Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm, Bảo Đảm Vãng Sanh

Đã đọc: 12785           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Xin xem tập tin đính kèm bên phải.

-- BBT chân thành cám ơn đạo hữu Thiện Thông đã gởi file này. --

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (3 đã gửi)

avatar
Tịnh Trung 21/05/2011 21:08:14
Kính gởi các Bạn đọc.
Để hiểu rõ hơn quyển này, các Bạn có thể vào trang web "Đường về cõi tịnh", mục "Sách nói Phật giáo" và cũng chính bài này , đăng ngày 02.05.2011 TL và có 24 phần hồi đáp,đọc các phần hồi đáp các Bạn sẽ hiểu sâu hơn.
Kính chúc Bạn đọc thân tâm an lạc.
Phật lịch 2555, ngày Lễ kỷ niệm Bồ Tát Quảng Đức tự thiêu, 20 tháng tư Âm lịch.
Tịnh Trung.
avatar
Tịnh Trung 03/06/2011 17:22:39
KÍNH GỞI BẠN ĐỌC LÀ HÀNH GIẢ TỊNH ĐỘ TÔNG SƠ CƠ
Các Bạn hành giả Tịnh Độ Tông sơ cơ sau khi đọc xong quyển “Niệm Phật đạt niệm lực tương tục bảo đảm vãng sanh” và do các Tổ Tịnh Độ Tông như Tổ thứ 8 Liên Trì Đại sư giải thích “Sự nhất tâm” trong kinh A Di Đà Sớ Sao

