Dựa Vào Đâu Để Kiểm Chứng Lời Phật Dạy?

Khi đức Phật còn tại thế, ngài A Nan bạch Phật rằng: “để mở đầu cho lời trùng tuyên lại những gì ngài dạy, câu mở đầu, chúng đệ tử phải nói là gì?” đức Phật dạy: “như chư Phật quá khứ, hiện tại và tương lai đã đang và sẽ nói, thì dầu có đọc tụng lời dạy của ta trong nhiều năm, nhiều tháng, nhiều ngày, câu mở đầu phải là: như thị ngã văn, nhất thời Phật tại…..” đây là câu nói quan trọng để xác tín niềm tin cho hàng Phật tử về những gì đức Phật đã dạy, gọi là lục chủng thành tựu hay lục chủng chứng tín.
Sau khi đức Phật diệt độ, những vấn đề về kinh điển luôn được quan tâm hàng đầu trong giới Phật Tử. Nhiều nghi ngờ bắt đầu xuất hiện khi đạo Phật va chạm với các nguồn tư tưởng của các tôn giáo khác và ít nhiều kinh điển có sự pha trộn, có khi biến chất. Vì thế, câu hỏi được nêu lên rằng, làm thế nào để kiểm chứng được đâu là kinh do chính đức Phật thuyết? Và ngài thuyết khi nào?
Khi đức Phật còn tại thế, ngài A Nan bạch Phật rằng: “để mở đầu cho lời trùng tuyên lại những gì ngài dạy, câu mở đầu, chúng đệ tử phải nói là gì?” đức Phật dạy: “như chư Phật quá khứ, hiện tại và tương lai đã đang và sẽ nói, thì dầu có đọc tụng lời dạy của ta trong nhiều năm, nhiều tháng, nhiều ngày, câu mở đầu phải là: như thị ngã văn, nhất thời Phật tại…..” đây là câu nói quan trọng để xác tín niềm tin cho hàng Phật tử về những gì đức Phật đã dạy, gọi là lục chủng thành tựu hay lục chủng chứng tín.
Tuy nhiên, ngoại đạo có thể nương nơi lục chủng này viết nên một chủ thuyết nào đó trái lại với đạo Phật mà vẫn đầy đủ các điều kiện trong lục chủng thì điều đó rất nguy hiểm. Vì thế, đức Phật dạy đệ tử phải văn nhi tư, tư nhi tu. Nhưng văn như thế nào mới là văn nhi tư? Và tư như thế nào gọi là tư nhi tu?
Trong bài viết này, người viết chỉ trình bày ba trong sáu vấn đề mà lục chủng nói đến, đó là tín, văn và thời thành tựu.
Mở đầu cho tất cả các kinh điển của Phật giáo đều có câu: “như thị ngã văn, nhất thời Phật tại…” chúng ta thử đặt vấn đề rằng, câu nói này của ai nói? Đức Phật nói hay ngài A Nan nói? Có thể câu hỏi hơi ngớ ngẩn, nhưng không ngớ ngẩn chút nào. Nếu Phật nói thì chính ngài phải thăng tòa để tuyên lại những gì ngài đã nói; nếu nói ngài A Nan nói thì cần gì phải nghe lời dạy của đức Phật mà nói. Câu nói này chính là Trung Đạo, là đệ nhất nghĩa không, không dính mắc Phật hay A Nan. Không dính mắc thì gọi là thành tựu; còn dính mắc, còn năng sở thì gọi là bất thành tựu. Vậy tín thành tựu là gì?
“Như thị” trong câu trên là gì? Như là thể, Thị là dụng, Như là vô sanh, Thị là duyên sanh, Như là chơn như tánh, như hư không bất động, Thị là phương tiện.
“Đương thể tức như
Đương hạ tức thị”
(Đương ở thể thì gọi là Như, Nhưng để chỉ bày thì gọi là Thị)
Như- thì không thể nói được, nhưng Thị thì có chỗ để chỉ bày. Như là vô lượng nghĩa, nghĩa là không có nghĩa để nói; chỉ dùng một ý trong vô lượng ý để nói thì gọi là Thị. Chữ Như, chữ Thị là trung đạo đế, là thể dụng không hai. Như vậy, không có ranh giới giữa thiện và ác, đó là dung thông, dung thông như vậy gọi là trung đạo đế, là đệ nhất nghĩa đế. Và câu nói: “như thị” là tín thành tựu, vì niềm tin được xác quyết, tin rằng thể tâm của chúng sanh đã thanh tịnh, tự tánh của chúng sanh vốn đầy đủ công đức và sanh ra muôn pháp lành. Tín về chân pháp là tín về thể của các pháp, là tin vào chân tâm vô tướng bất động mà không trú vào nơi nào. Khi niềm tin không trú, không dính mắc vào năng hay sở thì niềm tin ấy được thành tựu. Niềm tin kiên cố và có mục đích để đi đến, tin như thế là vô trú vô chấp, đạt đến tuyệt đối nên gọi là tín thành tựu.
Trong đạo Phật, vô ngã còn không trú chấp, huống gì là ngã. Như vậy, “ngã văn” là không nói ai nghe mà mỗi người đều “phản văn văn tự tánh”, tự nghe lại ở nơi tánh mình, không nghe cái nghe bên ngoài, không bị dẫn nhập bởi cái nghe bên ngoài, nếu cái nghe không sáng ở nơi mình thì luôn bị trói buộc trong vòng sanh tử. Nhờ phương tiện các căn, sau khi nghe rồi nghiệm lại ở nơi chính mình đó là cái nghe thật sự. Văn thành tựu là văn vô văn, mỗi người đều nghe, tức tâm tự hỏi tâm và tự tâm trả lời cho chính tâm của mình. Những lời dạy của chư Phật cũng chỉ là phương tiện dẫn nhập để mình tự hỏi nơi chính mình, để tự giải thoát, đó là trung đạo, là đệ nhất nghĩa, nên cái nghe không trú chấp vào ai, gọi là văn thành tựu.
“Nhất thời” trong câu “như thị ngã văn, nhất thời Phật tại…” là thời nào? Vì sao không để thời gian cụ thể, mà chỉ nói một cách chung chung như vậy? Chúng ta đã biết, thời gian chỉ được xác định bởi quy ước của thế gian, giờ giấc ở nước này không giống ở nước khác do đặc điểm địa dư, ngày tháng âm lịch cũng khác với ngày tháng dương lịch. Một lí do quan trọng hơn, thông thường từ ngữ trong kinh luôn chứa đựng một triết lý sâu xa. Thời gian không cố định, trôi chảy như một dòng sông, thời gian là một ý niệm do vọng tưởng sanh ra, nên nó không thực thể. Do vậy, sự quy định về ngày tháng, về quá khứ, hiện tại và vị lai cũng là ảo tưởng. Trong kinh chỉ ghi, “một thời” là để đánh bạt tất cả mọi ý niệm về thời gian, để siêu việt thời gian.
Trong đạo Phật chẳng có gì là một cả, nếu nói một cũng tùy thuận chúng sanh pháp. Nghĩa là tùy thuận quy ước của thế gian, muốn lập thành hai thì một phải được xác lập. Nên tùy theo quy ước đó mà nói là một thời. Con số một được xác lập trên ngữ ngôn, nói nhất thời là không xác quyết được thời. Nhưng nói nhất thời là tùy thuận chúng sanh, thời gian không có đầu mối, cũng không chung cuộc và nhất thời không thuộc vào thời gian nào.
Như vậy, nói nhất thời là thời bất khả đắc, ba thời đều bất khả đắc, chẳng thật có quá khứ, chẳng thật có hiện tại và chẳng thật có vị lai. Trong đoạn đường vô thủy vô chung đó, nói nhất thời là dung thông cả ba thời, nói nhất thời là thấu nhiếp cả quá khứ, hiện tại và vị lai. Nhất thời là không trú vào thời, không trú vào thời gọi là thời thành tựu.
Tóm lại, với cái nhìn vô trú, vô chấp qua câu mở đầu “như thị ngã văn, nhất thời Phật tại…” trong các kinh điển nhà Phật là cái nhìn Trung Đạo, đó là sự thành tựu viên mãn. Thành tựu viên mãn là phủi sạch lầm chấp, tà kiến kiêu mạn, chấp có chấp không, chấp có người thuyết, có người nghe, chấp có Phật nói, ngài A Nan nghe, chấp có thời gian là bất thành tựu. Tín vô tín là không trú chấp vào tín mà tự tín ở nơi chính mình gọi là tín thành tựu. Văn vô văn là không trú chấp vào cái nghe mà phản văn văn tự tánh gọi là văn thành tựu. Thời vô thời là không trú chấp thời gọi là thời thành tựu. Hiểu được điều này chúng ta mới xác quyết được đâu là lời dạy do chính đức Phật nói.
- Kinh điển Đại Thừa có phải do Phật thuyết hay không? Thích Hạnh Bình
- Vài dòng giới thiệu về chữ संघ saṃgha dùng trong nhà Như Lai TS Huệ Dân
- Lịch sử kết tập kinh luật Thích Phước Sơn
- Không phải là lời của Phật * Kurt Schmidt - Thái Kim Lan chuyển ngữ
- Vài dòng giới thiệu về chữ Phất qua các dạng hình khác nhau của nó TS Huệ Dân
- Vài lời giới thiệu về ý nghĩa của chữ : Mantra (Thần Chú) - Phần 1 TS Huệ Dân
- Vài dòng giới thiệu về Ý nghĩa thuật ngữ Kinh trong tiếng Phạn TS Huệ Dân
- Tìm hiểu do đâu chú Đại Bi in thiếu Phúc Trung
- Tam tạng Thánh điển là trọng tâm của Phật giáo TS Huệ Dân
- Vài lời giới thiệu về Thần Chú TS Huệ Dân
- Thánh nhân trong kinh điển Pali Thích Nhật Từ
- Suy nghĩ về một bộ kinh thánh Phật giáo Thích Nhật Từ
- Lý luận dịch kinh của các đại sư Trung Quốc Hòa thượng Thích Phước Sơn
- Ðại cương Kinh Pháp Hoa Hoà Thượng Thích Thiện Siêu - Tu Viện Kim Sơn ấn hành PL. 2542-1998
- Vài ghi chú khi đọc kinh điển Bình Anson
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất

![]() |
Kinh điển Đại Thừa có phải do Phật thuyết hay không? 03/10/2012 10:33:00 |
![]() |
Vài lời giới thiệu về Thần Chú 15/12/2010 18:00:00 |
![]() |
Vài lời giới thiệu về ý nghĩa của chữ : Mantra (Thần Chú) - Phần 1 31/05/2011 09:09:00 |
![]() |
Lịch sử kết tập kinh luật 24/03/2012 23:12:00 |
![]() |
Tam tạng Thánh điển là trọng tâm của Phật giáo 17/12/2010 19:41:00 |
![]() |
Tìm hiểu do đâu chú Đại Bi in thiếu 14/02/2011 07:07:00 |
![]() |
Dựa Vào Đâu Để Kiểm Chứng Lời Phật Dạy? 05/08/2011 08:49:00 |
![]() |
Vài dòng giới thiệu về chữ Phất qua các dạng hình khác nhau của nó 05/03/2012 23:29:00 |
![]() |
Ðại cương Kinh Pháp Hoa 16/11/2010 15:02:00 |

- Kinh ấy có liên hệ đến giáo lý Vô thường- Vô Ngã- Duyên sinh- Nhân quả , Nghiệp báo hay không? nếu mâu thuẩn với giáo lý căn bản bản trên đều là kinh nguỵ tạo( không phải là kinh Phật
Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)