[21]  Xem Pháp Cú, kệ số 103.

[22]  Xem Thích Trừng Sỹ. Con Đường Giáo Dục Phật Giáo. Nhà Xuất bản Tôn Giáo, Hà Nội, năm 2009, trang 138.

     Xem D. II. 99-101; LDB. II. 245.

[23]  Xem Pháp Cú, kệ số 160.

[24] Xem http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-69_4-811_5-50_6-1_17-56_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark Or xem Assalayana Sutta No. 93 in  Majjhima Nikāya.

[25]  Xem III. Thức (viññana), http://daitangkinhvietnam.org/nghien-cuu-phat-hoc/phat-hoc-tong-quat/665-thp-nh-nhan-duyen.html

[26]  See http://www.daophatngaynay.com/vn/duc-phat/phat-dan/13436-nhin-phat-dan-qua-con-mat-thien-quan-phan-2-2.html                                                   See http://www.youtube.com/watch?v=R5tB3YsDYmg            

[27]  See Xem Anguttara Nikaya III. 71     http://www.buddhanet.net/budsas/ebud/budtch/budteach06.htm#_ednref17     → Anattalakkhana Sutta – Kinh Vô Ngã tướng. Or xem Mahāvagga, p. 13; Samyutta Nikāya pt. iii, p. 66.

[28]  See Anattalakkhana Sutta / http://www.youtube.com/watch?v=PdeVCWo5Bis

[29]  See Dhammapada, Chapter 1, twin Verses

http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/kn/dhp/dhp.01.budd.html

http://www.buddhanet.net/dhammapada/d_twin.htm

[30]  http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/kn/dhp/dhp.01.budd.html

[31]  Xem http://langmai.org/tang-kinh-cac/tai-lieu/doan-que-kieu in Vietnamese

[32]   Thích Nhất Hạnh's Verse.

[33]  http://www.youtube.com/watch?v=NJOHzrftR8g in Vietnamese

[34]  See the Sutra of Showing Repentance.

[35]  Xem Dhammapada, Verses No. 127 & 128. Xem http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/kn/dhp/dhp.09.budd.html

[36]  See Dhammapada, Verse 121. See http://www.buddhanet.net/dhammapada/d_evil.htm

[37]  See Dhammapada, Verse 117. See http://www.buddhanet.net/dhammapada/d_evil.htm

[38]  The Elder.

[39]  See Dhammapada, Verse 122. See http://www.buddhanet.net/dhammapada/d_evil.htm

[40]  See Dhammapada, Verse 118. See http://www.buddhanet.net/dhammapada/d_evil.htm

[41]  The Elder.

[42]  See the Sutra of Showing Repentance,

or See http://www.phathoc.net/tu-hoc/tu-hoc-nhap-mon/76C040_phuong_thuc_sam_hoi.aspx in Vietnamese

[43]  Xem http://www.buddhanet.net/dhammapada/d_self.htm

[44]  See Dhammapada, Verse No. 103. See http://www.buddhanet.net/dhammapada/d_thous.htm

[45]  See D. II. 99-101; LDB. II. 245.

[46]  See Dhammapada, Verse N0. 160. Xem http://www.buddhanet.net/dhammapada/d_self.htm

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

4.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập