Đạo Phật: Phải Là Đạo Giác Ngộ

Đã đọc: 6958           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Xuyên suốt 25 thế kỷ qua, Đạo Phật có mặt trên trái đất này nói chung,Việt Nam nói riêng.Trải qua bao biến cố thăng trầm, đến hôm nay,thế kỷ 21 thế kỷ của sự phát triển văn minh,khoa học và tâm linh .Nhưng đồng thời những hiện tượng tiêu cực từ lòng tham lam,thù hận, ích kỷ của những con người bất thiện cũng không ngừng nhen nhúm. Điều này cho ta thấy cái thiện và cái ác luôn tồn tại hiện hữu trong cuộc sống.Do vậy chúng ta,những người con Phật,cần nên quán xét và nhận rõ,vị trí và trách nhiệm của mình. Muốn  hoàn thiện trách nhiệm thiêng liêng của người con Phật,nhằm góp phần phụng sự cho Đạo,cho đời.Làm cho điều thiện, điều tốt ngày càng tăng thêm và cái ác,cái bất thiện ngày càng giảm xuống.Tôi thiết nghĩ những người con trong chánh pháp của chư Phật,cần nổ lực tinh tấn tu tập nhiều hơn nữa trong tinh thần tam tụ, lục hoà của  Phật dạy,cần nên sống và tu theo hiến chương,theo nội qui trong lòng ngôi nhà  G.H P.G .V.N .Làm được như vậy ,chúng ta mới thực sự có đủ sức mạnh,tinh thần,thể hiện,cái hay,cái đẹp,cái thiện,cái diệu của Phật pháp góp phần phụng sự nhân sinh. Đồng thời phải chung tay góp sức đem giáo lý Phật Đà soi sáng cho nhân loại,giúp mọi người ra khỏi hận thù, đau khổ,tối tăm,tiến tới một thế giới đầy tình thương hạnh phúc và ánh sáng.Thật xót xa vì Đạo Phật ngày càng thiếu đoàn kết nội bộ,thiếu sự hoà hợp giữa các Tông phái, chùa to phật lớn nhưng thiếu sự giáo hoá đến nhân sanh.Vùng sâu,vùng xa thiếu ánh sáng Phật Pháp,sự lợi dưỡng càng gia tăng,phật tử đến chùa chỉ vì tham cầu thì nhiều  mà tu học thì ít .

        Cần đem ánh sáng Phật Pháp đến những vùng như vậy,cần lắm …

       Cần giúp họ hiểu thấu, giáo lý Phật Đà là Đi tìm cái chân -thiện –mỹ 

 Còn nữa,thật không nói sai tí nào, khi bảo Đạo Phật là Đạo người chết,xót xa thay! khi một số người chỉ chạy đến chùa khi gia đình có người quá vãng Xong rồi,nhiều nhất thì một năm ,ngắn thì 49 ngày, nhận một pháp danh  xong tạm biệt,thì có thể gọi là phật tử hay không? Sao quí Thầy không dùng chánh pháp độ họ? Như giáo lý thường dạy:(Phật giáo độ sanh,không độ tử).Tất cả việc làm của Phật Giáo đều tập chú cho chúng sanh.Chúng sanh là đối tượng duy nhất của Phật giáo,Thế nên sự truyền bá của Đạo Phật vì lợi ích chúng sanh.Nếu không vì lợi ích chúng sanh,sự truyền bá ấy vô nghĩa lý Chúng sanh ở đây là những người hiện có mặt,nghe hiểu được những lời giáo hoá.Chúng ta đừng hiểu chúng sanh là âm hồn,những kẻ chết.Nếu Phật giáo sống với kẻ chết,thực chất Phật giáo đã chết mất rồi.Thế mà gần đây có một số Tăng,Ni đưa Phật Giáo đi vào cõi chết .

Nếu ai cố tình đem Phật Giáo vào cõi tử,chính là kẻ làm hoại diệt Phật Giáo

 Còn nhiều vấn đề,khía cạnh khác đó là Mê tín và chánh tín: Đạo Phật chủ trương giác ngộ mang ánh sáng trí tuệ soi rọi thế gian.Mọi lẽ thật đều hiện bày dưới ánh sáng giác ngộ,nhận thấy lẽ thật rồi mới khởi lòng tin đó là chánh tín.Ngược lại bày những mê hoặc làm mù quáng người đời,lừa bịp thế gian,ấy là mê tín.Hoặc không hiểu rõ,không có lý lẽ  mà tin càng, tin bướng là mê tín.Tin bướng là hoạ hại đưa con người  đến mù tối.Thấy rõ biết đúng mới tin là sức mạnh vô biên khiến người thành công trên mọi lĩnh vực.Thế nên trong kinh Hoa Nghiêm có câu ( Tin là nguồn của Đạo ,Là mẹ của mọi công Đức.Tin hay nuôi lớn các gốc lành). Vì thế người học Đạo cần có lòng tin,song lòng tin đã qua sàng lý trí gạn lọc kỹ càng.Tuyệt đối không được tin càn,tin bướng  làm băng hoại tinh thần  giác ngộ của Đạo Phật. Những hình thức: Đồng cốt, Lịch số,sao hạn,Coi tay xem tướng,xin xăm,bói quẻ,cúng sao xem hướng,đốt giấy tiền vàng mã.Sẽ làm cho chúng ta tin quàng xiên khờ khạo,bị cột trói ích kỷ,bị khiếp nhược mất tự tin.Chúng ta chỉ nên tu theo bản hoài của Phật là giác ngộ lý vô thường, vô ngã, sanh tử luân hồi Phật là người đã giác ngộ và giải thoát,từ giáo lý của Ngài, từ vị trí căn bản đó tu học thì nhất định tìm được lẽ sống thanh cao .

 Học Phật là tiến bước trên con đường giác ngộ,là nhận hiểu,phán xét những lẽ thật của Phật dạy, đem chỗ nhận hiểu ứng dụng vào cuộc sống con người Thực hiện được những điều này, cần nhờ cặp mắt trí tuệ sáng suốt mới thành công.Tu Phật là ứng dụng những lẽ thật, nhận xét  được vào cuộc sống hằng ngày của mình.Gỡ sạch mọi phiền não kiến chấp đang trói buộc tâm tư chúng ta, nhằm đem lại sự an lạc ngay trong hiện tại và miên viễn ở vị lai Chẳng những thế,tu Phật còn có nghĩa vượt ra ngoài vòng đối đãi sanh diệt, thoát  khỏi mọi khuôn khổ hạn cuộc.

 Với những điểm chủ yếu đó,chúng ta nhận thức chắc hắn sâu xa,là trong tay đã sẵn có ngọn đuốc sáng,thì lộ trình tìm về quê nhà sẽ không lầm lạc.Giá trị của Phật Pháp là biết để hành,không phải biết để nói.Thực hành sâu chừng nào,càng thấy giá trị Phật Pháp cao chừng ấy.

     Nhân ngày vía Phật A-Di Đà vài lời chia sẻ cùng quí đạo hữu gần xa, nhằm nhắc nhở cùng nhau tinh tấn tu hành, đi đúng con đường Phật –Tổ Thầy đã dạy.Nguyện cầu Đức A-Di-Đà phóng điện quang lành nhiếp thọ nhưng vong linh vừa tử nạn trong trong trận lũ vừa qua. Cầu cho chúng sanh trong mười phương đếu sống an trú trong hồng danh Đức Phật.

