Niệm Phật Chế Ngự Ngũ Dục, Tam Độc

Đã đọc: 1520           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Đức Phật dạy chính tâm ham muốn về sắc dục này mà con người chịu muôn ngàn thứ khổ đau. Vì chính nó đã xâm chiếm và ngự trị trên thân tâm này, làm cho thân lẫn tâm lúc nào cũng khổ đau, hệ lụy.

Ngũ căn tiếp xúc ngũ trần,                                                                              

Nếu ý ưa thích, tâm thần ngất ngây.                                                                                                         Như mắt thấy đẹp thích ngay.                                                                                                              Tai nghe dịu ngọt mê say, mất hồn.                                                                                                      

 

Mũi ngửi, ưa thích mùi thơm.                                                                                                                Gặp món khoái khẩu, miệng nhồm nhoàm nhai.                                                                     

Thân chạm người khác phái đắm say,                                                                                                    Đó là triệu chứng không hay lộ bày,

Thân bại danh liệt có ngày,                                                                        

Gia đình tan nát, chẳng ai đoái hoài.

 

Cố chiết phục ngũ căn hằng ngày:

Giữ chúng, đừng để mê say ngũ trần.

Nếu mắt, tai, mũi, miệng và thân,

Còn buông lỏng tạo tội, phải làm như sau:

                                                           

Dũng mãnh sửa lỗi hàng đầu.

Phải biết hổ nhục khi nào làm sai.

Nếu không, cứ làm càn hoài,

Đánh mất nhân cách, khác loài thú đâu!

Tốt nhất chí tâm niệm Phật thật sâu,

Những điều xấu, ác sẽ mau biến liền.

                **********

Ngũ dục đáng sợ, đánh kinh:

Tiền tài, Danh vọng, Ái tình, Ngủ, Ăn.

Năm thứ ấy ôm khăng khăng,

Chết về đường ác, cầm bằng trong tay.

                                   

Mê ngũ dục, Phật ví thật hay:

Cầm lửa, ngược gió, ngày ngày rát, đau.

Như khát, nước muối uống vào,

Càng uống càng khát, khổ sao thân này.

                                   

Ngũ dục như rắn độc tránh ngay:

Ngũ căn kiềm chế hằng ngày thật nghiêm.

Nếu Ngũ dục chẳng nằm im,

Chí tâm niệm Phật sẽ yên có ngày.

            *************         

Tam độc cũng đáng sợ thay:

Si mê: Tham lam hiện ngay ra liền.

Sân hận sinh giận tức, não phiền,

Nó bùng trỗi dậy như điên như cuồng,

                                   

Ác khẩu cũng hùa theo luôn,

Làm tâm hừng hực, khó ngưng được nào!

Nhiếp tâm niệm Phật từng câu,

Nghe rõ từng tiếng, cách nhau: hàng đầu.

Lại thêm, ký số đúng vào,

Ngũ dục, Tam độc xin chào thua ngay.

 

Cầu về Cực Lạc, chỉ cách này:

Chiến đấu cùng chúng hàng ngày mới xong.

Thân, tâm sẽ được thong dong.                                                                                                                    Lâm chung Phật đón về non Bồng Tây Phương./.

 

                        ***

Xin mời quí vị tìm hiểu Ngũ dục và Ngũ trần trích từ đườg dẫn:

http://www.hoalinhthoai.com/buddhistdictionary/detail/char-2361/.html

NGŨ DỤC

Ngũ dục là 5 sự ham muốn, là năm thứ dục lạc của trần cảnh nên cũng gọi là Ngũ Trần.

1. Sắc dục : Ham muốn sắc đẹp, ưa thích tướng tốt.

2. Thinh dục : Ham muốn tiếng hay, dịu ngọt….

3. Hương dục : Ham muốn mùi thơm ngạt ngào….

4. Vị dục : Ham muốn đồ ăn thức uống ngon ngọt…

5. Xúc dục : Ham muốn sự đụng chạm mềm dịu….

+ Ngũ dục còn có 5 thứ sau :

1. Tài dục : Ham muốn của, vàng ngọc.

2. Sắc dục : Tham sắc đẹp mỹ miều.

3. Danh dục : Tham muốn địa vị cao sang, tiếng tốt.

4. Thực dục : Tham muốn thức ăn ngon nhiều.

5. Thùy dục : Tham muốn ngủ nghỉ nhiều.                                                                                          

Ngũ dục cũng kêu là Ngũ độc tiễn(năm mũi tên độc hại). Ngũ dục là 5 món dục của chúng sanh, từ súc sanh đến nhơn loài thần tiên, nếu mình không điều phục ngũ căn (Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân) để cho say đắm ngũ dục thì thất lạc thiện căn, sa vào nẻo ác lụy. Tham đắm ngũ dục tức cuộc đời bị trói buộc bởi năm thứ độc hại ham muốn.

Phần sau đây trích từ:https://www.nguyenthuychonnhu.net/index.php/bdt/893-nc-37                                      Ngũ căn gồm có:                                                                                                                     Nhãn căn: hai con mắt.                                                                                                                Nhĩ căn: hai lỗ tai                                                                                                                               Tỉ căn: nai lỗ mũi                                                                                                                                Thiệt căn: lưỡi miệng.                                                                                                                        Thân căn: cơ thể.

Trên đây là NĂM CĂN trong cơ thể của chúng ta, nó thường phóng dật chạy theo sáu trần tạo ra muôn vàn sự đau khổ cho chúng ta, nên đức Phật dạy phương pháp đầu tiên là lấy NĂM CĂN tu tập. Ðối với người mới bước chân vào đạo Phật mà không tu NĂM CĂN là tu tập sai pháp. Người mới vào tu tập mà lo tập ngồi thiền nhập định là không biết pháp tu. Cho nên bất cứ một người nào mới đến với đạo Phật đều phải nghiên cứu Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Ðạo. Ba Mươi Bảy Pháp Môn này còn ghi chép trong kinh sách Nguyên Thủy được lưu giữ cho đến ngày nay.………………………………………………………………………

Xin mời quí vị đọc thêm phần “Tác Hại Của Ngũ Dục Đối Với Người Phật Tử”, trích từ “phatgiao.org.vn”                                                                                                                             

Ngũ dục là gì? 

Người đam mê đắm say chạy theo ngũ dục quá đáng thì chẳng khác gì người                                       khát nước mà uống nước muối, càng uống càng thêm khát...

 

Quán thân bất tịnh để trừ tâm ái dục

Người Phật tử phải biết tiết chế sự ham muốn, Phật dạy rằng muốn ít biết đủ sẽ giúp mỗi người hạnh

phúc hơn...

Trong kinh Trung Bộ 2, kinh Potaliya, Đức Phật có dạy, ngũ dục ví như con chó đói mà gặm xương khô, như kẻ cầm lửa mà đi ngược gió, như được của trong giấc mộng. Hoặc là người mê ngũ dục như mới nhốt con rắn độc, như một miếng thịt mà cả bầy chó tham ăn, như giọt sương trên đầu ngọn cỏ, như dấu vẽ trên nước, như giọt mật ngọt trên đầu lưỡi dao bén nhọn. Ngũ dục chỉ là của tạm bợ, không thể tồn tại lâu dài.

Trong kinh Di Giáo, đức Phật dạy rằng: “Tỳ-kheo các ông! Đã có thể an trụ trong giới rồi, phải kiềm chế ngũ căn, chẳng để buông lung theo ngũ dục. Thí như người chăn trâu, cầm roi nhìn nó, chẳng cho chúng vào lúa mạ của người khác. Nếu thả lỏng ngũ căn, chẳng những chạy theo ngũ dục không bờ mé, không thể kiềm chế được, mà còn gây hại rất nặng, cũng như ngựa chứng, chẳng dùng dây cương chế ngự thì chính nó sẽ đưa người ta vào hầm hố”. 

Sự nguy hiểm của tâm sắc dục

Khi con người đam mê thích thú trên sắc dục thì cũng giống như hai cục nam châm vậy, khi để gần nhau sẽ hút lấy nhau không bao giờ gỡ ra được. Vì do sự vô minh con người không nhận chân được sự thật của khổ đau, cho nên hằng cứ chạy theo cái vòng lẩn quẩn đó.

Sự tai hại nhất trên đời này là ái tình sâu đậm

 

“Đức Phật dạy chính tâm ham muốn về sắc dục này mà con người chịu muôn ngàn thứ khổ đau. Vì chính nó đã xâm chiếm và ngự trị trên thân tâm này, làm cho thân lẫn tâm lúc nào cũng khổ đau, hệ lụy.”

**********************                                                    

Đây là phần thực tập rất khó, nhất là đối với những người có nghiệp quá sâu nặng về tam độc, ngũ dục. Tuy vậy, với người có quyết tâm tu tập, việc gì cũng có thể cải thiện được.

Chúng tôi mong có nhiều người thực tập và nên biết rằng kết quả đem đến không phải chỉ trong một thời gian ngắn. Hãy kiên trì cùng chúng tôi hành trì hàng ngày quí vị nhé.

Chúng tôi xin đem công đức có được này hồi hướg cho tất cả pháp giới chúng sanh, tương lai đồng sanh về Tịnh độ.

Xin chân thành cám ơn quí vị đã đọc hết bài viết.

 

 

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập