Những đứa trẻ ở chùa Bồ Đề

Người phụ nữ xuất gia trở thành người mẹ đông con nhất Việt Nam vẫn bền bỉ trên con đường hạnh nguyện của bà. Vẫn có những người như vậy, cuộc đời này thật may mắn thay.
Hơn một lần, tôi được nghe, đọc, xem ở đâu đó về chùa Bồ Đề, ngôi chùa chỉ cách trung tâm Thủ đô một con sông, trong vô vàn ngôi chùa trên địa bàn Hà Nội. Thế nhưng Bồ Đề rất đặc biệt và nổi tiếng, bởi lẽ, ở đó không chỉ có tiếng tụng kinh gõ mõ, mà ở đó còn có tiếng khóc hàng trăm trẻ thơ, và ở đó có những giáo lý nhà Phật rất hiển hiện mà ta có thể sờ, nắm, nhìn và ôm được vào lòng. Những sinh linh trôi dạt Chùa Bồ Đề hơn 20 năm trước nằm trên bờ sông vắng, bốn bề hoang sơ, tệ nạn rình rập bốn phía, một cô gái trẻ xin đến quy y. Sinh ra trong một gia đình mộ đạo với sáu trên bảy anh chị em đều xuất gia tu hành, cô gái ấy giờ đây là sư thầy Thích Đàm Lan, trụ trì chùa Bồ Đề. Không chỉ thế, bà còn nổi tiếng với cương vị là... mẹ của hàng trăm đứa con. Một ngày cách đây gần 20 năm, người phụ nữ tu hành bỗng dưng được những người xa lạ mang đến và "ấn" vào tay bà một đứa trẻ sơ sinh, rốn chưa rụng, mặt mũi sưng vù kiến đốt, tím tái vì bị bỏ rơi giữa đêm ngoài đường. Bà cùng nhà chùa đưa đứa trẻ đi cấp cứu, chắt chiu từng thìa sữa (khi đó chỉ là sữa đặc Ông Thọ) khe khẽ rót vào miệng đứa trẻ. 'Sự nghiệp' cưu mang nuôi nấng trẻ bị bỏ rơi của bà bắt đầu như thế. Giờ đây, đứa trẻ ấy đã là người phụ nữ trưởng thành, "bé" đã xây dựng gia đình riêng và thi thoảng vẫn góp sức cùng người mẹ tu hành chăm sóc hàng trăm đứa em cùng cảnh ngộ. Ngày lại ngày, những mảnh đời bơ vơ, những sinh linh bé bỏng lần lượt - bằng cách này hay cách khác - tìm đến núp dưới sự chở che của sư thầy. Hiện nay, "biên chế" chính thức của chùa có 98 em nhỏ, hơn 10 người già neo đơn cùng chia sẻ, neo đậu vào cuộc đời dưới mái nhà Đức Phật. "Suốt gần 20 năm, 150 đứa trẻ đã lần lượt đến nương tựa nơi này. Cách chúng đến với tôi dường như rất giống nhau, có những trường hợp khắc sâu vào lòng tôi những nỗi xót xa". "Nhiều trường hợp, có em tàn tật bị cha mẹ bỏ, hoặc những em sinh viên chẳng may nhỡ nhàng cũng mang con đến bỏ, cha mẹ bị nhiễm HIV cũng bỏ, hoặc những phụ nữ lang thang ngoài đường bị cưỡng hiếp có thai rồi cũng đến đây bỏ con. Có đủ loại đối tượng".
![]() |
Sư thầy Thích Đàm Lan và bé Quỳnh Anh, Ảnh Đoàn Bảo Châu |
Có em bé vừa mới sinh bị vứt ở chợ Liễu Giai - Đội Cấn, mặt mũi tái vì lạnh và đói, mặt mũi sưng phù vì kiến đốt nằm lịm được một người bán nước phát hiện mang đến chùa Bồ Đề. Nhiều em ở hoàn cảnh tương tự "bé như con chuột con, nhũn nhèo tím tái, cuống rốn chưa rụng". Có bé được đưa đến đặt ở vườn tháp chùa giữa đêm đông, được quấn lớp chăn mỏng. Người đặt em buộc thêm một con gà ở cạnh, con gà giãy dụa đập cánh, các sư thầy ra xem phát hiện em bé sơ sinh rét cóng. Em bé đến chùa gần đây nhất chừng 4 ngày tuổi, được ai đó đặt ở cổng chùa.
Một bé trai khác được ba tháng tuổi, bố nghiện định bán con lấy 8 triệu đồng. Một người hàng xóm tốt bụng nhân lúc gã nghiện không để ý đã lén bế đứa trẻ đến giao cho các thầy chùa. Khi đứa trẻ lên 8 tuổi, mẹ cháu bé đột ngột xuất hiện. Suốt thời gian trước đó, chị phải thụ án tù vì buôn bán ma túy. Những ngày đầu, người phụ nữ chỉ dám đứng lặng lẽ một góc, chứa chan nước mắt dõi theo con. Được vài ngày, người mẹ tiếp cận được con và xin chùa ở lại hai tháng rồi xin phép nhà chùa bế con đi. Sáu tháng sau, cô đưa con trở lại, năn nỉ nhà chùa nhận lại cháu Thắng (con chị ta) vì công việc làm ăn đổ vỡ. Những lần qua lại chùa đã giúp chị chắp mối lương duyên cùng cha của hai em bé cũng đang sống trong chùa. Trường hợp khác, cô bé Quỳnh Anh 4 tuổi. Nhìn em bé xinh xắn dễ thương, ít ai tưởng tượng cô bé gặp cảnh ngộ không giống ai: Mẹ bé còn sống, chỉ cách bé con sông Hồng. Người đàn bà lỡ làng với người đàn ông của chị ta, kết quả là Quỳnh Anh ra đời trong sự bạc bẽo của cha. Mẹ bé bế con đến để ở cổng chùa, được nhà chùa mang về nuôi nấng. Một thời gian sau, người mẹ tội lội gọi điện cho sư thầy Thích Đàm Lan kể tả chi tiết về đứa trẻ, về những đồ vật chị ta để cùng và tha thiết xin nhà chùa cho phép đón con về nuôi dưỡng. Khi ở với người đàn ông thứ hai, sợ con gái làm ảnh hưởng hạnh phúc riêng, người đàn bà nhẫn tâm lại đem núm ruột của mình đến giao cho nhà chùa. Tệ hơn, chị ta dặn dò nhà chùa nếu chồng mới của chị hỏi, hãy nói đứa trẻ đã chết, đang được để bát hương ở chùa Bồ Đề. Quỳnh Anh nay đã 4 tuổi, được mẹ đến thăm một lần duy nhất. Một kẻ "máu lạnh" khác cũng lỡ mang thai, được nhà chùa nuôi nấng chăm sóc khi sinh nở. Khi mẹ con cứng cáp, chị ta bế con về, nhưng sau đó bán đứa trẻ lấy 2 triệu đồng rồi dùng số tiền đó... ăn lẩu cùng mấy người bạn. Những câu chuyện qua giọng kể trầm buồn của nhà tu hành khiến người nghe không khỏi xót xa. Ngay dưới mái chùa, dưới bàn tay Phật là những kẻ đánh rơi hết phần NGƯỜI. Trên đời có người sinh ra đã là vua, người khác sinh ra đã là tỷ phú, và cũng có những sinh linh vừa ra đời đã bị chính người sinh thành vứt bỏ. Thật đau xót!
![]() |
Nụ cười hồn nhiên, Ảnh Đoàn Bảo Châu |
Việc có thể làm, sao phải đợi kiếp sau? "Vừa cho các em đi học, chi phí hàng ngày, viện phí ốm đau rất lớn, có 47 em bé sơ sinh, em bé nhất là 4 ngày, cách 10 ngày có 4 em vào, có em nhìn thấy bệnh down, có em cơ hội nhiễm HIV, có em rất xinh, có em từ lúc mẹ sinh ra mắt đã bị nhiễm trùng phải đưa bệnh viện, không cấp cứu nhanh thì mù..." Bằng giọng nhẹ nhàng, từ tốn, vẻ mặt hồn hậu, sư thầy chia sẻ những lo toan hàng ngày cho hàng trăm đứa trẻ, gánh nặng mà chỉ những trái tim Phật mới gồng gánh nổi. "Trong ngàn lý do, thì có lý do tôi nhìn thấy được hình tượng của đức Phật, mà hơn nữa tôi thấy ở bản thân tôi, thì tôi cũng nguyện rằng là Đức Phật như vậy, Ngài đã hạnh nguyện rồi, Ngài thành Phật rồi Ngài vẫn phải trở về mà làm cái hạnh nguyện. Tôi nghĩ, cớ sao mà phải để kiếp sau mới làm. Ngay trên cõi đời này đã có hạnh nguyện thì mình làm luôn. Con nguyện kiếp sau đâu còn có thể làm". May thay, trên đời vẫn có những tấm lòng, và sư thầy không đơn độc. Cuộc sống của 98 em bé, mười mấy cụ già neo đơn và các thầy chùa phụ thuộc hoàn toàn vào sự hảo tâm của con người. Những doanh nhân làm ăn tốt hàng năm tài trợ cho chùa. Các phật tử đóng góp khi đồng tiền, lúc bát gạo. Hàng tuần, các anh chị sinh viên tranh thủ ngày nghỉ vào chăm sóc bế ẵm, bù đắp cho các em những vòng tay ấm áp, và cả những người nước ngoài tình nguyện đến dạy học cho lũ trẻ. "Ai đến nhìn những cảnh này cũng thấy ái ngại, nhờ bà con nhân dân mỗi người có lòng hảo tâm thì đến gom góp để các bé có cuộc sống tương đối tươm tất. Tất cả trẻ con trong chùa đến tuổi đều được đi học. Tuy không có chính sách đãi ngộ đặc biệt nào từ ngành giáo dục, nhưng nhà chùa vẫn cố gắng để các cháu theo kịp chúng bạn, không để các con cảm thấy tủi thân, thiệt thòi", sư thầy nói, không giấu vẻ tự hào. Người phụ nữ xuất gia trở thành người mẹ đông con nhất Việt Nam vẫn bền bỉ trên con đường hạnh nguyện của bà. Vẫn có những người như vậy, cuộc đời này thật may mắn thay. *** Phật ở đâu xa Những hình ảnh, những câu chuyện, những em bé khóc cười hồn nhiên trong những căn phòng chật chội nóng bức cứ ám ảnh tôi mãi không thôi. Vài ngày sau cuộc trò chuyện, tôi trở lại thăm chùa, lại có thêm hai em bé được đưa đến. Sư thầy vẫn vậy, nụ cười tươi hồn hậu, chỉ có nỗi lo sự quá tải đang là làm khổ lũ trẻ. Những ngày hè nóng nhất đang đến. Suốt đường về tôi cứ nghĩ câu nói của sư thầy: "Việc có thể làm sao đợi kiếp sau?". Trước đây tôi vẫn nghĩ những giáo lý nhà Phật thật cao siêu và trừu tượng, nhưng giờ đây tôi cảm nhận một điều rất rõ: hóa ra mọi giáo lý cuối cùng là để con người hướng tới cái thiện, nghĩ điều thiện và làm việc thiện. Một nghìn lời nói hay không bằng một hành động dù nhỏ. Tâm Phật ở đâu xa, đôi khi nó hiển hiện ở chính một vật cụ thể: một chiếc máy điều hòa giữa ngày hè oi nồng chẳng hạn. Ngày mai, nhất định tôi sẽ làm điều gì đó...
Theo: tuanvietnam.net
98 đứa trẻ và 25 cô bảo mẫu sống...
...trong 7 căn phòng chật hẹp
Giấc ngủ hồn nhiên
Đứa trẻ bị tật bẩm sinh được nhà chùa đưa đi phẫu thuật
Bé sơ sinh hơn 10 ngày tuổi bị vứt bỏ trước cổng chùa
Bàn tay nhỏ xíu bằng một ngón tay của cô bảo mẫu. Ảnh: Đoàn Bảo Châu
- Phật hóa gia đình Tâm Hòa
- Phật Pháp Vào Chốn Lao Tù Tiểu lục Thần Phong
- Sanskrit và Phật Giáo Thích Nữ Tịnh Quang
- Ba con đường đan xen dẫn đến hòa bình bền vững Bạch X. Phẻ – W. Edward Bureau
- Nghiên cứu tình trạng Phật Giáo Việt Nam trong giai đoạn chống xâm lăng Lê Mạnh Thát
- Quan Điểm Vể Phụ Nữ Trong Phật Giáo Phước Tâm lược dịch
- Thương quá “Đội quân áo vàng” Tiểu Bình
- Truyện Kiều Nguyễn Du với tết Thanh Minh Huệ Ngọc
- Năng đoạn kim cương và câu chuyện về nhà sư doanh nhân Ngọc Ninh
- Đạo Đức Tình Dục Phật Giáo Tuệ Uyển chuyển ngữ
- Càng ít sử dụng quyền lực thì quyền lực càng lớn Hoàng Ngọc Hiến
- Những Lợi Lạc Của Việc Tạo Lập và Chiêm Bái Các Linh Vật Lama Zopa Rinpoche, Thanh Liên dịch Việt
- Những Điều Trích Dẫn...! (Hay: Nhân Sinh Quan Và Vũ Trụ Quan Trong Đạo Phật) Nguyên Thảo
- Cuộc đời của một "Thầy Tu Làm Biếng" By Arnie Kotler, Tuệ Uyển chuyển ngữ
- Chân lý Phật giáo và văn hóa xã hội nhân văn Giảng sư Thích Huệ Đăng, Trích từ tham luận tại Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba, diễn ra từ ngày 4 tới ngày 7/12/2008 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội. An ninh thế giới cuối tháng
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất

![]() |
Đạo Đức Tình Dục Phật Giáo 21/02/2010 07:23:00 |
![]() |
Cuộc đời của một "Thầy Tu Làm Biếng" 08/02/2010 06:08:00 |
![]() |
Năng đoạn kim cương và câu chuyện về nhà sư doanh nhân 13/03/2010 10:16:00 |
![]() |
Những đứa trẻ ở chùa Bồ Đề 13/06/2010 21:06:00 |
![]() |
Truyện Kiều Nguyễn Du với tết Thanh Minh 07/04/2010 12:11:00 |
![]() |
Quan Điểm Vể Phụ Nữ Trong Phật Giáo 11/05/2010 07:26:00 |

Da kinh bach cac quy Thay, cac quy Su Co o tai chua Bo DDe, Ha Noi. Con vo cung xuc ddong va that cam kinh truoc tam long Tu Bi quang ddai, bai ai cua Su Thay Thich DDam Lan cung nhu cac vi an nhan sau khi ddoc qua bai viet nay. Qua that Su Thay Thich DDam Lan ddung la mot vi Bo Tat song...
That la mot duyen lanh dda cho con dduoc ddoc bai viet nay, tuy co hoi muon (vi bai viet nay dda dduoc ddang len website dda hon 1 nam roi nhung nay con moi co duyen dduoc mot nguoi ban goi dden cho con ddoc). Con xin dduoc chia se noi bat hanh nay cua cac em, bang cach xin dduoc ddong gop mot it tai vat nho cua con vao cong viec nuoi day cac em hang thang ke tu nay... Vay, con xin quy thay hoac quy vi chu website, vui long chi giup cho con biet, bang phuong tien gi dde con co the lien lac dduoc voi chua Bo DDe dde goi ve chut it tien giup ddo Su Thay nuoi day cac em. Chan thanh cam on quy Su thay va quy chu website. Kinh chuc quy Su Thay luon dduoc nhieu suc khoe va than tam thuong an lac.
Nam Mo A Di DDa Phat,
Nam Mo Hoan Hi Tang Bo Tat Ma Ha Tat.
Kinh thu,
Nghiem Kim (in Seattle, WA. USA)
da thua con coi nhung hinh anh cua tat ca dua be that la dang thuong nho su cham soc cua ni co xuat gia tu hanh mang tham tu bi dem tham long minh de cuu vot nhung dua tre so sinh do co duoc mot noi an cu lac nghiep o sao long tu bi do nhu mot nguoi me day tinh thuong de che cho nhung nguoi con vo hanh tran day biet bao thoi cho con xin ngung lai day chung con va gia dinh cau chuc ni co tran day suc khoe va song lau ben dang con tre tho au ,luc nao chung con ranh roi se ve tham cac thay quy ni co noi chuyen lau dai hon
Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)