Phật Học Văn Tập III

Đã đọc: 697           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Phật giáo dùng từ bi làm căn bản, xem trọng giới sát nên thực hành phóngs anh.Từ nghĩa là trao cho khoái lạc; Bi nghĩa là san bằng khổ não. Người đời rất quý mến thân mạng, chồng vợ con cháu, tiền của, nhưng từ chối mỗi người không thể che chở bao gồm chung cả.

III.- QUÁN TỪ BI CỦA PHẬT GIÁO.-

      1.- Chân Nghĩa Của Hộ Sanh.

Phật giáo dùng từ  bi làm căn bản, xem trọng giới sát nên thực hành phóngs anh.Từ nghĩa là trao cho khoái lạc; Bi nghĩa là san bằng khổ não. Người đời rất quý mến thân mạng, chồng vợ con cháu, tiền của, nhưng từ chối mỗi người không thể che chở bao gồm chung cả. Giả như nếu bất hạnh gặp gian nguy, vì cứu thân mình, thà bỏ tất cả vật ngoài thân, để cầu được sinh tồn riêng mình.Con người đã tham sống sợ chết, sanh mạng con vật nhỏ bé như con muỗi, con ve, sâu bọ, kiến mối, còn biết tránh chạy cái chết cầu mong được sống, thì các động vật khác chúng nó sao lại không như thế?

Phải biết con người cùng vạn vật, phải vì sanh tồn không nên hại nhau. Con người phàm có huyết khí, đều có tri giác, đã có tri giác thì có sanh mạng, nhân đây, khoảng cách người và vật, tuy phân chia tri giác có cao thấp, nhưng tâm của chúng ham sống sợ chết thì giống như con người. Do đó, mình kiểm tra và tìm hiểu thêm sanhvật khác nó, giả sử người tôi bị giặc bức hại, khó biết thoát chết, tâm trạng cảm thọ như thế nào? Sao không đau đớn! Lại nữa đương lúc này, tôi vốn phải chết vì chúng chuẩn bị giết tôi, bổng nhiên trong đó có một kẻ giặc ra lệnh thả tôi ngay lập tức, lúc đó tâm tôi có nên vui mừng không? Dự đoán kẻ giặc thế nào cũng trở lại, đúng thế, người bạn của tôi ra ngăn chận chúng nó không cho giết tôi, cho nên tôi được thoát chết, như thế tâm trạng tôi có nên hận thù không? Không cần trả thù, vì các động vật như, con cá, tôm tép, con ốc, loài trai sò, rùa, ba ba vân vân, so cùng con người không giống nhau, vì chúng nó bị con người bắt để trên mâm, dùng dao xẻ thịt, nào bỏ chúng vào nồi nấu sống rồi sau đó đem chúng ra lấy búa đánh đập cho bể vỏ lấy thịt để ăn; khi chúng nó nằm trong lò sát sanh,tôi liền tự nghĩ thân nầy của mình và quyến thuộc bạn bè của mình, trong khoảnh khắc thọ nạn hình dung giống như những động vật nói trên chết trong đau khổ, tuy có miệng mà không có lời, như thế tình huống thống khổ xem thấy hồn phi phách tán của chúng nó, so cùng các thứ cảnh tượng gặp giặc của tôi, đương nhiên không khác.

Có nghĩa là trời sanh động vật, chuyên làm lương thực cung cấp cho con người, không biết thứ quan niệm đây, hoàn toàn phát ra nơi riêng tư của mình. Như ở trong nhân loại, cũng có chủng tộc, quốc gia, gia đình, tông thân cho đến bằng hữu thân thiết vân vân phân biệt phân tán sâu xa. Mỗi khi gặp đại nạn phủ lên đầu, còn tự biết chạy xa bay cao, không rảnh ngoảnh lại xem sự sống chết của người khác, hà huống động vật thuộc đẳng cấp thấp không đồng so với loài người phải không? Do đây nói chung, đại đa số nhân loại đều không rõ lý vô ngã, có tâm riêng tư nên không so sánh mạnh yếu. Đã có mạng sống đều muốn bổ dưỡng, ăn thịt kẻ khác dùng để bồi dưỡng thân mình, nhưng biết bồi dưỡng, không ngoảnh lại xem chúng bị giết hại tàn nhẫn, lẽ tất nhiên giết hại sanh linh, dựa vào lực lượng của người khác, dùng để lấn át kẻ nhỏ yếu, ăn thịt kẻ nhỏ yếu, như chim lớn ăn thịt chim nhỏ, thú lớn ăn thịt thú nhỏ, cá lớn ăn thịt cá nhỏ và trùng lớn ăn thịt trùng nhỏ. Lang sói cọp beo dùng sức mạnh ăn thịt người, người dùng sức mạnh ăn thịt lang sói cọp beo; mùa hè ban ngày rắn ăn thịt chuột già, mùa đông, ban ngày,chuột già ăn thịt rắn. Kia đây ăn nuốt lẫn nhau, cứu cánh ai cam tâm để cho đối phương ăn nuốt? Con người ăn thịt, cho là thói quen thường dùng, không biết không có tội, trái lại còn cho là đúng. Mạnh Tử cũng có nói: [Thấy nó sống không nhẫn tâm thấy nó chết, nghe tiếng nó không nhẫn tâm ăn thịt nó.]

Xưa vua Thành Thang ở nước Thương đi du ngoạn gặp một thợ săn, thợ săn nầy bố trí bốn mặt lưới và nói với vua: [Bệ hạ đi từ đất lên trời, từ trời xuống đất, từ bốn phương, đều gặp lưới của tôi.]Vua Thang bảo bố trí ba mặt, để lại một mặt; thợ săn thay đổi nói: [Bệ hạ muốn bên phải thì bên phải, muốn bên trái thì bên trái, muốn trên thì trên, muốn dưới thì dưới, không dùng mạng sống, chính vào cửa nào cũng đều bị lưới của tôi.]

Lại nữa, vào thời Xuân Thu, nước Trịnh có người đem cá tặng cho đại phu Tư Sản, Tư Sản không ăn, khiến đầy tớ thả cá lại trong ao. Do đây quán thấy, thực hành giới sát phóng sanh, không phải có riêng nơi Phật giáo, quân tử Nho sĩ cũng có thực hành.Hơn nữa gần đây mới vận động bảo hộ động vật, đã được lan truyền đến toàn cầu, lại được chánh phủ chống đỡ, khiến cho sanh vật tránh khỏi tuyệt chủng, quan trọng là cơ hội được sanh tồn.

Trong Tam Tụ Giới (Tụ nghĩa là nhóm, Tam Tụ Giới nghĩa là ba nhóm giới cấm, gồm có Nhiếp Luật Nghi Giới, nghĩa là những điều răn đều thâu nhiếp vào luật nghi; Nhiếp Thiện Pháp Giới, nghĩa là những điều răn đều thâu nhiếp vào pháp lành; Nhiêu Ích Hữu Tình Giới, nghĩa là những điều răn đều thâu nhiếp vào chúng sanh.) Giới cuối là dùng Nhiêu Ích Hữu Tình Giới làm nhiệm vụ trọng yếu, cho đến nhìn tôi dạy bốn chúng đệ tử (Bốn chúng đệ tử: Tỳ kheo, tỳ kheo ni; sa di, sa di ni) nơi ngoài cực lực đề xướng giới sát phóng sanh, cũng cần yếu nhìn lại công tác hộ sanh của thế giới, đem phối hợp thời đại tiến bộ, không luận dưới nước, trên đất, trên phi cơ, chỉ cần yếu là năng lực phổ cập, không ai khôngcứu khổ, đều cho đây là bồi dưỡng tâmt ừ bi và cũng cho đây là chánh đạo.

      2.- Giới Sát Cùng Phóng Sanh.

Năm gần đây, bến tàu nơi chỗ tôi ở phát sanh trộm cắp cướp giật, người ta đã nhận cho là đại ác của xã hội, vẫn chưa chú ý đến sát sanh lại là đại ác trong đại ác. Đạo tặc chỗ cần yếu của chúng là vàng bạc châu báu, đấy chỉ là tài vật ngoài thân của con người, cho nên dễ bỏ, nhưng tánh mạng nhục thể lại có ai có thể bỏ được? Thí dụ như thời Nhật Bản xâm lược Trung Quốc, chỉ ở một chỗ Đông Kinh, nơi đó giết chết đồng bào số mười vạn, đây là hành động tàn khốc phi thường. Còn riêng tại Hương Cảng, nội trong một ngày, chỗ sát sanh vật có thể ước lượng chỉ số mười vạn? Người ta vẫn thấy cho là lý đương nhiên, không có suy nghĩ hậu quả. Phả ibiết: [Muốn trên đời kiếp đao binh như thế nào, chỉ tiếng kêu hét nửa đêm của lò sát sanh.]

Giới sát cùng phóng sanh không chỉ Phật giáo đề xướng, tức thánh hiền cổ xưa của nước ta không ai không chủ trương. Như Mạnh Tử nói: [Thấy người sống không nhẫn tâm thấy người chết, nghe tiếng người không nhẫn tâm ăn thịt người.] Nhan Lỗ Công lập ao phóng sanh gồm 81 chỗ. Ông có nói: [Ngày sống là đức lớn, ] Lại nói: [Trên trời có đức hiếu sanh.]  Phàm cõi này con người cần giới tránh sát sanh và phóng sanh.

Lại nữa giải thích thêm, trong động vật, lang sói cọp beo chỉ ăn thịt bầy thú, chim ưng chim chiên cũng thuộc loài thú chỉ ăn thịt bầy chim, cá mập rái chó thì ăn thịt cá tôm, chỉ con người là động vật tối linh mạnh hơn các vạn vật, nhưng tại sao lại ăn thịt những kẻ yếu? Không luận các động vật sống dưới nước trên đất liền bay trên không, miễn là mục đích ưa thích có lợi cho ăn mặc, không ai không sử dụng các thứ phương pháp đem lại lợi ích cho mình, thích sống chỗ chỉ biết xâu xé lẫn nhau, thử tưởng tượng đây là những sự việc đa số tàn nhẫn! Cổ Đức nói: [Thịt của ta và thịt của chúng sanh, tên khác nhưng thể không khác, nguồn cội đồng một chủng tánh, chỉ khác biệt là hình tướng.] Thân thể của ta là do da thịt gân xương kết thành, còn thân thể của chúng nó sao lại không phải là do da thịt gân xương tạo thành, ta đã ham sống sợ chết, chúng nó đâu có thể xem sự chết như sự trở về? Chúng ta nơi lò sát sanh từ sớm đến tối luôn luôn truyền đến tiếng kêu cứu của heo bò, lúc đó con người nghe đến thật khiến bất nhẫn, đây cũng là người bị phạm giới sát rồi sẽ bị lôi kéo vào sân hình phạt vang lên cao tiếng kêu cầu cứu cũng giống như tiếng kêu cầu cứu của súc vật không khác?

Sách chuyên chở, thuở trước có tiên nhân tên là Hứa Chân Quân, lúc tuổi trẻ thích đi săn bắn, có một ngày bắn được hai nai con, nai già thấy nai con bị thợ săn bắn trúng thương nơi bụng, lập tức nơi trong đồng nội chạy ra, dùng miệng kêu thương, vì hai nai con bị thương quá nặng nên bị chết, không thấy được nai con, nai già cũng chết theo, Hứa Chân Quân thấy rất kỳ quái, nai già chưa từng bị thương, mà sao lại cũng chết theo?Lúc đó đem nai già cắt da bụngmở ra để xem, ruột trong bụng của con nai già đứt từng đoạn từng đoạn, lúc đó mới biết đạo nghĩa của con nai già do nơi thương tâm quá độ khiến phải chết, Hứa Chân Quân từ đây bỏ nghề săn bắn, liền quyết tâm lên núi tu đạo, quả nhiên không bao lâu liền thành tiên. Chúng ta đều biết đạo mến tiếc nhi nữ của mình, huống hồ súc sanh sao lại không được như thế!Ví như đem mèo con quăng bỏ đi, mèo mẹ suốt đêm tìm kiếm kêu la khôngdứt. Chó mẹ sau khi sanh con, không cho bất cứ ai đến gần; những sự kiện trên đây có thể chứng minh.

Có người nói: [Trời sanh những vật như gà vịt heo bò vân vân, là để cung cấp cho con người dùng ăn, là cái gì không cung cấp cho người sát sanh?] Ta không biết họ căn cứ vào đâu, hiển nhiên những người đây chỉ biết sự sanh tồn của chính mình, không quan tâm  đến sự sống chết của người khác. Quả như người tưởng cho ăn thịt là trời sanh súc vật là để cung cấp cho con người dùng ăn, làm sao có thể cho là như thế được? Nói ngược lại, lang sói cọp beo cho thịt người là để chúng ta ăn dùng, con rận bọ chét muỗi mòng sâu bọ là để hút máu loài người, loài người sao lại không cho trời sanh chúng nó là để hút máu chúng ta?

Lại có người nói: [Quả như các vật heo bò gà vịt vân vân vĩnh viễn không sát sanh, lâu ngày không phải là chúng nó tràn đầy khắp nơi hay sao? Như thế đất là chỗ đứng của chúng hay sao!] Lời nói đây lập luận cũng không đứngvững, như con kỳ lân, con gấu mèo, con chim phượng hoàng, con chim kên kên, con yến, con cá vàng vân vân, đều chưa có ai sát hại chúng nó, nhưng chúng nó cũng chưa thấy tràn đầy th giới. Ngược lại, heo bò gà vịt mỗi ngày giết chết trên ngàn vạn con, đều chưa thấy chúng nó giảm xuống ít lần, người người đều biết mèo thì ăn thịt chuột già, mà mèo cũng rất ít có người giết để ăn thịt, nhưng trên thế giới rốt cuộc mèo nhiều hay là chuột nhiều? Lại nữa, lang sói cọp beo, như quả người trong thiên hạ vĩnh viễn không bị ăn tươi nuốt sống, lâu ngày không thì cũng tràn đầy thế giới hay sao? Kỳ thật đây đều là người nướ cKỷ (Người nước Kỷ thời nhà Chu, nay thuộc tỉnh Hà Nam,Trung Quốc) buồn lo trời. Tỷ như, trên địa cầu đây, có quốc gia nam nhi sanh ra quá nhiều, liền sầu lo tươnglai không có nữ nhân; có quốc gia sanh ra nữ nhân quá nhiều, liền sầu lo tương lai không có nam nhân; có quốc gia người thấp lùn quá nhiều, liền lo sợ tương lai người thấp lùn giống như con ongvẽ, con kiến; có quốc gia người caoquá nhiều, lại lo sợ tương lai cao đến đụng trời;  sự thật những sự kiện như trên đều không thể được, sao lại phải sầu lo quá đáng?

Lại có người nói: [Đối với người không sát hại có lợi còn thuộc về tình lý, như bò ngựa có thể dùng phục vụ cho người, nhưng độc xà mảnh thú đối với người thì có hại, mặc dù có hại cũng không nên sát hại?] Người tôi chỉ biết dự định cho mình, giống như theo chỗ chưa dễ mà ở, để mưu tính giúp đỡ súc sanh. Phải biết động vật làm hại người có hai lý do: một là chúng nó sanh ra thuộc loại vô tri, hai là chúng nó chỉ biết tự vệ. Như động vật rắn, con bò cạp vân vân, nếu người không phạm chúng nó thì chúng nó không làm tổn hại người. Ngược lại, cầm thú cũng như con người, đối với chúng nó giết tận những động vật có hại, thì nhân loại đâu không phải rất khó tồn tại? Trang Tử nói: [Mình đây thì không phải kia, thường tình của kia và ta thì cũngvậy.] Nhân vì mỗi người đều có tâm riêng tư, do đó ở khắp nơi luôn luôn có tâm làm tổn hại người để lợi mình. Ngã Phật thì không phải vậy, kia và mình phá trừ ngã chấp, đã không ngã chấp, thì sao lại tự mình có riêng tư, cho nên thấy tất cả chúng sanh đều bình đẳng, không luận động vật sâu bọ hàm linh đều đầy đủ Phật tánh, hiện tại chúng nó tuy nhiên là chúng sanh chịu khổ não, tương lai do tu mà chứng giống nhau có thể thành Phật, nhân đó không chỉ không nên sát hại chúng sanh, mà lại cần đối với chúng sanh khởi tâm cung kính mới phải, đều nguyên do đức Phật là Phật đã thành, còn chúng sanh là Phật sẽ thành.

Mỗi khi thấy người đời dùng giết gà vịt cúng tế hiệp kỵ tổ tông, hoặc cầu thần giáng phước, nhưng vẫn bệnh suốt năm, có khi gặp thiên tai nhân họa, ngược lại chỉ cần ngăn cấm đồ tể sát sanh. Có khi dùng mổ giết để trồng phước, có khi dùng cấm giết để bồi đức, rốt cuộc cái gì phải cái gì quấy, dường như không có định kiến. Phật Kinh thường nói: [Kẻ làm lợi cho người chính là lợi cho mình, kẻ mưu hại người chính là hại mình.] Nhân quả tuần hoàn, không thể thay đổi, dùng sát sanh để cầu trường thọ, chính là phản lại luật nhân quả, không phải đặc biệt có được như nguyện, mà phản lại có thể bị quả báo đoản mạng. Như quả cần cầu không bệnh suốt năm, gặp nạn thành cát tường, chính là do tích đức tích phước mà được, không những không sát sanh mà lại cần yếu phải phóng sanh,không những không keo kiệt tiền tài, mà lại cần phải bố thí, như thế mới có thể tiêu tai khỏi nạn, tăng phước tăng thọ.

Phóng sanh không hỏi phóng động vật lớn hay động vật nhỏ, lớn hay nhỏ công đức đều giống nhau, chủ yếu là xem phát tâm lớn hay nhỏ. Phật kinh có nói, tất cả chúng sanh đều là cha mẹ con gái con trai huynh đệ tỷ muội đời quá khứ của chúng ta. Thấy chúng nó chịu thống khổ, chúng ta đâu có thể nhẫn tâm không cứu sao? Lại nói, phóng sanh có thể bồi dưỡng tâm từ bi, phóng sanh không luận nhiều hay ít, thời gian lâu ngày, tâm từ bi lại gặp dầu tự nhiên phát sanh, tâm từ bi tức là tâm thiện, có tâm thiện tức có thiện báo. Sách Tướng nói: [Có tâm không có tướng, tướng theo tâm phát sanh; có tướng không có tâm, tướng theo tâm tiêu diệt.] Có tâm tức là có tâm tốt, có tâm tốt tức là có tướng mạo tốt, tất cả đều do tự làm tự thọ, đều không phải từ bên ngoài mang đến.

Lại có người nói: [Không cần giúp người cô độc cùng người bần cùng hoạn nạn, mà ngược lại chỉ cứu tế những súc sanh, thế không phải là bỏ gốc chạy theo ngọn hay sao? Sự thật không phải vậy, người phóng sanh tất nhiên có tâm từ bi cùng tâm đồng tình, thấy chúng sanh có khổ nạn, liền thương yêu đồng đẳng, nguyên nhân không chỉ phóng sanh, mà lại còn cứu tế tất cả bần khổ, người không chỉ phóng sanh, còn phải cứu tế những người cô độc, như thế mới có thể đạt đến tam luân thể không (Tam Luân là không, giả, trung đạo, thể của chúng đều ở trạng thái không) , cho nên hai thứ này cùng nhau giúp đỡ cùng nhau thành công.

Tôi kính khuyên người đời, cần học Phật giáo để quán chiếu bình đẳng, trừ bỏ tự tâm riêng tư, thực hành giới sát và phóng sanh, cần yếu nghĩ đến giới sát và phóng sanh, đầu tiên phát khởi tâm ăn chay, tận dụng năng lực của chính mình, từng bước đạt đến tâm niệm thương nhân dân và thương động vật.

3.- Con Người Làm Gì Cần Giới Sát Và Phóng Sanh.-

Phật giáo xem trọng từ bi, chế luật dùng giới sát làm căn bản, dùng phóng sanh làm cơ sở hành thiện. Vì thế Đại Sư Trí Giả mua đứt Tì Lương, xoá bỏ sự bắt bớ nơi giang thượng, phóng thích sự ngăn cấm đời sống, thật chính tâm của người đây từ bi giống nhau. Cổ Đức có nói; [Thịt của ta và thịt của chúng sanh, tên khác nhưng thể không khác, nguồn gốc đồng một thứ tánh, chỉ là khác nhau hình thể.] Đây là nói chim bay thú chạy, cá lội rùa bơi, tất cả động vật danh tự cùng ngoại hình, tuy nhiên có chỗ không giống nhau, nhưng thân thể chúng nó đều chưa ly khai da thịt gân xương của đại địa, nước mắt nước bọt máu mủ của thủy đại, nhiệt độ ấm áp khô ráo nóng của hỏa đại, hô hấp vận chuyển của phong đại. Thân thể con người đã là đất nước gió lửa tứ đại tổ hợp thành hình, thì heo ngựa bò dê tất cả súc sanh, cũng không ai đều không như thế. Tất cả nhân loại dĩ nhiên đã ham sống sợ chết, sợ bệnh sợ già, biết bệnh biết ngứa, lạnh thì cầu ấm, đói thì kiếm ăn, gia thân ân ái không nguyện bỏ lìa; tất cả chúng sanh bay lặn ăn uống trồng trọt sống trên đất, cũng không ai không như thế. Thí dụ như mèo chó cũng biết yêu và bảo hộ con cái của chúng nó, bò già thường thấy liếm con nghé, gà mẹ bảo hộ gà con dùngthân bao che không lìa, con lươn yêu con bằng cách thân mình co lại cong queo, ngôn ngữ của chúng nó tuy nhiên cùng với con người có khác, nhưng tâm hiểu biết cùng đau ngứa đều không có không giống nhau.

Chúng ta thường thấy có một số người yêu súc vật nồng nhiệt, đem mèo chó ôm bồng trên thân, khi nó đói đem đồ ăn uống cho nó dùng, loại bò ngựa vân vân theo mình ra vào, nuôi chim làm bạn lữ, sớm chiều yêu thích bảo hộ, lo sợ chúng nó đói khát, ngăn che gió thổi mưa tạt vào. Thích yêu động vật mỗi loại không giống nhau, nhưng đối với sanh vật tình yêu và bảo vệ so cùng đối với nhân loại tình yêu không hai. Do đây suy nghĩ không chỉ nhân loại súc vật và loài người đồngkhí, nên cần phải thân ái lẫn nhau, đối với tất cả sanh vật cũng không ai đều không như thế, người chúng ta đặc biệt có điểm là tâm từ bi, nỡ nào ăn thịt chúng nó, lột da chúng nó, uống máu chúng nó, nấu dầu mỡ chúng nó? Huống chi Phật Kinh nói, thiên hạ tất cả chim bay thú chạy đều là cha mẹ anh em tỷ muội đời quá khứ của chúng ta, cũng là các Phật Bồ Tát đời vị lai. Nhân vì thân chúng ta ở trong sáu đường, qua lại tuần hoàn, sanh sanh tử tử, tử tử sanh sanh, trải qua vô lượng kiếp, đâu có thể chỉ định những chúng sanh ấy tuyệt đối không là cha mẹ đời quá khứ của chúng ta, huynh đệ, tỷ muội, chồng vợ, con trai con gái đời quá khứ của chúng ta? Vì hiếu thuận cha mẹ đời quá khứ, cung kính chư Phật đời vị lai, cho nên tuyệt đối không thể sát sanh ăn thịt chúng nó, cung dưỡng riêng mình. Nhân vì chúng nó đời quá khứ tạo nhiều nghiệp ác, nay sanh theo nghiệp thọ báo, rơi vào loại khác, báo hết chuyển sanh, giả sử nếu một ngày nào đó chúng nó giác ngộ những lỗi lầm trước, cải ác hướng thiện, nghe pháp tu đạo, ai lại bảo đảm nói chúng nó không thể làm hiền làm thánh?

Lại nói, động vật bao gồm nhân loại, con người đâu phải cũng cần ăn thịt người? Thế nào là người ăn thịt người, người đời chính nhìn nhận cho là không hợp tình hợp lý? Kỳ thật nguyên thỉ người hoang dã, không phải là không có sự việc phát sanh người ăn thịt người? Chẳng qua lúc bấy giờ người đã gần bằng cầm thú. Rốt cuộc ai cần phải ăn ai? Nếu cần truy căn tầm nguồn gốc, không ngoài tự lợi riêng tư, kẻ mạnh ăn thịt kẻ yếu mà thôi. Nếu luận chim bay thú chạy ăn tươi nuốt sống lẫn nhau còn có thể không phải là không tha thứ, nhân vì chúng nó vô tri, mà nhân loại tiêu biểu chính mình là tối linh của vạn vật, làm thế nào cần học hành vi vô tri của cầm thú? Như quả nói nhân vì chúng nó ngoại hình cùng với con người không giống nhau, cho nên cần sát chúng nó để ăn, như thế nhân loại cũng có chủng tộc không giống nhau, đầu tóc nhan sắc, thân thể dài ngắn, cũng có sai biệt. Người ăn thịt người chính không nên cần phải, ăn thịt người cho là động vật của bên ngoài, chính chấp nhận cho là lý đương nhiên, đây là vị [thánh hiền] kia nói? Hoặc có một bộ [sách] kia chỗ ghi chép?

Không cần nói nhân loại giết súc sanh ăn thịt, để bổ ích cho chính mình, chính là nước này cùng nước kia đánh nhau, đánh qua đánh lại kẻ thắng lợi đem nhân dân của nước bại trận tàn sát, hiếp dâm,đánh đập, lăng nhục, tất cả thủ đoạn đều đem ra sử dụng cùng cực, thường làm thế nào để cho mọi người xem. Tức là khiến đối với nhân dân của nước mình bảo hộ hế mình, nhưng không khỏi phân biệt là không đồng hương, nếu là đồng hương thì phải giúp đỡ, không đồng hương thì lại đày đi xa. Trong đồng hương, lại phân chia là không bạn hữu, nếu bằng hữu thì chiếu cố, không bằng hữu thì không chiếu cố. Nơi trong gia đình cũng phân biệt cha mẹ, anh em, tỷ muội, chồng vợ, con trai con gái, nếu kẻ chí thú cùng mình tương hợp, lại tương thân tương ái,kẻ ý kiến cùng mình trái ngược nhau, thì lại mắt nhìn hướng khác.Người thân trong nhà cùng mình lại so sánh nhau, sau cùng lại cho mình là quan trọng. Người cùng nhân gian, thân thể tên chữ hoàn toàn giống nhau, quan điểm cảm thọ cũng không sai biệt, còn có như thế này so bì thân sơ thân cận cách li, hà huống súc sanh đối với người ngoài? Nho Gia có nói: [Chỗ mình không muốn, chớ thí cho người.] Tự mình muốn cầu mạnh khỏe sống lâu, lại khiến sanh vật khác ốm gầy chết yểu, đây cũng là lý nhân quả có thể ăn khớp? Mạnh Tử cũng nói: [Cha nó giết người, người cũng giết cha nó, anh nó giết người, người cũng giết anh nó.] Không cần cho sanh vật cùng người không giống nhau, chúng nó không gặp cùng người trả ân hay báo thù, kỳ thật trong sách đã ghi sự viêc súc sanh báo thù xem thấy rất nhiều! Súc sanh dù cho đời nay không thể báo thù, rồi cũng báo thù trong đời sau hoặc nhiều đời sau nữa, lý nhân quả thường làm sa mảy mai không có thích hợp?

Nhân loại chỉ biết tự mình hưởng lạc, không nghỉ đến loại khác bị tai họa, không nhường những sanh vật trên núi đao, dưới chảo dầu, cố tâm giết mổ bụng, rút ruột, lấy gan chúng nó, rồi đến khi mình bị báo ứng, lại kêu trời trách đất, nói đau không chịu được. Kinh nói, tất cả chúng sanh đều bình đẳng, phàm kẻ có tâm đều sẽ thành Phật. Giết hại heo ngựa bò dê, cũng giống như tàn sát anh em tỷ muội của chính mình nào có sai biệt? Nếu hơi có chút tâm từ bi, ai nở tàn sát sanh linh? Không chỉ nói đích thân mình giết, hoặc thấy người khác giết còn sợ bị tội treo ngược. Nhà để mổ giết có bảng treo trước cửa và một miếng thẻ bài bố cáo rằng: [Phàm người có thần kinh suy nhược xin đừng đến đây.] Những người sát sanh hại mạng, tâm họ rất hung ác.

     Ta dạy những nhân sĩ khi thấy những sự việc sát sanh tâm rất sợ hãi như đứt ruột và thống khổ đến nỗi khóc nước mắt chảy dài không dứt! Nhân đây đích thân ra tay vô duyên đại từ, cùng khởi tâm bình đẳng đại bi, cần xin những thiện nam tín nữ nào, hoan hỷ tùy duyên trợ giúp, gieo trồng giống phước, tích cực phóng sanh để giải cứu các chúng sanh sống nơi sông nước, nơi mây trời, nơi đất liền hiện. Thân bị ngục tù, khiến chúng nó bay cao chạy xa, biển rộng tha hồ bơi lội. đều được chỗ ở, đều được mạng sống, cũng nhờ đây tâm chúng ta cảm thấy hứng thú biểu lộ một điểm đồng tình đối với khổ nạn của chúng sanh.

      4.- Trì Trai Cùng Ăn Rau Cải Có Không Giống Nhau Những Gì.-

Vài năm trước đây, có chồng vợ thường trì trai nhiều năm, một ký giả hỏi có phải ông bà thường trì trai nhiều năm? Hai ông bà đáp: [Hai người tôi thường ăn trai, mà không phải là thường trì trai.] Nhân vì hai ông bà tin Phật nhiều năm, đương nhiên biết đạo trì trai là sau giờ ngọ (sau 12 giờ trưa) không ăn cơm, còn ăn trai là không ăn thịt chúng sanh, đây là hai ông bà trả lời cho ký giả. Ký giả rất quý trọng nhưng hoang mang không hiểu rỏ.

Đại Thừa Phật Giáo truyền vào Trung Quốc về sau, lại đem chữ trai triền vào không cho ăn thịt chúng sanh, vì thế [Từ Uyên] giải thích là: [Ăn rau cải gọi là ăn trai], [Chư Tăng ăn cơm gọi là ăn trai], [Trai phạn cho chư Tăng gọi là trai tăng]. Phật giáo Trung Quốc rất sớm cũng đem [Trì Trai] cùng [Ăn Trai] thông dụng lẫn nhau.Thí dụ, chùa Phật có Trai Phạn, Trai Đường, Trai Chung, Trai Thất (nhà trai), Trai Hội, Vô Giá Trai Hội (hội trai không che giấu), Thiên Tăng Trai (ngàn Tăng trai), Vạn Nhân Trai, Tam Nguyên Trai (ba năm trai,Lục Trai Nhật (sáu ngày trai), Thập Trai Nhật (mười ngày trai), Tam Trường Trai Nguyệt(trường trai ba tháng) vân vân. Những danh xưng đây gọi đều là dùng chữ Trai làm đại biểu ăn rau cải, nếu tận lực phân chia, chữ Trai có thể giải thích là không ăn thịt bao gồm không ănquá 12 giờ trưa, gọi là không ăn quá giờ ngọ, mà ăn rau cải tức là nói chung chung không ăn thịt chúng sanh mà thôi.

      Do ta thấy giáo pháp nói không cần phải ăn rau cải để khoẻ mạnh mà chính là cần phải trì trai, kỳ thật tại Trung Quốc có một nhóm người ở trong ký ức của họ đều nhận cho ăn rau cải chính là ăn trai, thứ quan niệm đây tại Trung Quốc đã lưu hành hơn ngàn năm.

Chữ Trai cổ nhân đọc âm là tề, nghĩa là như nhau. “Lễ Ký” nói: [Tán tề bảy ngày, chí tề ba ngày.](Tán Tề là nghỉ ngơi trai giới; Chí Tề là tận lực trai giới). Như quả, cố chấp không sửa đổi, nhất định theo Ấn Độ sau giờ ngọ không ăn cơm gọi là ăn trai, mà không thể dùng rau cải ở nơi Trung Quốc; lại cần phải đem chữ trai đọc theo cổ âm thành chữ [tề]. Mộ tchữ Trai Tự Điển giải thích: [Trai giới cũng là tôn kính.], tức là ý cẩn thận phụng sự. “Mạnh Tử”trong Luy Lâu nói: [Trai giới tắm gội.] Thời Tần Triều có đại nghi lễ tế trời cúng thần, cần yếu phải tắm gội thay y, ăn rau cải không uống rượu. “Kinh Dịch có nói: [Tẩy tâm gọi là tề, phòng ngừa tội lỗi tai họa gọi là giới.] Tức tề cái tâm, yên tĩnh ý nghĩ của tư tưởng, giống như người đời nhàn rỗi cùng với vợ con, cũng gọi là trai. Giới là cấm tội lỗi của thân miệng ý, nên gọi là tề giới. “Lễ Ký” cũng nói: [Tề giới dùng để bố cáo quỷ thần.]Trước khi tế lễ trước hết phải nghỉ ngơi trai giới bảy ngày, tận lực trai giới ba ngày, chọn đây biểu thị cung kính phụng sự quỷ thần. Ấn Độ cổ xưa tế lễ quỷ thần, cũng cần [trai giới tắm gội], mà mỗi cách 15 ngày long trọng phụng hành nghi thức tụng kinh sám hối. Phật giáo ta cũng có [Bố Tác], tức là tập họp đại chúng thuyết giới, đoạn trừ các ác hạnh, tăng trưởng các pháp lành. Nghi lễ trai bổn là thanh tịnh, phòng ngừa các tà vật, đình chỉ ham muốn, tai không nghe âm nhạc, miệng không nói loạn ngữ, tâm không nghĩ ngợi quàng xiên, thân không làm xằng làm bậy, tức là bảo tồn hảo tâm, nói hảo ngữ, hành hảo sự. Về sau Phật giáo Ấn Độ đem [Trai] chuyển thành [Thời]. “Tát Bà Đa Luận” nói: [Từ sớm đến giữa ngày người đời cho sự việc tốt tươi nên ăn cơm, gọi là Thời Cơm. Từ giữa ngày đến sau nửa đêm, là họ Yến gặp nhau nô đùa gọi là thời giải trí, tỳ kheo du hành có chỗ bị xúc phạm, nên gọi là phi thời.] Giờ thin sáng sớm là chư Thiên ăn, giữa trưa giờ ngọ là Phật ăn, mặt trời ngả về tây (buổi chiều) là súc sanh ăn, trời sắp tối là quỷ thần ăn. Nhân vì tỳ kheo học Phật cho nên ăn trong ngày, đây gọi là thực thời. Kẻ thọ trì Bát Quan Trai Giới chỉ ăn một ngày một đêm, theo ngày nay sáng sớm đến sáng ngày mai sẽ xuất hiện (phong tục gọi là trời mới rạng sáng), tức là công đức viên mãn, chớ không phải giảm giới.

      Trai hội, sáng sớm do Nam Triều Triều Đại Nhà Tống khai mở đầu tiên, đến Tề Triều Vĩnh Minh tám năm, Tề Võ Đế có bệnh nhiều tháng không giảm, phát nguyện quy y Tam Bảo, sắc lệnh ở trong Diên Xương Điện, bảy ngày cúng cơm cho chư tăng và chư thánh hiền. Nhà trai trang nghiêm tuyệt đỉnh, bụi trần nhẹ nhất cũng không động, văn võ bá quan, ngũ phẩm trở lên, thanh quan thất phẩm trở lên, đều tụ tập hành hương, cúng dường tăng bốn ngàn người. Quan địa phương cùng tư nhân thiết trai, trước sau cũng số, gần một ngàn người, đều là kiến lập trai đàn hành đạo, hết sức chân thành lễ sám. Chỗ y phục vật dụng của Trẫm (Danh xưng của vua), đều thí xả, mong mỏi nạn ba đường, nhân đây được giải thoát.] Nơi nhà trai cúng dường gồm có năm trăm tăng, sánh bằng tạo một Phật tượng cao quý.

Trung Quốc đề xướng ăn rau cải không ăn thịt, do Lương Võ Đế có công lớn đề xướng, Đại Thông Nguyên Niên, Võ Đế trai tăng đến số năm vạn người. Thời đại Tùy Đường cấm mổ giết và ăn rau cải, quan địa phương cũng xem trọng. Tùy Văn Đế nhơn chúc thọ tổ chức sanh nhật ngày mười ba tháng sáu năm thứ ba, sắc lệnh nhân dân toàn quốc cấm ăn thịt và cấm sát hại để chúc thọ. Võ Đức Đường Cao Tổ ngày  4 tháng 20 chánh năm thứ 2, sắc lệnh thiên hạ cấm giết và ăn trai. ĐườngTrungTông tháng giêng năm đầu Cảnh Long cấm mổ xẻ. Đường Duệ Tông năm Cảnh Vân thứ hai, tháng hai cấm mổ xẻ. ĐườngHuyềnTôngKhaiNguyêntháng 2 nămthứ 3, ngày 28 tháng 3 năm 18, tháng giêng năm 19, ngày 12 tháng 10 năm 22; mỗi năm tháng giêng, tháng 7, tháng 10 cấm sát sanh toàn quốc, nhân dân ăn rau cải và cấm mổ xẻ. Đường Võ Hậu thiên thọ ba năm bốn tháng cấm sát sanh. Như Ý năm đầu tháng năm cấm mổ xẻ. Thánh Lịch năm đầu tháng năm cấm mổ xẻ, những thứ cấm mổ xẻ đây thẳng đến năm đầu tháng mười hai còn chưa giải trừ, sau đó nhân Đại Thần Thôi Dung nhiều lần siêng năng can gián vua, bắt đầu năm 12 tháng về sau vua cho phép bỏ lệnh cấm. Ăn rau cải và cấm mổ xẻ một ngày, là ngày đản sanh của chư Phật và Bồ Tát, hoặc sáu ngày trai, mười ngày trai, hoặc trường trai một năm ba tháng, ba năm trai, ngày khai quốc, hoặc ngày kỵ Hoàng Hậu, Hoàng Đế giáb ăng, sanh nhật, sanh bệnh tiêu tai, cầu mưa tế trời, trùng dương, thanh minh, hoặc siêu độ quân dân tử vong trong chiến loạn ,đều ra lệnh xây dựng trai hội hoặc cấm mổ xẻ, không phải chỉ không giết bò ngựa heo dê, chính là cầm thú bay trên không, thủy tộc cá tôm vân vân, đều liệt kê ngăn cấm.

Phật giáo nam truyền xem trọng đối với quá giờ ngọ không ăn phi thời, mà không xem trọng tuyệt đối với việc ăn thịt, ngược lại, Phật giáo bắc truyền đối với quá giờ ngọ không  ăn đều không xem trọng, nhưng xem trọng đối với không ăn thịt. Nếu so sánh hai thứ công đức, rốt cuộc ai được nhiều, bổn nhân nhiều lần thường vì người mà giản gthuyết, công đức không ăn thịt, cần yếu công đức quá giờ ngọ không ăn cơm, tuy nhiên như đây giải thích: đầu tiên chưa thấy kinh truyện của Ấn Độ, năm gần đây xem Giới Kinh, chung cuộc thấy đến cổ đức có nói: [Ngày nay nhiều rau cải, không tiết kiệm ăn chiều, đây tuy không phải trai, nhưng thù thắng hơn ăn máu huyết.] Đây chứng minh bình thời chỗ giảng không trái Thánh Ngôn Lượng.

                                                (còn tiếp)

Ngày 30. Tháng 5. Năm 2021
Chùa Phật Quang
Trung tâm phiên dịch và trước tác

Bài liên hệ
Phật học văn tập 1&2
Phật học văn tập 3

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập