Dịch thuật nhân minh Ấn Độ khả năng phát sinh ảnh hưởng

Đã đọc: 811           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Pháp Xứng và Trần-na là người sáng lập nhân minh Ấn Độ (luận lý học Phật giáo), hai Ngài cũng là chủ nghĩa duy tâm, nhưng cũng là nhà luận lý học, bản thân hai Ngài cũng có điểm mâu thuẫn. Nếu dung hòa chủ nghĩa duy tâm và luận lý học thì không khả năng.

Chủ nghĩa duy tâm Ấn Độ, bao gồm bên trong Không tông và Hữu tông thuộc Phật giáo Đại thừa, đều cho rằng thế giới bên ngoài hay thế giới vật chất là không chân thật. Danh ngôn của Friedrich Engels là: “Toàn bộ triết học, đặc biệt vấn đề căn bản trọng đại trong triết học thời gần đây, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại”.[1]Câu danh ngôn này cũng dùng thích hợp ở Ấn Độ. Chủ nghĩa duy tâm Ấn Độ, mặc dù dùng bất đồng với danh ngôn, nhưng mục đích nhất chí, cũng phủ nhận tồn tại thế giới vật chất, nhận thấy tư duy là tính đệ nhất. Họ có một số thủ pháp có những tương tợ như châu Âu, ví như Duy Thức tông luận chứng lý luận về không tồn tại thế giới vật chất, cũng cùng hầu như hoàn toàn tương đồng với chủ nghĩa duy tâm George Berkeley ở nước Anh. Chủ nghĩa duy tâm Ấn Độ phủ nhận pram na (cựu dịch là ‘lượng 量’ hay ‘hình lượng 形量’), cũng là tri tánh và suy lý. Họ xem những thứ này cũng chỉ là huyễn tưởng. Bởi vì nếu thừa nhận tri giác và suy lý thì cũng phải thừa nhận đối tượng của tri giác và suy lý, mục đích vật của nhận thức. Cũng nhằm nói đến thừa nhận tồn tại thế giới vật chất bên ngoài. Học giả nhân minh học Ấn Độ như Pháp Xứng và Trần-na không nghĩ đến vứt bỏ chủ nghĩa duy tâm, mà còn cảm thấy hứng thú pram na. Pháp Xứng nói: “Tất cả hoạt động loài người mà thành công đều lấy tri thức chính xác làm tiền đề. Tri thức chính xác bao gồm hai khía cạnh, đó cũng là kinh nghiệm trực tiếp (pratyaksa, dịch là tri giác, cựu dịch ‘hiện lượng’) và suy lý (anumna, cựu dịch ‘tỉ lượng’)”.[2] Họ đem nhân minh (luận lý học) Ấn Độ và nhận thức luận rót vào sức sống mới, mưu tính dung hòa lý luận của Kinh lượng bộ và Hữu tông Đại thừa có ít nhiều điểm nhân tố chủ nghĩa duy vật. Đó cũng là biểu hiện khi thảo luận về nhân minh, nên không thể không thừa nhận cái gọi là tồn tại pram na trong tri giác và suy lý. Đó là một mâu thuẫn. Pháp Xứng, học trò của Trần-na và những nhà chú thích đều không thể không thừa nhận điểm này. Tiếp đó bản thân họ cũng cảm thấy được điểm này mà không có cách để giải quyết. Vì phanh phui sẽ không thấu tỏ loại vấn đề này, nên chỉ có gác sự tình qua một bên. Không những nhiêu đó, mà Pháp Xứng và Trần-na thảo luận về nhân minh, thừa nhận pram na, do đó mà giúp tăng trưởng mặt đối lập với chủ nghĩa duy tâm——thanh thế chủ nghĩa duy vật Ấn Độ. Bất luận thế nào thì điều này cũng xem là mang đến tác dụng tiến bộ trên sử triết học Ấn Độ.

Huyền Trang cũng là một người chủ nghĩa duy tâm, nên ngài cũng không mấy công phu về nhân minh. Thời gian lưu học Ấn Độ, ngài từng nghe hai thiên (nhân minh) của Đại sư Giới Hiền giảng. Lúc ngài ở nước Kośala, cũng từng đi theo một vị Bà-la-môn để học tập nhân minh. Lúc trở về nước, ngài cũng xách về thư tịch trong đó gồm có 36 bộ “Nhân minh luận”. Ngài phiên dịch Nhân minh chánh lý môn luận bổn gồm 1 quyển, Nhân minh nhập chánh lý luận gồm 1 quyển. Đệ tử lớn của ngài là Khuy Cơ viết một bộ Nhân minh nhập chánh lý luận sớ (因明入正理論疏) gồm 3 quyển. Thấy được hai thầy trò họ xem trọng về nhân minh. Pháp Xứng và Trần-na gặp phải vấn đề khó giải quyết, thì sẽ liên tưởng đến thầy trò Huyền Trang cũng sẽ gặp phải. Đề xướng nhân minh của thầy trò Huyền Trang cũng mang ý vị biểu hiện mâu thuẫn trong chủ nghĩa duy tâm, không những là nhỏ nhặt gì đó, khúc chiết gì đó, trái ngược gì đó cho nên không dẫn đến người chú ý. Bản ý của thầy trò Huyền Trang rút cuộc là nó mâu thuẫn lần thứ nhất, nhưng kết quả sản sinh nó sẽ là tích cực, tốt lành.

Như trên có nói đến một số tình huống cá nhân Huyền Trang. Vậy rút cuộc phải bình phẩm thế nào về cá nhân Huyền Trang?

Chúng ta là chủ nghĩa duy vật thì chúng ta đương nhiên không tán thưởng tôn giáo, cũng không tuyên dương tôn giáo, chúng ta đồng ý với danh ngôn của Karl Marx: “Tôn giáo là khói thuốc phiện của nhân dân” (宗教是人民的鴉片煙). Nhưng chúng ta cũng là chủ nghĩa duy vật biện chứng, nên phải phân tích toàn diện, sự vật cụ thể, con người cụ thể, tiến hành cụ thể. Phật giáo du nhập Trung Quốc đã thúc đẩy phát triển triết học chủ nghĩa duy tâm Trung Quốc, Lý học thời nhà Tống cũng là một điển hình cụ thể. Nhưng đạo cao một tấc, ma cao một mét. Phát triển chủ nghĩa duy tâm cũng thúc đẩy việc phát triển chủ nghĩa duy vật đối lập với nó. Trên sử tư tưởng Trung Quốc, Phật giáo đều cống hiến, nhưng cũng có một phần đóng góp mang mặt trái. Chúng ta không đồng ý về việc có một số người cùng chí hướng nào đó trong Phật giáo lại mượn nhờ ngòi bút với thái độ công kích, buông tuồng chưởi bới, nhưng bề mặt biểu hiện này lại mang đến ‘cách mạng’ lạ lùng. Trên thực tế, trong Phật giáo đó là một dạng biểu hiện mang tính phiến diện, không có sức mạnh biểu hiện tiến hành phê phán phân tích cặn kẽ. Lại nữa, trong Phật giáo còn có: văn học, nghệ thuật, âm nhạc, điêu khắc, cho đến thiên văn, bói toán, y học được truyền đến từ Ấn Độ, nên mang đến tác dụng tốt đẹp việc phát triển văn hóa Trung Quốc.

Bình phẩm về Huyền Trang cũng cần phải nắm bắt thái độ tìm tòi sự thật. Đứng từ Trung Quốc, Huyền Trang trên sử Phật giáo Trung Quốc là một nhân vật mang tính kết cấu kế thừa sự nghiệp của người đi trước, mở ra sự nghiệp cho người đi sau, ngài là một nhà tôn giáo thành tâm, đồng thời còn là một nhà hoạt động chính trị rất có năng lực. Ngài cùng quan hệ chính trị vương triều Đường, là một quan hệ trợ giúp lẫn nhau, còn có điểm tôn trọng lẫn nhau. Do từ liên hệ của ngài và Phật giáo, đặc biệt là Phật giáo Đại thừa, cho nên đạt được phát triển nhất định. Nhưng do từ kinh tế trong chùa dồi dào, người chủ chùa đều trở thành tăng sĩ giai cấp địa chủ, từ đó cũng không tránh khỏi bằng với giai cấp địa chủ trong thế tục, đặc biệt phát sinh mâu thuẫn tập trung giữa vị lãnh tụ giai cấp địa chủ và vua triều Đường. Cái gọi “Pháp nạn Hội Xương” cũng là dẫn đến phát sinh từ hiện tượng này. Huyền Trang, không những ngài có nhiều năng lực lớn, nhưng cũng không có cách nào tránh khỏi bị kích này, suy tàn Phật giáo cũng không làm lui sờn ý chí của ngài.

Và cá nhân Huyền Trang, một mặt, ngài là một người con Phật nhiệt tâm, là cao tăng có đạo; mặt khác, ngài còn giao tiếp trò chuyên với vua và quan đại thần, khen ngợi công lao và đức hạnh, có lúc khó tránh khỏi có điểm dung tục, còn bày tỏ đả kích từ chối tăng nhân Ấn Độ Na-đề là những ‘phái tính’ (派性) bất chánh. Tục Cao Tăng Truyện, quyển 4 “Na-đề truyện” ghi: “Tam tạng Na-đề, là học trò của Long Thọ, nhưng kiến giải vô tướng lại trái ngược với Huyền Trang”. Lời này thuyết minh Huyền Trang tín ngưỡng Không tông, đồng thời ngài không phải là một biệt phái.

Huyền Trang mang về nước hơn 500 bản kinh luật Đại thừa và Tiểu thừa, tổng gồm hơn 1500 bộ, đến kinh sư vào năm Vĩnh Vi thứ 6 (năm 655 sTl), ở chùa Từ Ân. Huyền Trang là một vị đứng đầu, một vị đầu đà. Còn Na-đề là một cao tăng rất có học vấn, rất có đạo hạnh, được vương quốc các nước phương nam cung kính. Nhưng chỉ vì bất đồng sở tông với Huyền Trang, khiến cho Na-đề phải bị từ chối, ngăn cấm, còn bị tịch thu kinh luận mà mình mang qua. Đúng thật là có điểm khó nói, sau đó chỉ có thể mau rời khỏi Trung Quốc, Na-đề đi giữa đường mắc bệnh mà chết, nên tác giả Tục Cao tăng truyện cũng lắm than thở.

Từ đó, tôi nghĩ đến mượn dùng một đoạn của Friedrich Engels bình luận về Hegel và Goethe là: “Hegel là một người nước Đức và người cùng thời đại Hegel là Goethe dẫn khởi sắc bén như người vốn bình thường. Trong lĩnh vực tự thân Hegel và Goethe đều là các vị thần trên đỉnh Olympus. Nhưng hai người đều không có hoàn toàn thoát khỏi khí vị người bình thường ở nước Đức”[3] để bình luận về Huyền Trang.

Trong lĩnh vực riêng lẽ thì xem Huyền Trang là một bậc thần thánh, nhưng qua một số việc làm nào đó của ngài thì thật khó biết có điểm tập khí như người bình thường không? Nhưng mà, nói đi thì phải nói lại, Huyền Trang rút cuộc là một nhân vật vĩ đại. Xin dẫn một đoạn văn của Lỗ Tấn viết: “Chúng ta từ xưa đến nay, cũng có người chuyên nhất tâm chí, có người ngang nhiên bỏ mạng, có người sống mạng vì dân, có người bỏ mạng cầu pháp...Tuy là cái gọi ‘chính sử’ (正史) gia phả tương tác với vua quan mà dần dần không ngừng bộc lộ sáng soi trong lòng mọi người. Những người đó cũng là xương sống của Trung Quốc”.[4]  

Trong đoạn văn này, Lỗ Tấn cũng không nêu ra đặc điểm tên tuổi Huyền Trang, nhưng ông nói người “bỏ thân cầu pháp”, trước hết cũng có Huyền Trang trong đó. Điểm này không thể nghi ngờ. Có tinh thần này như Huyền Trang, thì đúng được xem là “Xương sống của Trung Quốc” (中國的脊樑).

 

Trích dịch quyển “15 Đề mục Phật giáo”, đề thứ 12 “Liên quan Huyền Trang”

Lý Tiển Lâm

Thích Trung Nghĩa dịch



[1] Ludwig Andreas Feuerbach và chung kết triết học cổ điển nước Đức, Karl Marx tuyển tập, q.4, Nxb. Nhân Dân, 1972, tr.219

[2] Trích dẫn từ quyển “Sống là gì? Chết là gì? Trong triết học Ấn Độ” của D.Chattopadhyaya, tr.57

 

[3]Ludwig Andreas Feuerbach và chung kết triết học cổ điển nước Đức, Karl Marx tuyển tập, q.4, Nxb. Nhân Dân, 1972, tr.214

[4]“Người Trung Quốc mất đi sức tự tin gì?”, Lỗ Tấn toàn tập, q.6, Thả Giới Đình tạp văn

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

0

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Next

Đăng nhập