Trong Đạo Phật, Bạn Là Những-Gì Bạn Ăn, Và Bạn Là Phương-Cách Bạn Ăn

Đã đọc: 2339           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Chúng ta hãy bắt đầu bằng cách bước đi những bước ngắn, bước đầu tiên là uống một hớp trà, bước đầu tiên là ăn vài miếng nhỏ trái cây. Chúng ta hãy nuôi dưỡng tinh-thần ăn trong chánh niệm, để mang sự ích-lợi đến cơ thể, đến tâm trí, và đặc biệt là đến trái tim của chúng ta.

LỜI NGƯỜI CHUYỂN NGỮ:

Tác giả Nancy Haught có hai bài viết mà có cùng một nội dung, đăng ở hai trang mạng khác nhau:

BẢN_1) ở trang www.oregonlive.com: phần nội dung của bài viết nầy, đầy đủ hơn, và có tựa đề như sau:

Bites of enlightenment: Mindful eating is goal during weekend retreat at Great Vow Zen Monastery 

BẢN_2) ở trang www.huffingtonpost.com: nội dung bài viết nầy tóm lược lại từ bài viết nói trên, và có tựa đề như sau:

In Buddhism You Are What (And How) You Eat

Bài chuyển ngữ nầy đã xử dụng tựa đề của BẢN_2, và nội dung của BẢN_1

 

Đêm hôm đó là đêm thứ sáu tại Thiền Viện Đại Nguyện (Great Vow). Mọi người đã dùng bữa ăn tối xong, và họ hãy còn hai giờ đồng-hồ nữa mới đến Giờ Im Lặng Cao Quý, khi mà sự yên tĩnh kéo dài từ giờ đi ngủ cho đến giờ ăn sáng. 

 

Có hai chục người ngồi xếp thành vòng tròn, họ giải thích lý do tại sao họ cùng đến một ngôi trường tiểu học vùa mới tân trang, trường nầy nằm dựa trên một đỉnh đồi gần Clatskanie, để họ cùng nhau học một khóa tu, về cách ăn trong chánh niệm.

 

"Suốt cuộc đời tôi, tôi đã tranh đấu với thức ăn."

 

"Khi tôi bị áp lực, tôi ăn."

 

"Tôi muốn chung sống hòa-bình với thức ăn."

 

"Tôi muốn thức ăn được tôn trọng một cách xứng đáng."

 

"Để làm đầy khoảng trống trong trái tim tôi, tôi ăn."

 

Cuối cùng, cũng đến phiên vị Thiền Sư, giọng nói từ bi của bà như an ủi mọi người.

 

Bà nói, "Ngay cả khi chúng ta đang sống trong một quốc gia đầy đủ về vật chất, chúng ta vẫn cảm thấy một điều gì đó không thăng bằng. Trong Thiền Tông có câu nói rằng, 'Chúng ta chỉ ăn, khi nào đói.'"

 

Chúng ta đã mong ước, điều nầy chỉ đơn giản như thế.

 

*

 

Bác Sĩ Jan Chozen Bays -- bà có Pháp danh là "Chozen" có nghĩa là "thiền định với tâm không-chướng-ngại" -- bà vừa là một bác sĩ, vừa là một Thiền Sư. Trong công việc làm của bà, bà đã xử dụng vừa khoa học vừa tâm linh, vừa nghiên cứu vừa suy ngẫm, để tìm ra lý do sâu xa nhất, giải quyết được các trở ngại trong việc ăn uống của chúng ta. Dù cho cách ăn của chúng ta được chuẩn bị một cách lành mạnh, có tính cách địa phương, theo cách ăn chay, hoặc theo cách ăn chay vegan nghĩa là không ăn uống các sản phẩm của động vật, được chế biến công phu, hoặc là theo chế độ ăn nghiêm ngặt, mà hầu như chỉ ăn các thực phẩm hữu cơ (organic) còn "sống" (raw), chưa nấu chín, hoặc chưa chế biến.

