Hùng Vương với ý thức quốc gia dân tộc

Đã đọc: 400           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Sử chép: “Người Việt không chịu làm dân nhà Tần, trốn vào rừng ở, ngầm đặt người mạnh giỏi lên làm tướng, nhân khi quân Tần trễ nải, khởi lên đánh giết Đồ Thứ là Hiệu úy của Thủy Hoàng. Kia như Triệu Đà là người Tàu, sau khi dùng mưu mà chinh phục được Âu Lạc, đặt nước là Nam Việt, tự xưng là Việt Vương, cũng có một tinh thần không chịu sáp nhập vào Trung Quốc của nhà Hán. Lữ Gia, Thừa tướng Nam Việt cũng quả quyết giết kẻ gian thần cùng sứ bộ Tàu, sẵn sàng chống cự với quân Tây Hán. Như thế đủ thấy từ trước thời kỳ Bắc thuộc, ý thức quốc gia Việt tộc đã cương quyết, trung thành với lý tưởng: “NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ” của tướng quân nhà Lý.

Hằng ngày chúng ta đang giẫm chân trên mặt lãnh thổ Việt Nam dày công tưới bằng màu nóngbón bằng mồ hôi, chắc chúng ta không thể ăn quả mà chẳng nhớ tới kẻ trồng câyuống nước chẳng nhớ tới nguồnlàm người không biết nhớ đến Tổ vậy

Một buổi chiều tà đi trên bờ đê Hồng Nhịcuồn cuộn dòng nước của phù sa màu mỡđàng xa dãy núi Tam ĐảoBa Vì màu lam sẫmchợt bên tai giọng véo von trong trẻo của một thôn nữ đang lúi húi dưới ruộng lúa vàng

Ai đưa em đến chốn này
Bên kia là núibên này là sông

Ai chẳng thấy xúc động tâm canmà nghĩ lung về câu hỏi thành thật hồn nhiên của một tâm hồn nông dân đa cảmChính vậyta đây với núi kiavới sông nọhá không có một mối tương quan mật thiết từ lâuGiang san này từ đầu mở cõidân tộc này đã có từ bao? 

Non cao ai đắp mà cao
Sông sâu ai bới ai đào mà sâu 

Và nhà thi sĩ Tản Đà diễn giải thêm 

Nàng bức dư đồ thử đứng coi,
Sông sông núi núi khéo bia cười
Biết bao lúc mới công vờn vẽ,
Mà đến bây giờ rách tả tơi.
Ấy trước Ông cha mua để lại

Sự thực ông cha chúng ta không phải mua đắt bán rẻ của aicái lãnh thổ Việt Nam yêu dấu nàymà là đã dày công tranh đấumạnh được yếu thua như lời khóc của Phan Bội Châu khi ai điếu Phan Chu Trinh trong một văn tế đọc ở Huế

Tuồng thiên diễn mưa Âu gió Mỹ,
Cuộc nọ kém thuahơn được,
Ngó non sông nên nhớ bậc tiên tri;
Dầu địa linh con Lạc cháu Hồng
Người sao trước sau không,
Kinh sấm sét hỏi đâu lòng hậu bối

Vậy ông cha ta là aiđến đây khai thác tự bao giờĐã phải tranh đấu vật lộn như thế nàovà nay chúng ta nên nối chí ra saođây là những ý nghĩ nó hiện trong tâm tư của chúng ta không sao dùng đượcmỗi khi đến ngày giỗ Tổ.

Hai chữ Hùng Vương nhắc lại ta hồi ứcbước đầu chập chững lập cơ sở nông nghiệp định để sống cuộc đời văn minh có tổ chức quốc gia của một ngành trong các ngành Việt tộc là ngành Văn Lang vẽ mìnhTừ Phúc Yên đi về Hà Nộiđi qua Loa thành còn lại nhấp nhô một vài ngọn đồi đấtrồi rẽ vào cánh đồng làng Cóikhông khí nức mùi lúa tám thơmvẳng nghe tiếng hát của cô thợ gặt tức cảnh sinh tình

Thương cho hạt gạo tám soan
Thổi nồi đồng điếu lại chan nước 

Và chúng ta liên tưởng đến hình dáng của cái nồi đồng điếutừ cái nồi đồng điếu đến cối giã gạo của người dân Mường ở Lương Sơntừ cái cối ta liên tưởng đến cái dáng của trống đồng mà các nhà khảo cổ đã khai quật ở Đông Sơn miền Thanh HóaChúng ta nhận cái dấu tích của trống đồng mà suy ra đến nền văn hóa Đông Sơn bao quát toàn cõi Đông Nam Á châuđến cái xã hội bắt đầu bước vào văn minh nông nghiệp của Việt tộcrải rác từ Triết Giang xuống tận Thanh HóaNghệ AnThật vậy cõi Đông Nam Á châu này từ sông Dương Tử trở xuốnghàng ngàn năm trước kỷ nguyêntrong khi Hán tộc còn đang mải xây dựng cơ đồnhà Thươngnhà Chuở lưu vực sông Hoàng Hà Vy thủy gọi tất cả các dân tộc ngoài Trung Quốcnghĩa là về phía Nam Sông Dương Tử là Man Di, thì cái cõi Đông Nam Á châu này vốn là sân khấu của một số lớn dân tộc Bách ViệtKhi Hán tộc đã có tổ chức của một xã hội vững bền thì Bách Việt hãy còn sống đời bán du mụcbán nông phốsinh nhai theo ven sông bãi bểSống với sản vật của sông ngòicho nên giỏi nghề bơi lộilấy giống khỏe nhất ở nước là cá sấu đem thần thánh hóa bằng tưởng tượng racon rồng kỳ lạđể lấy làm vật tổvà vật tổ ấy sẽ tập trung tất cả tâm hồn của đoàn thể..

Nhân loại bấy giờ là nhân loại còn mộc mạc hồn nhiêncùng với các thế lực tự nhiên giao dịch thân mật đồng đồng vãng laiấy là tinh thần ma thuậttinh thần phù thủytinh thần “chài” “ngải” của MườngMán ngày nay hay gồng” Chà khaẤy là thời kỳ chưa lấy thờ phụng tổ tiên làm căn bản xã hội tinh thầnmà lấy tục hải vật làm tôn giáocoi vạn vật đều có linh hồn như mình cảỞ thời ấy cá nhân chưa vị kỷnghĩa là chưa phân biệt đời sống của mình với đời sống chung của đoàn thểđoàn thể là một thế lực độc nhất thiêng liêngHồn nước phảng phất bao bọc chung quanh mìnhmình đi đâu theo đi đấy trong giới hạn của khí hậu có vật tổ của mìnhSong cứ lang thang đời sống bộ lạc du mụcnay đây mai đó thì chỉ là sống cầu mayăn sổi ở thìví như một nhóm người chưa có gia sảnchưa có thể tích cốc phòng cơ thì làm sao mà phát triển văn minh đượccho nên nhân loại sớm phân biệt ra làm hai nhóm dân tộcmột nhóm theo đuổi đời sống du mục trong rừng núivới một nhóm tách khỏi đoàn thể cùng một vật tổ để tìm nơi an cư lạc nghiệp ở các bãi phù sacó đường thủy để giao thôngcó núi bể để che chở ngoại xâmcó đất màu mỡ để cày cấyMột ngành trong Việt tộc đã dời cao nguyên Bắc bộmà chọn nơi đồng bằng Nhị Hà và Thái Bìnhphía đông có Thái Bình Dươngphía Tây có dãy Hoành Sơn là những bức thành tự nhiênỞ đấy đoàn thể Văn Lang trong các ngành Việt tộc đã dừng chân tìm đặt nền móng cho giang sơn đất Việt

Nam quốc sơn hà nam đế !
(Sông núi Namdân Nam là chủ

Sử chépMột hôm Lạc Long Quân bảo Âu Cơ rằngTa là loài rồngnàng là loài tiênthủy hỏa tương khắc khó chung với nhau

“Vợ chồng từ đấy ly biệt chia con làm đôi50 con theo mẹ về núi50 con theo cha về bểcắt con trưởng lên làm vua Hùng Vương nối ngôiđặt quốc hiệu Văn Lang đóng đô ở Phong Châu nay là Bạch Hạc, truyền 18 đời đều gọi Hùng Vương

Từ đấy nàng ở lại phía Bắc với đàn conChàng đi về khai thác cơ nghiệp ở đồng bằng với đàn conBởi vì ở bộ lạc du mục thì còn giữ nhiều tính cách của chế độ xã hội công cộng nguyên thủy gọi là mẫu hệngười phụ nữ được tôn trọngcon cái theo dòng họ của mẹcả họ là một nhàChuyển sang chế độ định cư nông nghiệp lang đổi thành làngnhất thiết từ tinh thần đến tổ chức kinh tế đều thay đổiGia đình là đơn vị của xã hội kinh tế nông nghiệptinh thần bái vật biến dần sang tôn giáo tổ tiênvật tổ biến ra tổ quốclấy sơn hà xã tắc làm tiêu chuẩnchế độ phụ hệ thế cho chế độ mẫu hệ để thích ứng với điều kiện kinh tế mớitừ thiên hạ vi công biến sang thiên hạ vị giacần phải thừa tựcha truyền con nối

Trong khi ấy thì Hán tộc ở phía Bắc sông Dương Tử đã dựng xong cơ nghiệp ở lưu vực sông Hoàng Vị thủysẵn sàng để bành trướng xuống miền Namvì thấy chật hẹp và lại luôn luôn bị NhungĐịch xâm lăngHán tộc bèn dòm ngó xuống phía Nam sông Dương Tử của dân Bách ViệtSách Giao Châu vực kỷlà quyển sách sử ký cổ nhất của Trung Hoa có viết

Đời xưakhi nước Giao Chỉ chưa chia làm QuậnHuyện nghĩa là chưa bị Hán tộc đô hộthi lãnh thổ chia ra những cánh đồng gọi là Lạc điềntrong những cánh đồng đónước lên xuống theo thủy triều. Dân cư cày bừa những ruộng đó để sinh nhai.”

Lại trong sách Việt Nam chí viết

Đất Giao Chỉ rất phì nhiêunhiều dân bị di cư đến đóHọ là những người đầu tiên khai khẩn đấtĐất đen và bốc hơi lên mạnh lắmnên bấy giờ những cánh đồng đó gọi là Hùng điền và dân là Hùng dânlãnh thổ đất Hùng thì chia ra cho Hùng tướng.”

Giáo sư Maspero chuyên khảo cứu về Đông phương cổ sử kết luận về nước Văn Lang của dòng giống Lạc hồng

Xã hội có tính cách trật tự và phong kiến tương tự với dân Thái và Mường ở miền Đà Giang và những vùng giáp giới Bắc bộ với Ai Lao.” 

Người Bắc Việt bình dân không hay di chuyển và lập thành các đoàn thể nhỏgồm làngđặt dưới quyền cai trị của Lạc tướng thể tậpNhững Lạc tướng giữ quyền về tôn giáodân chính và binh bị.”

Về phương diện vật chất thì cũng khá tiến bộDân ở Bắc Việt xưa kia cày ruộng không dùng cày và trâu mà dùng toàn cuốc làm bằng đá màiHọ đã biết cấy năm mùavà nếu thực ra họ biết lợi dụng được mực nước sông lên xuống để cho nước vào ruộngthì họ cũng đã là những nhà làm ruộng giỏiCòn về binh khi họ có những cung lớn độ vài thước cao để dùng bắn những mũi tên có tẩm thuốc độcHọ đã biết đúc đồng để làm đầu mũi tên.”

Họ hay ưa vẽ mìnhbúi tóc ra đàng sau gáy và chít khăn cũng như bây giờ con cháu họ vẫn theoTuy rằng Triệu Đà gọi nước họ là nước của người lõa lồ’ nhưng không nên hiểu nghĩa đen của lời nói đó.” 

Xem như thế thì những truyện về đời Hùng Vương ngày nay còn truyền tụng không phải hoàn toàn là hoang đườngmà trái lại ngụ nhiều ý nghĩa xác thựcÝ nghĩa bình dân với lõa lồ đã diễn tả trong truyện Chử Đồng TửKhông bình dân sao một công chúa như Tiên Dung Mị Nương lại kết hôn với chàng Chử Đồng Tử nghèo đến không sắm nổi cái khốmà đến nỗi hai cha con phải dùng chungKhông bình dân mà sao anh hùng lại xuất thân nơi hàn ốc

Lại còn câu truyện Trường Chianh lái đò mơ màng nàng công chúa song không được may mắn như Chử Đồng Tử với Tiên Dung Mỵ NươngĐấy là tượng trưng tục kết hôn không phân biệt giai cấp ở dân tộc Việt từ cổ lạiyêu nhau giả thứ bất luận tài”. Dù về sau Hán tộc có thịnh hành ở xã hội Việt Nam mà sinh ra cái lệ môn đăng hộ đối”, nhưng môn đăng hộ đối đây là để cầu lấy dòng thi lễnơi trâm anhchứ không phải có phân biệt giai cấp như ở các xã hội phong kiến khácCho tới ngày naytrước tư tưởng lái buôn đang dồn dập làm dao động đến cỗi rễ xã hội Việt Namchúng tôi tin chắc còn nhiều bà từ mẫu sẵn lòng gả con gái yêu cho một học trò kiếtĐấy là tinh thần bình dân của văn hóa cổ truyền Việt Nam vậy

Muốn khai khẩn đồng bằng sông Nhịkhông có tài trị thủykhông biết đoàn kết để hợp tác và phân công thì làm sao giải quyết được vấn đề nước lụt ở Trung Châu Bắc Việtđể xây dựng cơ sở cho xã hội nông nghiệpLúc đầu còn đóng đô ở Bạch Hạc là cửa ngõ Trung Nguyêndần dần mới tiến xuống Cổ Loa và Long Biênấy là tuần tự theo sau công cuộc khai thác đồng bằng và giải quyết vấn đề nước lụtCho nên truyện Sơn TinhThủy Tinh chẳng đã ngụ cái công trình khó nhọc để tranh đấu gian nanhòng cướp lấy miếng đất phì nhiêumàu mỡ của dòng nước phù sa cuồn cuộn hãi hùng. Nhân công tranh đấu với hóa côngnào chỉ có đối với nước lụtNgoài nước lụt còn phải thích ứng với thủy thổ nóngrét bất thườngẩm thấp sinh bệnhCho nên bảo rằng ruộng bốc hơi độc nên gọi là “Hùng điền”. Loài người tranh đấu với thiên nhiên bằng gì, nếu chẳng phải bằng kỹ thuậtmà kỹ thuật nông nghiệp là khí cụ canh tác.

Hơn nữa còn phải chống với những cuộc xâm lăng của các dân du mụcthường hay đi xâm chiếm vào các xã hội định vì miếng ăn cho nên phải có khí giới sắc bénnào gươm của Phù Đổng Thiên Vương, nào nỏ thần của Thục An Dương VươngMuốn chế tạo khí cụ để tăng gia nhân côngtrong công việc sản xuấtcung cấp cho một xã hội sinh sôi nảy nở đông đúc miệng ăn thì ít ra người chỉ huy cũng phải dạy cho dân cách đo lườngđo vuông và đo trònđây là quy củlại còn tỏ ra cái trí thức về tài tổ chứcCho nên vua Hùng Vương thứ VIsau khi đã phá được giặc Ânnhờ bậc anh hùng dân tộc là Phù Đổng Thiên Vươngmuốn truyền ngôi cho con mà trong 22 ông quan Langđem trân cam mỹ vị đến dânglại chỉ trọn lấy chiếc bánh chưng vuôngbánh dày tròn mà trao ngôi thủ lĩnh cho người con thứ 18Ý hẳn là với quan niệm trời trònđất vuôngnhà vua xét ông này mới đủ kinh luân để Trăm năm tính cuộc vuông tròn” cho dân tộc

Xã hội nông nghiệp là xã hội lấy tổ chức gia đình làm đơn vị cho xã hội kinh tế cũng như cho xã hội tôn giáo chính trịMột xã hội phức tạp là phải có tổ chứcmuốn tổ chức phải lấy chế độ để quy định dường mối quan hệ giữa người với người và người với sự vậttức là phép xử thế tiếp vậttức là Lễ vậyXã hội lấy gia đình làm đơn vịmà gia đình thì lấy cá thể là một cặp âm dươngtức là vợ chồngchứ không phải lấy cá nhân làm đơn vị như xã hội Tây phương cận đại. “Quân tử chi đạo tạo đoan hồ phu phụ.” 

Đường lối người đối xử với người bắt đầu từ cách thức cư xử giữa vợ chồngCho nên tình vợ chồng là quan hệ căn bảnthì cách lấy nhau cũng bắt đầu quy định cho nó có một tình cách thiêng liêngẤy là ý nghĩa trong truyện TrầuCau.

TrầuCau có ý nghĩa siêu thần hóa tình vợ chồnglấy tôn giáo thuần phong mỹ tục đề sửa trị dường mối xã hộiVậy dân tộc Việt Namđoàn thể Văn Lang đã có ý niệm về luân thường đạo trước khi chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa

Và trước khi Hán tộc tràn xuống đô hộ miền Nam thì phong tục Văn Langnhất là về sự giao thiệpgiữa nam nữ vẫn còn tự do chất phácBằng chứng là ngày nay thôn quê Bắc Ninh lên đến Phú Thọgặp ngày đầu Xuântraigái rủ nhau lên đồivào độnghát những câu hát phong tình

Đêm qua sáng trăng mờ mờ,
Em đi gánh nước tình cờ gặp anh
Vào vườn trầu quả cau canh
Bổ ra làm tám mời anh xơi trầu
Trầu này têm những vôi tầu
Ở giữa đệm quếđôi đầu thơm cay
Chiềng anh cơi miếng trầu này
Dù mặndù lạtdù caydù nồng
Dù chẳng nên đạo vợ chồng,
Cầm năm ba miếng kẻo lòng nhớ thương

Lại còn tục lệ động thổ ở các làng Việt Nam từ dân làng phong tước cho thần bằng cách đặt ba nắm đất dưới gốc cây cổ thụ trước sân đìnhphảng phất với tục thờ thần bên Trung Quốcnhưng khác là ở Trung Quốc thì nhà vua ban cho chư hầu một miếng đất để về lập bàn thờnhư thế chứng tỏ xã hội Việt Nam vốn có tinh thần bình dân hơn xã hội Trung Hoa vậy

Đấy là xã hội Việt Nam trước khi bị các văn hóa khác du nhậpNước Văn Lang là một tổ chức nông nghiệpcó tính cách xã hội với chế độ kinh tếbán côngbán đến ngày nay vẫn còn di tíchcó tinh thần dân chủ bình dân của tổ chức làngxã có tinh thần tự do tín ngưỡng phiếm thầnNamnữ chưa theo hẳn quy chế Thụ thụ bất thân” của Hán tộccùng nhau tỏ khí phách anh hùng trong công cuộc bảo vệ giang sơn đất nước và kiến thiết quốc gia chungĐấy là ý thức quốc gia Dân tộc thuần túy Việt Nam ở bước đầu trên con đường Nam tiếnTừ đây trở điròng rã trong khoảng hơn hai ngàn nămtừ sông Dương Tử cho chí bờ bể Thái bình dươngtrên một sân khấu rộng lớnđã diễn ra cuộc tranh hùng giữa hai chủng tộcHán tộc với Việt tộcCác đoàn thể Việt tộc từ Triết GiangĐộng ĐìnhBa ThụcQuảng ĐôngQuảng Tây đến Giao Chỉ (Bắc bộ) đến Cửu Chân (ThanhNghệdần dần bị đồng hóa vào văn hóa Trung Hoa hoàn toàn

Các triều đại Trung Quốc dùng vũ lực thôn tínhsát nhập vào bản đồ Trung Quốc như chúng ta đã thấyDuy có đoàn thể Lạc Việt nàysau một thời gian hàng ngàn năm đô hộđã nhẫn nại bền gantheo gương Câu Tiễncái gì của người haymình thâu lấycái gì của mình dở thì bỏ đinhưng không bao giờ vong bảnluôn luôn biểu lộ cái ý chí độc lậpcái ý thức Quốc gia Việt tộcmỗi ngày một sáng suốtKìa như Âu Lạc của nhà Thụckế nghiệp Văn Lang của nhà Hùng đúng hơn của nhà Lạccùng là hai giống Việt tộc hợp làm mộtcùng tỏ ra một tinh thần độc lập cương quyết đối với thế lực nhà Tần

Sử chépNgười Việt không chịu làm dân nhà Tầntrốn vào rừng ngầm đặt người mạnh giỏi lên làm tướngnhân khi quân Tần trễ nảikhởi lên đánh giết Đồ Thứ là Hiệu úy của Thủy HoàngKia như Triệu Đà là người Tàusau khi dùng mưu mà chinh phục được Âu Lạcđặt nước là Nam Việttự xưng là Việt Vươngcũng có một tinh thần không chịu sáp nhập vào Trung Quốc của nhà HánLữ GiaThừa tướng Nam Việt cũng quả quyết giết kẻ gian thần cùng sứ bộ Tàusẵn sàng chống cự với quân Tây HánNhư thế đủ thấy từ trước thời kỳ Bắc thuộcý thức quốc gia Việt tộc đã cương quyết, trung thành với lý tưởngNAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ” của tướng quân nhà 

Nhưng từ Hồng Bàng cho tới nhà kể đường đất còn dài258 trước Thiên chúa đến 1010 sau Thiên chúa tính ra có hơn 12 thế kỷcuộc đô hộ của Hán tộc đã thay đổi bản sắc Việt Nam như thế nàodân tộc Việt Nam đã nhờ có sự Bắc thuộc mà tiến hóa hay đã vì nó mà thoái hóaĐấy là một câu hỏi làm cho chúng ta phải suy nghĩ

Người ta thường ví cuộc đô hộ của nhà Hán trên đất Giao Chỉ với cuộc đô hộ của đế quốc La Mã trên đất GauleNgày này sử gia Pháp đều công nhận có cuộc đô hộ ấy mà dân Pháp đã thâu thái được văn minh La Tinhrồi mới có điều kiện để thống nhất thành quốc gia dân tộc PhápCòn dân tộc Việt Nam đối với cuộc đô hộ Hán tộc thì sao? Chúng ta cũng phải công nhận một điều là Hán tộc trong cuộc đô hộ đã truyền bá văn minh sang cho ta và nhờ đó mà chúng ta đã được phát triển về các phương diện kinh tếchính trịxã hộivăn hóaChúng ta không thể chối cãi rằng cày sắt trâu kéo thay cuốc thuổng bằng đá màiđã không làm tăng gia lực lượng sản xuất của xã hội Việt NamLực sản xuất tăng gia thì dân số mới tăng gia và dân tộc mới cường thịnhNgoài ra văn hóa Hán tộc đã là một nền văn hóa nông nghiệp cao đẳng với nền triết học phong phú uyên thâm của Xuân thu Chiến quốc hẳn đã giúp nhiều tư tưởng cho dân ViệtDân Việt cũng hẳn nhận thấy thế mà đã lập đền thờ Sĩ Nhiếpvà thường nhắc nhở đến Tích Quang với Nhâm Diênlà những quan cai trị TàuKhông ai chối cãi là văn hóa Hán tộc đã biểu thị rực rỡ mãnh liệt cái tổ chức chính trịkinh tếxã hội trên nền tảng sinh hoạt nông nghiệp

Nhưng cũng vì cái văn hóa ấy đã tỏ ra quá đồ sộnguy nga cho takiến trúc quá chật hẹp đối với tính tình của tacho nên cá tính dân tộc Việt Nam đã không phát triển được tự do tiềm lực của 

Song nếu xét ở thành tíchlịch sử thì chúng ta thấy đại khái dân Việt vẫn luôn luôn cố giữ cá tính của mình và cố thâu thái của người để thích ứng vào tính tình của mìnhchứ không bao giờ chịu hoàn toàn mượn một cách vô ý thứcBằng chứng là trong thời Hán thuộchai phen khởi nghĩa đầu tiêndân chúng đã suy tôn quyền phụ nữtoàn dân hưởng ứng, và tuân theo sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng và của Bà Triệu. Đây là trung thành với phong tục Lạc Việt về sự tôn trọng nữ quyềnNếu các Bà đã thất bạikhông phải vì không được lòng dânnhưng chính vì tổ chức quân đội chưa hoàn bịVà sau nàyđến Đinh Tiên Hoàngý thức quốc gia Việt Nam mới được thực hiệnmột trong những điều kiện thành công ấy hẳn là đã thâu hóa phương pháp tổ chức chính trị và binh bị của đối phương tài giỏi hơn mìnhvà cũng nhờ sự học hỏi thêm tài chính trị thống nhất của Trung Quốc mà Đinh Bộ Lĩnh đã thống nhất được quốc gia Việt Nam bằng chính trị đi đôi với binh bị

Về chế độ chính trị và chế độ quân chủ của Việt Nam còn giữ được nhiều tính cách bình dânchứ không phong kiến như Trung HoaBởi vì tổ chức hành chánh đã lấy làng làm đơn vị mà tổ chức làng vẫn giữ được tính cách dân chủnhư ở thời Langcông điền đi đôi với tư điềnhành chính do sự tuyền cử chọn raphảng phất như một hội đồng thị tộc ngày xưaCòn đối với Chính phủ trung ương thì tuy tôn trọng nhưng vẫn giữ tính cách địa phương tự trịCho nên tục lệ ít ra cũng được coi ngang hàng với pháp luậtLuật vua thua lệ làng”. 

Cái tinh thần bình dân ấy đã nhiều phen bộc phát trong lịch sử bằng cuộc cách mệnh chính trị táo bạo như Hồ Quý Lymuốn quốc hữu hóa điền địahạn chế tư sản không quá mười mẫuvề tiền tệ cấm tích trữ bạc tiềnvề giáo hóa thì bắt nho sĩ quay về thực họcSau Hồ Quý Ly đến nhà Tây Sơn Nguyễn NhạcNguyễn Huệlãnh đạo nông dân nghèo chống với giai cấp chỉ huylúc bấy giờ đã phản quyền lợi của dân tộc, đi trái với ý chí thống nhất của quốc giaVề phương diện cải tạo xã hội nhà Tây Sơn cũng tỏ ra tính cách Việt Nam bằng cách bỏ chữ Hán thay bằng NômVua Quang Trung định hun đúc cho người Việt Nam một nền văn hóa riêng biệtmột quốc gia hoàn toàn độc lập để đối chọi với Trung Quốc vẫn thường coi Việt Nam như một Phiên thuộcNhưng dục tốc bất đạt”, nhà Hồ cũng như Tây Sơn đã thất bại vì vội vàng

Ngoài văn hóa Trung Hoa thiên về thực tiễndân Việt Nam còn đồng hóa vào cá tính của mình cái tinh hoa của văn hóa Ấn Độ là một văn hóa có tính cách thuần túy tâm linhCả văn hóa nhà Lý đã đẻ ra trong dân gian một trào lưu Phật họcNhà vua chỉ mong làm hết nhiệm vụ để rút lui về chùacũng như các nho sĩ Việt Nam xuất từ cửa Khổngnhập vào cửa PhậtRa làm quan để thi hành chính đạođể vì dân vì nướclúc về già lại tiêu dao cảnh Phậtcảnh TiênVí như khẩu khí của một ông quân đội nhà Lý là Đoàn Văn Khâm

Chống gậy lên non dứt tục trần
Lặng trong ảo mộng bạn phù oan
Rắp ranh tôi muốn theo Trừng” Thập”
Khốn nỗi cân đai luống buộc chân

Hay là như đời nhà Trầnhai ông vua bỏ ngai vàng trốn lên núi đi tu là Trần Thái Tôn và Trần Nhân TônTác giả kinh Khóa Trần Thái Tôn có viếtĐạo của Phật ta lại phải mượn đấng TiênThánhNhân để truyền bá cho đời”

Như thế đủ thấy cái tinh thần văn hóa dân tộc của Việt Nam lấy nghĩa quân bình làm tiêu chuẩn chứ không có thiện lệch

Quân bình bên lý với bên tìnhluân lý quốc gia với tình cảm tự nhiênMỵ ChâuTrọng Thủynỏ thiêng hờ hữnggiếng ngọc vơi đâynghĩa đoàn thểquyền cá nhânbên nào nặngbên nào nhẹ? Không lưỡng lự chàng nam nhi đất Việt đành cam chịu bạc với tình để đền nợ nướccòn nợ tình thì chỉ một thác cho rồi ngày xanhBởi vì trong thâm tâm chàng vẫn tin có ba sinh hương lửavốn là tư tưởng vật linh truyền thốngĐây là cái quan niệm lý tưởng về cái nghĩa sống của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa mỗi khi có sự xung đột giữa bên tình bên nghĩathì con người ý chí của Việt Nam tức thì xuất hiệnCon người lấy nghị lực để giải quyết sự sống hiểm nghèogiữa hai khối Hán tộc với Hồi tộcCái chủ nghĩa ý chí ấy thực đã chứng minh cho cái tinh thần dân tộc Việt Nam bằng cả bộ Việt sử hơn hai ngàn năm không hề gián đoạnvà đã diễn tả bằng một câu chuyện có vẻ hoang đường là quả dưa đỏMột người phải dời hoàn cảnh xã hội để sống một mình tự lực nơi hoang đảo như Robinson Crusoerút cụcvới lòng tự tintuy tin có thiên địnhnhưng không ngừng tranh đấu nỗ lựcđã thắng nỗi cuộc thử thách của thiên nhiên.

Đấy là quan niệm Việt Nam về con người lý tưởngcon người lấy ý chí điều khiển cả tâm lẫn vật mà hạnh phúc ở tại chỗ quân bình

Nhưng dân tộc Việt nào phải chỉ chống đỡ có một mặt Bắc với cuộc đánh đuổi dồn dập của Hán tộc mà thôiMuốn bảo tồn cá tính và sống còn  còn phải đối phó mặt Nam với dân tộc Hời (Chiêm thành)Dân tộc này nào phải mọi rợtrái lại văn hóa của họ còn cao hơn dân ViệtSong mạnh được yếu thua là công lệ của các dân tộc trên mặt đấtTrong cuộc tranh hùng lấy đất sốngdân Việt đã tỏ sự thắng thế vì dồi dào sinh lực hơn dân tộc Chàmvà nhờ văn hóa thực tiễn hơn nó đã thụ hưởng được của Hán tộcTrước sự áp bách Nam tiến của Hán tộcngười Việt tộc cũng phải tranh đấu dẻo dai anh dũng để tiến về phương NamPhần tử tỏ ra tinh nhuệ trong Việt tộc là Âu Việt và Lạc Việt đã mở đường tiên phong để tiến tới Hà TiênChâu Đốcgiáp Vịnh Xiêm LaBởi vì dân Việt đi đồng hóa một cách ôn hòa lặng lẽsuốt trong cuộc Nam tiến họ chỉ tỏ cái khả năng cần cù nhẫn nạivừa khai khẩn đất hoang vừa sinh sôi nảy nởvạn bất đắc dĩ mới phải dùng đến võ lựcvà sau võ lực lại bắt tay vào công việc đồng hoa thâm nhập với đời sống của dân bản xứCứ như thế với thời gianvà nghị lực cuộc di dân nếu không có điều cản trở thì hẳn còn xa hơn nữa và trên khoảng đất Đông Dương lấy Hoành Sơn làm xương sốngchạy dọc theo bờ biển Thái Bình Dươngbiết đâu một Liên hiệp Đông Dương đã không ra đời sớm hơn Liên hiệp Pháp? 

Nhà địa lý nhân loại JSion viếtCuộc bành trướng của dân Việt Nam là một cuộc đồng hóa thật sựTính cách đó giải thích vì sao người Việt bành trướng chậmnhưng rất chắc chắnCao Mên và Lào đánh nhau chỉ đem quân cướp lấy tù đem về làm nô lệlại có một giai cấp quí tộc thống trị dân đencho nên có cướp được đất cũng dễ mất ngay

Mục đích của người Việt lại khácHọ không cần bắt nô lệhọ làm lấyĐối với họ thắng trận không phải là để có người làmmà là để có đất cày ruộng

Nhiều khi chiến tranh chỉ là để xác nhận một tình thế đã rồiDân Việt bành trướng một cách ôn hòasinh cơ lập nghiệp rồi binh mới tới sauTrước khi Việt Nam sáp nhập đất Nam kỳ về mìnhngười Việt đã lập ở đó những tổ chứcnhững đám người di đã xây dựng làng xóm hay là tới ở chung với người Cao Mênrồi lần lần nắm lấy quyền hành

Cuộc bành trướng thi hành bằng cách đưa đến những đám người liên tiếpđủ các hạng ngườidân cày không có ruộngnhững người tù tộinhững người trốn tránh chế độ hay là những quân cướp muốn chuộc tộiCũng có khi chánh phủ thu thập những người đórồi đưa xuống những miền mới chiếm hay là lập những đồn điền tận biên thùy đề phòng bị lân bang tới đánhNhững đám người đó có quan lại cai trị và lập thành làng mạc

Cuộc bành trướng của các đám bình dân Việt đã là sức mạnh của Việt Namcũng như ở Trung HoaCuộc di dân đã biến hóa xứ Nam kỳ thành một xứ hoàn toàn Việt Nam cũng như đất Bắc kỳNgay dưới mắt ta trong cảnh thái bìnhcuộc bành trướng đỏ vẫn tiếp tục khắp đất Cao Mên và đất Lào

(Jule SionLAsie des moussons Géographie Universelle)

Lịch sử Nam tiến ấy cũng được ngòi bút của nhà bác cổ Aurousseau dẫn chứng rất tinh tường và kết luận

Những yếu tốnhững sức mạnh có thể diệt chết một quốc gia mới thành lậpđều vô hiệu quả trước sức sống mãnh liệt của Việt Nam

Dân tộc Việt Nam chiếm đoạt các đồng bằng Bắc bộ ngay từ cuối thế kỷ thứ ba trước Tây lịch. Xã hội Việt Nam trở nên phồn thịnh tại đóLần lần các làn sóng người di cư tiếp tục tràn lan mãi về phía Namđể tới một cái điểm xa nhất trong cuộc bành trướng mà người Bách Việt khởi từ thế kỷ thứ bốn trước Tây lịch. 

Người Việt tới trung phần Trung bộ ngay từ cuối thế kỷ sáuTới đây dân tộc Chiêm thành chặn họ lại một thời kỳ khá lâuKhi nhiệm vụ chính đã đạt rồiQuốc gia Việt Nam thành lậpNgười Việt vẫn giữ được cái đà bành trướng như một sức mạnh âm ỷ và sau một cuộc tiến triểnsau nhiều năm chinh chiếnđã thắng được đối phương Chiêm thành vào năm 1471 để tiến mãi về phía Nam tới Quy Nhơn cuối thế kỷ 15tới sông Cầu 1611Phan Rang 1653Phan Thiết 1697Saigon 1698Hà Tiên 1714Cuối cùng trong nửa đầu thế kỷ 18người Việt thực hành xong công cuộc bành trướng của dân tộcvà chiếm trọn đất đai Nam bộ hiện thời

(Trích tạp chí Viễn Đông Bác cổ)

Và đại úy Gosselin trong cuốn L’Empire dAnnam có nhận chân tính cách thống nhất của dân tộc Việt Nam như sau

Hết thảy các sử gia có nhiệt tâm tìm sự thậtđều phải công nhận rằngKhi để chân lên đất Việt Namngười Pháp đã phải đụng chạm đến một dân tộc thống nhấtthống nhất một cách không thể ai ngờ tới từ các miền cao nguyên thượng du Bắc kỳ cho đến biên giới Cao Mênthống nhất về đủ các phương diện nhân chủng cũng như chính trị và xã hội.” 

Xem như thế thì dân tộc Việt Nam ngày nay với một lãnh thổ chạy dài từ ải Nam Quan xuống mỏm Cà Mau với một dân số trên hai mươi triệuvới một nền văn hóa thuần nhấtngôn ngữ thuần nhất đã là đại biểu cuối cùng và duy nhất của Việt tộcCái mệnh vận đặc biệt ấy của dân tộc Việt Nam không phải là một sự ngẫu nhiên. Cái sứ mệnh lịch sử của nó là một phần do giang sơnhay là điều kiện khách quan về kinh tếđịa chế độphong tụcngôn ngữ tập trung lại mà ngấm ngầm ấn định

Và cái giang sơn ấy không phải là cái xác vô hồn ngoài những điều kiện khách quan bên ngoàinào ngôn ngữ với chúng tộckinh tế với chính trị còn cần một yếu tố quyết định ấy là ý thức sứ mệnh lịch sửấy là ý thức về quốc gia dân tộcấy là quốc hồnquốc túy của dân tộc ViệtCái hồn ấy là sinh lực và hình nhưng linh độngmột mạch liên tục từ đời Hùng cho tới ngày nay khác nào dòng Cửu Long từ nguồn suối Tây Tạng khi xuyên sơn âm thầmkhi bộc lộ như thác ghềnhkhi quanh quất sườn đồikhi lờ đờ trong đồng nộimỗi ngày được mở rộng cho tới khi hòa nước ngọt của lục địa Á Tế Á với nước mặn của biển Thái Bình Dươngtìm đường thông đồng với toàn thể thế giới

Vậy thì hồn nước ở đâuđể biết bao kẻ gọi hồnPhải chăng hồn nước là sông núinhưng sông núi không có người thì đất hoang rừng rậm

Phải chăng hồn nước ở xã tắcnhưng xã tắc không người hương khói thì chỉ thấy nhện chăng dế khóc

Phải chăng hồn nước ở kinh tếở chính trịnhưng kinh tế và chính trị chỉ là những phương pháp tổ chức và điều khiểnnếu không có người có công tâm ý thức chỉ huynếu không được nhân dân góp sức nhiệt thành thì phương pháp có khỏe mấynước cũng lìa tandân cũng điêu đứng

Phải chăng hồn nước ở nhân dânnhưng nhân dân không ý thức thì

Chứa chan máu quốc nước vẫn vơ hồn
Xao xác tiếng gà trời mù mịt tối

Vậy hồn nước tại ở cái ý thức chung của đoàn thểcái ý thức quốc gia dân tộc khi xã hội còn đơn giản thì tượng trưng là vật tổKhi đã trưởng thành tự giác thì tượng trưng là Tổ quốclà sơn hà xã tắclà Đếlà Quânvà ngày nay chủ quyền phân hóa Dân vi quý thì là ý thức quốc gia dân tộcý thức sáng suốt thì nước được vẻ vangý thức mù quáng thì nhà tan nước mất

Ý thức ấy là gì nếu chẳng phải ý thức về thực tại dân tộcThực tại hiển nhiên linh động biểu diễn ra ở không gian và thời gian bằng những trang lịch sử vinh quang hay tủi nhụcnhất là tủi nhục của con cháu Lạc Hồngcùng nhau sinh tử cộng tồn về vật chất cũng như tinh thần trên bán đảo Thái Bình Dương đầy di tích của biết bao thế hệ đã chết cho mà truyền thống ngày nay còn đè nặng trên đầu người sống vậy

NGUYỄN ĐĂNG THỤC 

[trích Tạp chí Tư Tưởng, số 1/ 1974, chủ đề Quốc Tổ Hùng Vương]

Nguồn: https://thuvienphatviet.com

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập