Cuộc Đời Đức Phật, Sách Tô Mầu, Phần 4/9
(Story Of The Buddha, The Colouring Book, Part 4/9)
31) THÁI TỬ SIDDHARTHA (SĨ ĐẠT TA) KHỔ ĐAU VÌ THỰC TẬP HÀNH XÁC QUÁ ĐÁNG (TU KHỔ HẠNH)
31. Thái Tử Siddhartha thực hành nhiều hình thức tu khổ hạnh trong vòng sáu năm. Ngài càng ngày càng giảm ăn, cho tới khi ngài không ăn gì cả. Ngài trở nên cực kỳ gầy ốm, tuy nhiên, ngài vẫn không muốn từ bỏ hình thức tu tập nầy. Một ngày kia, trong khi thiền định một mình ngài bị ngất đi, vì ngài bị kiệt sức do các sự tu tập khổ hạnh.
32) MỘT CẬU BÉ CHĂN CỪU CỨU GIÚP THÁI TỬ SIDDHARTHA (SĨ ĐẠT TA)
32. Vào lúc đó, một cậu bé chăn cừu với một con dê đi ngang qua. Cậu bé nhìn thấy Thái Tử Siddhartha, và cậu biết rằng nếu không có thức ăn, ngài sẽ nhanh chóng chết đi vì đói. Do đó, cậu bé nhanh nhẹn giúp ngài uống một ít sữa dê còn ấm. Chẳng bao lâu, Thái Tử Siddhartha tỉnh lại, và ngài bắt đầu cảm thấy khỏe hơn. Ngài nhận ra rằng nếu không có cậu bé giúp đỡ, thì ngài có thể đã chết trước khi đạt đến sự giác ngộ.
33) CÔ GÁI SUJATA CÚNG DƯỜNG SỮA-GẠO
33. Từ đó về sau, Thái Tử Siddhartha bắt đầu ăn uống bình thường. Chẳng bao lâu, sức khỏe của ngài hoàn toàn hồi phục. Lúc bấy giờ, tu khổ hạnh đối với ngài rõ ràng không phải là cách để giác ngộ. Tuy nhiên, năm người bạn của ngài vẫn tiếp tục với các cách tu tập khổ hạnh. Họ nghĩ rằng Thái Tử Siddhartha trở nên tham lam, vì thế họ đã bỏ đi. Vào một buổi sáng kia, có một cô gái tên là Sujata đã cúng dường Thái Tử Siddhartha cháo sữa-gạo thơm ngon, và cô thưa với ngài rằng: "Con chúc cho ngài thành công, và ngài sẽ đạt được các điều mong ước!"
34) THÁI TỬ NGUYỆN ĐẠT ĐƯỢC CHÂN LÝ
34. Cùng ngày hôm đó, Thái Tử Siddhartha nhận được rơm cúng dường từ người bán rong (đi bán rơm), rồi ngài dùng rơm ngồi thiền định dưới một cội cây bồ đề lớn, đối mặt về hướng đông. Ngài đã tự hứa với chính mình: "Ta sẽ không bỏ cuộc, cho tới khi nào ta đạt được mục tiêu, cho tới khi nào ta tìm ra cách để thoát ra khỏi sự đau khổ, cho chính mình và cho tất cả mọi người."
35) THÁI TỬ THIỀN ĐỊNH DƯỚI CÂY BỒ ĐỀ
35. Khi ngài ngồi thiền định, Thái Tử Siddhartha buông bỏ tất cả các sự rối loạn từ bên ngoài, cùng các kỷ niệm về các thú vui trong quá khứ. Ngài buông bỏ tất cả các ý nghĩ trần tục, rồi ngài xoay vào tâm ngài tìm kiếm chân lý tột cùng của kiếp người. Ngài tự hỏi: "Sự đau khổ bắt nguồn từ đâu? Làm cách nào để thoát ra khỏi sự đau khổ?" Lúc đầu, nhiều hình ảnh xuất hiện trong tâm ngài, làm cho ngài bối rối. Tuy nhiên, cuối cùng tâm ngài trở nên rất bình yên, giống như một hồ nước tĩnh lặng. Trong bình yên của sự thiền định sâu sắc, Thái Tử Siddhartha tập trung vào cuộc đời của chính ngài đã bắt đầu như thế nào.
36) THÁI TỬ ĐẠT SỰ GIÁC NGỘ TỐI CAO
36. Lúc đầu, Thái Tử Siddhartha nhớ lại các tiền kiếp trước đây của ngài. Kế tiếp, ngài nhìn thấy chúng sinh được tái sinh theo luật nhân quả, hoặc là theo nghiệp của mình. Ngài thấy rằng những việc làm tốt lành dẫn đường, chuyển đổi đau khổ thành bình an. Sau đó, ngài thấy rằng nguồn gốc của đau khổ là sự tham lam, xuất phát từ các suy nghĩ (ích kỷ) cho rằng cá-nhân chúng ta thì quan trọng hơn người khác. Cuối cùng, ngài hoàn toàn giải thoát ra khỏi mọi sự suy nghĩ, mà đã gây tạo cho ngài đau khổ. Sự tự do nầy được gọi là Niết Bàn. Do đó, ở tuổi 35, Thái Tử Siddhartha trở thành Đức Phật, là Bậc Giác Ngộ Tối Cao.
37) VỊ BÀ LA MÔN ĐẶT CÁC CÂU HỎI VỚI ĐỨC PHẬT
37. Sau khi đạt được sự giác ngộ tối cao, Đức Phật vẫn ngồi vài ngày trong sự an lạc của Niết Bàn. Sau đó, một vị Bà La Môn, là một người ở giai cấp cao nhất, đi ngang qua cây nơi mà Đức Phật ngồi. Ông đảnh lễ Đức Phật và thưa hỏi ngài: "Một người muốn là một người Bà La Môn thật sự, và là một người cao quý, thì họ cần có phẩm chất nào?" Đức Phật trả lời: "Người Bà La Môn thật sự là người phải từ bỏ mọi điều ác. Ông ta phải từ bỏ mọi sự tự cao, cố gắng học và hiểu mọi sự vật, và ông sống một cuộc đời trong sạch. Sống theo cách nầy, ông ta xứng đáng được gọi là một vị Bà La Môn."
38) ĐỨC PHẬT QUYẾT ĐỊNH GIẢNG DẠY
38. Sau khi nghỉ ngơi lâu dài, Đức Phật bắt đầu kế hoạch làm việc trong tương lai. Ngài nghĩ rằng: "Mặc dù Phật Pháp (sự giảng dạy của ta) thì sâu sắc, và khó hiểu đối với hầu hết mọi người, bởi vì chỉ có một số người có ít sự tham muốn. Những người nầy có thể nhận được Phật Pháp. Họ giống như những đóa hoa sen, thân cây sen mọc lên từ đáy hồ rồi vươn mình lên không trung, đón nhận được ánh nắng của mặt trời. Vì thế, ta sẽ không giữ bí mật chân lý rạng rỡ nầy. Ta sẽ làm cho chân lý nầy tỏa sáng khắp mọi nơi, để cho tất cả mọi người đều có thể hưởng được sự ích lợi."
39) ĐỨC PHẬT TÌM KIẾM CÁC VỊ ĐỒNG HÀNH TRƯỚC ĐÂY
39. Sau đó, Đức Phật nghĩ rằng: "Ai là người ta sẽ dạy đầu tiên? Người nầy cần phải có sự quan tâm về Phật Pháp, cũng như họ phải có óc minh mẫn để hiểu Phật Pháp một cách nhanh chóng." Đầu tiên, ngài nghĩ đến hai vị thầy già của ngài, Thầy Alara Kamala, và Thầy Uddaka Ramaputta. Nhưng cả hai vị thầy đều đã mất. Sau đó, ngài nhớ đến năm người bạn tu khổ hạnh của ngài, Kondanna, Bhaddiya, Vappa, Mahanama và Assaji. Khi ngài biết ra rằng họ đang sống ở Sarnath, gần Varanasi (Ba La Nại), ngài liền rời nơi trú ẩn và đi tìm họ.
40) CUỘC GẶP GỠ VỚI NĂM VỊ ĐỒNG HÀNH
40. Tại Sarnath, khi năm nhà sư tu khổ hạnh trông thấy Đức Phật đi tới, họ quyết định sẽ không chào ngài, hoặc là họ sẽ không nói chuyện với ngài. Họ vẫn còn nghĩ rằng ngài là người tham lam, và ngài đã từ bỏ việc đi tìm kiếm chân lý. Tuy nhiên, khi ngài tiến đến gần hơn, họ nhận ra rằng chung quanh người ngài tỏa sáng rực rỡ, và trông ngài rất cao quý. Họ rất ngạc nhiên, cho nên họ quên đi quyết định vừa rồi của họ. Họ đảnh lễ ngài, rồi họ cúng dường ngài nước, và họ nhanh chóng chuẩn bị cho ngài một chỗ ngồi.
-----------------------------------
Source-Nguồn: http://www.buddhanet.net/e-learning/buddhism/storybuddha.htm
Story Of The Buddha, The Colouring Book, Part 4/9 - Source-Nguồn: buddhanet.net
31) SUFFERING CAUSED BY EXTREME PRACTICE
31. Siddhartha practiced various forms of asceticism for six years. He reduced his eating more and more until he ate nothing at all. He became extremely thin, but still he did not want to give up such practice. One day, while meditating alone he fainted, exhausted by the ascetic practices.
32) A SHEPHERD BOY HELPS SIDDHARTHA
32. At that time, a shepherd boy with a goat walked by. He saw Siddhartha and realised that without any food Siddhartha would die very soon. So he quickly fed him some warm goat's milk. Soon Siddhartha regained consciousness and began to feel better. He realised that without the boy's help, he would have died before attaining enlightenment.
33) SUJATA MAKES AN OFFERING OF RICE-MILK
33. From then on, Siddhartha began eating normally. Soon his health was completely restored. It was clear to him now that asceticism was not the way to enlightenment. However, his five friends continued with their ascetic practices. They thought that Siddhartha had become greedy and so they left him. One morning, a girl named Sujata offered Siddhartha some delicious milk-rice porridge and said to him: "May you be successful in obtaining your wishes!"
34) MAKING A VOW TO ATTAIN TO THE TRUTH
34. On the same day, Siddhartha accepted an offering of straw from a straw-peddler, made a seat from it and sat down to meditate under a large bodhi tree, facing east. He made a promise to himself: "I will not give up until I achieve my goal, until I find a way of freedom from suffering, for myself and all people."
35) MEDITATING UNDER THE BODHI TREE
35. As he meditated, Siddhartha let go of all outside disturbances, and memories of pleasures from the past. He let go of all worldly thoughts and turned his mind to finding the ultimate truth about life. He asked himself: "How does suffering start? How can one be free from suffering?" At first many distracting images appeared in his mind. But finally his mind became very calm, like a pond of still water. In the calm of deep meditation, Siddhartha concentrated on how his own life had started.
36) THE SUPREME ENLIGHTENMENT
36. First, Siddhartha remembered his previous lives. Next, he saw how beings are reborn according to the law of cause and effect, or karma. He saw that good deeds lead the way, from suffering to peace. Then he saw that the origin of suffering is being greedy, which arises from thinking that we are more important than everybody else. Finally, he became completely free from thinking in a way that caused him any suffering. This freedom is called nirvana. So, at the age of 35, Siddhartha became the Buddha, the Supreme Enlightened One.
37) A BRAHMIN QUESTIONS THE BUDDHA
37. After attaining the supreme enlightenment, the Buddha remained sitting in the happiness of nirvana for several days. Later, a Brahmin, an upper caste man, came by the tree where the Buddha sat. He greeted the Buddha and asked: "What qualities does one have to have to be a true Brahmin and a noble person?" The Buddha replied: "The true Brahmin must give up all evil. He must give up all conceit, try to understanding all things and practice pure living. This way he will deserve to be called a Brahmin."
38) THE BUDDHA DECIDES TO TEACH
38. After a long rest, the Buddha began to plan what to do in the future. He thought: "Although the Dharma (teaching) is deep and will be difficult for most people to understand, there are some who only have a little craving. Such people may be able to accept the Dharma. They are like the lotuses that extend their stalks from the bottom of the pond up in the air, to receive sunshine. So I should not keep this radiant truth a secret. I should make it known everywhere, so that all people can benefit from it."
39) THE BUDDHA SEEKS HIS FORMER COMPANIONS
39. Then the Buddha thought: "Who should I teach first? The person must be interested in the Dharma and quick to understand it." First he thought of his old teachers, Alara Kalama and Uddaka Ramaputta. But they had both died. Then he remembered his five ascetic friends, Kondanna, Bhaddiya, Vappa, Mahanama and Assaji. When he found out that they were living at Sarnath, near Varanasi, he left soon afterwards to find them.
40) MEETING UP WITH HIS FIVE COMPANIONS
40. At Sarnath, when the five ascetics saw the Buddha coming, they decided not even to greet him or talk to him. They still thought that he was greedy and had given up his search for truth. But as he got closer, they realised that he was surrounded by a brilliant light and looked very noble. They were so astonished that they forgot about their previous decision. They greeted him, offered him some water and quickly prepared a seat.
-----------------------------
- Hãy sống chánh niệm trong từng phút giây Bình Yên
- Thấy Phật Dược Sư bằng tâm HT.Thích Trí Quảng
- Từ kinh Pháp hoa nhìn về kinh Nguyên thủy HT. Thích Trí Quảng
- Hạnh phúc của người tu Hòa thượng Thích Trí Quảng
- 12 lời nguyện của Phật Dược Sư Thích Thiện Phước
- Làm đẹp Thích Nguyên Hùng
- Cuộc Đời Đức Phật, Sách Tô Mầu, Phần 3/9 Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến - Source - Nguồn: buddhanet.net
- Cuộc Đời Đức Phật, Sách Tô Mầu (Phần 2/9) Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến - Source-Nguồn: buddhanet.net
- Thành tựu lòng tin vào Tam Bảo và ngũ giới Tâm Tịnh
- Tâm Thích Viên Thành
- Cuộc Đời Đức Phật, Sách Tô Mầu, Phần 1/9 Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến - Source-Nguồn: buddhanet.net
- Dưới Cội Cây Bồ Đề Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến - Source-Nguồn: buddhanet.net - Picture-Hình: Thus Have I Heard (Under The Bodhi Tree)
- Ý Nghĩa Tượng Trưng Của Hoa Sen Nguyễn Văn Tiến Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến - Source-Nguồn: buddhism.about.com - Picture-Hình: duongquocdinh
- Sự trói buộc của lưỡi Lê Khắc Thanh Hoài
- Cầu nguyện là chánh tín hay mê tín? HT. Thích Thanh Từ
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)