Để thi cử không còn là nỗi ám ảnh

- Chìa khóa hạnh phúc gia đình
- Chương 1 - Dạy trẻ nên người: Dạy con truyền thông chân thật
- Giúp con chấp nhận bố dượng
- Truyền thông hạnh phúc
- Đừng mặc cảm khi sinh con bệnh tật
- Khi con bỏ nhà đi bụi
- Giúp trẻ vượt qua thói tham ăn và ít kỷ
- Giúp con vượt qua kì thi đại học
- Để thi cử không còn là nỗi ám ảnh
- Dạy con tuổi teen
- Chương 2 - Quan hệ vợ chồng: Chồng có nên lập quỹ đen?
- Có nên tái hôn sau ly hôn?
- Hàn gắn vợ chồng sau ly thân
- Tại sao phải cắn răng chịu đựng trong tủi nhục?
- Làm gì khi chồng đi sớm về muộn?
- Quan hệ giới tính trong lúc mang thai
- Làm gì khi bị vợ "cắm sừng"?
- Khi người chồng phản bội quay về
- Chồng ngoại tình khi vợ mới sinh con
- Nhận con chồng làm con nuôi
- Thai phụ làm đẹp có ảnh hưởng đến cá tính của thai nhi?
- Tuyệt vọng khi bị chồng bạo hành trong lúc mang thai
- Lãng mạn chỉ là chất phụ gia của tình yêu
- Khổ vì vợ nghiện mua sắm
- Chương 3 - Đại gia đình: Để vui vẻ và hạnh phúc với mẹ chồng
- Phải chăng “họa vô đơn chí” là số phận?
- Chồng đòi lấy vợ bé để có con nối dõi
- Chọn hôn nhân hay sự nghiệp?
- Ứng xử cao thượng với mẹ chồng
- Nỗ lực hàn gắn hạnh phúc gia đình
- Khi chồng muốn có thêm một đứa con trai
- Đừng biến quan điểm khác nhau thành mâu thuẫn
- Khéo truyền thông để giúp người thân thay đổi tích cực
- Hôn nhân không tình yêu: nỗi đau khôn tả
- Giúp chồng vượt qua thói quen dựa dẫm vào bố mẹ
- Chương 4 - Tín ngưỡng: Đúng và sai - Có hay không chuyện “khắc mạng” trong hôn nhân?
- Giúp vợ từ bỏ mê tín
- Chữ “hiếu” trong đạo Phật
- Tục đốt vàng mã
- Tục kiêng cữ ngày xuân: những điều nên và không nên
- Hãy có cái nhìn độ lượng và minh triết
- Thờ thần tài có mang đến nhiều may mắn?
- Chương 5 - Chuyển hóa tâm: Khi chồng thất nghiệp và bạo lực
- Giúp chồng vượt qua thói cờ bạc
- Chồng trở thành người hoàn toàn khác khi say rượu
- Giúp chồng vượt qua thói gia trưởng
- Khuyên người thân bỏ nghiệp cờ bạc
- Chữ “tâm” trong kinh doanh
- Tự ái sai lầm là tự sát
- Giúp người yêu vượt qua mặc cảm thất bại và bệnh tật
- Thói “hoạn thư” có thể giết chết tình yêu và hôn nhân
- Chuyện thị phi chốn công sở
- Vượt qua nỗi buồn trong tình yêu và cuộc sống
- Lời nhận xét
Mùa hè này con trai con cũng thi vào đại học. Được biết Thầy là chuyên gia thường xuyên được Ban hoằng Pháp Giáo hội Phật giáo Việt Nam mời tư vấn trong các chương trình “Tiếp sức mùa thi” cho các bạn trẻ. Thầy có thể cho con trai con cũng như các bạn trẻ chuẩn bị bước vào những kì thi cam go những lời khuyên hữu ích để các bạn ấy (và cả những bậc cha mẹ như chúng con nữa) được tiếp thêm sức lực, ý chí, niềm tin vào mùa thi sắp tới được không ạ? Con trân trọng cảm ơn Thầy!
Hoàng Lan Hoa, TP. Hồ Chí Minh
Để việc học và thi cử có kết quả tốt, trong thời gian ôn thi, ngoài việc đón nhận tình thương, hỗ trợ tinh thần, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, các học sinh và sinh viên cần lưu tâm về cách ôn tập bài vở, điều chỉnh tâm lý, giữ gìn sức khỏe và thư giãn tích cực, như dưới đây:
Ôn tập có phương pháp
Trong mùa thi, thói quen “Học ngày không đủ tranh thủ học đêm”, sẽ dẫn đến hậu quả phũ phàng là “Học thì nhiều nhưng nhớ chẳng bao nhiêu!”. Nguyên nhân tâm lý có thể là do người học bị lực tâm lý, dẫn đến lo lắng nhiều quá. Do quá lo lắng, nhiều học sinh và sinh viên đã “cắm đầu cắm cổ” vào việc học, học “nhồi nhét”, học “ôm đồm”. Sự đè nén quá tải này sẽ dẫn đến tình trạng “trống rỗng” kiến thức đã học được trong bộ não. Năng lực trí nhớ bị suy giảm nghiêm trọng, sẽ không thể giúp người học đạt kết quả trong thi cử.
Trọng tâm của việc ôn tập là làm thế nào để nhớ chính xác và nhớ dai nội dung môn học. Nhồi nhét quá nhiều thông tin vào não trong những ngày trước khi thi sẽ dẫn đến tình trạng khối óc bị bão hòa, không thể nhớ thêm được nữa. Đối với các môn thuộc khoa học nhân văn và xã hội, người học cần tóm tắt và nhớ ý chính, không nên học thuộc lòng từng câu chữ và tất cả chi tiết. Đối với các môn thuộc khoa học tự nhiên, cần thuộc và hiểu các công thức, định lý để có thể giải đáp các bài tập.
Dùng bút marker gạch dưới các ý quan trọng để dễ tập trung vào các ý chính trong bài. Khi xem bài, nhớ đọc bằng mắt và chú tâm để nắm vững các chuyên đề chính, các bài quan trọng, các ý tưởng then chốt. Dùng kiến thức logic để phân tích, tổng hợp và hệ thống toàn bộ môn học, ôn lại những nội dung cần nhớ nhất trước khi đi ngủ.
Tâm lý và sức khỏe mùa thi
Lo lắng, sợ hãi, thiếu tự tin, thiếu tập trung là những tâm lý tiêu cực mà người học nên tránh trong mùa ôn thi. Càng lo lắng việc thi cử càng trở nên căng thẳng, mệt mỏi và quá tải. Như bạn đồng hành của lo lắng, sợ hãi việc không nhớ nội dung học, không làm được bài thi và không đạt điểm tốt trong các kỳ thi sẽ xuất hiện một cách tất yếu. Hai tâm lý tiêu cực này làm cho người học mất dần sự tự tin, rơi vào mặc cảm tự ti, đánh mất sự tập trung cần thiết, đầu óc trở nên rỗng không.
Người học đừng tự gây khó cho bản thân bằng cách đặt ra tiêu chí quá cao, như phải đỗ thủ khoa, đậu xuất sắc trong kỳ thi. Kỳ vọng càng nhiều càng cao, về bản chất, là một áp lực tâm lý. Khi kết quả thi cử không được như mong đợi, nhiều học sinh đã bị rơi vào buồn chán, tuyệt vọng và trầm cảm. Hãy học đều đặn, ôn thi có phương pháp, người học chắc chắn đạt được kết quả tốt trong kì thi. Sau khi đã nỗ lực học, ôn và thi bằng tâm huyết và phương pháp, kết quả thi cử thế nào thì hãy hoan hỷ như thế. Bất mãn chính mình trong tình huống này chỉ biến kết quả không như mong đợi thành một áp lực và khổ đau dây chuyền, vốn là điều không nên.
Thức quá khuya liên tục để “luyện” thi không phải là thói quen tốt. Thức quá khuya, ngủ quá ít sẽ làm cho người học giảm trí nhớ, mơ màng ban ngày, lẫn lộn bài vở, cắm râu ông nọ vào cằm bà kia. Ngủ trước 10 giờ tối, dậy vào lúc 4 giờ sáng để học và ôn thi tốt hơn là ngồi nhồi nhét thâu đêm.
Không sử dụng các thuốc an thần, thuốc ngủ, vì như thế hoạt động của não sẽ bị ức chế, các dữ liệu không thể nạp vào đầu. Khi nằm trên giường, chỉ nhớ đến hơi thở ra vào thật sâu và thư thái, buông bỏ mọi thứ sang một bên, ngay cả những gì vừa được ôn xong. Hít thở thật sâu và nhẹ nhàng để máu được tươi nhuận, nơ-ron thần kinh được kích thích, quá trình trao đổi chất trong cơ thể được tốt. Đây là cách xả stress trước giấc ngủ, để giấc ngủ thật sâu, không bị ác mộng. Sáng dậy, tinh thần được sảng khoái, sức khỏe được phục hồi.
Thư giãn tích cực
Trước khi đi ngủ, người học nên tập thể dục nhẹ trong vòng 15 phút để thư giãn cơ bắp, vượt qua mệt mỏi, không còn căng thẳng. Các động tác vận động toàn thân, chạy bộ, bơi lội, nhảy dây, thể dục thẩm mỹ, tập phất thủ hoặc yoga là những bài tập có khả năng tái tạo sức khỏe tốt. Đảm bảo được sức khỏe trong suốt mùa ôn thi và thi cử, người học sẽ làm bài thi tốt hơn và đỗ đạt cao.
Xả stress bằng xem phim, chơi game, đánh bài, cờ tướng, cá độ, nhảy múa hip hop và “tám” với bạn bè không phải là sự lựa chọn thông minh trong mùa ôn thi. Với các giải trí này thuộc dạng “lợi bất cập hại” này bạn trẻ khó có thể kiềm chế và làm chủ mình, do đó, có thể bị sa đà và mất thời gian cho mục đích phụ, thay vì giữ gìn sức khỏe cho mục đích chính. Bị phân tán tâm trí quá nhiều cho giải trí trong mùa thi là không tốt. Tránh ăn uống tạp nham ngoài phố vì có thể bị trúng thực và tiêu chảy, vốn có thể làm cho thí sinh không thể đủ sức để ôn thi và làm bài thi có hiệu quả.
Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, thuốc lắc, cà phê,... chỉ làm cho thần kinh căng thẳng thêm. Thư giãn đúng cách có khả năng làm cho máu huyết lưu thông, thần kinh êm dịu.
Xả hơi cho não bằng nhạc liệu pháp sẽ giúp tâm được thư lắng. Nhớ đừng nghe nhạc buồn, nhạc rên rỉ, nhạc thất tình, nhạc gào thét, nhạc rock, vì chỉ làm nhức đầu và căng thẳng thêm. Thực tập thiền để xả stress là nghệ thuật tốt nhất để có mùa thi như ý.
Thực tập “thiền đi” giúp ta phục hồi sức nhanh và thư giãn tốt. Đi một cách chậm rãi, nhẹ nhàng, thư thái, sau giờ ăn trưa và ăn tối, để bao tử có thể làm việc tốt hơn, cung cấp năng lực cho não hoạt động tốt hơn. Vừa đi, vừa hít thở không khí trong lành. Khi từng bước thảnh thơi, liên tưởng miệng mình như một hoa sen đang nở, cười thư thái để lòng được an nhiên.
Có mặt ở trung tâm thi trước khoảng 30 phút, đi bách bộ theo phong cách thiền nêu trên để làm quen với không gian của trường thi. Xem phòng thi như nhà mình, xem giám thị như người thân, ta có thể giải phóng cảm giác lo âu và sợ hãi không cần thiết. Khi ở trong phòng thi, nhớ hít thở thật đều đặn. Đừng để cảm giác sợ hãi chi phối. Làm bài xong, nếu còn thời gian, đừng vội nộp bài sớm. Hãy xem lại bài làm thật kỹ, nhờ đó có thể phát hiện các sai sót nếu có. Tập trung với hơi thở thiền sẽ giúp thí sinh giải phóng được cảm giác hồi hộp, lo lắng, căng thẳng. Nhờ hít thở thiền, ta giữ tâm lý thoải mái, bình thản, an nhiên, nhờ đó làm bài thi đạt kết quả tốt hơn.
Khi được các bậc cha mẹ và thầy cô quan tâm, hỗ trợ và hướng dẫn các kỹ năng nêu trên, tôi tin rằng các học sinh và sinh viên sẽ tự tin, học tốt, thi tốt và “vượt vũ môn” trong các kỳ thi một cách nhẹ nhàng và thư thái.
***
- Phật hóa gia đình Tâm Hòa
- Phật Pháp Vào Chốn Lao Tù Tiểu lục Thần Phong
- Sanskrit và Phật Giáo Thích Nữ Tịnh Quang
- Ba con đường đan xen dẫn đến hòa bình bền vững Bạch X. Phẻ – W. Edward Bureau
- Nghiên cứu tình trạng Phật Giáo Việt Nam trong giai đoạn chống xâm lăng Lê Mạnh Thát
- Dạy con truyền thông chân thật Thích Nhật Từ
- Chìa khóa hạnh phúc gia đình Thích Nhật Từ
- Vượt qua nổi buồn trong tình yêu và cuộc sống Thích Nhật Từ
- Tương Quan và Biện Chứng Nhị Nguyên Luận Hà Hùng
- Chuyên mục: Phật giáo và tuổi trẻ: Làm Cách Nào Để Hoằng Pháp Cho Thế Hệ Trẻ Hiệu Quả Nhất Thích Nhuận Trí
- Chết và Hấp Hối Theo Truyền Thống Phật Giáo Tây Tạng Ven. Pende Hawter tổng hợp, Thích Nữ Tịnh Quang dịch
- Người Phật tử và truyền thông báo chí Minh Mẫn
- Ðịa vị người đàn bà trong kinh Phật Nguyễn Phúc Bửu Tập
- Chuyện chạy hộ nghèo nhìn từ góc độ “nghèo” Giác Hạnh Hoa
- Chấp Thủ Là Thảm Họa Của Nhân Loại Lama Yeshe, Minh Chánh chuyển ngữ
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Khóa tu và nghi thức Xuất gia gieo duyên
- Từ điển Phật giáo Việt Nam: Các mục từ đã làm xong
- Quy cách phiên dịch và biên tập Tam tạng thánh điển Phật giáo Việt Nam
- Thư mời tham gia biên soạn "Từ điển Phật giáo Việt Nam"
- Từ điển Phật học vần A-Z (2010 mục từ, ngày 02/1/2023)
- Từ điển Phật giáo (50 từ gợi ý trong tổng số 3500 mục từ đã hoàn tất) - Một số mục từ Văn học Phật giáo Việt Nam gợi ý
- Quy cách biên soạn "Từ điển Phật giáo Việt Nam"
- Dự thảo các nhóm biên soạn bộ "Từ điển Phật giáo Việt Nam"
- Bản sắc hóa và quốc tế hóa vị thế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam
- Khái quát Nội dung Kinh Trung Bộ
Được quan tâm nhất

![]() |
Chìa khóa hạnh phúc gia đình 29/04/2015 15:07:00 |
![]() |
Vượt qua nổi buồn trong tình yêu và cuộc sống 31/03/2015 16:29:00 |

Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)