“Trục vong” chữa bệnh: phản khoa học!
Theo một số bác sĩ bệnh viện Tâm thần TPHCM, trong quá trình khám chữa bệnh, họ vẫn gặp không ít người cho rằng thân nhân mình mắc bệnh là do… “ma ám”. Trước khi đưa người bệnh đến bệnh viện, họ từng nhờ thầy pháp, thầy bùa, nhà ngoại cảm “trừ tà, trục vong” chữa bệnh.
Thực hư chuyện này như thế nào, thượng toạ Thích Nhật Từ, tiến sĩ triết học, phó hiệu trưởng học viện Phật giáo Việt Nam tại TPHCM, giải thích:
Hiện tượng “ma ám”, hay dân gian còn gọi là “bệnh mắc đàng trên”, “bệnh mắc đàng dưới” phần lớn chỉ là mê tín, dị đoan. Trong thực tế, những người bị “ma ám” là người mắc các bệnh tâm thần như tâm thần phân liệt, rối loạn đa nhân cách, hậu quả của những đau buồn, căng thẳng trong cuộc sống mà họ gặp phải. Khi đó, họ sẽ bị rối loạn nhận thức và tự cho rằng mình đang bị một hư linh nào đó nhập vào, bắt làm chuyện này hay chuyện kia. Nếu không hiểu biết đúng, gia đình thường mời thầy pháp, thầy tướng số, thầy phong thuỷ, nhà ngoại cảm “trục vong”. Điều này hoàn toàn phản khoa học, tạo điều kiện cho người chữa bệnh hù doạ, trục lợi, làm tiền.
“Một nhà ngoại cảm thật sự cần có kiến thức khoa học, liêm khiết tri thức và tinh thần độc lập để không lợi dụng các hoạt động này cho những mục đích riêng tư. |
Nhưng thực tế cũng không ít gia đình đưa người bệnh đến chùa nhờ trị bệnh?
Đúng thế, đối với chùa có kinh nghiệm họ sẽ tư vấn cho gia đình đưa người bệnh đến trực tiếp bệnh viện chữa trị, còn chùa không kinh nghiệm sẽ tổ chức tụng kinh chữa bệnh. Theo tôi, tụng kinh chỉ có tác dụng tâm lý vì làm cho bệnh nhân có cảm giác ma đã xuất ra khỏi họ. Tuy nhiên, hình thức trấn an tâm lý này chỉ tác dụng vài ngày rồi đâu lại vào đó, thậm chí bệnh còn nặng hơn vì không được chữa tận gốc.
Đã có người nào đến nhờ thượng toạ “trục vong” chữa bệnh chưa?
Mười năm qua, có khá nhiều gia đình đưa người bị “ma ám”, “ma theo” đến nhờ tôi chữa. Điểm chung của những bệnh nhân này là ngoài việc ôm những nỗi đau khổ, sợ hãi, hận thù ức chế tâm lý không thể giải toả, họ còn bị hù doạ bởi những thầy cúng, thầy pháp. Để chữa trị, tôi không bao giờ áp dụng việc tụng kinh hay niệm thần chú mà chỉ đối thoại, khuyến khích họ nói ra mọi nỗi đau, đè nén trong người từ đó đưa ra lời khuyên, hướng đến sự buông bỏ tiếc nuối và chấp nhất.
TT. Thích Nhật Từ
Khoa học bác bỏ hoàn toàn chuyện “ma nhập”, còn theo thượng toạ thì thế nào?
Khoa học không phải là thước đo duy nhất của chân lý vì trong thực tế có những điều con người có thể cảm nhận bằng trực quan, giác quan hoặc suy luận.
Một trào lưu hiện nay là nhờ nhà ngoại cảm “trục vong” chữa bệnh, thượng toạ đánh giá gì về năng lực của những người này?
Bên cạnh những nhà ngoại cảm chân chất, đóng góp cho xã hội trong việc truy tìm hài cốt, đáng được xã hội trân trọng thì cũng có nhiều người tự xưng là nhà ngoại cảm. Đó chỉ là nhà ngoại cảm nửa vời, thậm chí là người có những rối loạn tâm thần. Theo tôi, một nhà ngoại cảm thật sự cần có kiến thức khoa học, liêm khiết tri thức và tinh thần độc lập để không lợi dụng các hoạt động này cho những mục đích riêng tư.
Tiếp xúc nhiều với những bệnh nhân “ma nhập”, thượng toạ hãy cho một lời khuyên với thân nhân những người này?
Khi gặp những người bị cho là “ma nhập”, sau khi thông qua biện pháp tâm lý trấn an, bao giờ tôi cũng khuyên người thân đưa họ đến cơ sở y tế tâm thần gần nhất để được điều trị một cách bài bản, vì chỉ ở những nơi này bệnh nhân mới được chữa trị đúng cách. Ngược lại, người nhà sẽ hoàn toàn có lỗi lớn nếu đưa bệnh nhân đi hết thầy này đến thầy kia chữa bệnh vì như thế chỉ làm chậm trễ điều trị, tiền mất tật mang và đẩy bệnh nhân vào tình trạng nặng, khó phục hồi.
Theo Phan Sơn
Sài Gòn tiếp thị
- Phật hóa gia đình Tâm Hòa
- Phật Pháp Vào Chốn Lao Tù Tiểu lục Thần Phong
- Sanskrit và Phật Giáo Thích Nữ Tịnh Quang
- Ba con đường đan xen dẫn đến hòa bình bền vững Bạch X. Phẻ – W. Edward Bureau
- Nghiên cứu tình trạng Phật Giáo Việt Nam trong giai đoạn chống xâm lăng Lê Mạnh Thát
- Vai trò của Phật giáo đối với sự ổn định và phát triển xã hội Nguyễn Thế Cường - Ngọc Lan
- Sống chậm lại, yêu thương nhiều hơn Quỳnh Anh
- Sinh viên 'nô nức' tụng kinh và ăn chay trường Quỳnh Lê
- Thân thể là đền thờ tâm linh Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
- Hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo với những vấn đề xã hội của Việt Nam hiện nay Dương Hoàng Lộc
- Phật giáo với việc cai trị đất nước Yên Sơn
- Hoằng pháp - Tinh thần an sinh xã hội Thích Nguyên Hạnh
- Đạo Phật và Chính Trị Hòa thượng Sri Dhammananda
- Đánh Giá Đúng Sự Ân Cần Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 23/12/2011
- Chỉ số hành tinh hạnh phúc DS.Bùi Văn Uy
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Từ điển Phật giáo Việt Nam: Các mục từ đã làm xong
- Quy cách phiên dịch và biên tập Tam tạng thánh điển Phật giáo Việt Nam
- Thư mời tham gia biên soạn "Từ điển Phật giáo Việt Nam"
- Từ điển Phật học vần A-Z (2010 mục từ, ngày 02/1/2023)
- Từ điển Phật giáo (50 từ gợi ý trong tổng số 3500 mục từ đã hoàn tất) - Một số mục từ Văn học Phật giáo Việt Nam gợi ý
- Quy cách biên soạn "Từ điển Phật giáo Việt Nam"
- Dự thảo các nhóm biên soạn bộ "Từ điển Phật giáo Việt Nam"
- Bản sắc hóa và quốc tế hóa vị thế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam
- Khái quát Nội dung Kinh Trung Bộ
- Khái quát Nội dung Kinh Trường Bộ
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)