Cây Vô ưu và Hoa ưu đàm trong kinh nhà Phật

Cây Vô Ưu có phải là hoa Ưu đàm không? Nếu không phải, thì tại sao Thái tử Tất Đạt Đa hạ sanh dưới gốc Vô ưu, mà ngày Đản sanh của Ngài lại lấy hoa Ưu đàm biểu tượng? Như vậy cây Vô Ưu là cây gì và hoa Ưu đàm là hoa nào?
Theo truyền thuyết trong kinh Phật, có một loài hoa gọi là Udumbara, viết theo mẫu devanāgarī : उदुम्बर . Udumbara có nghĩa là một loài hoa mang điềm lành từ Trời, và sự xuất hiện của hoa Udumbara là dấu hiệu cho biết Đức Chuyển Luân Thánh Vương đã đến, để lại Phật Pháp trong thế giới này.
उदुम्बर, Udumbara là biến cách của uḍumbara. Udumbara được phiên âm ra âm Hán Việt thành : Ưu đàm ba la, Ô đàm bát la, Uất đàm, Ưu đàm… Hoa Ưu đàm được người ta gọi bằng những tên khác nhau như : Ưu đàm bát hoa, Ưu đàm Bạt La Hoa, gọi tắt là Đàm hoa, hay Linh thụy hoa, Thụy ứng hoa, Không khởi hoa.
Theo kinh Pháp Hoa văn cú : "Ưu đàm là loại hoa thiêng, ba ngàn năm mới nở một lần, mỗi lần hoa nở thì có Đức Phật ra đời". Do đó, Hoa Ưu đàm thường được làm ảnh dụ cho sự kiện xuất thế của Đức Thế Tôn, mà trong một số kinh khác của nhà Phật có ghi như : Tạp A Hàm (26) | Đại Bát Nhả Ba La Mật Đa (171) | Kinh Hoa Nghiêm bản tân dịch (80)|Kinh Tô Yết Địa Tất La |Thiện Kiến Luật Tỳ Bà Sa (3) | Pháp Hoa Văn Cú (4) |Huyển Ứng Âm Nghĩa (21) |Kinh Đại Bát Niết Bàn | Kinh Pháp Hoa chương 2 và 27…
Bảng biến hóa thân từ của udumbara ở dạng nam tính :
Nam tính |
Số ít |
Số hai |
Số nhiều |
Chủ cách |
udumbaraḥ |
udumbarau |
udumbarāḥ |
Hô cách |
udumbara |
udumbarau |
udumbarāḥ |
Cách trực bổ |
udumbaram |
udumbarau |
udumbarān |
Cách dụng cụ |
udumbareṇa |
udumbarābhyām |
udumbaraiḥ |
Cách gián bổ |
udumbarāya |
udumbarābhyām |
udumbarebhyaḥ |
Cách tách ly |
udumbarāt |
udumbarābhyām |
udumbarebhyaḥ |
Cách sở hữu |
udumbarasya |
udumbarayoḥ |
udumbarāṇām |
Cách vị trí |
udumbare |
udumbarayoḥ |
udumbareṣu |
Ngoài ra còn có một cây mang tính biểu tượng quan trọng trong Phật học, đó là cây Ashok अशोक hay Saraca asoka. Aśoka, अशोक được ghép từ chữ a (tiền tố ngữ) và thân kép śoka. Thân từ thuộc từ thuộc tĩnh từ và có 3 dạng : Nam tính, trung tính, nữ tính. Aśokā có những nghĩa được biết như sau : Vô tư, không đau buồn, không gây ra ưu phiền.
शोक śoka có gốc từ động từ căn √ शुच् śuc. शोक śoka có những nghĩa được biết như sau : Đau buồn, buồn rầu, đau nhức.
Động từ căn √ शुच् śuc, là động từ thuộc nhóm 1, và nó có những nghĩa được biết như sau : Đốt cháy, thiêu hủy, nướng, phỏng, khóc, lo âu, buồn rầu, bị bồn chồn lo lắng, đau khổ vì vấn đề gì đó, than phiền về cái gì đó, hối tiếc, khóc thương cho cái gì đó.
Bảng biến hóa thân từ của śoka ở dạng nam tính :
Nam tính |
Số ít |
Số hai |
Số nhiều |
Chủ cách |
śokaḥ |
śokau |
śokāḥ |
Hô cách |
śoka |
śokau |
śokāḥ |
Cách trực bổ |
śokam |
śokau |
śokān |
Cách dụng cụ |
śokena |
śokābhyām |
śokaiḥ |
Cách gián bổ |
śokāya |
śokābhyām |
śokebhyaḥ |
Cách tách ly |
śokāt |
śokābhyām |
śokebhyaḥ |
Cách sở hữu |
śokasya |
śokayoḥ |
śokānām |
Cách vị trí |
śoke |
śokayoḥ |
śokeṣu |
Bảng biến hóa thân từ của aśoka ở dạng nam tính :
Nam tính |
Số ít |
Số hai |
Số nhiều |
Chủ cách |
aśokaḥ |
aśokau |
aśokāḥ |
Hô cách |
aśoka |
aśokau |
aśokāḥ |
Cách trực bổ |
aśokam |
aśokau |
aśokān |
Cách dụng cụ |
aśokena |
aśokābhyām |
aśokaiḥ |
Cách gián bổ |
aśokāya |
aśokābhyām |
aśokebhyaḥ |
Cách tách ly |
aśokāt |
aśokābhyām |
aśokebhyaḥ |
Cách sở hữu |
aśokasya |
aśokayoḥ |
aśokānām |
Cách vị trí |
aśoke |
aśokayoḥ |
aśokeṣu |
Bảng biến hóa thân từ của aśoka ở dạng trung tính :
Trung tính |
Số ít |
Số hai |
Số nhiều |
Chủ cách |
aśokam |
aśoke |
aśokāni |
Hô cách |
aśoka |
aśoke |
aśokāni |
Cách trực bổ |
aśokam |
aśoke |
aśokāni |
Cách dụng cụ |
aśokena |
aśokābhyām |
aśokaiḥ |
Cách gián bổ |
aśokāya |
aśokābhyām |
aśokebhyaḥ |
Cách tách ly |
aśokāt |
aśokābhyām |
aśokebhyaḥ |
Cách sở hữu |
aśokasya |
aśokayoḥ |
aśokānām |
Cách vị trí |
aśoke |
aśokayoḥ |
aśokeṣu |
Bảng biến hóa thân từ của aśokā ở dạng nữ tính :
Nữ tính |
Số ít |
Số hai |
Số nhiều |
Chủ cách |
aśokā |
aśoke |
aśokāḥ |
Hô cách |
aśoke |
aśoke |
aśokāḥ |
Cách trực bổ |
aśokām |
aśoke |
aśokāḥ |
Cách dụng cụ |
aśokayā |
aśokābhyām |
aśokābhiḥ |
Cách gián bổ |
aśokāyai |
aśokābhyām |
aśokābhyaḥ |
Cách tách ly |
aśokāyāḥ |
aśokābhyām |
aśokābhyaḥ |
Cách sở hữu |
aśokāyāḥ |
aśokayoḥ |
aśokānām |
Cách vị trí |
aśokāyām |
aśokayoḥ |
aśokāsu |
Cây Ashoka, Hán Việt phiên âm là : Vô Ưu Thọ, A thúc ca thọ, A thủ ca thọ.
Hoa Vô ưu gắn với điển tích Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Sakya Muni Buddha) trong lịch sử của nhân loại. Theo truyền thuyết của Phật học, Hoàng hậu Mahāmāyā cùng đoàn tuỳ tùng trên đường về nhà cha mẹ để chuẩn bị sanh con đầu lòng theo tập tục Ấn Độ cổ. Khi đi ngang qua vườn Lumbinī, लुम्बिनी, Hoàng hậu Mahāmāyā dừng lại để nghỉ ngơi và đi dạo ngoạn cảnh. Bà thấy có một cây hoa Vô ưu đang nở rộ, ngào ngạt hương thơm, bèn đưa tay vịn cành hoa. Ngay sau đó, dưới gốc cây này, bà trở dạ sinh Thái tử Siddhārtha Gautama, सिद्धार्थ गौतम. Người sáng lập ra Phật giáo sau này.
Hoa Vô Ưu là một trong những cây linh thiêng tại Ấn độ. Người Ấn còn gọi nó là Anganapriya, có nghĩa là : Thân thiết với phụ nữ, bởi vì theo tương truyền, loài cây này cũng cảm nhận được tình cảm của con người, cho nên khi được phụ nữ chăm sóc thì trổ hoa mau và rất nhiều.
Vẻ đẹp của cây Hoa Vô Ưu thường được người ta so sánh với các sắc đẹp mỹ miều của những người phụ nữ trẻ. Trong ngày lễ hội Dohada, các phụ nữ trang điểm rực rỡ, được mời đến chạm nhẹ vào cây bằng chân trái để giúp cây mau trổ hoa. Hội Xuân Asoka-pushpa Prachaayika cũng là dịp cho các thiếu nữ hái hoa Vô Ưu để cài trên mái tóc. Ngày lễ Ashoka Shasthi, có nhiều người phụ nữ thường ăn nụ và uống nước có ngâm hoa Vô Ưu, bởi vì họ tin rằng nhờ nước này mà họ sẽ bảo vệ được con cái. Cây Vô Ưu, là cây được dùng làm biểu tượng cho Tình Yêu, và là cây dâng tặng riêng cho Nữ Thần Tình Ái Kama Deva.
Trong huyền thoại Ramayana của Ấn giáo có ghi : "Trong thời gian bị lưu đày tại Lanka, Seeta đã bị Ravana lưu giữ tại AsokaVana, môt vườn cây Asoka, và khi bị ác thần Ravana nhiễu hại, Seeta đã trốn dưới cây Vô ưu và kháng cự thành công". Vì thế, Hoa Vô ưu rất được phụ nữ Ấn tôn trọng và xem như loại hoa quý để dâng cúng được thần Siva.
Cây Vô ưu là loại cây mọc tự nhiên ở các vùng khác nhau ở Ấn Độ. Nhưng ngày nay nó đang trở nên hiếm hơn trong môi trường sống tự nhiên, bởi vì sự lạm dụng lấy thân làm gỗ cứng quá nhiều. Tuy nhiên vẫn còn một số cây hoang dã, mà người ta tìm thấy được ở trung tâm chân đồi và các vùng phía đông của dãy Himalaya.
Cây Vô ưu có nguồn gốc tại Ấn Độ, Miến Điện, Mã Lai, Tích Lan, và thường được người ta trồng để làm cây cảnh và lấy hoa để cúng cho các vị thần linh. Sau này cây Vô ưu được trồng phổ biến nhiều nơi ở các nuớc Đông Nam Á, để lấy thân làm gỗ cứng. Ở Việt Nam, có người còn gọi Hoa Vô ưu là hoa Vàng anh.
Cây Vô ưu có tên thực vật học là Saraca Indica, Saraca asoca, Jonesia, Ashok, Sita Ashok, từ đồng nghĩa Saraca indica Linnaeus.
Phân loại khoa học [4] của Jonesia Ashok
Giới: Plantae
Nghành: Magnoliophyta
Hạng : Magnoliopsida
Bộ : Fabales
Họ : Caesalpinaceae
Chi: Saraca
Loài : S. Asoca
Cây Vô Ưu thuộc loại cây thân nhỏ, phát triễn tương đối chậm, có chiều cao từ 5- 20 m. Thân cây không gai và nhẵn, màu nâu, xám. Cành phân nhánh nhiều tạo thành tán, gần như tròn. Lá kép hình lông chim chẵn, với 4-6 cặp lá chét và có dạng gần như ngọn giáo thuôn, tù hay nhọn ở đầu, tròn ở gốc, dài 15-20 cm, rộng 5-7 cm, màu lục xậm, mặt trên bóng, mặt dưới nhạt hơn. Lá non màu hơi tím, xếp lại và buông thõng xuống.
Cây ra hoa từ tháng 2 cho đến tháng 5, Hoa màu đỏ cam, vàng cam, sau đó chuyển sang đỏ đậm, mọc thành ngù đặc ở nách lá. Hoa có màu sắc rực rỡ nhất, mùi thơm dịu rất mạnh vào buổi chiều tối. Trái thuộc loại quả đậu, màu đen, dài 9-25 cm, rộng chừng 4 cm, trong có 4 đến 8 hạt, hình cầu, dài khoản 35 mm.
Theo các nhà thực vật học cây Saraca asoca có chứa glycoside, flavanoids, tannin và saponin. Trong tờ báo Y học thiên nhiên ra năm 2009 của School of pharmaceutical sciences, Jaipur national university, Jaipur, Rajasthan, India | Marwar Pharmacy College, Jodhpur | G.D. Memorial College of Pharmacy, Jodhpur, có ghi thành phần hóa học của Cây Vô Ưu được trình bày như sau :
Vỏ thân chứa : (-) epicatechin, procyanidin p2,11'-deoxyprocyanidin B, (+) catechin,(24, £)- 24- methyl-cholesta-5-en-3p-ol (22 E, 21£)-24 ethycholesta-5, 22 dien-33-ol, (24£)-24-ethylcholesta-5-en-3 pol, leucopelargonidin-3-O-p-D-glucoside,leucopelargonidin và leucocyanidin.
Hoa chứa : linoleic, palmitic và stearic acids, P-sitosterol, quercetin, kaempferol- 3-0-P-D- glucoside, quercetin- 3-0-P-D-glucoside, apigenin- 7-0-p-D-glucoside, pelargonidin- 3, 5- diglucoside, cyanidin-3, 5-diglucoside, palmitic, stearic, linolenic, linoleic, p và y sitosterols, leucocyanidin và gallic acid.
Hột và vỏ trái chứa : oleic, linoleic, palmitic và stearic acids, catechol, (-) epicatechol và leucocyanidin [2,10,11,12]. 5 loại lignan glycosides, lyoniside, nudiposide, 5-methoxy-9-β- xylopyranosyl-(−)-isolariciresinol, icariside E3, schizandriside, và 3 loại flavonoids, (−)-epicatechin, epiafzelechin-(4β→8)-epicatechin và procyanidin B2, chung với β-sitosterol glucoside, được tách ra từ thân khô [13].
Công dụng của cây Vô ưu trong Y học Ấn Độ :
Vedana sthapana : Dùng chống giảm đau nhức.
Varnya Ashoka : Làm tốt làn da.
Grahi Ashoka: Trợ giúp tiêu hóa và tiêu tiện dễ dàng, nhuận trường.
Trishanashnam Ashoka : Làm giảm bớt cơn khát quá mức.
Daha shamanam Ashoka : Làm giảm bớt cảm giác nóng trong người, hạ nhiệt.
Krimighna Ashoka : Chống các triệu chứng nhiễm độc.
Shothajit Ashoka : Chống các triệu chứng sưng nước.
Vish asrajit Ashoka: Chống các chất độc và các bệnh ô nhiễm trong máu.
Apachijit : Chống viêm hạch bạch huyết.
Asrigdaranashanam: Chống chảy máu quá nhiều trong thời gian kinh nguyệt, làm băng, hay rối loạn kinh nguyệt.
Còn tiếp
Kính bút
TS Huệ Dân
- Vị trí đạo Phật trong văn hóa Nhất Hạnh
- Truyện Tranh Thập Đại Đệ Tử Phật Thích Ca Lời: Lý Thái Thuận, Tranh: Trương Quân
- Những Sự Thâm Trầm Của Đạo Phật Nguyên Thảo
- Phật Học Văn Tập V Tác giả: Pháp sư Sướng Hoài, Phụ tá Tác Giả chọn lọc, Việt dịch Thích Thắng Hoan
- Giá Trị Của Đạo Phật Nguyên Thảo
- Những Điều Cốt Yếu Của Phật Pháp Truyền Bình
- ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vấn đáp về đấng tạo hóa Đức Đạt Lai Lạt Ma, Tuệ Uyển chuyển ngữ
- Đức Dalai Latma: Phật giáo là một môn học thuật Ngọc Hằng dịch
- Vài dòng giới thiệu về ý nghĩa của từ Cà sa và chiếc áo mang tên này (tiếp theo) TS Huệ Dân
- Vài dòng giới thiệu về Ý nghĩa thuật ngữ Cà sa TS Huệ Dân
- Trăm Ngàn Muôn Kiếp Không Dễ Gặp Thích Nữ Chân Liễu
- Đạo Phật: Nhập Thế Hay Xuất Thế? Nguyên Thảo
- Bàn Về Con Số 7 Thông Khiêm
- Những Tính Đặc Thù của Biển trong Phật Pháp Thích Trừng Sỹ
- Phật Giáo Với Sự Rửa Tội Maha Thongkham Medivongs, Thầy Nguyên Đạt gởi
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Tiễn người đi | Nhạc và lời của Thì thầm qua tiếng hát Thì thào
- Từ Bi | Nhạc và lời của Thì thầm qua tiếng hát Thì thào
- Thầy Thích Minh Đức thi hóa Bạch y Chơn ngôn qua phần diễn nghĩa của TS Huệ Dân Bạch Y Thần Chú
- Diễn nghĩa Bạch y chân ngôn trong tiếng Phạn (Trích trong Tinh Hoa Phật học TS Huệ Dân).
- Diễn nghĩa Triṃśikā câu hai
- Diễn nghĩa Ba mươi biểu hiện thực hiện của Duy thức trong tiếng Phạn câu một
- Diễn nghĩa kinh A Di Đà bản ngắn trong Phạn ngữ (Trích trong Tinh Hoa Phật học, TS Huệ Dân) Phần một
- Nội dung của kinh trí tuệ siệt việt vượt qua bờ bên kia (bản ngắn)
- Vài dòng tham khảo Bát Nhã Tâm Kinh diễn nghĩa (Bản dài)
- Bát Nhã Tâm Kinh Diễn Nghĩa
Được quan tâm nhất

![]() |
Cây Vô ưu và Hoa ưu đàm trong kinh nhà Phật 27/06/2011 07:37:00 |
![]() |
Bàn Về Con Số 7 10/01/2011 05:11:00 |
![]() |
Đạo Phật: Nhập Thế Hay Xuất Thế? 31/01/2011 05:43:00 |

Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)