Mùa An Cư Tại Chùa Bảo Quang, SANTA ANA, CALIFORNIA

Đã đọc: 8061           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Sáng sớm khi ông mặt trời chưa ngủ dậy thì các bóng y vàng, nhật lam, nâu sòng của chư tôn đức tăng ni đã về nơi mái chùa Bảo Quang tại thành phố Santa Ana, Orange County, California. Năm nay Chư Tôn đức tại vùng Orange County cùng Hòa Thượng Trụ Trì có tổ chức trường hạ an cư một tuần, từ Thứ Hai ngày 19 tháng 7 năm 2010 đến Thứ Hai ngày 26 tháng 7 năm 2010.

Theo tin Ban tổ chức cho biết có 46 chư tôn đức tăng ni đăng ký an cư kiết hạ và khoảng hơn 20 Phật tử phát tâm tòng hạ theo chư tăng, tham dự các khóa lễ, khóa giảng và đặc biệt hộ pháp cho chư tôn đức yên lòng tu tập. Danh sách chư tôn đức gồm có như:

HÒA THƯỢNG

  1. Hòa Thượng thượng Chơn hạ Thành:     Chứng minh đạo sư
  2. Hòa Thượng thượng Hạnh hạ Đạo:        Thiền chủ
  3. Hòa Thượng thượng Phước hạ Thuận               
  4. Hòa Thượng thượng Quảng hạ Thanh: Hóa chủ
  5. Hòa Thượng Thích Nhật Quang
  6. Hòa Thượng Thích Huệ Minh
  7. Hòa Thượng thượng Minh hạ Mẫn:       Phó Thiền Chủ kiêm Giám Luật

THƯỢNG TỌA

  1. Thượng Tọa Thích Trí Thọ
  2. Thượng Tọa Thích Quảng Mẫn
  3. Thượng Tọa Tâm Thành:                                   Quản Chúng Tăng

ĐẠI ĐỨC:

  1. Đại đức Thích Nhuận Hùng:                  Phó quản chúng kiêm thức chúng
  2. Đại đức Thích Chúc Tánh
  3. Đại đức Thích Thiện Đạt
  4. Đại đức Thích Thiện Hiếu
  5. Đại đức Thích Phổ Tế

NI SƯ

  1. Ni sư Như Bảo:                        Quản chúng ni
  2. Ni Sư Như Định
  3. Ni Sư Như Minh
  4. Ni Sư Minh Phước
  5. Ni Sư Giới Hương
  6. Ni Sư Tâm Nguyện
  7. Ni Sư Như Thuận
  8. Ni Sư Nhật Nhan
  9. Ni Sư Như Hiền
  10. Ni Sư Đức Thường:      thức chúng

SƯ CÔ

  1. Sư Cô Diệu Ngộ
  2. Sư Cô Như Ngọc
  3. Sư Cô Như Niệm
  4. Sư cô Như Nguyệt
  5. Sư cô Như Thanh
  6. Sư cô Diệu Thuận
  7. Sư cô Diệu Chơn
  8. Sư cô Chân Giác
  9. Sư Cô Thanh Liên
  10. Sư Cô Tịnh Nguyện
  11. Sư cô Hoa Tâm
  12. Sư cô Tịnh Hiền
  13. Sư cô Tâm Hòa
  14. Sư cô Chân Phụng
  15. Sư cô Huệ Hương
  16. Sư cô Lệ Đức
  17. Sư cô Quảng Định

THỨC XOA MA NA

  1. Thức Xoa Ma Na Chân Thủy
  2. Thức Xoa Ma Na Quảng Nhã
  3. Thức Xoa Ma Na Như Hiền
  4. Thức Xoa Ma Na Phổ Diệu

Tổng cộng 46 vị. Tăng 15, Ni 31

THỜI KHÓA BIỂU TU HỌC TUẦN LỄ AN CƯ

5g sáng         Thức chúng

6g sáng         Công phu và tọa thiền

7:30g            Ăn sáng (tiểu thực)

9g:                Tụng Kinh Thủy Sám/Địa tạng

11:30g          Cúng quả đường và Kinh hành niệm Phật

1g trưa          Chỉ tịnh

2g                 Thức chúng

2:30g            Thảo luận Phật Pháp

4g                 Tụng chú Đại Bi và cúng Thí Thực

6g                 Dùng buổi chiều (Dược thực)

8g                 Trì chú, thiền quán và kinh hành

10g tối          Chỉ tịnh

 

CHƯƠNG TRÌNH THUYẾT GIẢNG MÙA AN CƯ

1)                       Ni Sư Như Bảo (chiều Thứ Hai ngày 19 tháng 7 năm 2010) thảo luận đề tài: Chuyển Tám Thức thành Tám Trí

2)                       Hòa Thượng Quảng Thanh (chiều Thứ Ba ngày 20 tháng 7 năm 2010) với đề tài: Thực Tế Đời Sống Sinh Hoạt của Tăng Ni Trẻ

3)                       HT Quảng Thanh (chiều Thứ Tư ngày 21 tháng 7 năm 2010) tiếp tục  đề tài: Thực Tế Đời Sống Sinh Hoạt của Tăng Ni Trẻ  

4)                       HT Quảng Thanh (chiều Thứ Năm ngày 22 tháng 7 năm 2010) thảo luận đề tài: Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam

5)                       Ni Sư Giới Hương (chiều Thứ Sáu ngày 23 tháng 7 năm 2010) thảo luận đề tài: Trầm Tư về Vũ Trụ Xung Quanh Chúng Ta

6)                       Hòa Thượng Nhật Quang (chiều Thứ Bảy ngày 24 tháng 7 năm 2010) thảo luận đề tài: Một chữ “Tu”

Nội dung Ni sư Như Bảo thảo luận là làm sao chúng ta có thề chuyển hóa tám thức thành tám trí. Dù sống giữa những bận rộn đa đoan của cuộc sống, nhưng lúc nào cũng giữ sự giác tỉnh khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần. Duy thức học gọi là hãy chuyển năm thức (nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức và thân thức) thành Thành sở tác trí (năm trí để thành tựu sự việc), ý thức thành Diệu quan sát (trí quán sát vi diệu), thức thứ bảy (mạt-na) thành Bình đẳng tánh trí (không phân biệt thân sơ, ta người) và thức thừ tám (a-lại-da) thành Đại viên cảnh trí (trí sáng khắp mười phương như gương tròn chiếu soi hết tất cả vạn pháp trên đời này).

Hòa Thượng hóa chủ Thích Quảng Thanh, trong hai buổi chiều liên tiếp đã ân cần thăm hỏi về “Thực Tế Đời Sống Sinh Hoạt của Tăng Ni Trẻ”. Ngài đưa ra câu hỏi để mỗi vị tự giải quyết và cần chư Tôn đức giúp thì phương cách và điều kiện giúp như thế nào? Những nhu cầu sinh hoạt của tăng ni như chỗ ở, đi học ở các trường ngoài xã hội và cách tu học giới định tuệ trong chùa cũng đã được thảo luận sôi nổi.

Đề tài thứ hai Hòa thượng hóa chủ Thích Quảng Thanh thảo luận là “Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam”. Văn hóa Phật giáo Việt Nam là nếp sống, suy nghĩ, cách ăn, cách mặc, cách sống, cách đối xử, cách tu niệm của người Phật tử Việt Nam. Văn hóa Phật giáo Việt Nam còn thể hiện qua nhạc đạo, thơ văn, cách tụng kinh, tranh vẽ, cắm hoa, trà đạo, phong cách thanh thoát và nếp sống bình dị của chư tăng ni. Văn hóa này cũng đặc biệt thể hiện rõ nơi kiến trúc chùa đình với những mái cong, văn hoa trang trí, các hình tượng Phật Bồ tát, các pháp cụ… như tại ngôi chánh điện của chùa Bảo Quang mang rất đậm nét văn hóa Việt Nam. Người Việt Nam nói chung và Phật tử Việt Nam nói riêng rất hãnh diệt khi có một ngôi chùa mang đầy nét nghệ thuật - một biểu tượng của văn hóa Việt Nam tại xứ cờ hoa này.

Hòa thượng cũng chia sẻ để có được ngôi chùa văn hóa này, ngài chỉ biết lạy Phật, cầu Phật khi công phu bái sám: “Sau thời Lăng Nghiêm cứ lạy 108 lạy, hay 25 lạy Chư Phật và Hiền Thánh Tăng thì nguyện gì cũng được”. Một cách nữa, ngài chia sẻ là nên tiếp đãi với các Phật tử bằng tất cả tấm chân tình của mình. Nếu được như vậy thì các Phật tử cũng sẽ chia sẻ khi chùa có Phật sự cần bàn tay hộ pháp của họ. Thành ra việc đúc được chuông to, Phật lớn có rất nhiều điều kỳ diệu. Nhiều khi tay không mà xây được chùa nguy nga. Không cần moi óc mà tất cả từ sự chân thật, chân thành mà ra.

Vào chiều Thứ Sáu, ngày 23 tháng 7 năm 2010, Ni sư Giới Hương đã trình bày về đề tài: “Trầm Tư về Vũ Trụ Xung Quanh Chúng Ta” và có chiếu hai slice show về vũ trụ để minh họa. Ý của tác giả muốn giới thiệu những khám phá gần đây của khoa học rất phù hợp với quan niệm về nguồn gốc con người và vũ trụ trong Phật giáo. Những tư tưởng của Phật giáo thật sự đã đi trước khoa học khá xa. Cũng như tác giả nhấn mạnh bản thân con người chúng ta thật nhỏ nhen so với cái vô cùng của vũ trụ này. Những vấn đề, những khác biệt của chúng ta thật không đáng kể so với vũ trụ bao la. Hành tinh chúng ta đang sống thật là mong manh. Hãy chăm sóc hành tinh xanh này bởi vì nó là ngôi nhà duy nhất của chúng ta (tác giả có bài viết riêng về đề tài này).

Chiều Thứ Bảy ngày 24 tháng 7 năm 2010, Hòa thượng Nhật Quang thảo luận đề tài: Một chữ “Tu”. Hòa thượng giải nghĩa tu là sửa, tu tạo, tu nghiệp và trùng tu. Hôm nay chư tăng ni về an cư là giữ gìn truyền thống tăng già, là tăng cường và củng cố nội lực tăng già. Truyền thống an cư là tu tam vô lậu học và qua sự tu tập xác định được vị trí nghĩa vụ của:

-  Hàng cư sĩ tại gia: hộ trì Tam bảo, phát sanh chánh tín, bảo vệ truyền thống tôn giáo đạo đức của dòng tộc, của gia đình ở hải ngoại, đừng để bị đồng hóa tôn giáo (do hôn nhân khác tôn giáo).

-  Bậc xuất gia: tăng ni là trưởng giả của Như Lai, tác Như Lai xứ, hành Như Lai sự.

-  Nhận chân được hiện tình Phật giáo đang bị phân hóa.

-  Nghĩa vụ của tăng ni cần phải làm gì để bảo tồn duy trì Phật giáo hải ngoại.

Tăng ni và Phật tử phải thấy được nghĩa vụ thiêng liêng của mình vì tiền đồ đạo pháp hải ngoại, nên xóa bỏ tự kỷ, bản ngã cá nhân, đoàn kết hòa hợp, trưởng dưỡng đạo tâm, nêu cao tinh thần lục hòa kính pháp, để bản thể tăng già vững mạnh và bảo tồn đạo pháp.

Quyển sách nào hay cũng đến tờ cuối cùng.

Cuộc hợp mặt nào rồi cũng phải chia tay kết thúc.

Chiều chủ nhật ngày 25 tháng 7 là buổi tiệc trà văn nghệ để chuẩn bị thứ hai – ngày cuối cùng là lễ Tự tứ, bố tát và cúng dường trai tăng. Thật là vui và ấm cúng biết bao khi chư tôn đức tăng ni và quý Phật tử khoảng 100 vị ngồi quây quần với nhau tại chánh điện. Sau lời huấn từ của Hòa thượng Thiền Chủ Thích Hành Đạo và Hòa thượng chứng minh đạo sư Thích Chơn Thành là tiết mục đóng góp văn nghệ rất phong phú. Ni sư Như Bảo kể về truyền thống Ni đoàn từ Di Mẫu Kiều Đàm Di đến cố Ni Trưởng Như Thanh và sáng tác một bài thơ “Ai ngỡ” để bày tỏ lòng ngưỡng mộ tài năng nghệ thuật của Hòa Thượng Hóa Chủ Thích Quảng Thanh. Ni sư Giới Hương hát bài “Con đường xưa ta đi” nói về chí nguyện độ sanh và kể chuyện vui trong đạo. Ni Sư Nhật Nhan kể chuyện chim có hai đầu. Ý của Sư Nhật Nhan nói chúng ta dù khác nhau, nhưng phải sống thương yêu vì cùng một thân thể, nên sống “Sanh thuận, tử an”). Sư cô Hoa Tâm kể câu chuyện (liên đới với bài giảng “Vũ trụ” của Ni sư Giới Hương) về việc Đức Phật khuyên đừng tái sanh cõi ta bà vì cõi ta bà nhơ bẩn và con người nhỏ bé nhưng đặc biệt Hòa Thượng Trụ trì rất hảo tướng, trượng phu và cao ráo (mọi người vỗ tay), sau đó sư Hoa Tâm hát vọng cổ cúng dường. Thượng Tọa Tâm Thành hát bài “Những Lời Kinh Thiêng” phỏng theo bài “Những Đồi Hoa Sim” nói lên sự vi diệu nhiệm mầu của những lời kinh Phật, Sư cô Chân Giác ngâm bài thơ tán thán công đức Ban Trai Soạn, và nhiều hợp ca do nhóm Ni và Ban Hợp xướng “Hoa Từ Bi” đóng góp, đặc biệt là hát bài “Dòng Sông Thấp Thoáng Con Thuyền” do Thanh Trí Cao tức Hòa thượng hóa chủ sáng tác và nhạc do Hoàn Quang Huế thực hiện. Hòa thượng Nhật Quang kết thúc chương trình văn nghệ bằng sáu câu vọng cổ bày tỏ lòng tri ân Hòa Thượng hoá chủ và Phật tử chùa Bảo Quang. Âm nhạc và tâm tình của những mẫu chuyện đã giúp cho những người con Phật không kể xuất thế hay tại gia như được gần với nhau trong tình đạo thắm thiết.

Buổi tiệc kết thúc trong sự tiếc nuối luyến tiếc. Hòa thượng hóa chủ đã cám ơn tất cả và ngài hy vọng rằng năm tới (2011) lúc đó chùa Bảo Quang sẽ xây xong, có đường đi kinh hành trang nghiêm và cơ sở sẽ rộng rãi đủ tiện nghi hơn. Năm nay như một thí điểm để xem sinh hoạt an cư, ăn ở, đi lại như thế nào cho phải lẽ. Hy vọng năm tới số lượng tăng ni đông hơn và chương trình tu học sẽ phong phú hơn.

Một tuần lễ an cư tuy không dài nhưng đầy đủ ý nghĩa. Quý chư tăng ni câu hội về để trao đổi kinh nghiệm tu học và rút tỉa kinh nghiệm cho sang năm và nhiều năm tới. Tất cả trời, người, ngũ chúng xuất và tại gia đều hỷ lạc. Chánh điện chùa Bảo Quang vốn đã đẹp, đã sáng, nay càng rực rỡ với những bóng y vàng thánh thoát của chư Tôn đức tăng ni. Thật đúng như lời của Hòa thượng chứng minh đạo sư Thích Chơn Thành đã nói: “Xin đảnh lễ Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Xin đảnh lễ các tổ sư đã khai sáng Đại thừa Phật giáo cho nên chúng ta mới có cuộc hội ngộ an cư kiết hạ này. Mỗi chúng ta là một ngọn đèn nhỏ nhưng tụ hợp lại đây thành một trăm ngọn đèn sáng và làm chánh điện chùa Bảo Quang vốn đã sáng, nay lại càng sáng rỡ hơn. Thật quý hóa thay!”

 

Chùa Bảo Quang, ngày mãn hạ 26/7/2010

Kính tường,

 

Thích Nữ Giới Hương

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập