Khi người chồng phản bội quay về

- Chìa khóa hạnh phúc gia đình
- Chương 1 - Dạy trẻ nên người: Dạy con truyền thông chân thật
- Giúp con chấp nhận bố dượng
- Truyền thông hạnh phúc
- Đừng mặc cảm khi sinh con bệnh tật
- Khi con bỏ nhà đi bụi
- Giúp trẻ vượt qua thói tham ăn và ít kỷ
- Giúp con vượt qua kì thi đại học
- Để thi cử không còn là nỗi ám ảnh
- Dạy con tuổi teen
- Chương 2 - Quan hệ vợ chồng: Chồng có nên lập quỹ đen?
- Có nên tái hôn sau ly hôn?
- Hàn gắn vợ chồng sau ly thân
- Tại sao phải cắn răng chịu đựng trong tủi nhục?
- Làm gì khi chồng đi sớm về muộn?
- Quan hệ giới tính trong lúc mang thai
- Làm gì khi bị vợ "cắm sừng"?
- Khi người chồng phản bội quay về
- Chồng ngoại tình khi vợ mới sinh con
- Nhận con chồng làm con nuôi
- Thai phụ làm đẹp có ảnh hưởng đến cá tính của thai nhi?
- Tuyệt vọng khi bị chồng bạo hành trong lúc mang thai
- Lãng mạn chỉ là chất phụ gia của tình yêu
- Khổ vì vợ nghiện mua sắm
- Chương 3 - Đại gia đình: Để vui vẻ và hạnh phúc với mẹ chồng
- Phải chăng “họa vô đơn chí” là số phận?
- Chồng đòi lấy vợ bé để có con nối dõi
- Chọn hôn nhân hay sự nghiệp?
- Ứng xử cao thượng với mẹ chồng
- Nỗ lực hàn gắn hạnh phúc gia đình
- Khi chồng muốn có thêm một đứa con trai
- Đừng biến quan điểm khác nhau thành mâu thuẫn
- Khéo truyền thông để giúp người thân thay đổi tích cực
- Hôn nhân không tình yêu: nỗi đau khôn tả
- Giúp chồng vượt qua thói quen dựa dẫm vào bố mẹ
- Chương 4 - Tín ngưỡng: Đúng và sai - Có hay không chuyện “khắc mạng” trong hôn nhân?
- Giúp vợ từ bỏ mê tín
- Chữ “hiếu” trong đạo Phật
- Tục đốt vàng mã
- Tục kiêng cữ ngày xuân: những điều nên và không nên
- Hãy có cái nhìn độ lượng và minh triết
- Thờ thần tài có mang đến nhiều may mắn?
- Chương 5 - Chuyển hóa tâm: Khi chồng thất nghiệp và bạo lực
- Giúp chồng vượt qua thói cờ bạc
- Chồng trở thành người hoàn toàn khác khi say rượu
- Giúp chồng vượt qua thói gia trưởng
- Khuyên người thân bỏ nghiệp cờ bạc
- Chữ “tâm” trong kinh doanh
- Tự ái sai lầm là tự sát
- Giúp người yêu vượt qua mặc cảm thất bại và bệnh tật
- Thói “hoạn thư” có thể giết chết tình yêu và hôn nhân
- Chuyện thị phi chốn công sở
- Vượt qua nỗi buồn trong tình yêu và cuộc sống
- Lời nhận xét
Bạch Thầy, trong lòng con có những băn khoăn, day dứt không biết giãi bày cùng ai. Bốn năm trước chồng con đã bỏ gia đình theo một người phụ nữ khác, con một mình nuôi hai bé mà không nhận được bất kỳ sự giúp đỡ nào từ chồng. Con đã cố quên mọi khổ đau để nuôi con khôn lớn nhưng mới đây chồng con mắc bệnh nan y khó qua khỏi, người đàn bà kia sau khi biết đã bỏ đi theo một người đàn ông khác. Nơi sâu thẳm trái tim con vẫn còn yêu người ấy rất nhiều và không nỡ bỏ mặc lúc ốm đau, nhưng nỗi tủi hận vì bị phản bội ngăn không cho con đến gặp chồng cũ. Con không biết phải làm sao, mong Thầy chỉ bày cho con con đường đúng đắn.
Nguyễn Thị Hồng Trinh, Sóc Trăng
Trước nhất, tôi xin chia sẻ nỗi đau với chị, một người phụ nữ đức hạnh nhưng kém may mắn về hạnh phúc gia đình. Qua giãi bày của chị, tôi thấy có sự giằng co giữa tình yêu và tủi hận. Điều này đã tạo ra sự xung đột nội tại làm chị rơi vào tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan”, không nỡ bỏ mặc người chồng cũ phụ bạc nhưng cũng không thể (thực ra là khó) dễ dàng tha thứ và cư xử như một vị Bồ tát. Chị tủi hận là vì trong khi chị chung thủy, dành tất cả tình thương cho chồng thì chồng chị phản bội chị để đi theo người phụ nữ khác. Tủi hận hơn, chị phải một mình nuôi con trong hoàn cảnh khó khăn, lại không nhận được bất kỳ sự giúp đỡ nào từ chồng. Sự tủi hận đó hoàn toàn có thể cảm thông được.
May mắn thay, trong khổ đau và khó khăn chị vẫn đứng vững và vươn lên bằng tình thương dành cho hai con. Chị hãy tiếp tục sống hạnh phúc với sự phấn đấu như chị đã từng trong bốn năm qua. Vẫy tay chào với nỗi đau quá khứ về người chồng cũ phụ tình là nhu cầu quan trọng nhất với chị lúc này. Dù sao, từ nơi sâu thẳm trái tim chị vẫn còn thương yêu anh ấy khiến chị không nỡ bỏ mặc lúc ốm đau người đã từng phản bội chị. Trái tim có nhịp đập và tiếng nói của nó mà đôi lúc lý trí không ngăn cản được nhưng đồng thời cũng khó chiều theo được, khi cơ chế mâu thuẫn nội tại vừa nêu chưa được tháo gỡ. Lý trí không ngăn cản được trái tim là vì chị vẫn còn yêu người ấy. Lý trí không chiều theo trái tim được là vì nỗi tủi hận vẫn còn ngự trị trong cõi lòng của chị. Giải quyết được mâu thuẫn nội tại này sẽ mang đến cho chị sự bình an và hạnh phúc, điều mà tôi tin chắc là chị rất muốn sở hữu nó. Để đi đến giải pháp “chọn trái tim hay chọn lý trí”, chị cần nhìn nhận sâu sắc một số vấn đề sau:
1. Về phương diện nhân quả, chồng chị bỏ gia đình theo một người phụ nữ khác, không có trách nhiệm với hai con là ứng xử bất nghĩa, bất nhân và vô trách nhiệm. Khi anh ấy lâm trọng bệnh, cái chết ngày càng cận kề, người phụ nữ đó xem đây là gánh nặng nên đã bỏ chồng chị đi. Nỗi đau “quả báo nhãn tiền” này làm cho chồng chị đối diện cái chết với quãng đời ngắn ngủi còn lại vừa day dứt, vừa chua xót.
Anh ấy day dứt vì đã nhẫn tâm ruồng bỏ người vợ đảm đang, chung thủy và những đứa con ruột của mình. Anh ấy chua xót là vì khi lâm trọng bệnh, lẽ ra nhận được tình yêu nồng thắm qua sự chăm sóc của người phụ nữ mà anh ấy yêu thương thì anh phải sống trong sự cô độc và cô đơn. Điều này sẽ làm cho những ngày tháng cuối đời của chồng cũ của chị buồn tẻ hơn, cái chết có thể theo đó diễn ra đau đớn hơn, và do vậy, ảnh hưởng đến cảnh giới tái sinh. Nhân quả như bóng theo hình, như âm vang theo tiếng, như cỗ xe đeo bám con vật kéo xe, muốn phủ định cũng không được, muốn vứt bỏ cũng không xong. Rồi đây, người phụ nữ kia cũng phải đối diện với những gì chị ấy đã làm với chị và chồng cũ của chị. Quả xấu đã bắt đầu trổ. Bất hạnh đã có mặt. Chị không phải làm công việc “trả đũa” bởi đây là những tháng ngày chị cần nuôi hạt giống tha thứ bằng từ bi để khơi dậy hạnh phúc từ con tim quặn thắt bởi tủi hận. Ôm hận trong lòng là tự nuôi dưỡng khổ đau. Quý trọng hạnh phúc, chị cần rũ bỏ tủi hận càng sớm càng tốt.
2. Từ sâu thẳm cõi vô thức, sau 4 năm nguội lạnh, tình yêu của chị trỗi dậy với người chồng cũ phụ bạc. Lý do của trái tim thổn thức là, một mặt chị thể hiện tình yêu cao thượng, mặt khác có thể là sự tội nghiệp với người chồng cũ đang nếm mùi bất hạnh do chính anh ta tạo ra. Nếu yếu tố “tội nghiệp” khống chế cảm xúc và hành động của chị, chị sẽ khó vượt qua sự “tủi hận” để đến thăm viếng, chăm sóc (nếu có thể), giúp anh ấy vượt qua nỗi khổ niềm đau cuối đời.
Dù sao anh ấy đã bị người phụ nữ kia rời bỏ. Sự “tội nghiệp anh ấy” của chị cần được nâng lên thành “tình thương”, trước nhất như một người tốt bụng giúp một người lâm bệnh nan y; sau đó, nếu có thể, như một người vợ cũ giúp người chồng cũ bằng thái độ tha thứ cao thượng. Cả hai nghĩa cử này đều có khả năng “trị liệu” vết thương lòng cho cả hai, nhất là giúp anh ấy có cơ hội sám hối, chuyển hóa nhận thức, làm mới cuộc đời. Làm được như thế là chị mang hạnh phúc đến cho anh ấy và cũng có nghĩa là cho chính chị và hai con chung.
Do bệnh nan y, hạnh phúc của anh ấy là được chị thăm và chăm sóc dù không tồn tại lâu, nhưng lại có ý nghĩa chuyển nghiệp. “Ra đi” với tâm trạng hạnh phúc được người đã từng bị anh ấy bội bạc tha thứ sẽ góp phần tạo nên cảnh giới tái sinh tốt.
Là người Phật tử có thực tập chuyển hóa, chị nên “vứt bỏ” tủi hận, thay vào đó là tình thương yêu có chất liệu hỷ xả. Tha thứ không bao giờ là vô nghĩa. Ứng xử cao thượng không bao giờ là sự lỗ lãi. Buông bỏ tủi hận không bao giờ là hèn nhát. Mang tình thương đến cho người chính là tạo dựng hạnh phúc cho mình. Chúc chị sớm giải toả được tâm lý mâu thuẫn, sống cao thượng trong việc mang lại hạnh phúc cho mình và người mình thương.
***
- Phật hóa gia đình Tâm Hòa
- Phật Pháp Vào Chốn Lao Tù Tiểu lục Thần Phong
- Sanskrit và Phật Giáo Thích Nữ Tịnh Quang
- Ba con đường đan xen dẫn đến hòa bình bền vững Bạch X. Phẻ – W. Edward Bureau
- Nghiên cứu tình trạng Phật Giáo Việt Nam trong giai đoạn chống xâm lăng Lê Mạnh Thát
- Dạy con truyền thông chân thật Thích Nhật Từ
- Chìa khóa hạnh phúc gia đình Thích Nhật Từ
- Vượt qua nổi buồn trong tình yêu và cuộc sống Thích Nhật Từ
- Tương Quan và Biện Chứng Nhị Nguyên Luận Hà Hùng
- Chuyên mục: Phật giáo và tuổi trẻ: Làm Cách Nào Để Hoằng Pháp Cho Thế Hệ Trẻ Hiệu Quả Nhất Thích Nhuận Trí
- Chết và Hấp Hối Theo Truyền Thống Phật Giáo Tây Tạng Ven. Pende Hawter tổng hợp, Thích Nữ Tịnh Quang dịch
- Người Phật tử và truyền thông báo chí Minh Mẫn
- Ðịa vị người đàn bà trong kinh Phật Nguyễn Phúc Bửu Tập
- Chuyện chạy hộ nghèo nhìn từ góc độ “nghèo” Giác Hạnh Hoa
- Chấp Thủ Là Thảm Họa Của Nhân Loại Lama Yeshe, Minh Chánh chuyển ngữ
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Khóa tu và nghi thức Xuất gia gieo duyên
- Từ điển Phật giáo Việt Nam: Các mục từ đã làm xong
- Quy cách phiên dịch và biên tập Tam tạng thánh điển Phật giáo Việt Nam
- Thư mời tham gia biên soạn "Từ điển Phật giáo Việt Nam"
- Từ điển Phật học vần A-Z (2010 mục từ, ngày 02/1/2023)
- Từ điển Phật giáo (50 từ gợi ý trong tổng số 3500 mục từ đã hoàn tất) - Một số mục từ Văn học Phật giáo Việt Nam gợi ý
- Quy cách biên soạn "Từ điển Phật giáo Việt Nam"
- Dự thảo các nhóm biên soạn bộ "Từ điển Phật giáo Việt Nam"
- Bản sắc hóa và quốc tế hóa vị thế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam
- Khái quát Nội dung Kinh Trung Bộ
Được quan tâm nhất

![]() |
Chìa khóa hạnh phúc gia đình 29/04/2015 15:07:00 |
![]() |
Vượt qua nổi buồn trong tình yêu và cuộc sống 31/03/2015 16:29:00 |

Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)