Niệm Phật Vãng Sanh

Đã đọc: 8564           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Niệm Phật chính là niệm Tự Tánh thanh tịnh sáng suốt hay gọi là Tự Tánh DI ĐÀ (Tri kiến Phật), do niệm niệm tương tục, nhất tâm bất loạn, không tạp niệm chen vào mà được Tam-ma-đề (vô sanh nhẫn) sanh vào nhà Như Lai. “Niệm Tự Tánh tức là Chân Niệm, niệm mà do lìa tướng niệm, không có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sinh, tướng thọ giả, tức là nơi Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp mà sanh Tâm Vô Trụ, vô tướng trụ là Pháp Thân Phật Tỳ Lô Giá Na.”

Niệm Phật: nghĩa là nhớ tưởng Phật. Kinh Thủ lăng nghiêm nói “Ngài Đại Thế Chí Pháp Vương Tử cùng với 52 vị Bồ-tát đồng tu một pháp môn cùng đứng dậy cung kính chấp tay bạch Phật :

- Tôi nhớ hằng sa kiếp trước có Đức Phật ra đời hiệu Vô Lượng Quang. Thời đó có 12 Đức Phật ra đời trong một kiếp. Đức Phật sau hết hiệu là Siêu Nhật Nguyệt Quang dạy cho tôi phép niệm Phật tam muội : Rằng thập phương Như Lai thương nhớ chúng sinh như mẹ nhớ con. Nếu con cũng đồng nhớ mẹ như mẹ nhớ con thì đời đời mẹ con không xa cách. Tâm chúng sinh nhớ tưởng Phật thì tâm ấy là Phật. Nhất định thấy Phật, không cần phương tiện nào khác. Ví như người ướp hương thì toàn thân thể sẽ thành thơm, ấy gi là hương quang trang nghiêm. Chính tôi nhờ niệm Phật mà được vô sanh nhẫn. Nay ở cõi Ta bà, tôi nguyện hướng dẫn người niệm Phật để có được tịnh độ. Phật hỏi nhân duyên nào được viên thông, xin thưa: Tôi thu nhiếp tất cả sáu căn không vọng niệm. Do chánh niệm tương tục mà được Tam-ma-đề. Đối với tôi đấy là pháp môn thù thắng nhất.

Vô lượng quang: nghĩa là Ánh sáng năng lượng biến chiếu không thể suy lường, cân đo, đong đếm, nghỉ tưởng mà đến được, tất cả mọi hiện tượng, vật chất, không gian vũ trụ, chúng sinh…đều từ nguồn năng lượng ánh sáng này biến ra đồng thời cũng dựa vào đó mà luân chuyển xoay vần, không có điểm bắt đầu và cũng như không có điểm kết thúc.12 vị Phật trong một kiếp tức là 12 xứ gồm sáu ngoại trần (sở kiến) và sáu nội trần (năng kiến) đều nằm trong ánh sáng Vô lượng quang biến ra, đây là ánh sáng của bản thể chân như, hay gọi là Như lai tạng.

Siêu: nghĩa là Siêu việt, vượt thoát không chướng ngại, về không gian, thời gian, tam giới lục đạo, không ngằn mé, không sanh diệt, cùng khắp mười phương hư không pháp giới.

Nhật Nguyệt Quang: Nghĩa là Ánh sáng mặt Trời, mặt Trăng

Vậy nên hiểu Phật Siêu Nhật Nguyệt Quang nghĩa là ánh sáng của Tự Tánh thanh tịnh thấu suốt tất cả các pháp (Tánh Viên Giác tròn sáng), vượt thoát tất cả ánh sáng mặt Trời, mặt Trăng,tam giới lục đạo, không gian, thời gian, không chướng ngại, không ngằn mé, không sanh diệt cùng khắp mười phương hư không pháp giới. “Rời đối tượng tiền trần mà vẩn có tự tánh sáng suốt, tự thể độc lập, tự chủ, không lệ thuộc, không bị ràng buộc, không chuyển biến thay đổi…”. Ánh sáng mặt trăng mặt trời thì chiếu soi có giới hạn, chướng ngại, ngằn mé, sáng tối sanh diệt tự lấn át lẩn nhau, chuyển biến không dừng không có tự tánh, tự thể riêng.

Đại Thế Chí pháp vương tử: nghĩa là chí hướng rộng lớn thế gian thuộc về tám thức Tâm Vương. Vì 8 món Tâm này có công năng thù thắng hơn hết; cũng như ông Vua có oai quyền thế lực, thống trị thiên hạ, cho nên cũng gọi là "Tâm vương , pháp vương tử”(nhãn thức, nhĩ thức…..tàng thức). Nó luôn duyên theo bóng dáng sáu trần phân biệt làm tướng Tự Tâm, tạo nghiệp thức luân chuyển, xoay vần trong lục đạo…

Như vậy đức Phật Siêu Nhật Nguệt Quang dạy Ngài Đại Thế Chí pháp Vương tử phép tu niệm Phật Tam muội, nghĩa là niệm lại Tự Tánh thanh tịnh sáng suốt chính mình để thâu nhíp lục căn, lục trần và tám thức tâm vương vào ánh sáng Tự Tánh thanh tịnh đạt được Tam Muội (chánh định, định vô tướng định) thoát khỏi sự ràng buộc của  thân tâm, cảnh vật huyễn vọng, trở lại cái Bản thể chân như thật tướng của chính mình. (Bản giác minh diệu).

Như vậy niệm Phật chính là niệm Tự Tánh thanh tịnh sáng suốt hay gọi là Tự Tánh DI ĐÀ (Tri kiến Phật), do niệm niệm tương tục, nhất tâm bất loạn, không tạp niệm chen vào mà được Tam-ma-đề (vô sanh nhẫn) sanh vào nhà Như Lai. “Niệm Tự Tánh tức là Chân Niệm, niệm mà do lìa tướng niệm, không có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sinh, tướng thọ giả, tức là nơi Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp mà sanh Tâm Vô Trụ, vô tướng trụ là Pháp Thân Phật Tỳ Lô Giá Na.”

52 vị Bồ Tát đồng tu tức là 52 địa vị Bồ Tát tu tập từ thập tín, thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, thập địa và hai địa vị sau là Đẳng giác và Diệu giác, có nghĩa là niệm Phật là phép tu Tổng Trì vượt qua 52 địa vị thứ lớp chỉ trong một niệm nhất tâm tương tục Tự Tánh Di Đà Duy Tâm Tịnh Độ. Kiến lập quốc độ thanh tịnh niết-bàn Diệu Tâm, giác ngộ giải thoát, giải thoát tri kiến.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

3.00

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập