Đám cưới ở chùa - nét văn hóa mới

Nhận lời mời đám cưới của cô bạn, tôi háo hức vào Huế, bởi đây là lần đầu tiên tôi được dự đám cưới ở chùa. Những nghi thức của nhà Phật cùng một đám cưới truyền thống đã tạo nên một nét văn hóa độc đáo...
Hôn lễ được tổ chức tại điện tam bảo, không có âm nhạc, không có tiếng cười đùa, chỉ có tiếng kinh cầu đều đều vang lên trong khói hương trầm mặc và sắc y vàng rực của nhà Phật. Phía trước bàn thờ Phật, chư tăng ngồi thành hai hàng, cùng tụng kinh niệm Phật khi bắt đầu buổi lễ. Cô dâu, chú rể và gia đình, thân hữu mặc lễ phục, áo dài tiến vào đứng cạnh nhau theo lối chính giữa điện tam bảo, chia nhau chỗ ngồi theo đúng qui cách "nam tả nữ hữu" (nhà trai ngồi bên trái, nhà gái ngồi bên phải).
Khi buổi lễ bắt đầu, cô dâu chú rể được dẫn đến trước bàn thờ tam bảo dâng hương và quì trước tam bảo để nghe sư thầy chủ lễ dặn dò về đạo vợ chồng, cách thương yêu những người trong gia đình, cách sống sao cho cuộc sống lứa đôi được hạnh phúc vững bền.
![]() |
Sư thầy làm lễ cưới cho đôi bạn trẻ ở Tam Đảo. |
Trong cách thức hôn lễ thì phần chính là một bài pháp ngắn của thầy chủ lễ khuyên đôi bạn trẻ sống đúng với chánh pháp và đạo lý ở đời... Nguyện cùng nhau sống đời sống hằng ngày sao cho xứng đáng với đạo đức, với kỳ vọng của tổ tiên và nòi giống. Nguyện nương vào nhau, xây dựng cho nhau bằng tình thương, sự tin cậy, sự hiểu biết và lòng kiên nhẫn. Nguyện thường tự nhắc nhở rằng sự trách móc hờn giận và lý luận chỉ làm hao tổn hòa khí và không giải quyết được gì, chỉ có sự hiểu biết và lòng tin cậy mới có thể bồi đắp hạnh phúc. Và nguyện dồn hết tâm lực và phương tiện để xây dựng cho thế hệ con cháu trong tương lai. Sau mỗi lời phát nguyện, tiếng chuông chùa lại vang lên như chứng giám cho những lời hứa của đôi vợ chồng trẻ. Trước tam bảo, hai vợ chồng hứa với nhau, với các vị chư tăng phật tử và gia đình, họ sẽ yêu thương nhau, yêu thương gia đình mới của mình. Cùng với đôi vợ chồng trẻ, hai bên gia đình cũng phải hứa trước tam bảo và các vị chư tăng sẽ cùng đôi bạn trẻ xây dựng hạnh phúc, chỉ bảo cho dâu rể nên người.
Sau đó, hai vợ chồng trẻ sẽ cùng người thân trong gia đình thả chim và cá phóng sinh. Buổi lễ trong chính điện vừa xong thì việc sắp xếp, dọn các bàn tiệc cũng sẵn sàng. Các sư thầy, chư tăng cùng gia đình hai họ và thân hữu vào mâm với những bàn tiệc bày biện giản dị nhưng bắt mắt không kém nhà hàng và tất cả các món ăn đều là đồ chay. Hôm đó chúng tôi được ăn món lẩu chay, thay cho bia rượu là nước ngọt, thay cho những đồ ăn ngậy béo toàn thịt là những món ăn ngon, nhẹ nhàng hoàn toàn làm từ thực vật…
Lễ cưới ở chùa chính là cầu nối giữa đạo với đời, giữa hạnh nguyện giải thoát và ước nguyện xây dựng một xã hội tốt đẹp của chư tăng và hàng phật tử tại gia.
- Đạo Phật cuối thế kỷ 20 Huỳnh Kim Quang
- Tinh thần kinh Kim Cang trong triều đại nhà Lý HT. Thích Thái Hòa
- Chiến tranh và Hòa bình: Quan điểm Phật giáo Bhikkhu Bodhi, âm Quảng Nhuận lược dịch
- Hùng Vương với ý thức quốc gia dân tộc Nguyễn Đăng Thục
- Giới thứ tư, không vọng ngữ: Bảo vệ hòa bình và an lạc Gil Fronsdal, Tâm Thường Định dịch Việt
- Sống thời đại và tinh thần đức Phật BS Bùi Mộng Hùng
- Công bằng, dân chủ dưới con mắt Phật giáo GS. Cao Huy Thuần
- Lễ Hằng Thuận Vân Anh
- Hành trình tìm lại bình yên Nguyễn Hà
- Phật Giáo trước những vấn đề thời đại Phỏng vấn Đức Đạt lai Lạt ma - Jean Claude Carrière thực hiện - Quán Như dịch
- Phật giáo và thời đại chúng ta Trần Trung Phượng
- Phật giáo và xã hội Thích Thông Lý
- Sống với hiện tại Võ Ðình Cường
- Cần nêu cao chữ Tâm trong kinh doanh Admin
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất

![]() |
Đám cưới ở chùa - nét văn hóa mới 08/02/2010 09:58:00 |
![]() |
Lễ Hằng Thuận 25/01/2010 02:55:00 |
![]() |
Phật giáo và xã hội 26/11/2009 00:00:00 |
![]() |
Cần nêu cao chữ Tâm trong kinh doanh 23/11/2009 00:04:00 |
![]() |
Sống với hiện tại 23/11/2009 00:36:00 |

NAM MÔ THÍCH BỔN SƯ MÔ NI CA PHẬT!
Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)