"Bảy ngày và một đời"...

"Khóa tu mùa hè” tại một số chùa trong cả nước được mở ra với mục đích xây dựng và kết nối truyền thống giữa con cái với cha mẹ trong gia đình, giữa người và người trong xã hội. Chỉ qua một khóa tu 7 ngày, trẻ đã ngộ ra rất nhiều điều. Dưới đây là những suy nghĩ, tình cảm chân thật của một học sinh sau "Khóa tu mùa hè 2012-2013".
“Bảy ngày và một đời” - Đó là những gì tôi muốn nói về khóa tu mùa hè tại Thiền viện Trúc Lâm. Bảy ngày ngắn ngủi nhưng đầy nhân duyên ấy đã làm thay đổi biết bao con người và tôi cũng là một trong số đó. Tôi đã thay đổi tích cực và có lẽ mãi là như thế!
Trong quá khứ "nói dối, văng tục, đánh nhau..." dường như đã trở thành một phần con người tôi. Tôi đã sống bản năng, quá bản năng như một con thú... Tôi chỉ làm điều tôi thích, chỉ học môn tôi yêu... và "lì đòn", "bướng bỉnh"... Đó là những từ người ta nói về tôi.
Những tưởng khi nghe những từ ấy tôi sẽ suy nghĩ và thay đổi. Nhưng không, bản tính bốc đồng, ngỗ nghịch của một đứa con trai mười bảy luôn coi mình là nhất đã ngăn tôi thay đổi. Cha mẹ tôi, anh em tôi, bạn bè tôi... chắc đã khóc, đã buồn, đã khổ vì tôi nhiều lắm. Đã có lúc tôi cảm thấy lạc bước trong lỗi lầm.
![]() |
Tập thói quen tự lập qua khóa tu mùa hè tại Thiền viện Trúc Lâm – Tây Thiên (Tam Đảo, Vĩnh Phúc) |
Cho tới khi tôi trở thành một thiền sinh trong khóa tu mùa hè. Lúc đầu, tôi đã bị cha mẹ ép buộc tham gia vào khóa tu này. Những giờ đầu tiên sinh hoạt ở Thiền viện đối với tôi thật quá sức: Gò bó, kỷ luật... Tôi tìm mọi cách, tìm mọi lí do để trốn tránh. Thế nhưng chẳng hiểu sao, chỉ vừa khi sinh hoạt tập thể cùng các thiền sinh, huynh trưởng, chư tăng, tôi đã tình nguyện ở lại đây tu tập và quyết đổi thay.
Chỉ trong một thời gian ngắn, tôi đã tự mình làm mọi việc mà ở nhà chẳng lúc nào tôi nghĩ mình sẽ làm: Rửa bát, giặt giũ, tự lo cho bản thân... và đặc biệt là THAY ĐỔI. Từng bước nhỏ, chậm nhưng chắc, tôi sẽ thay đổi mình.
"Điều gì đã đủ lớn, đủ mạnh" để tôi thay đổi như vậy? Đó là câu hỏi vẫn đau đáu trong tôi. Phải chăng đó là duyên lành Phật pháp? Phải chăng đó là tình anh em một lòng đoàn kết mà các thiền sinh đã cùng nhau vun đắp? Hay phải chăng đó là tình thương, tình yêu to lớn của chư tăng, chư ni, các huynh trưởng đã dành cho chúng tôi?
Biết làm sao khi giờ chia tay đã tới mà trong tôi còn quá nhiều kỉ niệm, quyến luyến. Đó là những đêm đầu thức trắng nhớ cha cùng nhau thút thít; Đó là khi nghe tiếng "ngủ đi con" nồng nàn, ấm nóng của của các thầy; Đó là khi được các thầy, các anh chăm sóc từng li, từng tí trong bữa ăn giấc ngủ; Đó là khi được các thầy giám thiền đỡ dạy cho thẳng lưng, cho bớt tê nhức trong lúc ngồi thiền; Đó là khi trưa không ngủ cùng quyết một lòng hoàn thành báo tường; Đó là những đêm huynh trưởng thức trắng, hy sinh giấc ngủ vì chúng tôi...
Quên sao được giờ sám hối, nghi thức thọ trai mà ngày ngày chúng tôi vẫn kiên trì tuân thủ; Quên sao được những lời giảng pháp tâm huyết, chí tình của chư tăng, chư ni... Và còn biết bao điều để nhớ, biết bao kỷ niệm đẹp, hành trang mà tôi sẽ mãi giữ trong tim mình.
"Bảy ngày và một đời", ngắn ngủi mà thật ý nghĩa, ngắn ngủi mà đầy cơ duyên, ngắn ngủi mà chan chứa tình thương.... Đối với tôi đó là ngã rẽ dẫn tôi vào con đường sáng.
Bảy ngày trôi qua như một giấc mơ đẹp. Bảy ngày ấy đã ươm mầm những ước mơ, hoài bão và đã thắp lên trong tôi ngọn lửa của niềm tin...
Nguyễn Ngọc Phương Đông
(Lớp 11D2, trường THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội)
Nguồn: Giáo Dục Thời Đại
- Tinh thần kinh Kim Cang trong triều đại nhà Lý HT. Thích Thái Hòa
- Chiến tranh và Hòa bình: Quan điểm Phật giáo Bhikkhu Bodhi, âm Quảng Nhuận lược dịch
- Hùng Vương với ý thức quốc gia dân tộc Nguyễn Đăng Thục
- Giới thứ tư, không vọng ngữ: Bảo vệ hòa bình và an lạc Gil Fronsdal, Tâm Thường Định dịch Việt
- Hố thẳm và Phật giáo Phạm Công Thiện
- Phật giáo đối với các vấn đề bạo lực, khủng bố Tác giả: Nandasena Ratnapala; Người dịch: Thích Huệ Pháp
- Các lời dạy căn bản của Đức Phật về hành phạt tử hình Thích Nữ Giới Hương
- Cội nguồn của Thế Giới Dịch Việt : Mỹ Thanh
- Phiên kết thúc khóa hội đàm Tâm Thức Và Đời Sống lần thứ 26 Phúc Cường trích dịch
- Thực hành chính niệm - Đức Đạt Lai Lạt Ma tham gia Hội đàm Tâm thức và Đời sống lần thứ 26 Phúc Cường trích dịch
- CEO VC Corp: Thiền để hạnh phúc chân thực Tân Hoa
- Người trẻ hân hoan trong đám cưới trầm mặc nơi cửa Phật N.G
- Đức Đạt Lai Lạt Ma truyền pháp cho Phật tử Nga tại Delhi Phúc Cường trích dịch
- Cùng một mục tiêu từ những con đường khác nhau Phúc Cường trích dịch
- T17. Phật giáo và Thời đại Thích Nhật Từ
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)