Vài dòng giới thiệu về cây Sala trong phạn ngữ - Phần kết

Đã đọc: 20489           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font

Hoa Śāla đã lưu lại nhiều truyền thuyết trong nền văn học Phật giáo. Từ thời Tỳ Sa Bà Phật (विश्वभूः Viśvabhūḥ) cho đến Thích Ca Mâu Ni Phật. Cây Śāla là nơi mà Đức Phật Tỳ Bà Thi đạt được sự hoàn toàn giác ngộ và cũng là nơi an nghĩ cuối đời của Đức Phật Thích Ca ở Kusinagara.

Mặc dù trong sách chữ Hán của người Việt xưa gọi Cá sấu gốc Trung Hoa là Giao long hay thuồng luồng. Nhưng bây giờ Cá sấu và thuồng luồng đã trở thành hai giống khác nhau. Một con có hình hài và nguồn gốc có thể biết được theo cái nhìn khoa học. Còn một con dù có thật hay không trong lịch sử sinh vật học, hình ảnh của nó vẫn tồn tại ở trong tiềm thức của người Việt Nam.

Từ những cách thức tô điểm hình hài cho con Giao long, bằng nhiều chi tiết tưởng tượng, được diễn đạt, qua nhiều ý nghĩa trong chuỗi thời gian dài. Đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân nói lên hình ảnh con Rồng xứ Việt. Người Việt luôn luôn tự hào và hãnh diện về nguồn gốc con Rồng cháu Tiên của mình qua huyền thoại Âu Cơ và Lạc Long Quân.

Theo tương truyền, vua Ðế Minh là cháu ba đời vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Linh Lĩnh lấy con gái của Vụ Tiên và sanh ra một người con trai gọi là Lộc Tục. Sau khi Lộc Tục lớn lên, vua Ðế Minh truyền ngôi cho con trưởng làm vua phương Nam, lấy tôn hiệu là Kinh Dương Vương và quốc hiệu là Xích Quỷ.

Ranh giới của nước Xích Quỷ thời bấy giờ được biết như sau : Phía Bắc giáp với Ðộng Ðình Hồ, phía Nam giáp nối liền với Hồ Tôn, phía Tây là Ba Thục, phía Ðông giáp biển Nam Hải.

Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ và lấy con gái của Ðộng Ðình Quân là Long Nữ, sanh ra Sùng Lãm. Sau này là người nối ngôi làm vua với tôn hiệu là Lạc Long Quân.

Lạc Long Quân lấy con gái của vua Ðế Lai tên là Âu Cơ, sinh một bọc trăm trứng và trăm trứng đó nở thành một trăm người con trai. Một ngày kia, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ rằng: "Ta là giống Rồng, mình là giống Tiên, thủy hỏa khắc nhau, không ở cùng nhau được". Hai người bèn chia con mà ở riêng. Năm chục người theo mẹ lên núi, năm chục người theo cha xuống biển. Lạc Long Quân phong cho người con trai trưởng làm vua nước Văn Lang, xưng là Hùng Vương, người lập ra nước Văn Lang và sau này trở thành nước Việt Nam.

Hồng Bàng là thuỷ tổ của dân tộc Việt. Nếu quan sát kỹ thì chữ Bàng 龐 viết bằng bộ long và chữ Hồng 鴻 (洪) có nghĩa là : Nước lớn, lụt lội… như vậy đây cũng là một ý nghĩa cho thấy, mặc dù Rồng là con vật có thật hay không trong những truyền thuyết, nhưng hình tượng của nó đã gắn liền với  văn hoá Việt Nam từ thời thượng cổ.

Hai câu thơ :

"Vật đổi sao rời, phúc tổ vẫn lưu nền cổ tích

Nước nguồn cây cối, đạo người nên nhớ đạo Hùng Vương".

Là dấu chứng của lịch sử để nhắc nhở những người con Việt về công đức của người đã sáng lập ra dòng họ và quốc gia. Tuy ngày 10 tháng 3 Âm Lịch, có được xác định chính xác là ngày húy nhật của vua Hùng Vương hay không, nhưng ông bà tổ tiên của chúng ta đã biết chọn một ngày để con cháu về sau có dịp tụ họp nhau lại mà nhớ đến ông tổ của mình.

Theo truyền thống ngàn đời, người Việt tin rằng mình là con cháu rồng tiên, đất đai là xứ rồng và vua là con rồng. Do đó hình ảnh của Rồng cũng được người ta đề cập trong Văn hoá Việt. Thời vua Lý dựng nghiệp, thấy rồng bay lên nên gọi là Thăng Long. Các địa danh trong nước cũng mang hình ảnh Rồng như : Vịnh Hạ Long, núi Hàm Rồng, Long Khánh, Long Biên, Vĩnh Long, Long Hải …. Ngay cả trái cây như : Trái thanh long, Long nhãn, cây xương rồng…Trong các quan hệ xã hội qua những câu ca dao tục ngữ :

Phận gái lấy được chồng khôn

Xem bằng cá vược vũ môn hoá rồng.

Hay

Rồng vàng tắm nước ao tù

Người khôn ở với người ngu bực mình.

Hoặc

Rồng đen lấy nước được mùa

Rồng trắng lấy nước thì vua đi cày.

Trong Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, con rồng Đại Việt luôn có những đặc tính biểu trưng rõ ràng đặc trưng :

Thân rồng có 12 khúc, trên lưng có vây nhỏ liền mạch và đều đặn. 12 khúc thân này đại diện cho 12 tháng trong năm. Thân mềm mại uốn lượn là biểu trưng cho sự thay đổi thời tiết.

Đầu rồng có bờm dài, râu cằm, cặp sừng nhỏ, mắt lồi to, hàm mở rộng, răng nanh chĩa lên, lưỡi mảnh rất dài, cái mào ở mũi có những nét nổi sóng đều đặn. Đầu rồng luôn hướng lên đớp lấy viên châu. Viên châu tượng trưng cho tính nhân văn, tri thức và lòng cao thượng…

Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ là biểu trưng cho nguồn gốc của người Việt. Dân tộc Việt có dòng lịch sử sinh động rất đẹp đẽ và oai hùng. Nếu những ai được sinh ra và lớn lên với hình ảnh "Con rồng, cháu Tiên", thì nên cần phát huy thêm những gì mình đang có và đã có, để làm xứng đáng cho niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Người Trung Hoa có Long Sinh Cửu Phẩm trong lòng tín ngưỡng. Người Việt Nam có Cửu Long Giang (Hán :九龍江),  và Cửu Long Giang này đã từng nuôi đàn con của Rồng và cháu Tiên từ bao đời. Cửu Long Giang là dòng sông có 9 cửa chảy ra biển được biết trên mặt địa lý của Việt Nam như : cửa Định An, cửa Ba Thắc, cửa Tranh Đề, cửa Đại, cửa Tiểu, cửa Cổ Chiên, cửa Cung Hầu, cửa Hàm Luông, cửa Ba Lai. Dòng sông mang tên và hình ảnh của chín con Rồng này đã trở thành một nét văn hoá đặc trưng tiêu biểu trong đời sống của người dân miền Tây Nam Bộ.

Trong  nghệ  thuật chơi cây cảnh Việt Nam, cây Śāla người ta thường gọi là cây Ngọc kỳ lân, Đầu lân, cây Hàm rồng hay Kỳ lân. Có lẽ là do sự cấu kết tự nhiên của chùm hoa nhìn giống như hình cái Đầu lân, mà người ta dùng hình ảnh này đặt tên cho nó. Chữ Lân tiếng Hán viết là 麟, nó cũng thuộc một dạng của Long 龍,  được viết bằng bộ lộc  kết hợp với chữ lân. Lân là loài động vật hư cấu cũng như con Phụng hay con Rồng. Nó được người ta diễn đạt như một con vật có một sừng, mình hươu, chân ngựa, hay đầu con Rồng, mình con trâu… Con cái gọi là lân và con đực gọi là kỳ 麒. Theo Thiều Chửu Tục là loài thú nhân đức và khi kỳ lân 麒 麟, xuất hiện là có điềm lành, hay thánh nhân xuất hiện.

Nāga, नाग trong văn hóa Khmer, người ta gọi là Niệk. Người Khmer vốn có lòng tín ngưỡng bản địa thờ rắn từ xưa, cho nên thuật ngữ Nāga trong tiếng Phạn được người ta xem như là một loài rắn lớn, như con rắn hổ mang mà nộc độc của nó có thể giết chết một con voi khổng lồ. Loài rắn hổ cũng là con vật tượng trưng cho thần Siva, vì nó bao hàm ý nghĩa của sự hủy diệt và tái sinh.

Hình ảnh con rắn Nāga, नाग, bảo vệ cho Đức Phật ngồi tọa thiền là những đề tài có ảnh hưởng sâu đậm trên mặt nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc trong Phật giáo Nam tông của người Khmer.

Người ta đã mô tả cuộc đời của Đức Phật từ khi Ngài mới đản sinh cho đến lúc nhập cõi Niết Bàn, đều có liên quan ít nhiều đến rắn Naga. Tương truyền rằng : Khi Hoàng hậu Maya hạ sinh Thái tử Tất Đạt Đa tại vườn Lâm Tì Ni, Thái tử  đã được một vua rắn Naga chín đầu đến phun nước tắm cho Ngài. Có lẽ điển tích này cũng là đề tài điêu khắc hình tượng chín con rồng bao quanh Đức Phật sơ sinh, mà người Trung Hoa gọi là "Tượng Cửu Long". thường thấy trong các ngôi chùa Phật giáo Bắc tông.

Một truyền thuyết khác nói rằng : Trong 7 ngày đầu tiên, khi Đức Phật đang tọa thiền dưới cội Bồ Đề, thì một cơn mưa mùa trút nước dữ dội xuống thân thể của Ngài. Ngay lúc đó, vị vua rắn Nāga liền hiện ra, cuộn mình thành bảy vòng tròn, để nâng Đức Phật lên khỏi dòng nước lũ đang cuồn cuộn chảy  xiết và dùng những cái đầu của mình làm thành một chiếc tàng che cho Đức Phật.

Một tích khác kể rằng : Rắn Nāga chính là vị thần Hộ pháp, người canh giử viên ngọc của mọi điều mong ước. Viên ngọc này cũng là  hình ảnh mang ý  nghĩa tượng trưng cho Tam Bảo trong Phật học.

Hình tượng rắn Nāga mà người Khmer chạm trổ bằng xà cừ uốn lượn quấn quanh những cánh cửa chùa, hay trên các mái chùa nhằm có ngụ ý để xua đuổi tà ma và bảo vệ những người con Phật. Những chiếc xe tang có khắc hình rắn Nāga, đó cũng là biểu trưng của một vị thần đưa linh hồn người chết lên cõi Niết Bàn. Những hình ảnh diễn đạt ở trên của con rắn Nāga, cũng giống như con rồng của Việt Nam và Trung Hoa, được dùng phổ biến trong các nghi lễ hay những kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc thuộc về tôn giáo. Điều khác biệt giữa con rắn Nāga và con Rồng là : Rắn Nāga được xem như một linh vật bảo vệ cho tôn giáo. Còn con rồng thường được dùng làm biểu tượng cho quyền lực thế tục của các vị Hoàng đế.

Rắn đã đi vào đời sống, tập tục trong các sinh hoạt văn hoá dân gian. Từ câu ca, điệu hò, cho đến những truyền thuyết, cổ tích, giai thoại, đã tóm tắt trong sự suy nghĩ và cảm nhận của con người. Hình tượng con rắn trong dân gian thường tượng trưng cho hạng người xấu, lòng sâu dạ hiểm… Tuy nhiên, hình ảnh con Rắn và cây Gậy được người ta dùng làm biểu tượng để cứu nhân loại trong y học Tây phương.

Tất cả các đặc tính văn hoá sáng tạo của trí tưởng tượng trong dân gian được lựa chọn và gán cho hình dạng cấu tạo đặc biệt của hoa Śāla, bằng những ngữ nghĩa riêng biệt trong văn cảnh huyền thoại, dưới dạng thần vật được nhân cách hóa, đã tạo ra nền văn hóa tinh thần, không chỉ bộc lộ bằng truyện kể mà còn diễn đạt trong những hình thức khác như : Nghi lễ, những bài thi ca hay các vũ điệu…

Mặc dù huyền thoại tồn tại trong văn học dân gian như những truyện kể về thế gian, qua những ý niệm và sự mô tả những việc đã xãy ra trong quá khứ của thế giới hiện tượng, bằng các biểu tượng khác nhau. Nhưng nó vẫn là ý thức nguyên hợp của xã hội nguyên thủy, để giúp cho việc tiến trình lịch sử nhân loại, từ khi con người rời bỏ cách sống du mục, tiến dần vào sự khám phá thế giới và biết khai thác thiên nhiên để phục vụ cho những nhu cầu thiết yếu trong đời sống của họ.

Hoa Śāla đã lưu lại nhiều truyền thuyết trong nền văn học Phật giáo. Từ thời Tỳ Sa Bà Phật (विश्वभूः Viśvabhūḥ) cho đến Thích Ca Mâu Ni Phật. Cây Śāla là nơi mà Đức Phật Tỳ Bà Thi đạt được sự hoàn toàn giác ngộ và cũng là nơi an nghĩ cuối đời của Đức Phật Thích Ca ở Kusinagara.

Ngoài huyền sử của Phật học, Cây Śāla còn có những ứng dụng trong y học cổ truyền của Ấn Độ được biết như : Trái có tính kháng sinh, kháng nấm, sát khuẩn và có tác dụng giảm đau, khử trùng các vết thương. Vỏ cây được dùng để chữa bệnh cảm lạnh, đau dạ dày, đau bụng. Nước chiết từ các lá được sử dụng để chữa các bệnh ngoài da. Lá non trị nhức răng.

Bảng phân khoa học của Cây Śāla :

Giới : Plantae

Giới phụ : Tracheobionta

Nghành : Magnoliophyta

Lớp : Magnoliopsida

Lớp phụ : Dilleniidae

Bộ : Lecythidales

Họ : Lecythidaceae

Họ phụ : Lecythidoideae

Chi : Couroupita 

Loài : C. guianensis

Cây Śāla có nguồn gốc ở Nam Mỹ và Ấn Độ, về sau  nó được trồng phổ biến nhiều nơi ở các nước Đông Nam Á và lưu vực sông Amazon. Người ta gọi cây Śāla bằng nhiều tên khác nhau như : Cây Sal (Shorea robusta Gaertn. f), cây Cannonball, cây Shorea robusta, cây Đầu Lân.

Cây  Śāla là một loại cây thân gỗ, có chiều cao tới 30-35m, phát triển chậm. Đường kính thân cây thường có chiều ngang từ 2 cho đến 2,5 m. Gỗ cứng có tính dẽo dai, đổi màu khi mới cắt ra nhưng sau đó trở thành màu sẫm hơn. Thân cây thường mọc thành hai nhánh lớn đều nhau, từ xa nhìn giống như hai cây nên gọi là Song thọ. Gỗ Śāla được dùng nhiều trong việc xây cất nhà cửa và đóng đồ trang trí.

Vỏ cây mịn, màu nâu đỏ hoặc màu xám, thường nứt theo chiều dọc. Hoa mọc từ thân cây chứ không mọc từ cành hay ngọn như những loài hoa khác và cho hoa rất thường không hiếm. Hoa giống như cái đầu lân, màu vàng, trắng, đỏ hường, có pha chút nâu nhạt ở vòng ngoài, cánh hoa rất dầy. Nụ màu xanh dợt. Mọc thành chùm dài, rất thơm được dùng trong mỹ phẫm. Hoa thường có 5 cánh, không đều, mỗi cánh dài từ 5-7,5 cm. Trong Phật học Śāla nở rộ, tương trưng cho Phật Pháp (Dharma).

Lá  Śāla thuộc loại lá đơn, dài 10-25 cm và rộng 5-15 cm, dai, không có lông tơ, hình bầu dục, thuôn dài, bóng khi trưởng thành. Lá vừa mới ra màu, sau đó đổi thành màu xanh. Giữa tháng hai cho đến tháng tư là mùa lá rụng, và bắt đầu ra lại từ tháng tư hay tháng năm.

Trái Śāla dài từ 1,3-1,5 cm và đường kính khoảng 1 cm. Trái hình trứng tròn, màu nâu đất. Trái và hột chứa nhiều chất dầu và bơ thực, cho nên người ta sử dụng nhiều trong việc chế biến thức ăn cho gia súc. Trái chín rất hôi và có chứa 200-300 hột.

Thành phần hóa học của Shorea robustagồm có : Terpenoid, β-amyrin,

Friedelin, β-sitosterol và isoflavone.

Lá chứa: acid ursolic, uvaol, α-caroten, β-carotene, lutein và pheophyoin.

Lõi gỗ chứa : Hopeaphenol và enthrocynidine. chất chuyển hóa trung học của lá tươi được α-caroten, β-carotene, lutein và pheophyoin.

Hột cây chứa nhiều amin acid. Dầu hột có tính chất diệt trùng.

Thân cây đem chiết xuất thì có được một chất khử nấm.

Nhựa được sử dụng như một chất làm se trong y học cổ truyền của Ấn Độ  và cũng dùng làm đốt hương trong các nghi lễ.

Tên của cây Śāla đã được Việt hoá qua các tên Song thọ, Ngọc kỳ  lân, Đầu lân, trở nên những hình ảnh đã thấm vào nếp sống hài hoà với thiên nhiên của Việt Nam. Cây Śāla là khía cạnh có tầm quan trọng trong cuộc đời Đức Phật và cũng là một điều nói lên sự liên hệ chặt chẽ giữa con người và thiên nhiên trong môi trường sống.

Càng hiểu biết nhiều hơn về các yếu tố tự nhiên, thì con người sẽ tạo ra nhiều nghi lễ, tập tục để tôn thờ những đối tượng thiên nhiên, mà nó có thể mang lại cho họ cuộc sống đầy đủ và an lành. Chân dung của các sức mạnh Thiên Nhiên thường được biết như : Mặt trời, mặt trăng, các vì sao đất, nước, gió, lửa...

Trong Kinh Phật có ghi là Phật Đản Sanh dưới cây Vô Ưu, và Niết Bàn dưới cây Sala Song Thọ. Cây Vô Ưu khoa học gọi là Saraca asoca. Cây Śāla khoa học gọi là Shorea robusta. Cây chỉ là tượng trưng, dùng làm ẩn dụ trong Kinh Điển. Không nên chấp vào đó.

Cây Ashok अशोक hay Saraca asoka. Aśoka, अशोक  được ghép từ chữ a (tiền tố ngữ) và thân kép śoka. Thân từ thuộc từ thuộc tĩnh từ và có 3 dạng : Nam tính, trung tính, nữ tính. Aśokā có những nghĩa được biết như sau : Vô tư, không đau buồn, không gây ra ưu phiền.

शोक śoka có gốc từ động từ căn  √ शुच्  śuc. शोक śoka có những nghĩa được biết như sau : Đau buồn, buồn rầu, đau nhức.

Động từ căn  √ शुच्  śuc, là động từ  thuộc nhóm 1, và nó có những nghĩa được biết như sau : Đốt cháy, thiêu hủy, nướng, phỏng, khóc, lo âu, buồn rầu, bị bồn chồn lo lắng, đau khổ vì vấn đề gì đó, than phiền về cái gì đó, hối tiếc, khóc thương cho cái gì đó.

Cây Udumbara, viết theo mẫu devanāgarī : उदुम्बर . Udumbara có nghĩa là một loài hoa mang điềm lành từ Trời, và sự xuất hiện của hoa Udumbara là dấu hiệu cho biết Đức Chuyển Luân Thánh Vương đã đến, để chính Phật Pháp trong thế giới này.

उदुम्बर,  Udumbara là biến cách của uḍumbara. Udumbara được phiên âm ra âm Hán Việt thành : Ưu đàm ba la, Ô đàm bát la, Uất đàm, Ưu đàm… Hoa Ưu đàm được người ta gọi bằng những tên khác nhau như : Ưu đàm bát hoa, Ưu đàm Bạt La Hoa, gọi tắt là Đàm hoa, hay Linh thụy hoa, Thụy ứng hoa, Không khởi hoa.

Cây Śāla शाल, Việt gọi là cây Đầu lân, Ngọc Kỳ Lân, Hàm Rồng, tên khoa học là Couroupita guianensis. Cây này được nhà thực vật học người Pháp J.F. Aublet đặt danh pháp khoa học vào năm 1755, và tiếng pháp gọi là Le Boulet de canon.

Śāla शाल có gốc từ chữ śālā शाला . Śāla có nghĩa là ở nhà, và cũng là tên của một loại cây trong giới thực vật ở Ấn Độ. Theo Phật học, cây śāla शाल, là biểu trưng cho nơi an nghĩ cuối cùng của Đức Phật Thích Ca. Śālā là thuật ngữ thuộc dạng nữ tính. Nó có những nghĩa được biết như sau : Túp lều, nhà, phòng, hội trường, phòng nghiên cứu, chuồng.

Ngày lễ Phật Đản sanh, tiếng phạn gọi là Buddhajayantī, thân từ này được ghép từ hai chữ : Buddha + jayantī.

Thuật ngữ Phật đà là phiên âm từ chữ Buddha trong tiếng phạn, viết theo mẫu devanāgarī : बुद्ध.  Buddha là quá khứ phân từ của chữ budh_1, thuộc tĩnh từ, thân từ có ba dạng : Nam tính, trung tính, nữ tính và có nhiều nghĩa được biết như sau : Tỉnh thức, sáng suốt, thông thái, khôn ngoan, hiểu biết.

Động từ căn √budh_1 (√बुध्), có nghĩa : Tự đánh thức, tự tỉnh thức, xem, tìm hiểu, khám phá, nhận thức, cảm nhận, hiểu biết, hiểu, quan sát, suy nghĩ, tập trung, khơi dậy, phục hồi, làm cho hiểu, nhớ, tiết lộ, thông báo, thông tin, tư vấn, khuyên bảo, suy nghĩ đứng đắn, cố gắng tìm hiểu.

Chữ budh_2, có gốc từ chữ budh_1, có nghĩa :  Người tự tỉnh thức, người hiểu biết, thông minh, sáng suốt, khôn ngoan.

Jayantī có gốc từ chữ jayanta. Thân từ Jayantī thuộc nữ tính và có nghĩa là ngày sinh nhật.

Jayanta có gốc từ chữ jayat, viết theo mẫu devanāgarī : जयन्त . Thân từthuộc tĩnh từ, thân từ có ba dạng : Nam tính, trung tính, nữ tính và có nghĩa :  Thuộc về chiến thắng, cái gì đáng vinh danh ca ngợi.

jayat , जयत् là quá khứ phân từ hiện tại của động từ căn √ जि ji . Thân từthuộc tĩnh từ, thân từ có ba dạng : Nam tính, trung tính, nữ tính và có nghĩa :  Chiến thắng, chinh phục được, giành thắng lợi vinh quang.

Động từ căn √ जि ji, là động từ thuộc nhóm 1,và có nhiều nghĩa được biết như sau : Thắng cuộc, chinh phục, đấu tranh, vượt qua, khải hoàn, cầu mong chinh phục được.

Kính chúc quý bạn một ngày vui vẻ trong tình học Phật,

Kính bút

TS Huệ Dân

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập