Cây Vô ưu và Hoa ưu đàm trong kinh nhà Phật - Phần 3

Cây Sung hay cây Ưu Đàm là một trong những cây dược thảo đã đề cập trong tất cả các kinh điển cổ xưa của y học Ấn Độ (Ayurveda). Rễ, vỏ cây, trái, lá và nhựa của Ưu đàm có giá trị chữa bệnh rất lớn, được sử dụng bên trong cũng như bên ngoài đối với cơ thể con người
Cây Sung hay cây Ưu Đàm, theo các nhà thực vật học trên thế giới thì cây sung có nguồn gốc từ Châu Á và được trồng rất phổ biến ở các nước của bán đảo Đông dương. Xưa nay nhiều người cho rằng, tên gọi của cây Sung không chỉ mang ý nghĩa tượng trưng cho sự sung mãn, mà còn có thể mang lại nhiều vọng ước cho của người nông dân nghèo trồng nó.
Bảng phân loại khoa học của cây Sung :
Giới: Plantae.
Nghành : Magnoliophyta.
Hạng : Magnolipsida.
Bộ: Urticales.
Họ: Moraceae.
Chi : Ficus.
Loài: F. racemosa.
Theo PHYTOPHARMACOLOGICAL PROPERTIES OF FICCUS RACEMOSA LINN - AN OVERVIEW của Baby Joseph, S.Justin Raj. Interdisciplinary Research Unit, Departmentof Biotechnology, Malankara Catholic College, Mariagiri, K.K District, có ghi thành phần hóa học chung của cây Sung (F. racemosa) như sau :
Rễ: Cycloartenol, Euphorbol, Hexacosanoate, Taraxerone, Tinyatoxin.
Vỏ: Euphorbol, Hexacosanate, Ingenol, Triacetate, Taraxerone.
Thân cây : Campesterol, Hentriacontane, Hentriacontanol, Kaempferol, Stigmasterol, Methyl ellagic acid.
Lá : Tetra triterpene, Glauanol acetate, Racemosic acid.
Trái : Glauanol, Hentriacontane, β sitosterol, Glauanolacetate, Glucose, Tiglic acid, Esters của taraxasterol, Lupeolacetate, Friedelin, Higher hydrocarbons và những phytosterol khác.
Nhựa: A-amyrin, β-sitosterol, Cycloartenol, Cycloeuphordenol, 4-deoxyphorbol và chất esters của nó, Euphol, Euphorbinol, Isoeuphorbol, Palmitic acid, Taraxerol, Tinyatoxin, Tirucallol, Trimethyl ellagic acid.
Thành phần hóa học của vỏ cây Sung trong y học có chứa : Tannin, wax,
saponin gluanol acetate, β-sitosterol, leucocyanidin- 3 – O– β – D - glucopyrancoside, leucopelargonidin – 3 – O – β– D - glucopyranoside, leucopelargonidin – 3 – O – α – L -rhamnopyranoside, lupeol, ceryl behenate, lupeol acetate, α-amyrin acetate, leucoanthocyanidin, leucoanthocyanin, lupeol, β-sitosterol, stigmasterol.
Udumbara, cây Sung hay cây Ưu Đàm là cây thiêng liêng được dùng trong các nghi lễ cúng bái Thượng đế Dattaguru (Đấng sáng tạo thiên nhiên trong vũ trụ). Udumbara có những từ đồng nghĩa khác nhau như : yajnanga, yajniya, yajnayoga, yajnyasara.
Cây Sung hay cây Ưu Đàm là một trong những cây dược thảo đã đề cập trong tất cả các kinh điển cổ xưa của y học Ấn Độ (Ayurveda). Rễ, vỏ cây, trái, lá và nhựa của Ưu đàm có giá trị chữa bệnh rất lớn, được sử dụng bên trong cũng như bên ngoài đối với cơ thể con người.
Chất nhựa của cây Ưu Đàm hay cây Sung được áp dụng trên da, ở dạng dán, để làm mịn làn da, và chống sưng. Các tinh chất chiết ra từ trong lá dùng để rửa các vết thương cho sạch và nuôi dưỡng da trong thời gian điều trị. Các tinh chất chiết ra từ vỏ cây dùng làm nước súc miệng hiệu quả trong lúc bị viêm miệng hay đau cổ họng…
Phạm vi ứng dụng của Lá, quả, nhựa, vỏ cây sung được dùng chữa những bịnh bên trong cơ thể con người được biết như : Lợi tiểu, Tiêu đàm, Tiêu chảy và sát trùng, Kiết lỵ, Vết thương mãn tính, Viêm hạch cổ tử cung, Suy nhược tình dục, Hen suyễn, Phụ nữ ít sữa hay tắc tia sữa, Nhức răng…
Cây Sung có nguồn gốc từ các quốc gia như : Úc, Ấn độ, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Trung Quốc, Nepal, New Guinea, Pakistan, Sri Lanka, và vùng Địa Trung Hải có một loài sung dạng bụi (Ficus carica L.), cao chừng 3-4 m, quả vị có vị ngọt, phơi khô có hương vị như chà là. Sung là loại cây thân gỗ lớn, có tán lá rậm, màu lá xanh bóng, cho nên người ta thường trồng nó để che mát.
Quả mọc thành chùm trên các cành hay trên thân cây. Vỏ thân cây, nhẵn, màu nâu xám bóng. Hoa có hai loại đực và cái. Hoa thường ra khoảng tháng 5 cho tới tháng 7. Hoa lớn dần, vỏ từ màu xanh chuyển sang màu đỏ thẫm, chín và rụng rất nhanh. Khi hoa nở, tỏa mùi hương thơm ngọt lịm, làm cho các loài côn trùng, tìm cách chui vào bên trong hút mật. Do đó đôi khi cắt quả sung chín ra làm hai, người ta thường thấy có số côn trùng còn nằm trong quả. Trái sung, thật ra đó là quả giả. Bởi vì, bên ngoài của nó là một đế hoa, mà trong đó mọc tua tủa những cánh hoa li ti được khép kín lại với nhau thành hình tròn bầu bĩnh, trông giống như quả.
Ở Việt Nam có nhiều loại sung khác nhau và được người ta đặt tên như : Sung vè, Sung xanh, Sung nòi… Tuy Sung mọc ở những nơi hoang dã, trên các triền núi cao, hay trong rừng sâu, hoặc các vùng đồng bằng sông nước. Nhưng ngày nay, người ta có thể nhân giống nó, bằng hạt hoặc bằng cách chiết cành, dâm cành để tạo ra cây con. Cây sung là một loài cây có dáng thân rất đẹp, giống như những cây cổ thụ, cho nên những người thích chơi cây cảnh biến nó thành Bonsai để chưng chơi.
Theo quan niệm từ Sung gần với sung túc, do đó người ta chọn Sung làm biểu tượng của sự no đủ, tốt lành, cũng như ý nghĩa của hoa Mai là biểu trưng cho sự may mắn.
Từ sự ứng dụng đa dạng của cây sung đã có lịch sử lâu đời, trong cuộc sống nhân loại, được biết qua nhiều lãnh vực, và ý nghĩa tâm linh của những âm Hán Việt : Ưu đàm ba la, Ô đàm bát la, Uất đàm, Ưu đàm, Ưu đàm bát hoa, Ưu đàm Bạt La Hoa, hay Hoa Ưu đàm, mà Phạn ngữ gọi là Udumbara, उदुम्बर, danh pháp khoa học : Ficus racemosa. Việt dịch : Cây sung.
Ưu đàm bát hoa này đã đi vào tâm thức của người tu Phật và đã tạo nên biểu tượng cho điềm xuất thế hy hữu của một Đức Phật tương lai ở thế gian này, theo tinh thần Phật học. Bản chất biểu tượng tinh tế của Ưu Đàm được sử dụng trong kinh Pháp Hoa là để so sánh sự xuất hiện độc đáo của một loài hoa thiên với sự xuất hiện phổ biến của một Bậc thánh nhân đã đạt được sự giác ngộ và giáo lý của Ngài trên thế giới, mà người thưởng ngoạn phải thật để tâm, mới có thể thấy được ý nghĩa này, qua những phần trích đoạn trong các Phẩm Phương tiện, Phẩm Hóa thành Dụ Phẩm, Phẩm Diệu Trang Nghiêm Vương Bổn Sự, do Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh chuyễn ngữ.
Phần trích đoạn trong Phẩm Phương tiện :
Xá-Lợi-Phất! Các ông nên một lòng tin hiểu thọ trì lời Phật dạy. Lời các đức Phật Như-Lai nói không hư vọng, không có thừa nào khác, chỉ có một Phật thừa thôi.
Khi ấy, đức Thế-Tôn muốn tuyên lại nghĩa này mà nói kệ rằng:
Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni
Mang lòng tăng-thượng-mạng
Cận-sự-nam ngã mạn
Cận-sự-nữ chẳng tin,
Hàng bốn chúng như thế
Số kia có năm nghìn
Chẳng tự thấy lỗi mình
Nơi giới có thiếu sót
Tiếc giữ tội quấy mình
Trí nhỏ đó đã ra,
Bọn cám tấm trong chúng
Oai đức Phật phải đi,
Gã đó kém phước đức
Chẳng kham lãnh pháp này,
Chúng nay không cành lá
Chỉ có những hột chắc
Xá-Lợi-Phất khéo nghe!
Pháp của các Phật được
Vô lượng sức phương tiện
Mà vì chúng sanh nói.
Tâm của chúng sanh nghĩ
Các món đạo ra làm
Bao nhiêu những tánh dục
Nghiệp lành dữ đời trước
Phật biết hết thế rồi
Dùng các duyên thí dụ
Lời lẽ sức phương tiện
Khiến tất cả vui mừng.
Hoặc là nói Thế kinh
Cô khởi cùng Bổn-sự.
Bổn-sanh, Vị-tằng-hữu
Cũng nói những nhân duyên
Thí dụ và Trùng tụng
Luận nghị cộng chín kinh.
Căn độn ưa pháp nhỏ.
Tham chấp nơi sanh tử
Nơi vô lượng đức Phật
Chẳng tu đạo sâu mầu
Bị các khổ não loạn
Vì đó nói Niết-bàn.
Ta bày phương tiện đó
Khiến đều vào huệ Phật,
Chưa từng nói các ông
Sẽ được thành Phật đạo
Sở dĩ chưa từng nói
Vì giờ nói chưa đến,
Nay chính là đến giờ
Quyết định nói Đại-thừa.
Chín bộ pháp của ta
Thuận theo chúng sanh nói
Vào Đại-thừa làm gốc
Nên mới nói kinh này.
Có Phật tử tâm tịnh
Êm dịu cũng căn lợi,
Nơi vô lượng các Phật
Mà tu đạo sâu mầu,
Vì hàng Phật tử này
Nói kinh Đại-thừa đây.
Ta ghi cho người đó
Đời sau thành Phật đạo
Bởi thâm tâm niệm Phật
Tu trì tịnh giới vậy
Hạng này nghe thành Phật
Rất mừng đầy khắp mình,
Phật biết tâm của kia.
Nên vì nói Đại-thừa.
Thanh-văn hoặc Bồ-Tát,
Nghe ta nói pháp ra
Nhẫn đến một bài kệ
Đều thành Phật không nghi.
Trong cõi Phật mười phương
Chỉ có một thừa pháp
Không hai cũng không ba
Trừ Phật phương tiện nói
Chỉ dùng danh tự giả
Dẫn dắt các chúng sanh
Vì nói trí huệ Phật.
Các Phật ra nơi đời
Chỉ một việc này thực
Hai thứ chẳng phải chơn.
Trọn chẳng đem tiểu thừa
Mà tế độ chúng sanh,
Phật tự trụ Đại-thừa
Như pháp của mình được
Định, huệ, lực trang nghiêm
Dùng đây độ chúng sanh.
Tự chứng đạo vô thượng
Pháp bình-đẳng Đại-thừa
Nếu dùng tiểu thừa độ
Nhẫn đến nơi một người
Thời ta đọa sân tham
Việc ấy tất không được,
Nếu người tin về Phật
Như-Lai chẳng dối gạt
Cũng không lòng tham ghen
Dứt ác trong các pháp
Nên Phật ở mười phương
Mà riêng không chỗ sợ.
Ta dùng tướng trang nghiêm
Ánh sáng soi trong đời
Đấng vô lượng chúng trọng
Vì nói thực tướng ấn
Xá-Lợi-Phất! nên biết
Ta vốn lập thệ nguyện
Muốn cho tất cả chúng
Bằng như ta không khác,
Như ta xưa đã nguyện
Nay đã đầy đủ rồi
Độ tất cả chúng sanh
Đều khiến vào Phật đạo
Nếu ta gặp chúng sanh
Dùng Phật đạo dạy cả
Kẻ vô trí rối sai
Mê lầm không nhận lời.
Ta rõ chúng sanh đó
Chưa từng tu cội lành
Chấp chặt nơi ngũ dục
Vì si ái sinh khổ,
Bởi nhân duyên các dục.
Sanh vào ba đường dữ
Xoay lăn trong sáu nẻo
Chịu đủ những khổ độc
Thân mọn thọï bào thai
Đời đời tăng trưởng luôn
Người đức mỏng ít phước
Các sự khổ bức ngặt
Vào rừng rậm tà kiến
Hoặc chấp có, chấp không
Nương gá các chấp này
Đầy đủ sáu mươi hai
Chấp chặt pháp hư vọng
Bền nhận không bỏ được
Ngã mạn tự khoe cao
Dua nịnh lòng không thực
Trong nghìn muôn ức kiếp
Chẳng nghe danh tự Phật
Cũng chẳng nghe chánh pháp
Người như thế khó độ.
Cho nên Xá-Lợi-Phất!
Ta vì bày phương tiện
Nói các đạo dứt khổ
Chỉ cho đó Niết-bàn
Ta dầu nói Niết-bàn
Cũng chẳng phải thật diệt,
Các pháp từ bổn lai
Tướng thường tự vắng lặng
Phật tử hành đạo rồi
Đời sau được thành Phật
Ta có sức phương tiện
Mở bày khắp ba thừa.
Tất cả các Thế-Tôn
Đều nói đạo nhất thừa
Nay trong đại chúng này
Đều nên trừ nghi lầm
Lời Phật nói không khác
Chỉ một, không hai thừa.
Vô số kiếp đã qua
Vô lượng Phật diệt độ
Trăm nghìn muôn ức Phật
Số nhiều không lường được.
Các Thế-Tôn như thế
Các món duyên thí dụ
Vô số ức phương tiện
Diễn nói các pháp tướng,
Các đức Thế-Tôn đó
Đều nói pháp nhất thừa
Độ vô lượng chúng sanh
Khiến vào nơi Phật đạo
Lại các đại-Thánh-chúa
Biết tất cả thế gian
Trời người loài quần sanh
Thâm tâm chỗ ưa muốn
Bèn dùng phương tiện khác
Giúp bày nghĩa đệ nhất.
Nếu có loài chúng sanh
Gặp các Phật quá khứ
Hoặc nghe pháp bố thí
Hoặc trì giới nhẫn nhục
Tinh tấn, thiền, trí thảy
Các món tu phước huệ,
Những người như thế đó
Đều đã thành Phật đạo
Sau các Phật diệt độ
Nếu người lòng lành dịu
Các chúng sanh như thế
Đều đã thành Phật đạo
Các Phật diệt độ rồi
Người cúng dường xá-lợi
Dựng muôn ức thứ tháp
Vàng, bạc và pha-lê
Xa-cừ cùng mã-não
Ngọc mai khôi, lưu ly
Thanh tịnh rộng nghiêm sức,
Trau giồi nơi các tháp,
Hoặc có dựng miếu đá
Chiên-đàn và trầm-thủy
Gỗ mật cùng gỗ khác
Gạch ngói bùn đất thảy,
Hoặc ở trong đồng trống
Chứa đất thành miếu Phật
Nhẫn đến đồng tử giỡn
Nhóm cát thành tháp Phật,
Những hạng người như thế
Đều đã thành Phật đạo.
Nếu như người vì Phật
Xây dựng các hình-tượng
Chạm trổ thành các tướng
Đều đã thành Phật đạo.
Hoặc dùng bảy báu làm
Thau, đồng bạch, đồng đỏ
Chất nhôm cùng chì kẽm
Sắt, gỗ cùng với bùn
Hoặc dùng keo, sơn, vải
Nghiêm sức làm tượng Phật
Những người như thế đó
Đều đã thành Phật đạo
Vẽ vời làm tượng Phật
Trăm tướng phước trang nghiêm
Tự làm hoặc bảo người
Đều đã thành Phật đạo.
Nhẫn đến đồng tử giỡn
Hoặc cỏ cây và bút
Hoặc lấy móng tay mình
Mà vẽ làm tượng Phật
Những hạng người như thế
Lần lần chứa công-đức
Đầy đủ tâm đại bi
Đều đã thành Phật đạo
Chỉ dạy các Bồ-Tát
Độ thoát vô lượng chúng.
Nếu người nơi tháp miếu
Tượng báu và tượng vẽ
Còn tiếp
Kính bút
TS Huệ Dân
- Vị trí đạo Phật trong văn hóa Nhất Hạnh
- Truyện Tranh Thập Đại Đệ Tử Phật Thích Ca Lời: Lý Thái Thuận, Tranh: Trương Quân
- Những Sự Thâm Trầm Của Đạo Phật Nguyên Thảo
- Phật Học Văn Tập V Tác giả: Pháp sư Sướng Hoài, Phụ tá Tác Giả chọn lọc, Việt dịch Thích Thắng Hoan
- Giá Trị Của Đạo Phật Nguyên Thảo
- Sự Nhập Thế Của Đạo Phật Nguyên Thảo
- Cây cổ thụ Phật Giáo R.P. Hayes
- Cây Vô ưu và Hoa ưu đàm trong kinh nhà Phật - Phần 2 TS Huệ Dân
- Cây Vô ưu và Hoa ưu đàm trong kinh nhà Phật TS Huệ Dân
- Những Điều Cốt Yếu Của Phật Pháp Truyền Bình
- ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vấn đáp về đấng tạo hóa Đức Đạt Lai Lạt Ma, Tuệ Uyển chuyển ngữ
- Đức Dalai Latma: Phật giáo là một môn học thuật Ngọc Hằng dịch
- Vài dòng giới thiệu về ý nghĩa của từ Cà sa và chiếc áo mang tên này (tiếp theo) TS Huệ Dân
- Vài dòng giới thiệu về Ý nghĩa thuật ngữ Cà sa TS Huệ Dân
- Trăm Ngàn Muôn Kiếp Không Dễ Gặp Thích Nữ Chân Liễu
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Tiễn người đi | Nhạc và lời của Thì thầm qua tiếng hát Thì thào
- Từ Bi | Nhạc và lời của Thì thầm qua tiếng hát Thì thào
- Thầy Thích Minh Đức thi hóa Bạch y Chơn ngôn qua phần diễn nghĩa của TS Huệ Dân Bạch Y Thần Chú
- Diễn nghĩa Bạch y chân ngôn trong tiếng Phạn (Trích trong Tinh Hoa Phật học TS Huệ Dân).
- Diễn nghĩa Triṃśikā câu hai
- Diễn nghĩa Ba mươi biểu hiện thực hiện của Duy thức trong tiếng Phạn câu một
- Diễn nghĩa kinh A Di Đà bản ngắn trong Phạn ngữ (Trích trong Tinh Hoa Phật học, TS Huệ Dân) Phần một
- Nội dung của kinh trí tuệ siệt việt vượt qua bờ bên kia (bản ngắn)
- Vài dòng tham khảo Bát Nhã Tâm Kinh diễn nghĩa (Bản dài)
- Bát Nhã Tâm Kinh Diễn Nghĩa
Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)