 

Người nào cũng phải ăn, và nhiều người đang thất vọng bởi vì chúng ta ăn không-có ý-thức, ăn mà không cần suy nghĩ về những gì cơ thể chúng ta cần, những gì cảm xúc chúng ta muốn, hoặc là những gì chúng ta đang đưa vào trong bụng.

 

Bà Bays đi đến một cái bàn mà đã chất đầy sách tự-giúp cho mình, và sách cải thiện vấn-đề dinh dưỡng. Tuy nhiên, thêm vào đó, bà mang theo rất nhiều sự hiểu biết Phật Giáo sâu sắc, để giúp cho tâm tĩnh lặng, để trau giồi sự nhận biết, để kêu gọi và trao tặng lòng từ bi. Bà tin rằng, ăn không-có ý thức là triệu chứng của một người đang đói khát về tinh thần, đây là một thí dụ cụ thể mô-tả Sự Thật Cao Quý Thứ Nhất của Đức Phật, nói rằng cuộc đời là đau khổ.

 

"Nếu chúng ta đi tìm lý do sâu xa của các trở ngại, như trong việc ăn uống không cân bằng, như khi dùng thuốc giảm đau, như khi có các mối quan hệ khó khăn, hoặc bất kỳ một trong hằng triệu hình thức khổ-đau khác của con người, chúng ta sẽ tìm thấy một trở ngại về tâm linh," bà Bays nói, "đấy là lòng khao khát được kết nối, để chúng ta có được một quan-hệ gần gũi, thương yêu."

 

Vì, chúng ta nhầm lẫn những cảm giác nầy với sự đói khát, cho nên chúng ta đã ăn quá nhiều, chúng ta dùng thức ăn để thay thế cho lòng ham muốn một điều hoàn toàn khác.

 

Trong khóa tu "Nghệ Thuật Cao Quý Về Cách Ăn Uống" bà Bays diễn tả rằng chúng ta muốn ăn, vì chúng ta có bẩy sự khát khao: đó là các sự đói khát của mắt, của mũi, của miệng, của dạ dày, của các tế bào, của tâm, và của trái tim. Bà cũng nói như thế trong quyển sách của bà, "Sách Hướng Dẫn Ăn Trong Chánh Niệm: Khám Phá Mối Quan Hệ Thú Vị Và Lành Mạnh Với Thức Ăn," gồm một CD có các bài tập được hướng dẫn.

 

"Tuy nhiên, có một sự khác biệt rất lớn giữa việc đọc về cách ăn trong chánh niệm, về sự lắng nghe một đĩa CD về cách ăn trong chánh niệm, và thật sự có kinh nghiệm về cách ăn trong chánh niệm," bà nói.

 

Tại tu viện mà bà đã giúp thành lập vào năm 2002, bà Bays xử dụng thiền định, và các bữa ăn theo nghi thức oryoki -- tiếng Nhật nghĩa là "vừa đủ" -- để dạy các nguyên tắc về cách ăn trong chánh niệm: sống trong giây phút hiện tại, dành thời gian để kiểm tra bẩy sự đói khát, và bày tỏ lòng biết ơn đối với thực phẩm chúng ta ăn. 

 

"Ăn trong chánh niệm là sự chủ tâm hướng sự chú ý của chúng ta vào môi trường bên trong, và bên ngoài của chúng ta," bà nói. "Sự chú tâm đúng đắn (chánh niệm) là sự nhận biết mà không-có sự phán xét, hoặc là không-có sự chỉ trích. Chúng ta cần phải thực hành, để có được điều nầy."

 

 

Những người tham dự khóa tu Tháng Hai là một nhóm người bình thường - hầu hết, họ là phụ nữ, hầu hết, họ ở độ tuổi trung niên, và hầu hết, họ không theo Đạo Phật. Chúng tôi gồm có bốn người đàn ông (còn lại là đàn bà), và đại diện cho nhiều ngành nghề như: các nhân viên y tế, một kế hoạch viên cho quận, một cố vấn của trường học, và một giáo viên, một người trị liệu xoa bóp, một sinh viên có nghề-thứ-hai ở Trường Đại Học Oregon Về Đông Y, một người đầu bếp nghiệp dư, một thi sĩ, một người đại diện bán hàng quảng cáo, và một phóng viên nhà báo. 

 

Một vài người đã tham dự khóa tu ăn trong chánh niệm, trước đây.

"Đôi khi, chúng ta cần được nhắc nhở, về cách ăn trong chánh niệm, một lần nữa," một người đàn bà nói.

 

Hầu hết những người tham dự là những người chưa bao giờ thiền định. Cho nên tâm của họ nhanh chóng, bị kéo lang thang đi xa. Họ phải tranh đấu để nhẹ nhàng kéo tâm trở lại nhiệm vụ cần làm: đó là theo dõi hơi thở, tập trung vào các âm thanh phát sinh chung quanh họ, hoặc là tập trung vào một bộ phận của cơ thể. Có một số người tham dự vào việc tụng kinh, họ thì thầm đọc theo các lời nguyện cầu Thiền Tông bằng Anh Ngữ.

 

Chúng sinh thì nhiều vô số kể; tôi nguyện giải thoát cho mọi chúng sinh.

 

Niềm tin và ý kiến sai lầm thì vô tận; tôi nguyện chấm dứt niềm tin và ý kiến sai lầm.

 

Phật Pháp thì không có giới hạn, và vô biên; tôi nguyện học hỏi để hiểu biết về Phật Pháp.

 

Chẳng có gì cao quý hơn, con đường giải thoát của Đức Phật; tôi nguyện thực hành theo con đường nầy.   

 

Trong các bữa ăn, chúng tôi dõi theo các vị cư trú trong tu viện đang làm gì, rồi chúng tôi làm theo họ các nghi thức oryoki (vừa đủ), chúng tôi mở ra một cái gói có ba cái bát, một cái thìa, một cái xuổng, và một đôi đũa. Chúng tôi cùng nhau chuyền thức ăn trong yên lặng, chúng tôi cố gắng chỉ lấy hai-phần-ba phân lượng thức ăn, phân lượng mà chúng tôi nghĩ có thể ăn no.  

 

Chúng tôi để dành một miếng thức ăn nhỏ để sau đó bố thí (cho các loài bị đói khát). Chúng tôi ăn trong yên lặng, thưởng thức cái ngon, cái đẹp của lớp sữa chua, dày mầu trắng, nằm trên sốt dâu-xanh đậm, và một số ít hạt lạc-thông nằm rải rác trên sốt-lá-húng, và cháo bắp-ngô đặc sệt.

 

Chúng tôi kiểm soát dạ dày của chúng tôi - có phải chúng tôi đang no chỉ một-phần-tư, hoặc là chúng tôi đang no chỉ phân-nửa, hoặc là chúng tôi đang no chỉ ba-phần-tư, hoặc là chúng tôi đang no vừa đủ, hoặc là chúng tôi đang quá no? Khi ăn chúng tôi đặt thìa của chúng tôi xuống, giữa mỗi lần nhai. Rồi chúng tôi nhai từ từ, để chúng tôi nhận biết hương vị của thức ăn, và cũng để chúng tôi nhận biết thức ăn kéo dài trong miệng được bao lâu.

 

Khi chúng tôi ăn xong, chúng tôi đổ nước ấm vào bát lớn thứ nhất, và cạo bát cho sạch. Chúng tôi đổ nước vào bát thứ nhì, và rửa các đồ dùng (như thìa, xuổng, và đôi đũa). Chúng tôi đổ nước vào bát thứ ba, và uống một chút trước khi chúng tôi đổ vào ống tre như là để bố-thí (cho các loài bị đói khát) lần thứ nhì. Khi các cái bát của chúng tôi được lau khô, chúng tôi xếp chúng chồng vào nhau, rồi để bên cạnh các đồ dùng của chúng tôi, và một lần nữa, chúng lại được gói vào, rồi chúng tôi nâng cao chúng ngang trán, và như thế chúng tôi đã ăn xong một bữa ăn.

 

*

 

Khi chúng tôi đi trở lại nơi ngồi xếp thành vòng tròn, chúng tôi ngậm trong miệng, từng miếng một, trước hết là một miếng sô-cô-la nhỏ, kế tiếp là miếng bắp-ngô lát-mỏng (corn chip), cuối cùng là miếng kẹo mềm lạc-bơ-sô-cô-la Reese. Chúng tôi tự cảm nhận sự kết-cấu, và hương-vị thoảng qua rất nhanh, hoặc là đang kéo dài của miếng thức ăn. Chúng tôi nhắm mắt lại, và gợi nhớ lại những kinh nghiệm đau đớn, trước khi chúng tôi chạm lưỡi vào vài hạt đường, để xem điều nầy đã ảnh hưởng đến cảm xúc của chúng tôi như thế nào. Chúng tôi cũng làm như thế, với muối. Khi chúng tôi nhai nho-khô (raisin), chúng tôi tưởng tượng ra những vật-liệu, hoặc là những con người đã tạo ra những hạt nho-khô, những con vi-trùng (vì quá nhỏ nên chúng tôi không trông thấy được) đang bơi lội trong và trên cơ-thể của chúng tôi, sẽ được nuôi dưỡng bằng các thức ăn, mà chúng tôi đang ăn.

 

Ở đây, không có ai phải tranh đấu một mình, mọi người đều được chú ý, cho nên chúng tôi đã chia sẻ những tiếng cười ồ, vang dội trong căn phòng. Cũng có những giọt nước mắt từ bi được sẻ chia, qua câu chuyện một người phụ nữ kể lại khi bà còn là một cô gái, bà đã phải cạo những mảnh đá-bào đọng nơi phần đông-đá của cái tủ-lạnh, rồi bà cho thêm vào đó hương vị va-ni (vanilla) để nuôi những người em của bà, bởi vì họ chẳng có gì khác để ăn cả. Một người khác thương tiếc người mẹ đã mất của bà, và một người khác đau buồn vì một con chó thương yêu của người nầy, có tên là "Ngọt Như Đường" (Sugar). Có người cho chúng tôi biết là chúng tôi nên ăn cho sạch các đĩa thức ăn, và chúng tôi cũng nên dành bụng cho món ăn tráng miệng. Chúng ta đừng nên phí phạm thức ăn, vì chúng ta nhớ rằng có những đứa trẻ bị chết đói ở Trung Hoa, vì chúng ta nhớ rằng nạn đói mà ông bà chúng ta đã có kinh nghiệm trong Thời Kỳ Kinh Tế Suy Thoái Nghiêm Trọng.

 

Cho đến buổi sáng ngày Chủ Nhật, chúng tôi đã trở nên gần gũi với nhau hơn, mặc dù nhiều người sẽ không còn gặp lại nhau, một lần nữa. Chúng tôi so sánh các lời ghi chú về những gì chúng tôi đã học hỏi được vào những ngày cuối tuần vừa qua.

 

"Tôi cảm thấy như tôi muốn ôm chầm lấy cái dạ-dày của tôi, rồi tôi nói 'Dạ-dày ơi, cho tôi xin lỗi, vì khi bạn nói, tôi đã không lắng nghe.'"

 

"Tôi đã học hỏi được rằng, khi chúng ta nhai từng miếng thức-ăn nhỏ, chúng ta sẽ cảm nhận được được nhiều hương-vị hơn, và chúng ta cũng tận-hưởng được hương-vị dài lâu hơn."

 

"Tôi có thể sống như một người Phật Tử, mà tôi không hay biết. Tôi thật sự là một người sống về tâm linh."

 

"Nếu tôi suy nghĩ về những người làm ra thực phẩm mà tôi đang ăn, thì có lẽ, tôi đã không cảm thấy cô đơn, khi tôi ăn."

 

"Tôi đã phát biểu vào lúc đầu tiên, là tôi muốn được kết nối với mọi người. Buổi sáng nay, tôi đã được như ý."

 

Bà Bays cho chúng tôi vài lời khuyên sau cùng, để mang về nhà.

 

"Có rất nhiều cánh cửa dẫn chúng ta đến sự hiểu biết cao quý trực tiếp," bà nói. "Ăn trong chánh niệm có thể mang đến sự cao quý cho mỗi bữa ăn, đây chính là một kinh-nghiệm của sự chia sẻ các hiểu-biết về tâm linh."

 

Bà nhắc nhở chúng tôi, hãy rót đầy tâm với lòng từ bi trước khi chúng tôi đem gửi tặng cho những người khác.

 

"Chúng ta hãy bắt đầu bằng cách bước đi những bước ngắn, bước đầu tiên là uống một hớp trà, bước đầu tiên là ăn vài miếng nhỏ trái cây. Chúng ta hãy nuôi dưỡng tinh-thần ăn trong chánh niệm, để mang sự ích-lợi đến cơ thể, đến tâm trí, và đặc biệt là đến trái tim của chúng ta."

 

- Phim YouTube:

Thiền Sư Jan Chozen Bays, Bài Hướng Dẫn Căn Bản Về Nghi Thức Oryoki

(Các Cuộc Hội Thoại Về Cách Ăn Trong Chánh Niệm)

[Oryoki Basic Instructions with a Zen Master Jan Chozen Bays, Roshi

(Mindful Eating Workshop)]

https://www.youtube.com/watch?v=QdZk2IGVUPE

 

 

-----------------------------------

 Source-Nguồn: http://www.oregonlive.com/living/index.ssf/2011/02/bites_of_enlightenment_mindful.html

 Source-Nguồn: http://www.huffingtonpost.com/2011/02/25/for-buddhist-master-you-a_n_828450.html

 

--------

 

In Buddhism You Are What (And How) You Eat - Nancy Haught - Source-Nguồn:

www.oregonlive.com, www.huffingtonpost.com

 

It's Friday night at Great Vow Zen Monastery. Supper's over and Noble Silence, the quiet that stretches from bedtime through breakfast, is still two hours away.

 

Two dozen people sit in a circle, explaining why they've come to a refurbished grade school sprawled on a hilltop near Clatskanie for a retreat about eating mindfully.

 

"I've struggled with food all my life."

 

"I eat when I'm stressed."

 

"I want to make peace with food."

 

"I want to give food the respect it deserves."

 

"I eat to fill a hole in my heart."

 

When the Zen master finally speaks, her voice is softened with compassion. "Something is out of balance," she says, "even here in a country where there is so much. There is a saying in Zen, 'When hungry, just eat.'"

 

If only it were that simple.

 

*

 

Dr. Jan Chozen Bays -- "Chozen," meaning "clear meditation," is her dharma name -- is a physician and a Zen priest. In her work, she pairs science and spirituality, research and reflection, to approach a problem that threatens our deepest eating intentions, whether they involve healthy, local, vegetarian, vegan, elaborately prepared or strictly raw diets.

 

Everybody eats, and many of us are frustrated because we do it mindlessly, without thinking about what our bodies need, what our emotions want or what passes these days as food.

 

Bays comes to a table already laden with self-help books and nutrition makeovers. But she brings a bundle of Buddhist insights about quieting the mind, cultivating awareness, summoning and sending out loving-kindness. She is convinced that mindless eating is a symptom of spiritual hunger, a concrete example of the Buddha's First Noble Truth, that life is suffering.

 

"If we dig down to the bottom of difficulties with unbalanced eating, drinking, using painkillers, difficult relationships, any of the millions of forms of human suffering, you will find a spiritual issue," she says, "a longing for connection, for intimacy."

 

Mistaking these feelings for hunger, we eat too much, using food to satisfy a craving for something else entirely.

 

In retreats on "The Sacred Art of Eating," Bays describes the hunger of the eye, nose, mouth, stomach, cellular, mind and heart, seven appetites longing to be fed. She does the same in her book, "Mindful Eating: A Guide to Rediscovering a Healthy and Joyful Relationship with Food," which includes a CD of guided exercises.

 

"But there is a world of difference between reading about mindful eating, listening to a CD about mindful eating and actually experiencing mindful eating," she says.

 

At the monastery she helped found in 2002, Bays uses meditation and a formal mealtime ritual called oryoki -- Japanese for "just enough" -- to teach the principles of mindful eating: presence in the moment, taking time to check on the seven hungers and expressing gratitude for the food we eat.

 

"Mindful eating is deliberately directing our attention to our internal and external environments," she says. "Mindfulness is awareness without judgment or criticism. It takes practice."

 

*

 

We participants in the February retreat are an ordinary lot -- mostly women, mostly middle-aged, mostly not Buddhist. We include four men and represent a range of occupations: health workers, a county planner, a school counselor and a teacher, a massage therapist, a second-career student at the Oregon College of Oriental Medicine, an amateur chef, a poet, an advertising sales representative and a newspaper reporter.

 

A few have attended previous mindful eating retreats.

"Sometimes," one woman says, "you need a booster shot."

 

Most of us are new to meditation. Our minds wander far and fast. We try to gently return them to the task at hand: following our breath, focusing on sounds arising around us or concentrating on a part of our body. Some of us join in the chanting, lowering our voices to follow the Zen prayers in English:

 

Beings are numberless; I vow to free them.

 

Delusions are inexhaustible; I vow to end them.

 

Dharma gates are boundless; I vow to enter them.

 

The Buddha way is unsurpassable; I vow to embody it.

 

At meals, we watch the monastery residents and follow the formal oryoki rituals, unwrapping our bundles of three bowls, a spoon, spatula and chopsticks. We pass the food down the table in silence, trying to take two-thirds the amount we think we can eat.

 

 

We set aside a morsel of food as an offering. We eat in silence, savoring the beauty of thick white yogurt atop dark blueberry sauce, a handful of pine nuts scattered over pesto and polenta.

 

We check in with our stomachs -- are they a quarter full, half full, three-quarters, full, over full? We set down our spoons between bites. We chew slowly and notice how flavor is released, how long it lasts.

 

When we finish, we pour warm water into our largest bowls and scrape them clean. We pour the water into our second bowl and wash our utensils. We pour the water into our third bowl and drink a little before we pour it into a bamboo tube as a second offering. When our bowls are wiped dry, stacked beneath our utensils and bundled up again, we raise them to our foreheads and another meal is over.

 

*

 

Back in our circle, we hold in our mouths, one at a time, a chocolate morsel, a corn chip and a Reese's Piece. We notice textures, tastes that are fleeting or linger. We close our eyes and summon painful experiences before we touch our tongues to a few grains of sugar to see how they affect our emotions. We do the same with salt. We imagine the chain of human beings behind the raisin in our mouths, the non-human beings involved in creating it, the invisible creatures living in and on our bodies who will be nourished when we eat it.

 

There is the shared laughter of recognition -- we're not alone in our struggles. There are tears of compassion as one woman describes being a girl, scraping frost from the freezer, flavoring it with vanilla and feeding it to her siblings because there was nothing else to eat. One of us mourns her mother, another grieves for a beloved dog named "Sugar." We are told to clean our plates and save room for dessert. To remember the starving children in China and the hunger our grandparents knew in the Depression.

 

By Sunday morning, we've grown closer, though many of us probably won't see each other again. We compare notes on what we've learned over the weekend.

 

"I feel like I want to hold my stomach and say, 'I'm sorry that I haven't been listening to you.'"

 

"I've learned that smaller bites mean more flavor and taking longer to enjoy it."

 

"I may be a closet Buddhist. I am a real spiritual person."

 

"If I think about the people behind the food I'm eating, maybe I won't feel so alone."

 

"I said at the beginning that I wanted to feel connected. This morning I do."

 

Bays offers last advice for us to take home. "There are many gates leading to a direct experience of the sacred," she says. "Mindful eating can make each meal sacred, an experience of communion."

 

She reminds us to fill our own containers with loving-kindness before we try sending it to others.

 

"Start with small steps, the first sip of tea, the first few bites of fruit. Keep cultivating mindful eating, and let it benefit your body, mind and especially your heart."

 

- YouTube Video:

Oryoki Basic Instructions with a Zen Master Jan Chozen Bays, Roshi

(Mindful Eating Workshop)

https://www.youtube.com/watch?v=QdZk2IGVUPE

 

 

-----------------------------

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập