Truyện Kiều Nguyễn Du với tết Thanh Minh

Tiết Thanh Minh là một khái niệm trong công tác lập lịch của các nước phương Đông chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa cổ đại. Là một trong số hai mươi tư tiết khí của các lịch Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên.
1.- Tết Thanh Minh:
Tiết Thanh Minh là một khái niệm trong công tác lập lịch của các nước phương Đông chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa cổ đại. Là một trong số hai mươi tư tiết khí của các lịch Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên.
Lịch của Trung Quốc, cũng như Việt Nam cổ đại, bị nhiều người lầm tưởng là âm lịch thuần túy nên rất nhiều người cho rằng nó được tính theo chu kỳ của Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. Trên thực tế lịch Trung Quốc cổ đại là một loại âm dương lịch nên nếu giải thích theo thuật ngữ của lịch hiện đại ngày nay (lịch Gregory) thì nó được tính theo vị trí của Trái Đất trong chu kỳ chuyển động trên quỹ đạo của mình xung quanh Mặt Trời. Nếu tính điểm xuân phân là gốc (kinh độ Mặt Trời bằng 0°) thì điểm diễn ra hay bắt đầu tiết Thanh minh là kinh độ Mặt Trời bằng 15°. Do vậy, tiết Thanh minh thực tế được tính theo cách tính của dương lịch hiện đại và nó thông thường bắt đầu vào ngày 4 hoặc 5 tháng 4 dương lịch tùy theo từng năm.
Theo quy ước, tiết thanh minh là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 4 hay 5 tháng 4 khi kết thúc tiết xuân phân và kết thúc vào khoảng ngày 20 hay 21 tháng 4 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết cốc vũ bắt đầu.
2.- TRUYỆN KIỀU NGUYỄN DU – TẾT THANH MINH:
Truyện Kiều là tên gọi phổ biến tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh (chữ Hán: 斷腸新聲) của đại thi hào Nguyễn Du. Tác phẩm này đã đưa Nguyễn Du lên hàng danh nhân văn hoá thế giới. Theo Đại Nam chính biên liệt truyện, truyện được viết ra sau khi ông đi sứ nhà Thanh về và theo lời truyền thì Phạm Quý Thích đã cho khắc in vào khoảng từ năm 1820 đến năm 1825. Bản khắc in đó nay không còn nữa. Tác phẩm này được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát. Nội dung của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Hiện nay, ở Việt Nam lưu truyền một số dị bản của tác phẩm này. Bản nôm cổ nhất còn lưu giữ là bản "Liễu Văn Đường" khắc in năm Tự Đức thứ 19 (1866), mới phát hiện ở tỉnh Nghệ An
Nếu tính tiết Đông chí là gốc thì tiết Thanh Minh cách tiết này khoảng 105 ngày, còn nếu tính tiết Lập xuân là gốc thì Thanh Minh cách tiết này khoảng 60 ngày. Tính theo âm lịch, nó rơi vào khoảng từ sớm nhất là giữa tháng Mão (tháng Hai) đến muộn nhất là giữa tháng Thìn (Tháng Ba). Cho nên, Nguyễn Du trong Truyện Kiều có câu:
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Thanh minh trong tiết tháng Ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh
Tết Thanh Minh diễn ra vào ngày tiết Thanh Minh. Tại Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao thì tết này là một ngày quốc lễ. Còn ở các khu vực khác ở Đông Á thì không. Nói đến Tết Thanh Minh thì bao giờ người ta cũng nghĩ đến lễ tảo mộ và hội đạp thanh.
Năm nay Canh Dần – 2010, Tết Thanh Minh vào ngày 21 tháng 2 năm Canh Dần (tức ngày 05.4.2010).
Nhân ngày Thanh Minh, người dân các nước có nền văn hóa tương đồng và chịu ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa đều có tục đi tảo mộ gia tiên và làm lễ cúng gia tiên sau cuộc tảo mộ.
Công việc chính của tảo mộ là sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên cho được sạch sẽ. Nhân ngày Thanh Minh, người ta mang theo xẻng, cuốc để đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, dẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ cũng như tránh không để cho các loài động vật hoang dã như rắn, chuột đào hang, làm tổ mà theo suy nghĩ của họ là có thể phạm tới linh hồn người đã khuất. Đó là ngày xưa, còn bây giờ, mộ được xây đẹp, ốp đá, nên người đi tảo mộ không phải mang theo cuốc, xẻng và ở nghĩa trang sẵn sàng có những người phục vụ việc tảo mộ. Vì thế người đi tảo mộ chi tiền là xong. Sau đó, con cháu thắp ba nén hương, đốt vàng mã (ngày nay Phật tử đã bỏ tục đốt vàng mã) đặt thêm bó hoa cho linh hồn người đã khuất. Trong ngày Thanh Minh, khu nghĩa địa trở nên đông đúc và nhộn nhịp. Các cụ già thì lo khấn vái tổ tiên nơi phần mộ. Trẻ em cũng được theo cha mẹ hay ông bà đi tảo mộ, trước là để biết dần những ngôi mộ của gia tiên, sau là để tập cho chúng sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ. Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này (có thể sớm hơn một, hai ngày vì nhiều lý do khác nhau) để tảo mộ gia tiên và sum họp với gia đình. Bên cạnh những ngôi mộ được trông nom, chăm sóc cẩn thận, còn có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng. Những người đi viếng mộ thường cũng cắm cho các ngôi mộ này một nén hương.
Trước đây, do ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, nam nữ thanh niên nhân dịp Tết Thanh Minh đi du xuân nên mới có tên là hội đạp thanh (tức giẫm lên cỏ). Ngày nay, ở Việt Nam lễ hội này không còn, nhưng ở Trung Quốc thì một vài nơi vẫn còn duy trì .
- Phật hóa gia đình Tâm Hòa
- Phật Pháp Vào Chốn Lao Tù Tiểu lục Thần Phong
- Sanskrit và Phật Giáo Thích Nữ Tịnh Quang
- Ba con đường đan xen dẫn đến hòa bình bền vững Bạch X. Phẻ – W. Edward Bureau
- Nghiên cứu tình trạng Phật Giáo Việt Nam trong giai đoạn chống xâm lăng Lê Mạnh Thát
- Năng đoạn kim cương và câu chuyện về nhà sư doanh nhân Ngọc Ninh
- Đạo Đức Tình Dục Phật Giáo Tuệ Uyển chuyển ngữ
- Càng ít sử dụng quyền lực thì quyền lực càng lớn Hoàng Ngọc Hiến
- Những Lợi Lạc Của Việc Tạo Lập và Chiêm Bái Các Linh Vật Lama Zopa Rinpoche, Thanh Liên dịch Việt
- Những Điều Trích Dẫn...! (Hay: Nhân Sinh Quan Và Vũ Trụ Quan Trong Đạo Phật) Nguyên Thảo
- Cuộc đời của một "Thầy Tu Làm Biếng" By Arnie Kotler, Tuệ Uyển chuyển ngữ
- Chân lý Phật giáo và văn hóa xã hội nhân văn Giảng sư Thích Huệ Đăng, Trích từ tham luận tại Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba, diễn ra từ ngày 4 tới ngày 7/12/2008 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội. An ninh thế giới cuối tháng
- Nghe Phật dạy về tình yêu Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
- Đốt Vàng Mã Một Thói Tục Mê Tín Cần Hủy Bỏ Hoàng Liên Tâm
- Nguyên nhân tục đốt vàng mã HT. Tố Liên – 1952
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất

![]() |
Nghe Phật dạy về tình yêu 17/01/2010 09:45:00 |
![]() |
Đạo Đức Tình Dục Phật Giáo 21/02/2010 07:23:00 |
![]() |
Cuộc đời của một "Thầy Tu Làm Biếng" 08/02/2010 06:08:00 |
![]() |
Năng đoạn kim cương và câu chuyện về nhà sư doanh nhân 13/03/2010 10:16:00 |
![]() |
Đốt Vàng Mã Một Thói Tục Mê Tín Cần Hủy Bỏ 16/01/2010 11:21:00 |
![]() |
Truyện Kiều Nguyễn Du với tết Thanh Minh 07/04/2010 12:11:00 |
![]() |
Nguyên nhân tục đốt vàng mã 16/01/2010 11:16:00 |
![]() |
Những Điều Trích Dẫn...! (Hay: Nhân Sinh Quan Và Vũ Trụ Quan Trong Đạo Phật) 12/02/2010 06:42:00 |
![]() |
Những Lợi Lạc Của Việc Tạo Lập và Chiêm Bái Các Linh Vật 19/02/2010 07:19:00 |

rat thich
vi sao o viet nam lai ko con
no co xau gj dau ma loai tru
trong khi nhung tuc le co hu khac van con
Bài cùng tác giả trên Đạo Phật Ngày Nay:
- Đạo Phật trong đời sống dân tộc.
- Chữ hiếu thời hội nhập.
- Âm nhạc trong Nghi lễ truyền thống Phật giáo.
- Hoãng pháp với thanh thiếu niên v.v...
(Trí Bửu Huệ Ngọc)
Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)