Diễn nghĩa kinh Pháp Cú - Phần 02

Manoseṭṭhā manomayā
Manoseṭṭhā là chủ cách số nhiều, nó được ghép từ chữ Mano+seṭṭhā
Mano là biến thể của nhóm thân Manas, Masc và có nghĩa là Ý. Theo Buddhadatta, nhà biên soạn tự điển Pali, người Tích Lan, "Mana" tượng trưng cho đặc tính chủ trương của Tâm (Citta). Trong khi đó, thức (Viññàna) biểu hiện cho sự chứa đựng cái biết của việc làm do tâm vọng động. Còn các nhà cổ ngữ học, thì các chữ Citta, Viññàna, và Mana là: Tâm, Tâm thức, tâm linh, thức tánh, tinh thần.
Mano tiếng Phạn viết cũng như tiếng Pali, viết theo mẫu Devanāgarī: मनो Manas ghép từ chữ man và as. Manas viết theo mẫu Devanāgarī: मनस्, thân từ thuộc trung tính và có những nghĩa được biết như sau: Tâm trí, tinh thần, sức mạnh của sự chú ý, trí tuệ, khuynh hướng bản năng, ý kiến, ý định, hương vị.
Gốc động từ √ मन् man, thuộc nhóm 4, và có những nghĩa được biết như sau : Suy nghĩ, đánh giá, phán xét, tin rằng, tự hình dung, giả sử như, xem xét, giữ lấy, để ước tính cao, đánh giá cao, vinh danh…
Thân từ ॰अस् -as là hình thể của những số ít, thuộc trung tính.
Seṭṭhā là tĩnh từ giống đực và nó có những nghĩa như sau : Tốt nhất, tuyệt vời, quan trọng nhất, bực nhứt, đứng đầu, hạng nhứt, nhô ra trước hết,ở đàng trước, tiền tuyến. Phạn ngữ : śreṣṭha, có gốc với chữ śrī श्री (thân từ thuộc giống cái và có những nghĩa như sau: May mắn, thịnh vượng, giàu có, hạnh phúc, Làm đẹp), śreṣṭha viết theo mẫu Devanāgarī: श्रेष्ठ.
Manomayā là biến thể của manomaya-, Manomayā là chủ cách số nhiều, nó được ghép từ chữ Mano+ mayā và có những nghĩa được biết như sau: Tạo ra bởi ý, làm do ý, gây ra do ý.
Mayā là tĩnh từ thuộc giống đực và có những nghĩa được biết như sau: Làm, tạo, gây ra bởi, Phạn ngữ : Mayā, viết theo mẫu Devanāgarī: मया .
Phần cấu trúc của câu:
Ccsn Ccsn
Mano+seṭṭhā mano+mayā
| | | |
Dtt Ttt Dtt Ttt
Ý Việt nguyên mẩu:
Mano seṭṭhā mano mayā
Ý đứng đầu Ý tạo ra bởi
Ý thanh của Việt :
Ý đứng đầu tạo tác.
Còn tiếp
Xin vui lòng đón xem những phần kế tiếp.
Kính bút
TS Huệ Dân
Web site chính của TS Huệ Dân đang thực hiện : xuviet.net
- Hồi hướng công đức như ngọn đèn thắp sáng nhiều ngọn đèn, công đức theo đó tăng trưởng (Pali tạng) Tâm Tịnh
- Kinh Trung Bộ (Phần 3) - The Middle Length Discourses of the Buddha [Song Ngữ Việt-Anh] HT. Thích Minh Châu
- Kinh Trung Bộ (Phần 2) - The Middle Length Discourses of the Buddha [Song Ngữ Việt-Anh] HT. Thích Minh Châu
- Kinh Trung Bộ (Phần 1) - The Middle Length Discourses of the Buddha [Song Ngữ Việt-Anh] HT. Thích Minh Châu
- Khái quát Nội dung Kinh Trung Bộ TT. Thích Nhật Từ
- Diễn nghĩa kinh Pháp Cú - Phần 01 TS Huệ Dân
- Vài dòng giới thiệu về kinh Pháp Cú TS Huệ Dân
- Chú giải kinh Phạm Võng Tỳ-kheo GIÁC LỘC
- Những nét đẹp hiện đại trong kinh Sa Môn Quả (Sāmannaphala Sutta) Trí Lộc
- Kinh Pháp Cú (có hình minh họa) - PDF Tâm Minh
- Ý nghĩa lễ bái sáu phương (Kinh Giáo thọ Thi ca la việt) HT. Thích Minh Châu
- Giới thiệu Kinh Phật Tự Thuyết (Udàna) HT. Thích Minh Châu
- Kinh Yêu mình thì đừng hại người Hòa thượng Thích Thiện Châu
- Ý nghĩa về Như Lai HT. Thích Minh Châu
- Bốn pháp đưa đến hạnh phúc (Trích giảng Tăng Chi Bộ Kinh) HT. Thích Minh Châu
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Tiễn người đi | Nhạc và lời của Thì thầm qua tiếng hát Thì thào
- Từ Bi | Nhạc và lời của Thì thầm qua tiếng hát Thì thào
- Thầy Thích Minh Đức thi hóa Bạch y Chơn ngôn qua phần diễn nghĩa của TS Huệ Dân Bạch Y Thần Chú
- Diễn nghĩa Bạch y chân ngôn trong tiếng Phạn (Trích trong Tinh Hoa Phật học TS Huệ Dân).
- Diễn nghĩa Triṃśikā câu hai
- Diễn nghĩa Ba mươi biểu hiện thực hiện của Duy thức trong tiếng Phạn câu một
- Diễn nghĩa kinh A Di Đà bản ngắn trong Phạn ngữ (Trích trong Tinh Hoa Phật học, TS Huệ Dân) Phần một
- Nội dung của kinh trí tuệ siệt việt vượt qua bờ bên kia (bản ngắn)
- Vài dòng tham khảo Bát Nhã Tâm Kinh diễn nghĩa (Bản dài)
- Bát Nhã Tâm Kinh Diễn Nghĩa
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)