                                                                              

                                                                                    An-Khê – Gia-Lai

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (6 đã gửi)

avatar
Văn Lang 22/12/2010 10:13:35
Kính chào tác giả Ngọc Chơn
Tư tưởng của ông viết trong bài này, coi bộ có vẻ con người ông đang có nhiều phiền não đó. Phật học là giáo lý sẽ giúp ông gỡ sạch mọi phiền não kiến chấp đang trói buộc tâm tư của ông.
Thứ nhất trong kinh Phật nguyên thủy, ông có bao giờ Phật chỉ trích các vị Tăng, Ni, không, và ông nên nhớ rằng những ngôi chùa việt nam vẫn còn tồn tại, đó cũng là công đức của các vị tăng, ni đã làm.
Tại sao ông không thấy điều này ? Muốn dạy người ta Tỉnh thức thì trước tiên mình đừng có là người đang ngủ mê. Đạo Phật là ánh sáng trí tuệ căn của lẽ sống thanh cao. Ông có bao giờ tự chiêm nghiệm và kiểm chứng những gì Phật nói trong Kinh chưa ?. Tôi nghĩ rằng ông chưa bao giờ làm hết cả, Vì trong bài viết của Ông không có bốn chữ : Từ , Bi, Hỷ, Xả. Bát Chánh Đạo có tám chữ chánh, ý nghĩ bài viết của ông không thấy chữ chánh nào cả.
Mê tín hay chính tính cũng là sự nhận xét và sự chọn lựa cá nhân của mỗi người, cũng như Phật học vậy, ai thích thì học, không thích thì thôi, Phật cũng không trừng phạt hay trao thưởng.
Văn hóa là nền tảng của lịch sử của một dân tộc, cho dù cái xấu hay đẹp, do những phong tục tập quán tạo ra, thì nên tế nhị trong lời viết, Ông có chắc rằng nhiều đời trước trong gia đình của ông có người nào không đốt giấy vàng bạc… không ?
Có nhiều cách để giúp cho sự mê tín trở thành chánh tín như Bát Chánh Đạo, nếu ông chia sẽ những gì ông đã đạt được trong đời tu học của chính ông như ông đã viết trong bài, cho người chung quanh. Đây có phải là việc làm tốt không ?
Học Phật trong tinh thần vui vẻ, cùng nhau chia sẽ để cùng tiến chung về quê hương Giác ngộ, thì đâu có gì sánh bằng.
Ở đời sự học là vô tận, mình giỏi toán, học toán thì đi làm giáo sư toán, chứ không làm giáo sư dạy tâm lý học hay Triết học được ( nếu mình không có học những nghành này)
Xin chúc ông một ngày vui vẻ
Văn Lang
Reply Tán thành Không tán thành
-1
Cảnh báo nội dung không phù hợp
avatar
Ngo khong 23/12/2010 06:23:48
Kính chào Văn Lang
Ông đúng là người học Phật; không phải là một hành giả Phật, cứ từ từ học; cố gắng lên đời người rất ngắn; giáo lý có đến tam tạng kinh điển. Chào
avatar
Văn Lang 23/12/2010 20:03:56
Kính chào Ngộ Không

Xin chân thành cám ơn Ngộ Không, Người học Phật hay người nghiên cứu Phật học đều cũng là hành giả tâm linh của Phật thôi, nhưng sự khác biệt của người học Phật với người nghiên cứu Phật học là trình độ rèn luyện cá nhân trong phương diện chữ nghĩa.

Người học Phật và người nghiên cứu Phật học đều học những lời Phật dạy để thấu tình đạt lý, hiểu được lễ phép văn minh và tác phong đạo đức và nhân cách của một người con Phật

Người học Phật lấy lời Phật dạy làm căn bản cho cách sống và cách sống này được thực hiện bằng sự thanh cao của trí tuệ chớ không phải là tứ đại. Do trí tuệ đi đầu cho nên người học Phật nhìn đúng với những cái gì mà đức Phật đã nhìn, tức là mình đã tỉnh thức. Vì vậy người học một đoạn kinh Phật là người đó có một kinh nghiệm để tu, chớ không phải học suông để viết.

Kính chúc Ngộ không một ngày vui vẻ

Kính bút
Văn Lang
avatar
ngo khong 23/12/2010 22:37:37
Do trí tuệ đi đầu cho nên người học Phật nhìn đúng với những cái gì mà đức Phật đã nhìn, tức là mình đã tỉnh thức. ĐÃ THẤY CHƯA??? ĐÃ NHÌN ĐÚNG CHƯA??? PHẢN QUAN TỰ KỶ BỔN PHẬN SỰ. TRẢ LỜI LÀ KHÔNG THẤY ĐÚNG RỒI. THÂN CHÀO.
avatar
Truc 23/12/2010 22:57:21
Theo tôi đến với Phật giáo bằng hình thức nào cũng được ,độ sanh rất tốt ,độ tử cũng rất hay.Có những gia đình chưa bao giờ đi chùa nhưng khi cha ,mẹ chết theo tục lệ ông ,bà họ đến chùa thỉnh quý Thầy đọc kinh cho cha,mẹ họ ,rồi từ đó họ đã có cơ hội tiếp xúc với Phật pháp .Chúng con cũng mong sao quý Thầy có nhiều những buổi giảng pháp ở các chùa nhất là các chùa vùng sâu vùng xa để Phật tử chúng con hiểu được giáo lý hơn
avatar
Văn Lang 24/12/2010 08:27:07
Kính chào Ngộ Không

Xin chân thành cám ơn những câu trã lời thành thật của Ngộ không.
Người học Phật và người nghiên cứu Phật học đều học những lời Phật dạy để thấu tình đạt lý, hiểu được lễ phép văn minh và tác phong đạo đức và nhân cách của một người con Phật.

Người học Phật lấy lời Phật dạy làm căn bản cho cách sống và cách sống này được thực hiện bằng sự thanh cao của trí tuệ chớ không phải là tứ đại. Do trí tuệ đi đầu cho nên người học Phật nhìn đúng với những cái gì mà đức Phật đã nhìn, tức là mình đã tỉnh thức. Vì vậy người học một đoạn kinh Phật là người đó có một kinh nghiệm để tu.

ĐÃ THẤY CHƯA??? Nếu người học Phật đã không thấy những gì Phật nói, thì làm sao có và sẽ có những người đang đi theo dấu chân của Đức Phật.

ĐÃ NHÌN ĐÚNG CHƯA??? Nếu không nhìn thấy đúng những gì Phật dạy để làm, thì làm sao có và sẽ có những sứ giả Như Lai.

PHẢN QUAN TỰ KỶ BỔN PHẬN SỰ. Đức Phật có nói : Đạo của Ngài không bắt buộc ai theo hết, Mọi người có quyền tự mình ý thức chuyện gì nên làm và chuyện gì không nên làm trong đời sống cá nhân. Đức Phật là người hướng dẫn chỉ đường, cho những ai cảm thấy và đã chiêm nghiệm những gì Ngài nói là đúng. Thí dụ : như bố thí mà Đức Phật đã dạy, thử hỏi trong đời, Ngộ Không có nhìn thấy cái nhìn giống như Đức Phật chưa và có làm giống như Ngài chưa ?

TRẢ LỜI LÀ KHÔNG THẤY ĐÚNG RỒI. Nếu những câu trã lời này, Ngộ Không thấy không thích hợp, bởi vì trong đời sống của người học Phật, chỉ làm theo những gì Đức Phật Khuyên như trong Kinh của Ngài có nói rằng : Phải tự, sống, chiêm nghiệm, kiểm chứng, xác thực bằng bản thân cá nhân của mình trước, cho đến khi cảm thấy điều đó là Ngài nói đúng, thì mới đem chỉ cho người khác, để đạt được thành qủa giống như cái mình đã làm. Đây cũng chính là việc mà các bậc Tăng, Ni, cũng như các vị tu tại gia đang làm.

Thì Ngộ Không nên chia sẽ sự thành đạo của mình cho cùng quý đọc giả cùng học, điều này rất là hay đó.
Khi cuộc sống đã đến thời gian hạn định của nó, thì cơ thể của con người sẽ bị suy thoái, do đó Già là khổ, và khi người học Phật đã thấm nhuần Phật học, thì cuộc sống của họ sẽ được an vui, thanh lạc, cho mình cũng như cho mọi người bằng bốn chữ : Từ, Bi, Hỷ, Xả và tám chữ chánh dễ thương trong Bát Chánh Đạo của Đức Phật.

Kính bút
Văn Lang
tổng số: 5 | đang hiển thị: 1 - 5

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập