Lễ Hằng Thuận

Đã đọc: 10809           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Cứ mỗi độ thu qua, đông về là các đôi trai gái yêu nhau bắt đầu chuẩn bị cho cuộc sống tương lai của mình bằng cách: tổ chức đám cưới. Dù là nhà trai hay nhà gái thì cả hai bên cũng đều bận rộn và lo lắng như nhau.

Công việc chuẩn bị cho đám cưới. Đầu tiên là hai bên gia đình gặp nhau, sau đó cùng nhau chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức hôn sự cho con cái, đó là lễ dạm ngõ. Sau lễ dạm ngõ thì tới lễ ăn hỏi. Lúc đó nhà trai sẽ mang sính lễ đến nhà gái (theo yêu cầu của họ nhà gái). Người con gái, sau khi đã nhận lễ ăn hỏi của gia đình người yêu; lúc đó cô gái  trở thành dâu con tương lai gia đình nhà đó  và hàng xóm láng giềng cũng biết là cô gái đã có nơi, có chốn rồi. Đám cưới thường được diễn ra sau ngày ăn hỏi và ngày cưới thì do hai nhà quyết định. Đám cưới sẽ được tổ chức dưới sự chứng kiến của họ hàng thân tộc, bạn bè của hai họ và được tổ chức  tại tư gia hay nhà hàng nào đó.

Nhưng đó là nghi lễ cưới theo phong tục thông thường. Có nghĩa là cô dâu sẽ mặc áo dài truyền thống VN hay áo cưới theo phong cách Âu châu để đón khách. Ngày xưa, chủ hôn được chọn phải là những người có gia đình hoà thuận êm ấm, con cháu đầy đàn;. Sự lựa chọn này chỉ cốt để mong đôi vợ chồng mới cưới sau này có được niềm hạnh phúc trọn vẹn.  Nhưng ngày nay do tiến bộ của xã hội,  người chủ hôn được chọn là người có tài ăn nói khéo léo và không nhất thiết là người phải có gia đình hay con cái đông  nữa.

Nhưng có một nghi lễ cưới khác vô cùng ý nghĩa và thiêng liêng đó là : Lễ Hằng Thuận- hay nói đúng hơn là lễ cưới tổ chức theo kiểu  Phật Giáo. Người khởi xướng ra nghi lễ Hằng Thuận là Ông Đồ Nam Tử. Ông tên thật là Nguyễn Trọng Thuật (1883 - 1940) quê ở Hải Dương. Ông vốn là một nhà nho, sau ông chuyển qua đạo Phật và là người cổ vũ phong trào chấn hưng Phật giáo nước nhà.

Nghi lễ kết hôn trước sự chứng kíên của Đức  Phật và đây cũng là một trong những lời kêu gọi cải cách của ông. Đồ Nam Tử cho rằng đạo Phật nên được dấn thân và hoà hợp vào quần chúng. Vào năm 1930, bác sỹ Lê Đình Thám, đã tổ chức lễ cưới cho con gái đầu lòng là bà Lê Thị Hoành với ông Hoàng Văn Tâm tại chùa Từ Đàm - Huế . Có thể nói đây là lễ cưới đầu tiên trước cửa Phật được các chư Tăng chứng minh . Hưởng ứng theo lời kêu gọi của Đồ Nam Tử, vào năm 1971 Hoà Thượng Thiện Hoa đã dùng hai chữ Hằng Thuận để chỉ việc kết hôn trước cửa Phật. Nghi lễ được tiến hành cũng gần giống như lễ cưới thông thường. Chỉ khác một điều, chủ hôn là một vị Hoà thượng hay chư Tăng, Ni được mời tới dự lễ. Chư vị Hoà thượng sẽ đứng ở phía trên khán đài, gia đình nhà cô dâu, chú rể cùng bạn bè sẽ đứng ở hai bên. Khi buổi lễ diễn ra, tân lang và tân nương sẽ quỳ trước mặt các vị Chư Tôn Đức Tăng, Ni . Trước khi làm lễ, vị chủ hôn sẽ hỏi xem cô dâu, chú rể đã quy y chưa, nếu chưa thì quý Thầy, Cô sẽ làm lễ quy y cho hai vợ chồng trước, rồi mới tới nghi lễ cưới. (nếu quy y rồi thì thôi không phải làm nữa).

Tiếp theo, hai người sẽ quỳ trước hình tượng của Đức Phật để phát nguyện và nhận lời ban phước cũng như lời răn dạy của vị trụ trì buổi lễ. Bài  pháp ngắn nói về : Đạo làm con đối với cha mẹ phải như thế nào? Đạo làm chồng đối với vợ phải ra sao và ngược lại. Sau khi nghe lời giáo huấn của quý Thầy, Cô xong thì cả hai vợ chồng đều quỳ phát nguyện hồi hướng công đức cho tất thảy mọi người.

Đối với một người dù nam hay nữ khi  nói  lễ cưới thì họ cho rằng đó là điều vô cùng quan trọng và nó mang nhiều  ý nghĩa của một đời người. Vào ngày người con gái vu quy, thì đó cũng chính là ngày xã hội và bạn bè thừa nhận là cô đã có gia đình, đã trưởng thành và đã có khả năng trở thành người vợ, người mẹ. Thế còn người con trai thì sao? Người con trai sau khi lập gia đình, xã hội biết tới anh với cương vị  là một người chồng, người cha, một chỗ dựa và là mái ấm cho vợ con sau này.

Vào ngày lễ thiêng liêng ấy, không ai là không muốn mình hạnh phúc vui vẻ, và họ cũng mong muốn làm một điều gì đó có lợi ích  cho mọi người trong ngày vui này. Ngày xưa khi vua chúa thành thân, họ đều ban bố mở kho lương thực, hay  bãi miễn sưu thuế cho dân chúng để toàn dân  chúc phúc ngày quan trọng nhất đời của họ.

Là một Phật tử đã bao giờ bạn nghĩ đến tiệc cưới chay chưa? Nếu bạn là một Phật tử tại gia, bạn chắc biết rằng trong năm giới, có giới “Không sát sanh hại vật”.  Bạn cứ thử nghĩ coi vào ngày cưới vô cùng ý nghĩa này, trên bàn tiệc bày la liệt nào chim, cá, tôm, gà, bò v.v.. thì sẽ như thế nào? Bạn có thấy sợ không khi mà hàng ngày chúng ta cố gắng giữ giới không sát sanh.?. Vậy mà tại sao ta lại giết hại bao nhiêu sinh linh để làm tiệc chúc tụng ta?

Ở đây, tôi không hề bài xích tiệc mặn, tôi chỉ muốn đưa ra ví dụ cho các bạn tham khảo để biết mà cân nhắc: Ta có nên đổi từ tiệc mặn sang tiệc chay hay không? Để làm được điều này quả thật không đơn giản nhưng “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên”. Việc này không khó, chỉ cần các bạn quyết tâm thì sẽ làm được, dù bạn có phải là Phật tử, hay có phải là thiện nam, tín nữ hay không. Miễn là bạn thích, mong muốn và quyết tâm làm thì tất cả sẽ vượt qua được.

Kính chúc các bạn một mùa cưới an vui và hạnh phúc! Và hãy thử làm tiệc cưới chay coi sao nhé, chắc chắn mọi người thấy thích lắm đó. Chúc các  bạn thành công ../.

Nguồn: hoalinhthoai.com

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập