Đức Dalai Latma: Phật giáo là một môn học thuật

“Không ai có quyền yêu cầu bạn phải theo Phật giáo hay ra lệnh cho bạn nghe những lời dạy này. Đó là sự lựa chọn cá nhân và khi bạn hiểu cũng như nhận ra những giá trị và giáo lý của Phật giáo thì bạn phải tuân theo thực hành như một thói quen hàng ngày."
Dharamshala -"Phât giáo là một bộ môn học thuật và Nalanda là trung tâm học thuật. Các nguyên tắc và giáo lý của nhà Phật không phải chỉ để trong kinh điển." Đức Dalai Latma đã phát biểu như vậy tại trường học dành cho trẻ em Tây Tạng ỏ Dharamshala như vậy.
Nhà lãnh đạo tâm linh của Tây Tạng thường thuyết giảng giới thiệu về Phật giáo hàng năm theo lời thỉnh cầu của ủy ban về Phật giáo ở Dharamshala. Đây là lần thứ năm mà Ngài tham dự kể từ năm 2007.
Hơn 3000 người Tây Tạng, từ khắp 78 trường học và đại học khắp Ấn Độ đã tề tựu về hội trường Hermann Gmeiner. Hội trường này được mang tên người cựu chiến binh thiện nguyện lập ra những làng trẻ em SOS. Ngoài ra, rất nhiều người phải nghe lời dạy của Ngài từ đài phát thanh Tashi Delek FM.
“Không ai có quyền yêu cầu bạn phải theo Phật giáo hay ra lệnh cho bạn nghe những lời dạy này. Đó là sự lựa chọn cá nhân và khi bạn hiểu cũng như nhận ra những giá trị và giáo lý của Phật giáo thì bạn phải tuân theo thực hành như một thói quen hàng ngày."
Đây là lần đầu tiên Ngài xuất hiện trước công chúng sau khi Ngài ký hiến pháp từ bỏ quyền lãnh đạo chính trị. Ngài cho biết Ngài đang quan tâm đến ngôn ngữ và văn hóa của Tây Tạng.
Cảnh báo giới trẻ về những ảnh hưởng tiêu cực trong việc đến với tôn giáo mà không nhận ra sự thật đúng đắn, Ngài cho biết khi tôn giáo gần với những cảm xúc của con người có thể dẫn đến sự tham vọng về quyền lực và tiền bạc với danh nghĩa tôn giáo.
Dùng những lời dạy của Đức Phật trong kinh, Đức Dalai Latma đx trò chuyện hơn ba giờ và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân cũng như vui cười trả lời những câu hỏi của các bạn sinh viên
"Hẹn gặp các bạn ngày mai." Ngài nói như vậy trước khi rời hội trường. Ngày cuối cùng Ngài sẽ thuyết giảng là 4/6.
Ngọc Hằng dịch
Theo phayul.com
- Vị trí đạo Phật trong văn hóa Nhất Hạnh
- Truyện Tranh Thập Đại Đệ Tử Phật Thích Ca Lời: Lý Thái Thuận, Tranh: Trương Quân
- Những Sự Thâm Trầm Của Đạo Phật Nguyên Thảo
- Phật Học Văn Tập V Tác giả: Pháp sư Sướng Hoài, Phụ tá Tác Giả chọn lọc, Việt dịch Thích Thắng Hoan
- Giá Trị Của Đạo Phật Nguyên Thảo
- Vài dòng giới thiệu về ý nghĩa của từ Cà sa và chiếc áo mang tên này (tiếp theo) TS Huệ Dân
- Vài dòng giới thiệu về Ý nghĩa thuật ngữ Cà sa TS Huệ Dân
- Trăm Ngàn Muôn Kiếp Không Dễ Gặp Thích Nữ Chân Liễu
- Đạo Phật: Nhập Thế Hay Xuất Thế? Nguyên Thảo
- Bàn Về Con Số 7 Thông Khiêm
- Những Tính Đặc Thù của Biển trong Phật Pháp Thích Trừng Sỹ
- Phật Giáo Với Sự Rửa Tội Maha Thongkham Medivongs, Thầy Nguyên Đạt gởi
- Nguồn gốc và ý nghĩa của chiếc áo cà sa Hoang Phong
- Vì sao tôi theo Đạo Phật ? Nghệ sĩ Bạch Tuyết
- Yếu tính thể nghiệm trong tôn giáo của đạo Phật từ Phật giáo nguyên thủy đến Phật giáo phát triển Thích Tâm Thiện
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Phật giáo đầy an lạc ở Bhutan
- Thái Lan: Các nhà sư dạy nam tính cho người đồng giới
- Hoa Kỳ: Đức Dalai Latma nhấn mạnh đến tầm quan trọng của bình an nội tại trong buổi pháp thoại ngoài vườn Tòa Bạch Ốc
- Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Người Phương Tây hãy trở về với đạo Thiên Chúa Giáo
- Thái Lan: Nói không với rượu bia trong ba tháng an cư
- Nếu Đức Phật là một CEO: Tứ vô lượng tâm trong kinh doanh
- Quan điểm của một bạn Thiên Chúa Giáo khi đọc tập sách “Chúa và Phật là hai anh em”
- Trung Hoa giúp Nepal phát triển thánh tích Phật giáo ở Lâm Tỳ Ni
- Ấn Độ: Lễ cưới theo truyền thống Phật Giáo tăng mạnh
- Hoa Kỳ: Một bác sĩ nghiên cứu về bí ẩn của thiền
Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)