Chìa khóa hạnh phúc gia đình

- Chìa khóa hạnh phúc gia đình
- Chương 1 - Dạy trẻ nên người: Dạy con truyền thông chân thật
- Giúp con chấp nhận bố dượng
- Truyền thông hạnh phúc
- Đừng mặc cảm khi sinh con bệnh tật
- Khi con bỏ nhà đi bụi
- Giúp trẻ vượt qua thói tham ăn và ít kỷ
- Giúp con vượt qua kì thi đại học
- Để thi cử không còn là nỗi ám ảnh
- Dạy con tuổi teen
- Chương 2 - Quan hệ vợ chồng: Chồng có nên lập quỹ đen?
- Có nên tái hôn sau ly hôn?
- Hàn gắn vợ chồng sau ly thân
- Tại sao phải cắn răng chịu đựng trong tủi nhục?
- Làm gì khi chồng đi sớm về muộn?
- Quan hệ giới tính trong lúc mang thai
- Làm gì khi bị vợ "cắm sừng"?
- Khi người chồng phản bội quay về
- Chồng ngoại tình khi vợ mới sinh con
- Nhận con chồng làm con nuôi
- Thai phụ làm đẹp có ảnh hưởng đến cá tính của thai nhi?
- Tuyệt vọng khi bị chồng bạo hành trong lúc mang thai
- Lãng mạn chỉ là chất phụ gia của tình yêu
- Khổ vì vợ nghiện mua sắm
- Chương 3 - Đại gia đình: Để vui vẻ và hạnh phúc với mẹ chồng
- Phải chăng “họa vô đơn chí” là số phận?
- Chồng đòi lấy vợ bé để có con nối dõi
- Chọn hôn nhân hay sự nghiệp?
- Ứng xử cao thượng với mẹ chồng
- Nỗ lực hàn gắn hạnh phúc gia đình
- Khi chồng muốn có thêm một đứa con trai
- Đừng biến quan điểm khác nhau thành mâu thuẫn
- Khéo truyền thông để giúp người thân thay đổi tích cực
- Hôn nhân không tình yêu: nỗi đau khôn tả
- Giúp chồng vượt qua thói quen dựa dẫm vào bố mẹ
- Chương 4 - Tín ngưỡng: Đúng và sai - Có hay không chuyện “khắc mạng” trong hôn nhân?
- Giúp vợ từ bỏ mê tín
- Chữ “hiếu” trong đạo Phật
- Tục đốt vàng mã
- Tục kiêng cữ ngày xuân: những điều nên và không nên
- Hãy có cái nhìn độ lượng và minh triết
- Thờ thần tài có mang đến nhiều may mắn?
- Chương 5 - Chuyển hóa tâm: Khi chồng thất nghiệp và bạo lực
- Giúp chồng vượt qua thói cờ bạc
- Chồng trở thành người hoàn toàn khác khi say rượu
- Giúp chồng vượt qua thói gia trưởng
- Khuyên người thân bỏ nghiệp cờ bạc
- Chữ “tâm” trong kinh doanh
- Tự ái sai lầm là tự sát
- Giúp người yêu vượt qua mặc cảm thất bại và bệnh tật
- Thói “hoạn thư” có thể giết chết tình yêu và hôn nhân
- Chuyện thị phi chốn công sở
- Vượt qua nỗi buồn trong tình yêu và cuộc sống
- Lời nhận xét
Trong tình trạng xã hội hiện nay, khi mà ai cũng than phiền là suy thoái về đạo đức, một quyển sách viết về giáo dục gia đình là rất quý. Ngày trước, giáo dục chú tâm vào việc rèn luyện con người. Ngày nay, nhà trường lại chú tâm vào nhiệm vụ truyền đạt kiến thức. Do đó, gia đình là cơ sở tinh thần phải giữ vững để bảo vệ đạo đức cho con trẻ, chống lại những ảnh hưởng xấu tràn lan từ bên ngoài. Mà muốn giáo dục con em, trước hết cha mẹ phải tự giáo dục mình. Tìm đâu giáo dục ấy nếu không phải là nơi những người hướng dẫn tinh thần mà mình tin cậy? Và nếu mình có đi chùa, tin Phật, lời nói nào đáng tin cậy hơn lời nói của một vị sư? Quyển sách này ghi lại những lời khuyên bảo của một vị sư dành cho người lớn, cho vợ chồng, cho cha mẹ. Đây là những câu hỏi và những câu trả lời. Những tơ lòng và những gỡ rối.
LỜI GIỚI THIỆU
Trong tình trạng xã hội hiện nay, khi mà ai cũng than phiền là suy thoái về đạo đức, một quyển sách viết về giáo dục gia đình là rất quý. Ngày trước, giáo dục chú tâm vào việc rèn luyện con người. Ngày nay, nhà trường lại chú tâm vào nhiệm vụ truyền đạt kiến thức. Do đó, gia đình là cơ sở tinh thần phải giữ vững để bảo vệ đạo đức cho con trẻ, chống lại những ảnh hưởng xấu tràn lan từ bên ngoài. Mà muốn giáo dục con em, trước hết cha mẹ phải tự giáo dục mình. Tìm đâu giáo dục ấy nếu không phải là nơi những người hướng dẫn tinh thần mà mình tin cậy? Và nếu mình có đi chùa, tin Phật, lời nói nào đáng tin cậy hơn lời nói của một vị sư? Quyển sách này ghi lại những lời khuyên bảo của một vị sư dành cho người lớn, cho vợ chồng, cho cha mẹ. Đây là những câu hỏi và những câu trả lời. Những tơ lòng và những gỡ rối.
Trong Phật giáo, giáo dục gồm ba phương thức: thân giáo, khẩu giáo, ý giáo. Thân giáo là đem chính bản thân mình, nhân cách của mình, phong thái của mình để làm gương cho người khác, cho mọi người. Đó là cách dạy không lời, hồn nhiên, không có cả chú tâm vào việc làm gương. Mình sống như thế nào thì cứ tự nhiên sống như thế ấy, và nếu mình sống thiện, sống đẹp, sống đạo, thì ảnh hưởng tốt tự nhiên lan tỏa xung quanh. Đây là lối “dạy” cao quý nhất mà các danh sư truyền đạt cho đệ tử, cho cả quần chúng. Kinh Pháp Cú dạy:
Trước hết tự đặt mình
Vào những gì thích đáng
Sau mới giáo hóa người
Người trí khỏi bị nhiễm.
Tôi được gặp Thượng tọa Nhật Từ nhiều lần, nhưng lần mà tôi nhớ mãi là ở Tịnh xá của Giáo hội Khất sĩ, sau bữa cơm trưa. Tôi có chuyện đạo muốn nói với Thầy nhưng không làm sao nói được, vì Phật tử vây quanh Thầy tíu tít hỏi chuyện, chính Thầy dứt cũng không ra. Tôi nghĩ: Không gì quý bằng được quần chúng thương mến, tin cậy. Mà muốn được quần chúng tin cậy như vậy, hiển nhiên ảnh hưởng thân giáo của Thầy phải lớn. Cho đến lúc đó, tôi chỉ biết Thầy qua khẩu giáo, vì Thượng tọa Nhật Từ viết sách báo, giảng giải Phật pháp không hề mỏi mệt, tận dụng thành công hơn ai hết các phương tiện truyền thông hiện đại. Lúc đó, tôi mới nhận ra sự truyền cảm của Thầy không phải chỉ ở khẩu giáo.
Nhưng quả thật là một bất ngờ cho tôi khi nhận được bản thảo quyển sách này. Ở đây, khẩu giáo của Thầy không chỉ hạn chế trong việc giảng giải kinh kệ, mà còn chuyên sâu vào những chuyện tuế toái của cuộc đời. Đời sống gia đình không phải lúc nào cũng êm đẹp giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ và chồng, giữa người yêu với người yêu. Chuyện ấy là muôn đời, nhưng có lẽ thời đại nào cũng mang ít nhiều sắc thái mới, và khi nhiều giá trị đạo đức trong xã hội bị xem nhẹ, những giá trị căn bản cần phải được gìn giữ, cổ vũ, xiển dương.
Công việc ấy, Thượng tọa Nhật Từ không ngại đảm đương vì quần chúng đã tin cậy nơi Thầy để buộc Thầy phải đóng vai trò cố vấn tâm lí. Dựa trên tinh thần Phật giáo, vị cố vấn mang lại nhiều lời giải đơn giản nhưng thiết thực, và nếu áp dụng được thì quả thực quyển sách này là một cống hiến đáng kể cho xã hội ngày nay.
Tôi chân thành cảm tạ tác giả đã cho tôi đọc bản thảo, và điều làm tôi vui nhất trong khi đọc là thái độ cởi mở, phóng khoáng của một vị sư, bàn đến vấn đề đạo đức, luân lý mà không hề đạo mạo, nghiêm khắc. Ngôn ngữ trong sách lắm khi còn vui nhộn, hòa đồng với ngôn ngữ của thời đại, khiến người đọc dễ thân mật, gần gũi với người viết, vui theo, và chắc hẳn cũng nghe theo. Thế là thân giáo. Thế là khẩu giáo.
GS.TS. Cao Huy Thuần
LỜI ĐẦU SÁCH
Bạn đọc yêu quý!
Bạn đang cầm trên tay một cuốn sách hết sức đặc biệt. Nó đặc biệt bởi lẽ nếu bạn cần tìm những cuốn sách nói về hạnh phúc gia đình thì bạn dễ dàng kiếm được hàng chục, thậm chí hàng trăm cuốn sách có nội dung liên quan; hoặc giả bạn tìm những cuốn sách viết về Phật giáo và tâm linh thì bạn cũng sẽ không phải mất quá nhiều công sức để chọn được những cuốn sách phù hợp với nhu cầu của bản thân. Nhưng sẽ không hề đơn giản, thậm chí sẽ là “nhiệm vụ bất khả thi” nếu bạn cần một cuốn cẩm nang về hạnh phúc gia đình qua cái nhìn từ bi, minh triết của giáo lý nhà Phật!
Nhưng bạn và chúng tôi thật may mắn vì giờ đây nhiệm vụ khó khăn ấy đã được hoàn thành. 50 câu hỏi đáp bạn đang có trên tay chính là “kho báu” nho nhỏ đồng hành cùng bạn trên con đường kiến tạo hạnh phúc gia đình, nâng niu những giá trị cốt lõi và truyền thống của đại gia đình, hỗ trợ bạn trong sứ mệnh “trồng người” cũng như những trải nghiệm tịnh hóa thân và tâm giúp chúng ta sống tốt hơn, thiện hơn, văn minh hơn và an lạc hơn.
Gia đình luôn là điểm tựa vững chắc của mỗi con người. Gia đình có hạnh phúc, ấm no thì xã hội mới an vui, vững mạnh. Nhưng làm thế nào để có thể cập bến hạnh phúc, làm sao để có thể chèo lái con thuyền gia đình vượt sóng cả giữa đời thường để những thành viên luôn sát cánh bên nhau, sẵn sàng chia sẻ những niềm vui, những khó khăn để rồi mãi hạnh phúc cùng nhau đi đến hết hành trình cuộc sống?
Nhiệm vụ này ngày càng trở nên bất khả thi hơn khi cuộc sống ngày nay có nhiều thay đổi: Nhiều giá trị, thước đo bị đảo lộn và xa dần với những chuẩn mực đạo đức xã hội vốn là nơi nương tựa từ ngàn đời nay của triệu triệu nếp nhà Việt.
Đồng hành suốt gần 5 năm qua với chuyên mục “Hạnh phúc Gia đình qua Lăng kính Phật giáo” của Tạp chí Mẹ&Bé - ấn phẩm hàng đầu Việt Nam dành cho gia đình và trẻ nhỏ - Thượng tọa Thích Nhật Từ đã trả lời 50 câu hỏi “sát sườn” nhất, “hóc búa” nhất và “kịch tính” nhất được lựa chọn từ hàng trăm câu hỏi của độc giả gửi về từ mọi miền đất nước. Nương vào giáo lý minh triết và từ bi của đạo Phật, Thượng tọa Thích Nhật Từ, bằng những lời tâm sự chia sẻ chân tình và gần gũi đã giúp chúng ta dễ dàng tháo gỡ những vấn đề nan giải nhất mà mỗi cá nhân có thể gặp phải trong cuộc sống hằng ngày giữa bộn bề lo toan: từ việc chồng ngoại tình; con tật nguyền, con hư hỏng; mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu, bất lực với con tuổi teen,… đến những thói hư tật xấu, những mê tín dị đoan phá hoại cuộc sống bình an. Chắc chắn bạn sẽ tìm thấy mình, thấy những vấn đề bạn quan tâm hoặc những trăn trở, ưu tư của những người thân thương khi cùng chúng tôi lật giở từng trang sách.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc gần xa cuốn sách quý giá này. Hi vọng rằng đây sẽ là cuốn cẩm nang “gối đầu giường” của mỗi gia đình trẻ. Chúc bạn đọc và những người thân yêu luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và an lạc!
