Vài dòng giới thiệu về ý nghĩa của cây bồ đề trong Phạn ngữ

Đã đọc: 6985           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image Cây Bồ-đề nơi đức Phật toạ thiền 49 ngày đêm và thành đạo, Bồ-đề Đạo tràng, Ấn độ. Ảnh: T.Giác Hiệp

Ngoài những công dụng hữu ích trong y học của nó. Cây này đã trở thành một chứng nhân lịch sử cho một người đã biết khắc phục tất cả mọi phiền não trong cuộc sống qua hai chữ Tỉnh thức hay Giác ngộ.

Một loại cây thân nhẵn, hoa không hương, có nguồn gốc từ Nepal và Ấn Độ, Tây Nam Trung Hoa, Đông Dương và Việt Nam. Vỏ cây màu xám nhạt, có thể bóc rời từng mảnh lớn, gỗ mềm, thớ mịn đều, nhẹ, dễ chẻ, được dùng trong công nghiệp giấy hay làm tăm xỉa răng… Nhựa cây màu trắng đục, có mùi thơm thường được sử dụng để chế biến nước hoa và trong y học.

Lá cây mang dạng hình thoi, tam giác hay trái tim và có đuôi ở chóp lá. Khi còn non là màu đỏ hồng nhạt, lúc trưởng thành chuyển sang màu xanh lục điểm tía. Hoa nhỏ màu đỏ, thường nở vào tháng hai. Phiến lá mỏng và giòn, có 6-8 đôi gân ; dài 12-18 cm, rộng 7-10 cm. Cuống lá mảnh, dài 5-8 cm. Lá được dùng làm thực phẩm nuôi  thú vật hay gia súc rất tốt, bởi vì lá chứa khoảng 9% chất đạm, 2.7 % chất béo, 68.3 % chất carbohydrates tổng cộng, 15.9 % chất xơ.

Trái tuy không ăn được như những trái cây khác, nhưng nó cũng có nhiều công dụng trong y học. Trái có hình thù giống như quả sung, không cuống, có đường kính khoảng 7-8 mm. Khi còn non màu xanh, khi chín màu đỏ xậm hay tím bầm pha trộn các chấm đỏ trên da. Cây bắt đầu cho trái từ tháng 5 hay tháng 6. Cây sống rất lâu và hiện nay ở Tích Lan còn một cây đã sống trên 2000 năm.

Thành phần ứng dụng của các bộ phận trong cây được dùng khá phổ biến để trị một số bệnh thông thường theo y học cổ truyền Ấn Độ :

Vỏ cây : Chất làm se, tạ nhiệt, tăng sinh lý, kháng khuẩn, bệnh lậu, tiêu chảy, kiết lỵ, bệnh trĩ, chống viêm, phỏng, bệnh ngoài da, ghẻ, nấc cục, nôn mửa.

Lá và chồi cây hay cành non : Tẩy trùng vết thương, bệnh ngoài da thầu.

Nước cốt của lá : Hen suyễn, ho, rối loạn tình dục, tiêu chảy, đái ra máu, đau răng, nhức đầu đông, mắt loạn, các vấn đề về dạ dày, ghẻ.

Nước xắc của lá : Giảm đau cho đau răng.

Trái khô : Bệnh lao, sốt, tê liệt, bệnh trĩ.

Trái tươi : Hen suyễn, nhuận tràng, tiêu hóa.

Hột : Hạ nhiệt, nhuận tràng.

Nhựa : Đau dây thần kinh, các chứng viêm, xuất huyết.

Thành phần hóa học:

Vỏ cây chứa các chất hóa học : Tannins, saponins, flavonoids, steroids, terpenoids, cardiac glycosides, bergapten, bergaptol, lanosterol, β-sitosterol, stigmasterol, lupen-3-one, β-sitosterol-d-glucoside (phytosterolin), vitamin k1, tannin, wax, saponin, β-sitosterol, leucocyanidin-3-0-β-D-glucopyrancoside, leucopelargonidin-3-0-β-D-glucopyranoside, leucopelargonidin-3-0-α-L- rhamnopyranoside, lupeol, ceryl behenate, lupeol acetate, α-amyrin acetate, leucoanthocyanidin và leucoanthocyanin.

Lá chứa các chất hóa học : Campestrol, stigmasterol, isofucosterol, α-amyrin, lupeol, tannic acid, arginine, serine, aspartic acid, glycine, threonine, alanine, proline, tryptophan, tryosine, methionine, valine, isoleucine, leucine, n-nonacosane, n-hentricontanen, hexa-cosanol and n-octacosan.

Trái chứa các chất hóa học : Asgaragine, tyrosine, undecane, tridecane, tetradecane, (e)-β-ocimene, α-thujene, α-pinene, β-pinene, α-terpinene, limonene, dendrolasine, dendrolasine α-ylangene, α-copaene, β-bourbonene, β-caryophyllene, α-trans bergamotene, aromadendrene, α-humulene, alloaromadendrene, germacrene, bicyclogermacrene, γ-cadinene, δ-cadinene,

Hột chứa các chất hóa học : Alanine, threonine, tyrosine.

Nhựa sống chứa các chất hóa học : Religiosin.

Bảng phân khoa học :

Giới :    Plantae

Nghành :    Magnoliophyta

Lớp :    Magnoliopsida

Bộ :    Urticales

Họ :    Moracea

Chi:    Ficus

Loài :    Ficus religiosa

 

Ficus là danh từ Latin dùng để chỉ cho những cây thực vật thuộc họ Moraceae như : Cây sung, cây đa, cây đề.

 

Bảng biến hóa thân từ của ficŭs ở dạng nữ tính trong tiếng Latin

Trường hợp

Số ít

Số nhiều

Chủ cách

ficŭs

ficūs

Hô cách

ficŭs

ficūs

Cách trực bổ

ficŭm

ficūs

Cách sở hữu

ficūs

ficŭŭm

Cách gián bổ

ficūi
hay ficū

ficĭbŭs

Cách tách ly

ficū

ficĭbŭs

 

Bảng biến hóa thân từ của ficus ở dạng nam tính trong tiếng Latin

Trường hợp

Số ít

Số nhiều

Chủ cách

ficus

ficī

Hô cách

fice

ficī

Cách trực bổ

ficum

ficōs

Cách sở hữu

ficī

ficōrum

Cách gián bổ

ficō

ficīs

Cách tách ly

ficō

ficīs

 

Chữ Religiosa có gốc từ tĩnh từ Religiosus trong tiếng Latin. Religiosus có những nghĩa được biết như sau : Đắn đo, thận trọng, chu đáo, cái nhìn tôn kính đối với Thượng đế, Đáng kính.

 

Bảng biến hóa thân từ của religious ở 3 dạng khác nhau trong tiếng Latin

Trường hợp

Số ít

Số nhiều

Nam tính

Nữ tính

Trung tính

Nam tính

Nữ tính

Trung tính

Chủ cách

religiosus

religiosa

religiosum

religiosi

religiosae

religiosa

Hô cách

religiose

religiosa

religiosum

religiosi

religiosae

religiosa

Cách trực bổ

religiosum

religiosam

religiosum

religiosos

religiosas

religiosa

Cách sở hữu

religiosi

religiosae

religiosi

religiosorum

religiosarum

religiosorum

Cách gián bổ

religioso

religiosae

religioso

religiosis

religiosis

religiosis

Cách tách ly

religioso

religiosa

religioso

religiosis

religiosis

religiosis

 

Còn tiếp

Kính bút

TS Huệ Dân

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

5.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập