Nghi thức ăn cơm trong chánh niệm

NGHI THỨC
ĂN CƠM TRONG CHÁNH NIỆM
(CÚNG QUÁ ĐƯỜNG)
Thích Nhật Từ dịch
TẬP HỢP Ở NHÀ ĂN
Mọi người đứng trang nghiêm, nghe tiếng khánh chấp tay cùng xá, rồi ngồi xuống, nhiếp tâm trong chánh niệm.
NGỒI CHÍNH NIỆM
Thẳng lưng, ngồi thiền vững chải
Cầu cho tất cả mọi loài
Ngồi vững trên tòa giác ngộ
Tâm không đắm nhiễm, buông thư
Án, phạ tắc ra, a ni bát ra ni, ấp đa da sa ha (3 lần)
(Chánh thân đoan tọa, đương nguyện chúng sanh, tọa Bồ-đề tòa, tâm vô sở trước).
MỞ BÁT CƠM
Dùng tay mở bát đựng cơm
Phật dạy đo lường sức ăn
Nguyện cùng tất cả chúng sinh
Đạt được ba luân rỗng lặng.
Án, tư ma ma ni sa ha (3 lần)
(Như Lai ứng lượng khí, ngã kim đắc phu triển, nguyện cúng nhứt thiết chúng, đẳng tam luân không tịch).
QUÁN LÚC BÁT KHÔNG
Khi nhìn thấy chén trống không
Cầu cho tất cả chúng sinh
Đạt được thân tâm thanh tịnh
Không còn phiền não, sầu đau.
(Nhược kiến không bát, đương nguyện chúng sanh, cứu cánh thanh tịnh, không vô phiền não).
QUÁN LÚC BÁT ĐẦY
Khi nhìn thấy chén đầy cơm
Cầu cho tất cả mọi loài
Chứa đủ đức lành, phước báu
Tất cả thiện pháp tràn đầy.
(Nhược kiến mãn bát, đương nguyện chúng sanh, cụ túc thạnh mãn, nhất thiết thiện pháp).
DÂNG BÁT CÚNG DƯỜNG
(Tay trái co ngón giữa và ngón áp út, 3 ngón còn lại dựng thẳng để bát lên. Tay mặt ngón áp út co lại, lấy ngón cái đè lên ngón áp út. Tay trái và bát cùng để ngang trán. Cùng nhau đồng đọc bài cúng dường)
Cúng dường Thanh Tịnh Pháp thân Tỳ-lô-giá-na Phật.
Viên mãn Báo thân Lô-xá-na Phật.
Thiên bá ức Hóa thân Thích-ca Mâu-ni Phật.
Đương lai hạ sanh Di-lặc tôn Phật.
Cực Lạc thế giới A-di-đà Phật.
Thập phương tam thế nhứt thiết chư Phật.
Đại Trí Văn-thù Sư-lợi Bồ-tát.
Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ-tát.
Đại Bi Quán Thế Âm Bồ-tát.
Đại Thế Chí Bồ-tát.
Địa Tạng Vương Bồ-tát.
Hộ pháp chư tôn Bồ-tát.
Lịch đại tổ sư Bồ-tát.
Già-lam thánh chúng Bồ-tát.
Giám trai sứ giả Bồ-tát.
Thập điện minh vương Bồ-tát.
Đạo tràng hội thượng Phật Bồ-tát.
Chư tôn Bồ-tát ma-ha-tát.
Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật.
BA ĐỨC SÁU VỊ
Đủ ba đức, hương hoa sáu vị
Xin cúng dường pháp giới các loài
Thánh tăng, Bồ-tát, Như Lai
Thân no pháp hỷ, tâm say đạo mầu.
Án nga nga nẳng tam bà, phạ phiệt nhật ra hồng (3 lần)
CHỦ LỄ CÚNG XUẤT SANH
(Vị chủ lễ để chén nước trong lòng bàn tay trái, tay phải gắp 7 hột cơm để vào, rồi kiết ấn cam lồ: “Tay phải, ngón áp út co lại, ngón tay cái đè lên ngón áp út” và thầm đọc như sau):
Năng lực pháp mầu khôn tả
Từ bi chẳng bị gì ngăn
Bảy hạt biến cùng mười hướng
Ban tặng tất cả chúng sinh
Án, độ lợi ích sa ha (3 lần)
(Pháp lực bất tư nghì, từ bi vô chướng ngại, thất liệp biến thập phương, phổ thí châu sa giới).
THỊ GIẢ CÚNG XUẤT SANH
Đại bàng cánh vàng hung dữ
Ma quỷ ở chốn hoang vu
Mẹ con la-sát ác độc
Cam lộ thảy đều no đủ
Án, mục đế sa ha (7 lần)
(Đại bàn kim sí điểu, khoáng dã quỷ thần chúng, la sát quỷ tử mẫu, cam lồ tất sung mãn).
CHỦ LỄ XƯỚNG
Phật dạy các vị xuất gia
Khi ăn tâm niệm năm điều
Tán tâm, ham vui, nói chuyện
Thực phẩm tín thí khó tiêu
Mọi người khi nghe tiếng khánh
Chính niệm thực tập, chớ quên
Cùng nhau nhất tâm niệm Phật:
Nam-mô A-di-đà Phật
(Phật chế Tỳ-kheo thực tồn ngũ quán, tán tâm tạp thoại, tín thí nan tiêu. Đại chúng văn khánh thinh, các chánh niệm).
DÂNG BÁT CƠM NGANG TRÁN
Tay nâng bát cơm ngang trán
Cầu cho tất cả chúng sinh
Trở thành dụng cụ Phật pháp
Xứng đáng nhận người cúng dâng.
Án, chỉ rị, chỉ rị, phạ nhật, ra hồng phấn tra (3 lần)
(Chấp trì ứng khí, đương nguyện chúng sanh, thành tựu pháp khí, thọ thiên, nhơn cúng).
BA ĐIỀU PHÁT NGUYỆN
Muỗng cơm thứ nhất vừa ăn
Nguyện cho tất cả ác nhân không còn.
Muỗng hai xin nguyện với lòng
Giúp người tu thiện, tâm đồng thái hư.
Muỗng ba thực hiện tâm từ,
Dắt dìu muôn loại cùng tu đạo mầu.
NĂM ĐIỀU QUÁN TƯỞNG
Một xem phước đức bản thân
Có bằng với lượng thức ăn cúng dường?
Hai xem công đức tu nhân
Vẹn tròn, xứng đáng cúng dâng, khi dùng?
Ba xa lầm lỗi, lìa tham,
Bốn xem như thuốc, phòng ngăn bệnh gầy.
Năm vì đạo nghiệp sáng ngời
Trả ơn thí chủ, giúp đời an vui.
UỐNG NƯỚC
Phật thấy trong mỗi ly nước
Tám vạn bốn ngàn vi trùng
Uống nước không trì tâm chú
Như nuốc chúng sinh vào lòng.
Án, phạ tất ba ra ma ni sa ha (3 lần)
KỆ CHÚ KHI ĂN CƠM XONG
Nam-mô tát đa nẫm, tam miệu tam bồ đề, cu chi nẫm, đát điệt tha. Án, chiếc lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. (7 lần)
Mỗi khi cúng dường, bố thí
Gặt được phước báu bình an
Hễ ai ham thích bố thí
Về sau hái quả giàu sang.
Ăn cơm chánh niệm vừa xong
Cầu cho mọi loài chúng sanh
Tất cả việc làm lớn nhỏ
Thấm nhuần Phật pháp bên trong.
(Sở vị bố thí giả, tất hoạch kỳ lợi ích, nhược vị nhạo bố thí, hậu tất đắc an lạc. Phạn thực dĩ ngật, đương nguyện chúng sanh, sở tác giai biện, cụ chư Phật Pháp).
CHỦ LỄ CẦU NGUYỆN
Thân mặc áo quần, thường nhớ công lao thợ dệt;
Ngày ăn ba buổi, luôn ghi công sức nông dân.
Tăng Ni đạo lực thậm thâm;
Phật tử tín tâm kiên cố.
Trời giác ngộ luôn sáng tỏ;
Xe chánh pháp chuyển không dừng.
Nhà nhà hạnh phúc, khương ninh;
Đất nước thái hòa, hưng thịnh.
Năm châu an định;
Bốn biển thanh bình.
Tình với vô tình,
Đều thành Phật đạo.
Nam-mô A-di-đà Phật.
- Khóa tu và nghi thức Xuất gia gieo duyên Thích Nhật Từ
- Lý luận dịch kinh HT. Thích Phước Sơn
- Phật Điển Phổ Thông - Dẫn Vào Tuệ Giác Phật - Bản PDF Lê Mạnh Thát - Tuệ Sỹ
- Thanh Hóa: Kinh Phật và các nghi thức chùa Thiên Khánh Thích Đạt Ma Phổ Giác
- Lễ Cúng Thí Thực Theo Tinh Thần Kinh Nikaya Thích Đức Trí
- Việt giải kinh sách Phật giáo - Nhu cầu thiết yếu của sự nghiệp trí tuệ TS. Đoàn Ánh Loan
- “Tận Thuyết” hay “Thuyết tận” trong bài kệ tán Phật Chúc Thanh- Chúc Đại
- “TRỪ PHIỀN NÃO” Hay “CHƯ PHIỀN NÃO” Trong Đoạn Văn Hồi Hướng Chúc Đại - Chúc Độ
- Sự cần thiết của nghi lễ Phật giáo Việt Nam nói riêng và nghi lễ Phật giáo nói chung trong tiến trình truyền bá, giao lưu và tiếp biến Thích Pháp Như
- Vài ý nghĩ về việc dịch thuật những bài chú phạn ngữ TS Huệ Dân
- Suy nghĩ về phương pháp dịch thuật kinh điển trong tiến trình Việt hóa nghi thức tụng niệm Thích Nhật Từ
- Chơn Lý Cẩm Nang Khất Sĩ Ngọc Chơn
- Từ Thí Vô Giá Hội Đến Thủy Lục Pháp Hội Khởi Nguyên của Nghi Lễ Đàn Tràng Phật Giáo Bắc Truyền Thích Tâm Mãn
- Nghi Thức Khai Thị Vong Linh và Sám Hối Ba Nghiệp Tâm Chơn biên soạn
- Các ý kiến tản mạn về Việt hóa nghi thức tụng niệm Thích Nhật Từ
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Giải Thích Giới Luật Và Oai Nghi Của Sa Di
- Thông điệp Phật Đản (Vesak, Lễ Tam Hợp) qua các năm và năm 2016 của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki- Moon
- 22 lời phát nguyện của Phật giáo Ambedkar
- Lời khuyến tu của tổ Quy Sơn Linh Hựu (Quy Sơn Cảnh Sách)
- Kinh Pháp Cú. Phẩm IX: Già
- Kinh pháp Cú. Chương VIII: Phẩm hình phạt
- Kinh pháp Cú. Chương VII: Phẩm ác
- Kinh Pháp Cú. Chương V: Phẩm A La Hán
- Nghị quyết của Đại hội Phật giáo toàn cầu 2011 thành lập Tổng liên đoàn Phật giáo quốc tế tại Ấn Độ
- Kinh Pháp Cú. Chương IV: Phẩm Ngu
Được quan tâm nhất

![]() |
Nghi Thức Khai Thị Vong Linh và Sám Hối Ba Nghiệp 14/01/2010 06:49:00 |
![]() |
Nghi thức ăn cơm trong chánh niệm 28/10/2012 10:57:00 |
![]() |
Các ý kiến tản mạn về Việt hóa nghi thức tụng niệm 23/10/2009 07:11:00 |
![]() |
Chơn Lý Cẩm Nang Khất Sĩ 28/10/2010 07:29:00 |
![]() |
Sự cần thiết của nghi lễ Phật giáo Việt Nam nói riêng và nghi lễ Phật giáo nói chung trong tiến trình truyền bá, giao lưu và tiếp biến 23/04/2011 09:05:00 |
![]() |
“Tận Thuyết” hay “Thuyết tận” trong bài kệ tán Phật 24/04/2012 21:10:00 |
Việt giải kinh sách Phật giáo - Nhu cầu thiết yếu của sự nghiệp trí tuệ 17/06/2012 20:49:00 |
![]() |
“TRỪ PHIỀN NÃO” Hay “CHƯ PHIỀN NÃO” Trong Đoạn Văn Hồi Hướng 03/02/2012 20:02:00 |

Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)