Nỗ lực hàn gắn hạnh phúc gia đình

- Chìa khóa hạnh phúc gia đình
- Chương 1 - Dạy trẻ nên người: Dạy con truyền thông chân thật
- Giúp con chấp nhận bố dượng
- Truyền thông hạnh phúc
- Đừng mặc cảm khi sinh con bệnh tật
- Khi con bỏ nhà đi bụi
- Giúp trẻ vượt qua thói tham ăn và ít kỷ
- Giúp con vượt qua kì thi đại học
- Để thi cử không còn là nỗi ám ảnh
- Dạy con tuổi teen
- Chương 2 - Quan hệ vợ chồng: Chồng có nên lập quỹ đen?
- Có nên tái hôn sau ly hôn?
- Hàn gắn vợ chồng sau ly thân
- Tại sao phải cắn răng chịu đựng trong tủi nhục?
- Làm gì khi chồng đi sớm về muộn?
- Quan hệ giới tính trong lúc mang thai
- Làm gì khi bị vợ "cắm sừng"?
- Khi người chồng phản bội quay về
- Chồng ngoại tình khi vợ mới sinh con
- Nhận con chồng làm con nuôi
- Thai phụ làm đẹp có ảnh hưởng đến cá tính của thai nhi?
- Tuyệt vọng khi bị chồng bạo hành trong lúc mang thai
- Lãng mạn chỉ là chất phụ gia của tình yêu
- Khổ vì vợ nghiện mua sắm
- Chương 3 - Đại gia đình: Để vui vẻ và hạnh phúc với mẹ chồng
- Phải chăng “họa vô đơn chí” là số phận?
- Chồng đòi lấy vợ bé để có con nối dõi
- Chọn hôn nhân hay sự nghiệp?
- Ứng xử cao thượng với mẹ chồng
- Nỗ lực hàn gắn hạnh phúc gia đình
- Khi chồng muốn có thêm một đứa con trai
- Đừng biến quan điểm khác nhau thành mâu thuẫn
- Khéo truyền thông để giúp người thân thay đổi tích cực
- Hôn nhân không tình yêu: nỗi đau khôn tả
- Giúp chồng vượt qua thói quen dựa dẫm vào bố mẹ
- Chương 4 - Tín ngưỡng: Đúng và sai - Có hay không chuyện “khắc mạng” trong hôn nhân?
- Giúp vợ từ bỏ mê tín
- Chữ “hiếu” trong đạo Phật
- Tục đốt vàng mã
- Tục kiêng cữ ngày xuân: những điều nên và không nên
- Hãy có cái nhìn độ lượng và minh triết
- Thờ thần tài có mang đến nhiều may mắn?
- Chương 5 - Chuyển hóa tâm: Khi chồng thất nghiệp và bạo lực
- Giúp chồng vượt qua thói cờ bạc
- Chồng trở thành người hoàn toàn khác khi say rượu
- Giúp chồng vượt qua thói gia trưởng
- Khuyên người thân bỏ nghiệp cờ bạc
- Chữ “tâm” trong kinh doanh
- Tự ái sai lầm là tự sát
- Giúp người yêu vượt qua mặc cảm thất bại và bệnh tật
- Thói “hoạn thư” có thể giết chết tình yêu và hôn nhân
- Chuyện thị phi chốn công sở
- Vượt qua nỗi buồn trong tình yêu và cuộc sống
- Lời nhận xét
Bạch Thầy, vợ chồng con lấy nhau được 15 năm và có một cháu gái năm nay 12 tuổi. Chúng con ở chung với gia đình nhà chồng nhưng bố mẹ chồng không hợp cả hai vợ chồng con nên thường xuyên có xích mích. Sau một thời gian sống cùng, ông bà đề nghị ngăn đôi nhà và ăn riêng. Lúc ấy, con đã phản đối cực lực chuyện đó nhưng bố mẹ chồng và cả chồng con cứ nhất quyết làm như vậy. Cuộc sống của chúng con trôi đi yên ả không có vấn đề gì lớn. Bỗng cách đây vài tháng, chồng con thường xuyên đi qua đêm vào dịp cuối tuần không về nhà (anh ấy nói là đi làm ở tỉnh xa), nhưng điều đáng nói là từ chỗ rất thương yêu và chăm sóc con, con muốn gì anh ấy cũng chiều thì giờ đây chồng con quay ngoắt 180 độ: Liên tục nói xấu con với họ hàng bên ngoại nào là con không hiếu đễ với bố mẹ anh ấy, và những chuyện vụn vặt khác trong cuộc sống mà con không bao giờ ngờ tới như lời ăn tiếng nói, nấu cơm, đổ rác… Con đã nói với chồng con là từ trước em đã không đồng ý chuyện ngăn nhà với bố mẹ, nên giờ hai vợ chồng sẽ nói chuyện với ông bà để phá vách ngăn, sửa lại nhà cửa. Nhưng con có linh cảm rằng cốt lõi của vấn đề không ở đó, chuyện với ông bà chỉ là cái cớ, con nghi ngờ chồng con có người đàn bà khác và cứ cuối tuần lại đi qua đêm với cô ta. Con phải làm thế nào đây, mong Thầy hãy chỉ cho con con đường sáng. Con cảm ơn Thầy nhiều!
Hoàng Thị Bạch Mai, TP. Hồ Chí Minh
Đọc những dòng tâm sự của chị, tôi thấy “cốt lõi của vấn đề” của chị không nằm ở chỗ chị “có linh cảm” rằng chồng chị “có người đàn bà khác” hay không, vì đó không phải là bằng chứng, mà là những việc chị hoài nghi đó có sự thật hay không? Theo tôi, vấn đề mà chị cần lưu tâm tìm hiểu, nghiên cứu giải pháp bao gồm việc xác định nguyên nhân qua đêm của chồng chị và nỗ lực hàn gắn với cha mẹ chồng để tái xây dựng lại hạnh phúc gia đình, nhờ đó, cha mẹ chồng chị có thể sống an vui ở tuổi xế chiều và vợ chồng chị ngày càng hạnh phúc hơn.
Về việc chồng thường xuyên qua đêm cuối tuần
Trong thời đại truyền thông và kỹ thuật số này không quá khó khăn để có thông tin chính xác rằng chồng chị thường xuyên qua đêm cuối tuần là vì lý do công tác hay là đây “chỉ là cái cớ” để qua đêm với “người đàn bà” khác. Để xác định, chị có thể đến gặp lãnh đạo của công ty mà chồng chị đang làm để kiểm chứng thông tin.
Dĩ nhiên, khi thu thập thông tin, chị nên khéo léo để chồng không cảm thấy bị vợ theo dõi, làm ồn ào ở cơ quan. Thông thường, khi cơ quan phân công việc cho nhân viên thì có giấy phân công, lịch làm việc, nội dung công việc, tiền trợ cấp công tác, các biên lai (khách sạn, ăn uống) để thanh toán tiền với cơ quan,... Nếu cơ quan của anh ấy trả lời là anh ấy thường xuyên đi công tác thật thì chị không nên tiếp tục hoài nghi anh ấy viện cớ, vì sự hoài nghi sẽ giết chết tình yêu vợ chồng, nhất là vợ chồng chị đang trải qua những căng thẳng với cha mẹ chồng.
Nếu cơ quan của chồng chị xác định rằng việc anh ấy thường xuyên qua đêm cuối tuần là vì được điều đi công tác là thông tin “không có cơ sở” thì rõ ràng anh ấy có “vấn đề” như chị chia sẻ.
Ngay cả trong tình huống đi công tác thật, chị cũng có thể kiểm tra để biết rằng ngoài mục đích chính thức này chồng chị có bóng hồng nào khác ở nơi đến công tác không. Trong thời gian chồng chị đi công tác ở tỉnh xa, chị khó liên lạc được với chồng, thì chị nên khéo tìm hiểu để phòng hờ những bất trắc có thể xảy ra. Chẳng hạn, chồng chị lúc nào cũng đưa ra lý do bận họp, bận tiếp khách, bận làm việc riêng, điện thoại không liên lạc được, điện thoại bị hư, điện thoại không reo, để điện thoại trong phòng đang khi công tác ở bên ngoài, khi nhận điện thoại thì nói năng lạu quạu rồi đột ngột cúp máy như sợ ai đó ở cạnh bên nghe thấy,... thì có thể hiểu đây là những biểu hiện cho thấy chồng chị đang có “vấn đề”.
Trong tình huống chồng chị có “vấn đề” thì chị nên ứng xử khôn ngoan, cao thượng, rộng lượng, không chấp quá khứ của chồng, đồng thời, khéo léo giúp chồng từ bỏ thói trăng hoa, vốn có thể phá vỡ hạnh phúc gia đình mà vợ chồng chị đã cùng nhau vun đắp.
Nếu sau khi kiểm chứng, chồng chị không có vấn đề gì như chị đã tưởng tượng ra thì chị không nên kéo dài tâm trạng lo lắng, hoài nghi chồng vì như thế sẽ làm cho tình cảm hai người trở nên căng thẳng một cách vô ích. Lúc đó, chị nên dành thời gian tháo mở mâu thuẫn với cha mẹ chồng.
Giải quyết mâu thuẫn với cha mẹ chồng
Làm dâu trong nhà cha mẹ chồng mà vợ chồng chị không hợp với cha mẹ chồng thì khó mà hạnh phúc trong mái nhà “tam đại đồng đường”. Từ việc không hợp tính cách của nhau dẫn đến tình trạng “thường xuyên có xích mích” đến độ cha mẹ chồng quyết định “ngăn đôi nhà và ăn riêng”, theo tôi, vấn đề ngày càng trở nên phức tạp. Tình trạng chồng chị “quay ngoắt 180 độ” về vấn đề này và đổ lỗi chị “không hiếu đễ với bố mẹ” chồng là một ví dụ điển hình.
Khi gốc rễ bất hòa trong gia đình chưa được giải quyết dứt điểm, cái gọi là “không có vấn đề gì lớn” chỉ cần một tác động nhỏ, từ bên trong hay từ bên ngoài, cũng làm cho vấn đề không thể “trôi đi yên ả”. Có lẽ, cách “phản đối cực lực” của chị về vấn đề “ngăn đôi nhà và ăn riêng” giữa cha mẹ chồng và vợ chồng chị đã chưa đủ “độ chín” của sự khéo léo cần thiết để vấn đề mâu thuẫn trong gia đình được lắng dịu và kết thúc. Hai thế giới trong một gia đình thì khó mà sống hạnh phúc được.
Tôi đồng ý với chị về kế hoạch thương thảo với cha mẹ chồng “phá vách ngăn, sửa lại nhà cửa”. Để nỗ lực này được thành công, trước nhất, chị nên chăm sóc cha mẹ chồng như cha mẹ ruột, lo cơm nước, giặt giũ áo quần, chăm sóc sức khỏe, thực tâm mang đến hạnh phúc cho cha mẹ chồng. Có thể khi chị mới nỗ lực làm việc này, cha mẹ chồng, do vẫn còn hờn dỗi, nên mặt nóng mặt lạnh để thử lòng chị. Chị hãy thực tập kiên nhẫn với mục đích làm thế nào để trong mắt của cha mẹ chồng, chị được đánh giá là “dâu thảo và vợ hiền”. Khi chị đã thành công trong việc làm cha mẹ chồng thay đổi nhận thức tích cực về chị, lúc ấy, lời thỉnh cầu “phá vách ngăn, sửa lại nhà cửa” mới dễ dàng được cha mẹ chồng đồng ý.
Trước mắt, nếu chị không bất hiếu với cha mẹ chồng thì chị đừng nên bận tâm về những lời “nói xấu” với họ hàng rằng chị “không hiếu đễ với bố mẹ” chồng và các “chuyện vụn vặt” khác, dù người phát ngôn đó là ai. Đó là chưa nói đến tình trạng ‘tam sao thất bản” mà trong hoàn cảnh “lấn cấn” hiện nay của chị, những điều này dễ làm cho người trong cuộc càng rối rắm thêm.
Những việc nhỏ nhặt như “lời ăn tiếng nói, việc nấu cơm, đổ rác” đều có thể dẫn đến tình trạng “ghi điểm” hay “mất điểm” trong mắt cha mẹ chồng và chồng. Do vậy, từ nay trở đi, chị nên lưu ý một số điều sau đây: Thể hiện văn hóa “kính trên nhường dưới” trong gia đình; thực tập nói lời từ ái, lễ phép, khiêm cung, dễ thương; tàm việc gì cũng nghĩ đến mục đích làm cho cả gia đình được hài hòa hạnh phúc. Chị nên tình nguyện nấu cơm, mời cơm, dọn dẹp, đổ rác, giặt giũ, chăm nom cha mẹ chồng. Chị cố gắng làm tất cả việc tốt có thể để làm mới mối quan hệ cha mẹ chồng và nàng dâu. Khi cha mẹ chồng cảm nhận được hạnh phúc đích thực từ sự hiếu đễ của con dâu, các cụ sẽ dễ dàng thay đổi quan điểm với vợ chồng chị. Từ đó, vấn đề “thị phi” về lối sống và ứng xử của chị trong gia đình chồng có thể sớm kết thúc.
Khi niềm hạnh phúc trong gia đình được sưởi ấm lại, mà công lao là từ thiện chí tích cực và nỗ lực khéo léo của chị, tôi nghĩ rằng chồng chị sẽ cảm thấy nhẹ nhõm tinh thần, không còn bị “kẹt” giữa cha mẹ và vợ nữa, anh ấy sẽ ít đi khỏi gia đình, huống hồ là đi “qua đêm cuối tuần” thường xuyên. Khi cảm thấy quá ngột ngạt trong gia đình, một số quý ông có khuynh hướng đi ra ngoài để tìm không khí thoải mái. Có người sa đà vào nhậu nhẹt với bạn bè để quên đi hiện thực, rồi nghiện không gian nhậu và tán dóc. Có người ra phố tìm kiếm và thưởng thức “phở”, dù vẫn biết đắt tiền và không an toàn... Dù động cơ là gì, việc trốn khỏi tổ ấm do cảm giác “ngột ngạt” sẽ làm cho hạnh phúc gia đình ngày càng mất dần. Con cái của anh chị lớn lên trong bối cảnh cha mẹ chúng bất hòa với ông bà nội sẽ càng bị ngột ngạt hơn. Chị hãy nghĩ đến điều này để nỗ lực khôn khéo, nhằm tái lập lại không khí hạnh phúc của gia đình.
***
- Phật hóa gia đình Tâm Hòa
- Phật Pháp Vào Chốn Lao Tù Tiểu lục Thần Phong
- Sanskrit và Phật Giáo Thích Nữ Tịnh Quang
- Ba con đường đan xen dẫn đến hòa bình bền vững Bạch X. Phẻ – W. Edward Bureau
- Nghiên cứu tình trạng Phật Giáo Việt Nam trong giai đoạn chống xâm lăng Lê Mạnh Thát
- Dạy con truyền thông chân thật Thích Nhật Từ
- Chìa khóa hạnh phúc gia đình Thích Nhật Từ
- Vượt qua nổi buồn trong tình yêu và cuộc sống Thích Nhật Từ
- Tương Quan và Biện Chứng Nhị Nguyên Luận Hà Hùng
- Chuyên mục: Phật giáo và tuổi trẻ: Làm Cách Nào Để Hoằng Pháp Cho Thế Hệ Trẻ Hiệu Quả Nhất Thích Nhuận Trí
- Chết và Hấp Hối Theo Truyền Thống Phật Giáo Tây Tạng Ven. Pende Hawter tổng hợp, Thích Nữ Tịnh Quang dịch
- Người Phật tử và truyền thông báo chí Minh Mẫn
- Ðịa vị người đàn bà trong kinh Phật Nguyễn Phúc Bửu Tập
- Chuyện chạy hộ nghèo nhìn từ góc độ “nghèo” Giác Hạnh Hoa
- Chấp Thủ Là Thảm Họa Của Nhân Loại Lama Yeshe, Minh Chánh chuyển ngữ
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Khóa tu và nghi thức Xuất gia gieo duyên
- Từ điển Phật giáo Việt Nam: Các mục từ đã làm xong
- Quy cách phiên dịch và biên tập Tam tạng thánh điển Phật giáo Việt Nam
- Thư mời tham gia biên soạn "Từ điển Phật giáo Việt Nam"
- Từ điển Phật học vần A-Z (2010 mục từ, ngày 02/1/2023)
- Từ điển Phật giáo (50 từ gợi ý trong tổng số 3500 mục từ đã hoàn tất) - Một số mục từ Văn học Phật giáo Việt Nam gợi ý
- Quy cách biên soạn "Từ điển Phật giáo Việt Nam"
- Dự thảo các nhóm biên soạn bộ "Từ điển Phật giáo Việt Nam"
- Bản sắc hóa và quốc tế hóa vị thế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam
- Khái quát Nội dung Kinh Trung Bộ
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)