KINH DI ÐÀ SỚ SAO
Sa Môn LÊ PHƯỚC BÌNH dịch
PHẬT THÍCH CA NÓI KINH A DI ÐÀ
NGÀI VÂN THÊ LÀM LỜI SỚ SAO
QUYỂN THỨ BA
(tiếp theo)( Quyển 3d)
Thị Chánh Hạnh
Sớ: Sau đây nói sự và lý là: Một lời nói của Ðức Như Lai Sự, Lý đều đủ nên đồng kêu là Nhứt tâm: có Sự có Lý, như trong kinh Ðại Bổn nói: Nhứt tâm kế niệm, chính chỗ gọi rằng: Nhứt tâm bất loạn vậy. Mà Sự và lý mỗi cái đều có khác.
Ban đầu nói Sự Nhứt tâm là: Như văn trước nhớ niệm danh hiệu Phật mỗi niệm nối nhau, không có cái niệm thứ hai; Tín Lực thành tựu thì gọi là Sự Nhứt tâm; nhiếp thuộc về môn Ðịnh vì chưa có Huệ vậy.
Sao: Với văn trước: Trong pháp chấp trì, do nhớ niệm và thể cứu, lược phân làm hai món:
“Nhớ niệm” là: Nghe nói danh hiệu Phật, thường nhớ, thường niệm để tâm duyên theo, mỗi chữ, mỗi chữ rõ ràng; câu trước, câu sau nối nhau không dứt. Ði, đứng, ngồi, nằm chỉ một niệm Phật này, không một niệm thứ hai, không bị các niệm: tham, sân, phiền não nó làm rối rắm. Như trong kinh Thành Cụ Quang Minh Ðịnh Ý gọi rằng: “Lúc ở chỗ vắng lặng mà vẫn nhứt tâm; dù khi ở chỗ đông đảo rộn ràng mà cũng vẫn nhứt tâm; nhẫn đến các chỗ: khen, chê, đắc lợi, thất bại, thiện, ác cũng vẫn đều được nhứt tâm”. Thế là trên Sự thời đặng, còn trên Lý chưa xong; chỉ mới đặng Tín Lực, vì chưa thấy Ðạo nên gọi sự nhứt tâm.
Nói chữ "Ðịnh" là: Ðã dẹp được cái vọng niệm. Nói không "Huệ" là do vì chưa phá được cái vọng niệm.
(Hết trích).Sách quyển “Kinh A Di Đà sớ sao” dịch giả HT.Thích Hành Trụ, nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, in xong và nộp lưu chiểu tháng 07.1999; trang 334-335.
Khi đọc phần giải thích trên ,các Bạn thấy rất đúng với trường hợp “Bất niệm tự niệm” trong quyển của Tỳ kheo Thích Minh Tuệ; và thêm Tổ thứ 10 Hành Sách Đại sư giải thích :
LƯỢC SỬ 13 VỊ TỔ SƯ TỊNH ĐỘ TÔNG
THẬP TỔ HÀNH SÁCH ĐẠI SƯ
Đại sư thường tổ chức những kỳ đả thất để khuyến khích đại chúng tinh tấn thêm. Trong các kỳ thất, Ngài khai thị đại ý rằng: “Bảy ngày trì danh, quý nơi giữ một lòng không loạn, chớ để trần lụy xen vào, không phải niệm mau niệm nhiều là hay. Cách trì danh, cần không huỡn không gấp, bền bỉ chắc chắn, khiến cho câu Phật hiệu rành rõ nơi tâm. Khi đi đứng nằm ngồi, ăn cơm mặc áo, nên giữ câu hồng danh liên tục chẳng dứt, không tán loạn hôn trầm dường như hơi thở ra vào nối tiếp. Trì danh như thế gọi là nhất tâm tinh tấn về phần sự.
(Hết trích).
Thêm Hành Sách đại sư làm cho các Bạn càng tin là sự nhất tâm là “Bất niệm tự niệm”
Tổ thứ 10 nói :
LƯỢC SỬ 13 VỊ TỔ SƯ TỊNH ĐỘ TÔNG
THẬP TỔ HÀNH SÁCH ĐẠI SƯ
Sự nhất tâm như trước tợ khó mà dễ, lý nhất tâm như sau tợ dễ mà khó. Chỉ nhất tâm được như trước, quyết chắc dự phần vãng sinh. Nếu kiêm thêm cảnh nhất tâm sau, tất có thể lên ngôi Thượng phẩm. Nhưng hai thứ nhất tâm đây, đều là phần việc kẻ bác địa phàm phu, người hữu tâm đều có thể tu học. Khắp khuyên các hàng đạo tục trong Liên Xã, đều phải sách tấn thân tâm. Gần trong bảy ngày, xa suốt một đời, nếu thường tin và tu như thế, thì dù không chứng quả, cũng mạnh nhân sen. Ngày kia gởi chất Liên trì, tất không thuộc phẩm Trung Hạ vậy.
(Hết trích).
Đoạn trên càng làm cho các Bạn tin chắc là “Bất niệm tự niệm” là bảo đảm vãng sanh.
Đến đây ,người viết đồng ý với các Bạn là có tham khảo các lời dạy của Tổ-rất tốt.
Nhưng các Bạn quên 01 điều là các Tổ này chứng đến đâu? A La Hán chưa? Hay cụ thể khi nói các lời này, các Tổ chứng đến đâu? Tổ thứ 8 khi viết quyển “A Di Đà sớ sao” chứng đến đâu?
Khi chưa chứng A La Hán hay tương đương A La Hán theo Thập Địa Bồ Tát thì chưa chắc đúng!
Để phân định rõ ràng, chúng ta lại dùng mệnh đề toán .
Mệnh đề toán là :Bất niệm tự niệm lúc sống ,lúc chết bảo đảm vãng sanh.Vì các Bạn nói “Bất niệm tự niệm bảo đảm vãng sanh” nên mới có mệnh đề toán trên.
Ta lấy trường hợp gần hơn là khi “Bất niệm tự niệm lúc sống,lúc chết bảo đảm vãng sanh” là khi sống đã bất niệm tự niệm thì khi sống không bị mất câu niệm Phật A Di Đà.Vì khi sống không mất câu niệm Phật A Di Đà thì lúc chết mới bảo đảm vãng sanh.
Vậy ta chỉ cần chỉ ra 01 trường hợp lúc sống đạt bất niệm tự niệm và sau 01 thời gian không còn “Bất niệm tự niệm” thì khi chết chưa chắc vãng sanh –như vậy là “Bất niệm tự niệm-không bảo đảm vãng sanh” là xong!
Đó là trường hợp HT.Quảng Khâm (1892-1986).HT.Quảng Khâm thì các Bạn có tin không?
Bài “HT.Quảng Khâm niệm Phật tam muội” trong quyển “Lược thuật hành trạng HT.Quảng Khâm” nói rõ:
HT.Quảng Khâm sau khi ĐỐN với câu niệm Phật A Di Đà trong Định (Khi đó không biết mình ở đâu, không biết có kinh hành hay không? Chỉ có câu niệm Phật A Di Đà trong TÂM ), sau đó 03 tháng là “sự nhất tâm” như Tổ thứ 08 và Tổ thứ 10 mô tả hay là “Bất niệm tự niệm”.
HT.Quảng Khâm chỉ “Bất niệm tự niệm “ 03 tháng rồi mất.
Trường hợp HT.Quảng Khâm trong định rồi còn mất, nói gì đến “Chỉ Bất niệm tự niệm”.
Đến đây “Bất niệm tự niệm” có còn bảo đảm vãng sanh hay không? Các Bạn tự có câu trả lời rồi.
Trên đây là chỉ giải thích cho trường hợp bất niệm tự niệm mà chưa đạt đến “Nhất tâm bất loạn”.
Còn HT.Quảng Khâm có nhập Định đến “Nhất tâm bất loạn” hay chưa ? Chúng ta không biết rõ.
Nhưng khi đã chứng “Nhất tâm bất Loạn” lúc sống thì có thể thời gian sau đó có thể mất câu niệm Phật A Di Đà trong TÂM, nhưng trường hợp này là bảo đảm vãng sanh.Một lần nữa :kinh A Di Đà cho biết “Thật thâm sâu”.Đây là giải thích theo kinh A Di Đà, còn các Bạn theo Phật giáo Nam truyền không tin kinh A Di Đà thì người viết “Thua” từ bài đầu tiên, không phải đến bài này mới “Thua”.
Kính chúc Bạn đọc thân tâm an lạc.
Nguyện đem công đức này vãng sanh cõi Cực Lạc.Nguyện đem công đức này, hồi hướng về tất cả, chúng sanh có đệ tử, đều trọn thành Phật đạo.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.Nam mô A Mi Đà Phật.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.Nam mô A Di Đà Phật.
Cư sĩ Tịnh Trung.
Phật lịch 2555, ngày 04.06.2011 TL.
Hết.
avatar
Tue Phat 05/11/2011 08:10:09
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Niệm Phật đạt được vô niệm, tức là tâm an định, nghĩa là dùng câu niệm Phật để hành Thiền chỉ, giúp Tâm an định. Như vậy, Tịnh Độ cuối cùng cũng là Pháp môn Thiền định. Niệm Phật cho đến vô niệm cũng khó như niệm hơi thở để tâm được an định. Phải dụng công mãnh liệt và tinh tấn mới thành công, cũng như một hành giả tu Thiền.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Reply Tán thành Không tán thành
-1
Cảnh báo nội dung không phù hợp
tổng số: 3 | đang hiển thị: 1 - 3

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

4.67

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập