Triết học có và không của Phật giáo Ấn Độ

Đã đọc: 1055           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Triết học có và không của Phật giáo Ấn Độ là tập họp nhiều bài viết ngắn, được Thượng tọa Thích Hạnh Bình viết trong thời gian du học tại Đài Loan, với nội dung chủ yếu phân tích giải thích tư tưởng có và không, hai hệ thống tư tưởng lớn của Phật giáo Ấn Độ.

Với mục tiêu giúp bạn đọc hiểu tường tận hơn về tư tưởng có và không của bộ phái và đại thừa, tác giả đã bổ sung vào nội dung quyển sách một số bài nghiên cứu về sự dị biệt của giáo lý duyên khởi, 12 nhân duyên và 6 nhân, 4 duyên, giáo lý trung đạo, luận thuật về khái niệm không của thời kỳ Phật giáo nguyên thủy.

Tuy là tập họp những bài viết ngắn, nhưng sách “Triết học có và không của Phật giáo Ấn Độ” đã được biên tập lại thành một tác phẩm hoàn chỉnh, không còn dạng những bài viết rời rạc nối tiếp nhau. Sách được phân chia thành 5 chương và một phụ lục. Trong các chương có các tiểu mục nhỏ, theo trình tự dẫn nhập, các nội dung chính và kết luận.

Sự ra đời tác phẩm này, nhằm giúp cho người nghiên cứu Phật học có thêm nguồn tư liệu và ý kiến, để độc giả rộng đường suy tư và tìm hiểu giá trị của lịch sử.

Trong Lời nói đầu, tác giả Thích Hạnh Bình cũng cung cấp cho bạn đọc thông tin về những cố gắng mà tác giả hướng tới:

“Những tác phẩm nghiên cứu về chủ đề này, viết bằng ngoại ngữ thì có khá nhiều, nhưng viết bằng tiếng Việt có  rất ít, nhất là tác phẩm chuyên đề nghiên cứu về phái Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ thì lại càng giới hạn, hay nói đúng hơn là không có. Đây cũng chính là động lực để tác phẩm này đến độc giả, nó chỉ mang tính gợi ý, tạo sự kích thích cho sự nghiệp nghiên cứu Phật học được chú ý, nhất là Phật giáo Bộ phái.

Điểm đặc thù trong tác phẩm này là tác giả rất chú trọng đến văn bản học, khi trình bày vấn đề gì đều có dẫn chứng và chú thích rõ ràng, đồng thời dùng phương pháp sử học để phân tích mối quan hệ trước sau, theo quá trình phát triển của Phật giáo Ấn Độ, và vay mượn phương pháp ngôn ngữ học để đối chiếu so sánh và lý giải những vấn đề dị biệt giữa nguyên bản và dịch bản khi xuất hiện nghi vấn.

Sự ra đời tác phẩm này, nhằm giúp cho người nghiên cứu Phật học có thêm nguồn tư liệu và ý kiến, để độc giả rộng đường suy tư và tìm hiểu giá trị của lịch sử.”

Ảnh minh họa.

Phần phụ lục của sách viết bằng Hán ngữ, có nhan đề “Mối quan hệ giữa hai hệ thống triết học có và không trong lịch sử Phật giáo Ấn Độ”.

Điểm đặc thù trong tác phẩm này là tác giả rất chú trọng đến văn bản học, khi trình bày vấn đề gì đều có dẫn chứng và chú thích rõ ràng, đồng thời dùng phương pháp sử học để phân tích mối quan hệ trước sau, theo quá trình phát triển của Phật giáo Ấn Độ, và vay mượn phương pháp ngôn ngữ học để đối chiếu so sánh và lý giải những vấn đề dị biệt giữa nguyên bản và dịch bản khi xuất hiện nghi vấn.

Sự ra đời tác phẩm này, nhằm giúp cho người nghiên cứu Phật học có thêm nguồn tư liệu và ý kiến, để độc giả rộng đường suy tư và tìm hiểu giá trị của lịch sử.

Sách dày 223 trang, khổ 14 x 20 cm, được Nhà xuất bản Phương Đông xuất bản với cỡ chữ lớn rất dễ đọc. Tác giả quyển sách, Thượng tọa Tiến sĩ Thích Hạnh Bình, sinh năm 1962 tại Bình Định, xuất gia năm 1970 tại Phan Rang, tốt nghiệp Học viện Phật giáo Việt Nam năm 1988, sau đó du học và giảng dạy Phật học tại Đài Loan.

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập