“Tận Thuyết” hay “Thuyết tận” trong bài kệ tán Phật

Đã đọc: 7475           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Trong khi phiên dịch, in ấn chúng tôi thiết nghĩ đã có một số lời Phật dạy có thể bị thay đổi hay chỉnh sửa theo “cái nhìn” riêng của tác giả. Một vấn đề nữa là trong vốn từ và kết cấu ngữ pháp của ngôn ngữ ngữ dịch không có từ và kết cấu tương đương. Từ đó, chúng ta đã có một số kiến giải bất đồng.

1.  Dẫn nhập

Sau khi chúng tôi viết bài “ Trừ phiền não” hay “ Chư phiền não ”  trong đoạn văn hồi hướng đăng tải trên trang tin “ Đạo Phật Ngày Nay ”. [1]Sau bài viết này, bạn đọc Hư Trúc hỏi :  “ Hư Trúc thấy trong bài tụng :  Sát trần tâm niệm khả số tri, Đại hải trung thủy khả ẩm tận, Hư không khả lượng phong khả kế, Vô năng THUYẾT TÂN Phật công đức. Thấy trong kinh tụng in là THUYẾT TẬN. Nhưng khi tụng lại thấy có nơi lại tụng là TẬN THUYẾT. Dĩ nhiên tụng đã quen rồi thì không phải sửa đổi. Nhưng không biết thế nào là đúng nguyên bản?Chư vị nào có biết xin góp ý cho đại chúng liễu tri!”

Trước sự quan tâm của quý thiện hữu tri thức, nay chúng tôi xin được trình bày một số kiến giải để chia sẽ cùng quý vị.

2. Luận bàn về từ “tận thuyết” và “ thuyết tận ”

Trước khi luận bàn vấn đề này chúng tôi xin được trích dẫn bài kệ nguyên văn như sau :

Hán văn                                                                 

「剎塵心念可數知,大海中水可飲盡,

虛空可量風可繫,無能盡說佛功德。」[2]

 

Âm Việt

“Sát trần tâm niệm khả số tri, đại hải trung thủy khả ẩm tận.

Hư không khả lượng phong khả hệ, vô năng tận thuyết Phật công đức ”

 

Để luận bàn cho vấn đề này, chúng tôi sẽ phân tích theo hai hướng: thứ nhất phân tích về mặt ngữ pháp, thứ hai khảo sát những dẫn chứng kinh điển thuộc văn bản Hán tạng.

Thứ nhất :

Y cứ vào ngữ pháp , chữ “ tận -盡 ” có các chức năng sau: giới từ, hình dung từ, phó từ và động từ[3]. Tuy nhiên, chúng tôi xét thấy trong văn kệ nêu trên có hai chức năng có thể xảy ra. Thứ nhất là phó từ, có chức năng bổ sung nghĩa cho động từ (v), không cần túc từ (o) theo sau. Thứ hai là động từ, bổ nghĩa cho động từ khác và phải có túc từ theo sau. [4]

Ví dụ:

“Tận” Phó từ

  1. 眾智共說無能[5] 
  2. 具足演說無能[6]
  3. 乃至百千萬億劫,說不可[7]

“Tận” Động từ

  1. 無能(v)說(v)過(o).[8]
  2. 景帝聞之,使使(v)誅(v)此屬(o).[9]
  3. 欲歎佛功德,無能(v)具(v)者(o).[10]

Từ sự phân tích trên, chúng ta thấy trong câu kệ tán Phật: “剎塵心念可數知,大海中水可飲盡,虛空可量風可繫,無能盡說佛功德”. Chữ “tận” là động từ có chức năng bổ nghĩa cho động từ “thuyết” và có túc từ theo sau “Phật công đức”. Cho nên, chúng tôi xét thấy ở đây nên dùng “tận thuyết” hơn là dùng “thuyết tận”. (Để hiểu rõ về quá trình biến chuyển của từ “tận” trong Hán ngữ, xin quý vị xem bài: 蒋绍愚撰寫從“V盡――盡V”  和“誤V/ 錯V――V錯”看述補結構的形成。Language and linguistics 5.3:559-581,2004.)

 

Thứ hai :

Theo sự tra cứu của chúng tôi, kết quả tìm thấy trong Đại chánh tạng bảng Hán văn, xin tóm lược bảng thống kê dưới đây. Để dễ phân biệt tác giả mặc định (Y) – những kinh văn dùng từ “ tận thuyết” , (N) – Những kinh văn dùng từ “ thuyết tận ”.

 

 

Xuất xứ

 
 

Tận thuyết

 

Thuyết tận

01

Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh.[11]

Y


02

Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Tùy Sớ Diễn Nghĩa Sao. [12]

Y


03

Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Sớ Sao Hội Bổn [13]

Y


04

Hoa Nghiêm Kinh Luận Quán[14]

Y


05

Hoa Nghiêm Kinh Hợp Luận[15]

Y


06

Hoa Nghiêm Kinh Hạnh Nguyện Phẩm Sớ Sao[16]

Y


07

Hoa Nghiêm Kinh Sớ Sao Huyền Đàm [17]

Y


08

Hoa Nghiêm Kinh Sớ Chú [18]

Y


09

Hoa Nghiêm Kinh Đàm Huyền Quyết Trạch [19]

Y


10

Hoa Nghiêm Cương Yếu [20]

Y


11

Pháp Hoa Kinh Tri Âm [21]

Y


12

Pháp Hoa Kinh Đại Khoản [22]

Y


13

Pháp Hoa Kinh Đại Thành [23]

Y


14

Pháp Hoa Kinh Thọ thủ [24]

Y


15

Pháp Hoa Kinh Chỉ Chưởng Sớ [25]

Y


16

Đại Sám Hối Văn Lược Giải [26]

Y


17

Đại Thừa Bổn Sanh Tâm Địa Quán Kinh Thiển Chú [27]

Y


18

A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa[28]

Y


19

Kim Cương Kinh Sớ Ký khoa Hội[29]

Y


20

Tu Thuyết Du Già Tập Yếu Thí Thực Đàn Nghi[30]

Y


21

Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu Hương Nhũ Ký[31]

Y


22

Liệt Tổ Đề Cương Lục [32]

Y


23

Đạt Biến Quyền Thiền Sư Ngữ Lục [33]

Y


24

Mật Am Hòa Thượng Ngữ Lục [34]

Y


25

Thiên Nham Hòa Thượng Ngữ Lục [35]

Y


26

Khánh Sơn Mục Hưởng Phác Phù Chuyết Thiền Sư Ngữ Lục[36]

Y


27

Vũ Sơn Hòa Thượng Ngữ lục [37]

Y


28

Kim Cương Kinh Toản Yếu San Định Ký [38]


N

29

Viên Giác Kinh Đại Sớ Thích Nghĩa Sao [39]


N

30

Viên Giác Kinh Đạo Tràng Tu Chứng Nghi[40]


N

31

Kim Cương Bát Nhã Kinh Sớ Luận Toản Yếu San Định Ký Hội Biên [41]


N

32

Ngự Chế Phật Phú[42]


N

 

Từ những khảo sát trên, chúng ta dễ dàng nhận ra, tầng số xuất hiện “tận thuyết ” trong kinh văn là 27, trong khi đó tầng số xuất hiện của từ “thuyết tận” là 5. Không chỉ dừng lại ở chỉ số sử dụng từ mà còn quan trong hơn nữa, trong năm bản kinh trên trên dùng từ “thuyết tận ” đều dẫn chứng từ bản gốc kinh Hoa Nghiêm. Chính vì thế, chúng ta có thể nói rằng dùng từ  “tận thuyết ” sẽ hợp lý hơn so với “thuyết tận”.

Ngoài ra,  khi khảo sát về vấn đề này chúng tôi cũng phát hiện ra một điều, trong tất cả các văn bản hiện tồn trong bản Hán tạng đều ghi rằng: “Sát trần tâm niệm khả số tri, đại hải trung thủy khả ẩm tận, hư không khả lượng phong khả hệ, vô năng tận thuyết Phật công đức ”(剎塵心念可數知, 大海中水可飲盡, 虛空可量風可繫, 無能盡說佛功德). Nhưng trong  khi đó, văn bản Việt lại ghi rằng: “Sát trần tâm niệm khả số tri, đại hải trung thủy khả ẩm tận, hư không khả lượng phong khả kế, vô năng tận thuyết Phật công đức”[43].  Như vậy, ở đây có sự khác biệt giữa “hệ-繫”và “kế-計”. Trước khi đi vào thẩm định văn bản nào sẽ hợp lí hơn, chúng ta cần hiểu nghĩa của câu kệ , nơi đây tạm giải thích như sau: tâm niệm nhỏ như vi trần có thể đếm biết, nước trong biển có thể uống hết, hư không có thể đo lường, gió có thể cột (hệ), nhưng không thể nói hết được công đức của Phật. Còn nếu chúng ta đọc theo bản tiếng Việt là “kế ” thì bài kệ được dich là: tâm niệm có thể đếm được…. hư không có thể đo lường, gió có thể đếm…..công đức của Phật không thể nói hết. Từ sự phân tích này, chúng tôi thiết nghĩ gió có thể cột sẽ hợp lý hơn.

Bên cạnh nghiên cứu chủ đề trên, chúng tôi cũng xin nêu ra một vấn đề để chúng ta thử suy ngẫm. Theo văn bản hiện tồn trong Hán tạng ghi chép: “thượng lai hiện tiền thanh tịnh chúng, phúng tụng lăng nghiêm chư phẩm chú….. đàn tín quy y tăng phước huệ” là kết thúc, sau đó đọc tiếp là “A Di Đà Phật thân kim sắc, … cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn” rồi tiếp đó niệm danh hiệu Phật A Di Đà. [44] Trong khi đó, văn bản tiếng Việt có một số khác biệt như: “thượng lai hiện tiền thanh tịnh chúng, phúng tụng lăng nghiêm chư phẩm chú…..  đàn tín quy y tăng phước huệ” tiếp theo “Sát trần tâm niệm khả sổ tri, …nhất thiết vô hữu như Phật giả” sau đó niệm danh hiệu đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Như vậy, chúng ta thấy rằng văn bản Việt phải chăng có sự kết hợp của ba văn bản mà thành. (1.thượng lai hiện tiền….đàn tín quy y tăng phước huệ. [45] 2. Sát trần tâm niệm khả số tri…vô năng tận thuyết Phật công đức.[46] 3. Thiên thượng thiên hạ vô như Phật … nhất thiết vô hữu như Phật giả.[47])

Như vậy, so sánh đối chiếu giữa bản Hán và bản Việt, chúng ta đã thấy có sự sai khác trong đó,thiết nghĩ đây cũng là điều khó tránh khỏi trong quá trình phiên dịch cũng như hoằng dương Phật Pháp.

3. Thay lời kết

Từ những luận điểm trên, chúng tôi xin chia sẻ và gợi ý trước khi kết thúc bài viết này:

Nghe nhiều học rộng sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn rộng rãi không bị gò bó trong phạm vi truyền thống, tông phái, hay thậm chí là cái nhìn “nhị nguyên”. Ngày nay, các truyền thống, các tông phái có cơ hội “giao lưu” để trao đổi những thấy biết của mình  với nhau. Đây là một việc làm rất cần thiết để người con Phật một lòng phụng sự đạo pháp nhằm tuyên dương giáo nghĩa nhiệm màu của đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni.

 Trong khi phiên dịch, in ấn chúng tôi thiết nghĩ đã có một số lời Phật dạy có thể bị thay đổi hay chỉnh sửa theo “cái nhìn” riêng của tác giả. Một vấn đề nữa là trong vốn từ và kết cấu ngữ pháp của ngôn ngữ ngữ dịch không có từ và kết cấu tương đương. Từ đó, chúng ta đã có một số kiến giải bất đồng. 

Ý nghĩa bất y ngữ. Đây là một chi phần trong bốn pháp để y cứ trong khi tu học lời Phật dạy. Ông bà ta hay nói “đạt ý quên lời” là vậy. Ngôn ngữ là phương tiện để chúng ta trình bày những suy nghĩ của mình và một khi người nghe/ người đọc đã nắm được vấn đề thì ngôn ngữ không còn giá trị. Sau khi hiểu thấu đáo vấn đề, họ sẽ trình bày lại vấn đề bằng một loại “ngôn ngữ” có trong kho tàng (đầu) của họ.

Ngày nay chúng ta có khuynh hướng theo “Tổ” hơn là theo “Phật”. Đây là một vấn đề rất “nhạy cảm” và dễ gây tranh cãi cho nên chúng ta phải giữ “hòa khí” để trao đổi học hỏi lẫn nhau. Khi chúng tôi viết những lời này, chúng tôi hy vọng là sẽ khơi gợi thêm sự “tự vấn” của quý vị và quý vị sẽ có những đóng góp khác nữa để cho mọi người có cơ hội thưởng lãm.

     

Virginia Beach 25/04/2012

Chúc Thanh- Chúc Đại

 


[1] http://www.daophatngaynay.com/vn/nghi-thuc/vhnt/10121--TRU-PHIEN-NAO-Hay-CHU-PHIEN-NAO-Trong-Doan-Van-Hoi-Huong.html

[2] 《大方廣佛華嚴經》卷80〈39 入法界品〉, (CBETA, T10, no. 279, p. 444, c26-28).

[3]  http://hanyu.dict.cn/%E5%B0%BD

[4]  Xin xem thêm bài : 北京大學,蒋绍愚撰寫從“V盡――盡V”  和“誤V/ 錯V――V錯”看述補結構的形成。Language  and linguistics 5.3:559-581,2004.

[5]《大方廣佛華嚴經》卷16〈15 十住品〉(CBETA, T10, no. 279, p. 88, a25-26):發心功德不可量,充滿一切眾生界,眾智共說無能盡,何況所餘諸妙行!

[6] 《大方廣佛華嚴經》卷23〈入不思議解脫境界普賢行願品〉(CBETA, T10, no. 293, p. 765, c3-5):佛子汝今之所問,諸佛無邊深境界,難思剎海微塵劫,具足演說無能盡。

[7] 《大方廣佛華嚴經》卷26〈22 十地品〉(CBETA, T09, no. 278, p. 566, a16-23):佛子!菩薩在不動地,善生禪定力故,常見無邊諸佛,不捨供養供給諸佛,是菩薩於一一劫、一一世界中,數百千萬億那由他無量無邊阿僧祇佛,恭敬供養,尊重讚歎,親近諸佛,從諸佛受世界差別等諸法明,是菩薩轉深入如來法藏,問世界差別事,無能盡者,乃至百千萬億劫,說不可盡。

[8] 《大方等大集經》卷52〈10 諸魔得敬信品〉(CBETA, T13, no. 397, p. 344, c3-9):了知清淨士,如是魔波旬;今實於我所,種種作留難;無能盡說過,今於大眾中;誠心懺謝我,非是諂曲意;深敬信三寶,尊重未曾有;是故我今與,如是魔波旬;當授於無上,正智菩提記.

[9]史記卷一百二十四游俠列傳第六十四集.

[10] 《佛本行經》卷1〈1 因緣品〉, (CBETA, T04, no. 193, p. 55, c8-9).

[11] 《大方廣佛華嚴經》卷80〈39 入法界品 , (CBETA, T10, no. 279, p. 444, c26-28).

[12]  《大方廣佛華嚴經隨疏演義鈔》卷1 (CBETA, T36, no. 1736, p. 4, a26-28).

   《大方廣佛華嚴經隨疏演義鈔》卷15 (CBETA, T36, no. 1736, p. 112, b22-24).

   《大方廣佛華嚴經隨疏演義鈔》卷16 (CBETA, T36, no. 1736, p. 125, c23-25).

   《大方廣佛華嚴經隨疏演義鈔》卷17 (CBETA, T36, no. 1736, p. 127, c7-9).

[13] 《大方廣佛華嚴經疏鈔會本(第51卷-第80卷)》卷80 (CBETA, L133, no. 1557, p. 896, a2-3).

[14] 《華嚴經綸貫》卷1 (CBETA, X03, no. 220, p. 568, c19-21 // Z 1:4, p. 468, a4-6 // R4, p. 935, a4-6).

[15] 《華嚴經合論》卷120 (CBETA, X04, no. 223, p. 789, c17-19 // Z 1:7, p. 148, b9-11 // R7, p. 295, b9-11).

[16] 《華嚴經行願品疏鈔》卷1 (CBETA, X05, no. 229, p. 235, b9-10 // Z 1:7, p. 412, b9-10 // R7, p. 823, b9-10).

[17] 《華嚴經疏鈔玄談》卷1 (CBETA, X05, no. 232, p. 692, a6-8 // Z 1:8, p. 179, a16-18 // R8, p. 357, a16-18).

    《華嚴經疏鈔玄談》卷8 (CBETA, X05, no. 232, p. 831, a1-2 // Z 1:8, p. 318, d4-5 // R8, p. 636, b4-5).

    《華嚴經疏鈔玄談》卷9 (CBETA, X05, no. 232, p. 849, a23-b1 // Z 1:8, p. 337, a5-7 // R8, p. 673, a5-7).

[18] 《華嚴經疏注》卷120 (CBETA, X07, no. 234, p. 946, c8 // Z 1:7, p. 353, a5 // R7, p. 705, a5).

[19] 《華嚴經談玄抉擇》卷3 (CBETA, X08, no. 235, p. 16, c17-18 // Z 1:11, p. 434, d8-9 // R11, p. 868, b8-9).

[20] 《華嚴綱要卷80 , (CBETA, X09, no. 240, p. 299, b9-11 // Z 1:14, p. 106, d12-14 // R14, p. 212, b12-14).

[21] 《法華經知音》卷3 (CBETA, X31, no. 608, p. 394, c15 // Z 1:49, p. 269, d14 // R49, p. 538, b14).

[22] 《法華經大窾》卷1 (CBETA, X31, no. 614, p. 702, a6-7 // Z 1:50, p. 48, c18-d1 // R50, p. 96, a18-b1).

[23] 《法華經大成》卷5 (CBETA, X32, no. 619, p. 443, c24-p. 444, a1 // Z 1:51, p. 127, c13-14 // R51, p. 254, a13-14).

[24] 《法華經授手》卷4 (CBETA, X32, no. 623, p. 689, a4 // Z 1:51, p. 355, c2 // R51, p. 710, a2).

[25] 《法華經指掌疏》卷3 (CBETA, X33, no. 631, p. 576, b15-16 // Z 1:93, p. 322, a8-9 // R93, p. 643, a8-9).

[26] 《大懺悔文略解》卷1 (CBETA, J30, no. B260, p. 922, b16-17)

[27] 《大乘本生心地觀經淺註》卷1 (CBETA, X20, no. 367, p. 920, a4-5 // Z 1:34, p. 56, a2-3 // R34, p. 111, a2-3)

[28] 《阿彌陀經疏鈔演義》卷2 (CBETA, X22, no. 427, p. 735, a5-6 // Z 1:33, p. 296, b1-2 // R33, p. 591, b1-2)

[29] 《金剛經疏記科會》卷4 (CBETA, X25, no. 491, p. 415, b15-17 // Z 1:39, p. 405, a18-b2 // R39, p. 809, a18-b2)

[30] 《修設瑜伽集要施食壇儀》卷1 (CBETA, X59, no. 1081, p. 274, a15-16 // Z 2:9, p. 418, a18-b1 // R104, p. 835, a18-b1)

[31] 《毗尼日用切要香乳記》卷1 (CBETA, X60, no. 1116, p. 179, b13-14 // Z 2:11, p. 86, c16-17 // R106, p. 172, a16-17)

[32] 《列祖提綱錄》卷1 (CBETA, X64, no. 1260, p. 7, a20 // Z 2:17, p. 91, a5 // R112, p. 181, a5)

[33] 《達變權禪師語錄》卷2 (CBETA, J29, no. B248, p. 799, b21-22)

[34] 《密菴和尚語錄》卷1 (CBETA, T47, no. 1999, p. 971, a18-19)

[35] 《千巖和尚語錄》卷1 (CBETA, J32, no. B273, p. 205, b6)

[36] 《磬山牧亭樸夫拙禪師語錄》卷1 (CBETA, J40, no. B493, p. 503, b17-18)

[37] 《雨山和尚語錄》卷7 (CBETA, J40, no. B494, p. 553, c16-18)

[38] 《金剛經纂要刊定記》卷3 (CBETA, T33, no. 1702, p. 196, c11-13): 《華嚴》云:剎塵心念可數知,大海中水可飲盡,虛空可量風可繫,無能說盡佛功德。

[39] 《圓覺經大疏釋義鈔》卷13 (CBETA, X09, no. 245, p. 739, b18-19 // Z 1:15, p. 23, c14-15 // R15, p. 46, a14-15): 華嚴部末云: 剎塵心念可數知,大海之水可飲盡,虗空可量風可繫,無能說盡佛功德。

[40] 《圓覺經道場修證儀》卷7(CBETA, X74, no. 1475, p. 418, a14-16 // Z 2B:1, p. 404, c7-9 // R128, p. 808, a7-9): 剎塵心念可數知,大海中水可飲盡,虗空可量風可繫,無能說盡佛功德。

[41] 《金剛般若經疏論纂要刊定記會編》卷5(CBETA, J31, no. B269, p. 704, a5-7):故華嚴云:剎塵心念可數知,大海中水可飲盡,虛空可量風可繫,無能說盡佛功德.

[42] 《御製佛賦》卷2(CBETA, C073, no. 1679, p. 853, b6-7):華嚴經普賢菩薩以偈讚佛:剎塵心念數可知,大海中水可飲盡,虛空可量風可繫,無能說盡佛功德.

[43]  http://daitangkinhvietnam.org/tieu-bo-kinh-bac-truyen/kinh-tap/683-kinh-nht-tng.html

     http://www.tangthuphathoc.net/kinh/kinhnhattung.pdf

   http://www.phapthihoi.org/kinh/Ebooks%20%20Old/Thuyet%20Phap/Nghi%20Thuc/Kinh%20Nhat%20Tung%20-%20Nghi%20Thuc%20Pho%20Thong.pdf

[44]  《諸經日誦集要》卷3 (CBETA, J19, no. B044, p. 171, c10-24)。  

Trong bản Hán Tạng  “Nhị khóa hiệp giải – 二課合解” , quyển thượng chỉ ghi chép từ  “ Thượng lai hiện tiền thanh tịnh chúng … đàn tín quy y tăng phước huệ” là kết thúc.

Có thể xem bản dịch Hòa thượng  Trí Quang  “Hai thời công phu ” trang 55-56.

[45]  Xem chú thích 40 trong bài viết., trang  5.

[46]  Xem chú thích 1 trong bài viết, trang  1.

[47] 《佛本行集經》卷4〈2 受決定記品〉, (CBETA, T03, no. 190, p. 670, a7-8):天上天下無如佛,十方世界亦無比,世間所有我盡見,一切無有如佛者。Ngoài ra có thể xem thêm:《佛本行集經》卷8〈7 從園還城品〉,(CBETA, T03, no. 190, p. 691, b2-3)

 

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (5 đã gửi)

avatar
Hư Trúc 25/04/2012 03:42:50
Xin cảm ơn các tác giả của bài “Tận Thuyết” hay “Thuyết tận” trong bài kệ tán Phật, thật là một bài phân tích thật chi li và tường tận.
Theo tôi nghĩ “Tận Thuyết” hay “Thuyết tận” chỉ là vấn đề ngữ pháp, nhưng lạ là mặc dù có nhiều tác phẩm ghi là “Tận Thuyết” vẫn có một số ghi “Thuyết tận” vì hai cách nói thì trong ngữ pháp chữ Việt chỉ có thể dịch là "nói hết" chứ không thể nào dịch là "hết nói" trong mọi trường hợp, không biết có phải thế không?
Tôi cũng có thấy có một bài nói về bức tranh Bách Điểu cũng có nói đến chữ TẬN THỰC thay vì THỰC TẬN:

Nhất chích,
Hựu nhất chích,
Tam tứ, ngũ lục, thất bát chích
Hà ô chi thiểu, hà điểu chi đa
TẬN THỰC nhân gian thiên vạn thạch.
avatar
Tả Thanh Long 25/04/2012 07:36:14
Xem sự hiểu biết của Chúc Thanh - Chúc Đại dữ dội quá, nhưng hình như quý vị vai mượn 'bộ nhớ tạm' của CBETA, đó là chức năng Text Search của CBETA, vì vậy một người đọc bình thường như tôi đã thấy choáng váng với kiến thức bác đại tinh thâm của 2 vị
Thật đáng khâm phục
Tả Thanh Long
avatar
HƯ TRÚC 10/05/2012 18:19:02
Bài này cũng nói về chữ nghĩa và ngữ pháp nên Hư Trúc muốn nói thêm một vấn đề khác.
Trước đây lâu lắm rồi, khi đọc quyển truyện "Không chịu sống quỳ" của Nguyễn Hải Trừng thấy tác giả có nói đến hai ngôi chùa mang tên là "chùa Quan Âm Tự" và "chùa Như Lai Tự", tôi nghĩ chắc nhà văn muốn ghép nho ta và nho Tàu cho dễ hiểu.
Rồi có một lần (chắc cũng gần 30 năm rồi) đạp xe trên đường Cao Bá Nhạ tp HCM, thì thấy bảng hiệu đề là "Chùa" rồi xuống hàng "Ông Quan Đế Tự". Nếu để "Chùa Ông" rồi xuống hàng "Quan Đế Tự" thì không có gì nói, nhưng là như thế.
Nhưng mới sau này lại thấy một bảng hiệu lớn ghi là "Vạn Phúc Đại Tòng Lâm Tự" và tin tức trên net "chùa Tòng Lâm Hoa Sơn" như vậy không biết dư thiếu thế nào?
Hư Trúc thấy như thế nên cũng ghi ra để mọi người xem thế nào!
avatar
Nhựt Huệ 14/05/2012 20:49:34
A Di Đà Phật, chung tinh thần trao đổi học hỏi cùng Đại chúng, NH mạn phép góp thêm đôi lời:
1- Nói "thuyết tận" thì phù hợp với thói quen ngữ pháp tiếng Việt (vị+bổ), nghĩa là: nói hết, tân ngữ có thể đảo ra trước hoặc đứng ngay sau bổ ngữ. Cấu trúc vị+bổ trong tiếng Hán thường là vị ngữ nội động từ, tính từ hoặc tân ngữ được đảo lên phía trước, như cấu trúc "ẩm tận" trong câu "đại hải trung thủy khả ẩm tận". Trong ngữ pháp tiếng Hán, kết cấu động+tân thường không thể tách rời, do đó bổ ngữ nếu có sẽ được đặt trước động từ làm trạng ngữ theo kết cấu trạng+động+tân, nên nói: "vô năng tận thuyết Phật công đức".
2- Chữ 數gồm các âm đọc sổ (động từ:đếm, kể, trách; tính từ: vài, mấy), số (danh từ:số lượng, số học, tính số, số mạng...), sác (phó từ: luôn luôn, thường, nhiều lần...), xúc (tính từ: nhỏ, nhuyễn). Như vậy trong câu "剎塵心念可數知" chữ "數"mang nghĩa đếm, cần đọc âm là "sổ" (dấu hỏi).
avatar
Hạnh Chơn 28/06/2012 14:16:19
Nhận được bài này thì hiểu thêm được về chữ nghĩa :"tân thuyết" hay "thuyết tận". Dù có đảo vị trí thì ngược đọc cũng có thể hiểu đúng ý nghĩa, tức nói hết.
Ý thứ 2 quan trọng hơn là giải thích được từ hệ (thật ra từ hệ mới đúng) trong câu Hư không khả lượng phong khả hệ. Câu nói nói lên những việc không thề làm được như đếm hư không, buộc gió thì làm sao làm được. Còn nếu nói đếm gió thì có lẽ là được thì từng cơn gió, bao nhiêu cơn gió có thể đếm được mà.
Nhân đây cũng xin các vị học giả uyên thâm viết tiếp và giải thích 1 câu sai trong bài kệ này. Trong quyển nhật tụng tiếng Việt viết: "...tam môn thanh tịnh tuyệt phi ngu, đàn tín quy y tăng phước huệ...". Đã có 1 vị giải thích là tang môn thanh tịnh tuyệt phi ngu... Sự giải thích đó cũng là 1 cố gắng nhưng chưa chính xác. Quý vị hãy viết tiếp nhé!
tổng số: 5 | đang hiển thị: 1 - 5

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

2.50

Tags

Không có tags cho bài viết này

Được quan tâm nhất

Previous
Chơn Lý Cẩm Nang Khất Sĩ Chơn Lý Cẩm Nang Khất Sĩ
28/10/2010 07:29:00
Next

Đăng nhập