Nhà báo Hà Việt Anh
Thư ký tòa soạn Tạp chí Mẹ&Bé
LỜI NHẬN XÉT
Tập sách “Chìa khóa hạnh phúc” của Thượng tọa Nhật Từ có thể được xem là “kim chỉ nam”, là “loại sách gối đầu giường” cho đời sống hạnh phúc gia đình. Dù sách được viết qua lăng kính của một tăng sĩ Phật giáo nhưng sách không phải chỉ dành riêng cho giới Phật tử mà có thể áp dụng cho tất cả những bậc làm cha làm mẹ hoặc những người trẻ chuẩn bị làm cha mẹ, đặc biệt sách này có thể sử dụng để tham khảo, nghiên cứu ở các cơ sở đào tạo chuyên viên tâm lý trị liệu để giúp cho họ có cái nhìn chân xác về hạnh phúc gia đình. Gia đình là nền tảng và là tế bào của xã hội, nếu gia đình hạnh phúc thì xã hội sẽ được an bình, thịnh trị và phú cường. Một xã hội an bình hạnh phúc là ước mơ xưa nay của nhân loại. Tập sách này có khả năng chuyển tải ước mơ đó trở thành hiện thực.
TT. Thích Nguyên Tạng
Chủ biên Trang nhà Quảng Ðức, quangduc.com
…Đây là một tác phẩm rất đặc thù được thể hiện trên nhiều phương diện.
Thứ nhất, mặc dù được tuyển tập từ chuyên mục “Hạnh phúc gia đình qua lăng kính Phật giáo” của tạp chí Mẹ&Bé, nhưng qua sự tinh tuyển hợp lý của chính tác giả và Columbus Books; đã tạo nên tính liền lạc, thống nhất, mang tính chỉnh thể của tác phẩm.
Thứ hai, nội dung tác phẩm trải rộng và đề cập sâu đến nhiều vấn đề nóng bỏng đã và đang nảy sinh trong đời sống gia đình hiện đại. Mặc dù xã hội ngày nay đã mở ra nhiều ngành đào tạo chuyên sâu, tuy nhiên việc dạy làm cha mẹ dường như là một lãnh vực chưa được quan tâm đúng mức. Trên một phương diện nào đó, tác phẩm là một giáo trình tham khảo rất tốt cho những ai đang học làm cha mẹ.
Thứ ba, tác giả đã mạnh dạn chạm đến và giải quyết khá thấu đáo những vấn đề mà xưa nay được xem như những điều cấm kỵ (taboo), hoặc chưa được lý giải thỏa đáng trong quan niệm của một số tôn giáo, thậm chí kể cả Phật giáo, như: Ứng xử với năng lượng tính dục, vấn đề làm đẹp, chuyện ngoại tình, cuồng ghen, bạo hành… được nảy sinh trong đời sống vợ chồng. Bằng sự thấu cảm từng trường hợp cụ thể, với lối dẫn chuyện gắn với thực tế, dựa trên nền tảng kinh nghiệm Phật học đầy sáng tạo, tác giả đã đề xuất những giải pháp khả thi, nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong đời sống vợ chồng và những quan hệ tương ứng.
Theo chúng tôi, tác phẩm đã chuyên chở những vấn đề mang hơi thở của đời sống gia đình hiện đại và chuyển tải những hướng giải quyết đượm chất nhân văn, khá đặc thù so với những tuyển tập tư vấn tâm lý cùng thể loại.
Đại đức Thích Chúc Phú
Phó thư ký Báo Giác Ngộ, Thư ký biên tập Nguyệt san Giác Ngộ
Chủ đề cuốn sách là một chọn lựa rất đúng đắn trong tình hình những giá trị đạo đức gia đình của xã hội Việt Nam đang trên đà suy thoái hiện nay.
50 câu trả lời trở thành các tiểu mục rất thực tiễn và hiện đại, kết cấu theo một trình tự khoa học, dẫn dắt người đọc đi vào vấn nạn to lớn và phức tạp của thời đại chúng ta. Chỉ 6 chương mà bao phủ mọi “chiều kích” của một đời người.
Có lẽ một vài chương trong cuốn này sẽ làm cho độc giả liên tưởng đến tác phẩm “Theory, Research and Implications for Integration Sociologies of Education and Family” của Joyce Epstein, xuất bản năm 1990 nhưng vẫn còn hiệu dụng trong một số lãnh vực...
Nếu nói “Đạo Phật đi vào cuộc đời” thì đây là một tác phẩm tiêu biểu của thái độ dấn thân đó của Phật giáo Việt Nam lúc này.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Kha, Hoa Kỳ
[…] Cuốn sách “Chìa Khóa Hạnh Phúc Gia Đình” với 50 câu tư vấn được xem như là 50 bài pháp ứng dụng cho nhiều người khác nhau, trong những hoàn cảnh khác nhau. Điều tuyệt vời của Thượng tọa Thích Nhật Từ là thầy đã không dùng những thuật ngữ nhà Phật khô khan khó hiểu mà dùng những từ ngữ đời thường, uyển chuyển ứng dụng những lời dạy của Đức Phật một cách khéo léo tài tình và có khi rất thực tế để “trị liệu” những vấn đề rắc rối của cuộc sống gia đình, vợ chồng, con cái.
Bằng giáo lý từ bi của nhà Phật, xuất phát từ trái tim nồng ấm của người tu sĩ đang hành Bồ tát đạo, Thượng tọa đã giúp đỡ cho rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, tháo gỡ những tình huống nan giải, tưởng chừng như rất xa lạ với những tu sĩ Phật giáo từ những việc vợ chồng ngoại tình, mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu, sự tan vỡ của đôi tình nhân trẻ, buồn chán khi bị chồng bạo hành trong lúc mang thai, làm sao vượt qua nỗi buồn trong tình yêu và cuộc sống, đến những điều mê tín dị đoan phá hoại cuộc sống bình an gia đình.
Sách dày hơn 300 trang với 6 chủ đề chính từ chuyện con cái, vợ chồng, sống với gia đình chồng, thói hư tật xấu, tâm linh, đến vấn đề chuyển hóa tâm; dàn trải thành 50 câu hỏi hỏi mà giới trẻ thường gặp trong cuộc đời với 50 câu trả lời thích hợp tương ứng với từng trường hợp, Thượng tọa Thích Nhật Từ đã đem ánh sáng Phật pháp soi rọi vào cuộc sống bằng những triết lý tuy đơn giản nhưng thâm thúy và gợi mở những hành xử có tình, có lý đến mức người đọc phải thán phục.
Là cư sĩ tại gia, sau khi đọc xong cuốn sách này, chúng tôi nhận thấy quyển sách rất hữu ích và chắc chắn sẽ đem lại lợi lạc cho nhiều người. Mong rằng đây sẽ là cuốn cẩm nang “gối đầu giường” của mỗi gia đình trẻ.
Nhà Nghiên cứu Tâm Diệu
Chủ biên Website Thư viện Hoa Sen
Một tập sách với tựa đề như trên, trong xã hội hiện nay, không có gì đặc biệt; so với Kitô giáo tại Việt Nam, cũng là việc làm bình thường, vì hàng năm, một số giáo xứ thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn giáo lý và hôn nhân cho thế hệ trẻ từ tuổi 18 trở lên; nhưng đặc biệt của tập sách này nằm trong hai lĩnh vực:
1/ Phật giáo chưa từng xuất hiện sách hoặc lớp hướng dẫn về hạnh phúc gia đình, mặc dù có những kinh điển nói qua vấn đề này, quá tổng quát, chưa thích ứng với từng cảnh trạng của từng xã hội biến thái khác nhau hiện nay.
2/ Sách không trực tiếp dạy giáo lý như các lớp “giáo lý và hôn nhân” của các giáo xứ, nhất là dòng Tên; nhưng sách hướng dẫn tháo gỡ nhiều vấn đề mắc mứu liên quan đến tâm lý xã hội và đạo đức nhà Phật.
Nội hàm cuốn sách thuần về tâm lý xã hội – khoa học luận lý và đạo đức tôn giáo. Trước một vấn nạn, người giải đáp luôn nêu ra nhiều tình huống, nhiều tiêu chuẩn để xét đoán một cách khách quan hầu mở ra hướng giải quyết trung thực mà không bị thiên lệch phiến diện. Ví dụ: Chương I, vấn đề dạy con “truyền thông chân thật”: Bé thẳng thừng trả lời không thích món đồ chơi mà chú mua tặng bé. Bố mẹ bé phiền lòng vì cháu không tế nhị khi trả lời. Theo bé, trả lời cách khác với lòng mình là nói dối. Trước vấn đề này, bố mẹ băn khoăn về cách ứng xử thế nào khỏi mích lòng người cho mà vẫn không trái với sự thật của lòng bé nghĩ; tác giả đã dùng từ - dạy về lối sống chân thật từ anh chị đã có tác dụng chân phương đối với cách hành xử của bé”, để tương lai cháu trở thành bậc “chân nhân”, lối dùng từ rất là “chân phương” và tượng hình thật đơn giản. Băn khoăn của bậc làm cha mẹ trước sự “chân phương của bé”, theo tác giả đó là điều quý, chỉ cần thời gian, tuổi tác trưởng thành thì vấn đề “đâu là nói dối, đâu là nói khéo” sẽ được phân định rõ ràng”.
Hoặc tình trạng con riêng và bố dượng, tuy bé mới 10 tuổi mà đã có phản ứng tâm lý của người lớn, tác giả đặt ra những phương cách như: Đối với con trai, theo dõi diễn biến tâm lý và hành xử nhẹ nhàng với con – đối với chồng, bày tỏ hạnh phúc để bù đắp việc chống đối của con,chồng sẽ cảm thông về phức cảm tâm lý của trẻ, đối với bản thân, nghệ thuật “mưa dầm thấm đất” hay “nước chảy đá mòn” theo thời gian sẽ giải quyết ổn thỏa do bản thân người vợ khôn khéo ứng xử giữa đôi bên.
Rất nhiều tình huống đặt ra như: “Tình cảm thiên vị trong gia đình”, “khi sinh con bị Down”, “con đi bụi”, “dạy con tuổi teen” ở chương 1; chương 2 nói về những khó xử giữa vợ chồng khi nhiều vấn đề tế nhị xảy ra trong xã hội hiện nay như cơm bữa. Chương 3 nói đến tương quan rộng lớn hơn của một gia đình mà tác giả gọi là “đại gia đình”, trong đó “vợ lớn vợ bé”, “ứng xử với mẹ chồng”, “hôn nhân không tình yêu”... chương 4 đề cập đến: “những thói hư tật xấu của chồng”. Chương 5 nói đến Tâm linh như: “hành sự mê tín”. Kết thúc chương 5 là việc “chuyển hóa tâm linh”.
Đi từ chương 1 đến chương 5, không phải vô tình mà tác giả sắp đặt thứ lớp những diễn biến trong cuộc sống hôn nhân theo ngẫu hứng. Đây là một dụng ý mang tính khoa học cũng như rất khoa học trong việc giải quyết chi tiết những vấn đề nêu ra trong nội dung.
Trong các lớp giáo lý và hôn nhân như: “Học cấp tốc giáo lý hôn nhân và giáo lý dự tòng”, giáo lý dự bị hôn nhân hàng năm của giáo xứ Thánh Francisco Savie; giáo lý hôn nhân của giáo xứ Mặc Bắc, một số lớp về hôn nhân của dòng Tên... phần lớn dạy giáo lý liên quan đến hôn nhân mà Thánh kinh đã bảo: “Cái gì Chúa đã kết hợp thì không nên chia rẽ”, không có dịp phân tích chi ly những vấn nạn hàng ngày xảy ra cho các cặp hôn nhân và gia đình trẻ mà cuộc sống thực dụng hiện nay đã nảy sinh.
Đáp ứng phần lớn vấn nạn này, cuốn CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH của TT. Nhật Từ đã chia sẻ với các bạn trẻ, các gia đình đang có vấn đề bế tắc, thường xung đột hay giải quyết một cách bản năng không được nền tảng đạo đức minh triết của nhà Phật hỗ trợ. Đây là lần đầu tiên trong Phật giáo, một cuốn sách hướng dẫn giải tỏa nhiều vấn đề tế nhị trong cuộc sống gia đình mà Giáo hội chưa từng đặt vấn đề giáo dục hôn nhân như tôn giáo bạn.
Tuy nhiên, diễn tiến sự việc qua 5 chương, có vẻ hợp lý, dĩ nhiên chưa đầy đủ khi mà cuộc sống còn vô vàn ngã rẽ tâm lý phát sinh; vẫn là điều rất đáng khích lệ. Chương 5, với tựa đề “chuyển hóa tâm linh” mang tầm quan trọng, nhưng nội dung cũng chỉ là vấn đề giải quyết tinh thần và đức tin, chưa đúng tầm vóc như chủ đề nêu ra. Đành phải vậy, vì đây là cuốn sách hướng dẫn giải tỏa những mắc mứu trong cuộc sống chứ không phải hướng dẫn giải thoát khỏi cuộc sống.
Tuy tựa đề cuốn sách không có gì đặc biệt nhưng rất đặc biệt về nội dung giải quyết gia đình không theo tín điều như tôn giáo khác mà vẫn không rời xa tính minh triết của đạo Phật, không dẫn chứng kinh điển như con ngựa bị ràng buộc bởi dây cương nhưng vẫn bàn bạc tinh thần đạo đức giữa tôn giáo và xã hội văn minh.
Rất may mà có cuốn sách này để quần chúng Phật tử không có cảm giác đạo Phật là tôn giáo siêu thực giữa cuộc sống rất thực hiện nay.
Minh Mẫn
16/12/2014
- Phật hóa gia đình Tâm Hòa
- Phật Pháp Vào Chốn Lao Tù Tiểu lục Thần Phong
- Sanskrit và Phật Giáo Thích Nữ Tịnh Quang
- Ba con đường đan xen dẫn đến hòa bình bền vững Bạch X. Phẻ – W. Edward Bureau
- Nghiên cứu tình trạng Phật Giáo Việt Nam trong giai đoạn chống xâm lăng Lê Mạnh Thát
- Vượt qua nổi buồn trong tình yêu và cuộc sống Thích Nhật Từ
- Tương Quan và Biện Chứng Nhị Nguyên Luận Hà Hùng
- Chuyên mục: Phật giáo và tuổi trẻ: Làm Cách Nào Để Hoằng Pháp Cho Thế Hệ Trẻ Hiệu Quả Nhất Thích Nhuận Trí
- Chết và Hấp Hối Theo Truyền Thống Phật Giáo Tây Tạng Ven. Pende Hawter tổng hợp, Thích Nữ Tịnh Quang dịch
- Người Phật tử và truyền thông báo chí Minh Mẫn
- Ðịa vị người đàn bà trong kinh Phật Nguyễn Phúc Bửu Tập
- Chuyện chạy hộ nghèo nhìn từ góc độ “nghèo” Giác Hạnh Hoa
- Chấp Thủ Là Thảm Họa Của Nhân Loại Lama Yeshe, Minh Chánh chuyển ngữ
- Nghệ Thuật Hạnh Phúc Trong Thế Giới phiền Não - Phần 1 - Chương 5 - Chủ Nghĩa Quốc Gia Cực Đoan Đức Đạt Lai Lạt Ma và Howard C. Cutler, Tuệ Uyển dịch Việt
- Đừng để những cái chết do chính cha mẹ gây ra cho con cái Giác Hạnh Hoa
Đánh giá bài viết này
Các đính kèm
Cùng tác giả
- Từ điển Phật giáo Việt Nam: Các mục từ đã làm xong
- Quy cách phiên dịch và biên tập Tam tạng thánh điển Phật giáo Việt Nam
- Thư mời tham gia biên soạn "Từ điển Phật giáo Việt Nam"
- Từ điển Phật học vần A-Z (2010 mục từ, ngày 02/1/2023)
- Từ điển Phật giáo (50 từ gợi ý trong tổng số 3500 mục từ đã hoàn tất) - Một số mục từ Văn học Phật giáo Việt Nam gợi ý
- Quy cách biên soạn "Từ điển Phật giáo Việt Nam"
- Dự thảo các nhóm biên soạn bộ "Từ điển Phật giáo Việt Nam"
- Bản sắc hóa và quốc tế hóa vị thế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam
- Khái quát Nội dung Kinh Trung Bộ
- Khái quát Nội dung Kinh Trường Bộ
Được quan tâm nhất

![]() |
Chìa khóa hạnh phúc gia đình 29/04/2015 15:07:00 |
![]() |
Vượt qua nổi buồn trong tình yêu và cuộc sống 31/03/2015 16:29:00 |

Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)