Diễn nghĩa kinh Pháp Cú - Phần 01

Vài dòng diễn nghĩa mang lại cho đọc giả một chút khái niệm về Kinh văn Pali. Công trình nghiên cứu về đề tài đặc biệt này đang nhờ s ự góp ý của quý bậc học giả cũng như quý thầy để làm phong phú th êm cho những tài liệu Việt đang có. Xin chân thành cám ơn
Dhammapada Verse 1 : Cakkhupalatthera Vatthu
Manopubbaṅgammā dhammā
Manoseṭṭhā manomayā
Manasā ce paduṭṭhena
Bhāsati vā karoti vā
Tato naṃ dukkham anveti
Cakkaṃ va vahato padaṃ
Câu Pháp cú một : Câu chuyện của Đại Đức Hộ Mù tên là Cakkhupàla
Ý Việt :
Ý dẫn đầu các pháp
Ý chủ trì, tạo tác
Nếu ngôn từ, hành động
Với tâm ý nhiễm ác
Khổ theo tựa bánh xe
Đi sau dấu chân bò
Ý nghĩa của các từ trong câu :
Manopubbaṅgammā dhammā
Manopubbaṅgammā là chủ cách số nhiều, nó được ghép lại từ chữ : Mano, pubbaṃ và gamma.
Mano là biến thể của nhóm thân Manas, Masc và nó là Ý. Theo Buddhadatta, nhà biên soạn tự điển Pali, người Tích Lan, "Mana" tượng trưng cho đặc tính chủ trương của Tâm (Citta). Trong khi đó, thức (Viññàna) biểu hiện cho sự chứa đựng cái biết của việc làm do tâm vọng động.
Còn các nhà cổ ngữ học, thì các chữ Citta, Viññàna, và Mana là : Tâm, Tâm thức, tâm linh, thức tánh, tinh thần.
Bảng biến cách của thân MANAS theo tài liệu trong quyển A Practical Grammar of the Pāli Language by Charles Duroiselle
Fourth Edition, revision 3 (or "Version 4.3"), October 2007.
§159. DECLENSION OF MANO, (STEM MANAS), THE MIND.
Bản biến cách của mano |
Số ít (Singular.) |
Số nhiều (Plural.) |
Chủ cách (Nom.) |
mano, manaṃ |
manā |
Cách sở hữu (Gen.) |
manaso, manassa |
manānaṃ |
Cách gián bổ (Dat.) |
manaso, manassa |
maninaṃ |
Cách trực bổ (Acc.) |
mano, manaṃ |
mane |
Cách dụng cụ (Ins.) |
manasā, manena |
manehi, manebhi |
Đoạt cách (Abl.) |
manasā, manasmā, manamhā, manā |
manehi, manebhi |
Cách vị trí (Loc.) |
manasi, mane, manasmiṃ, manamhi |
manesu |
Hô cách (Voc.) |
mano, manaṃ, manā, mana |
manā |
Remarks.
(a) It should be borne in mind that mano is never used in the plural, although the forms
ar e giv en by some gr ammarians.
(b) The influence of the a declension is here also clearly seen, principally in the plural, of which in fact, all tbe forms are after the a declension.
(c) There is also a Neuter form in ni in the plural: manāni.
Thân danh từ Manas, thuộc trung tính trung tính. Pubbaṅ là thán từ và có nghĩa: trước, đằng trước. Thân Gamma-, là tĩnh từ nói về hành động đang đi và nó có gốc từ động từ Gam- (Đi).
Dhammā là danh từ giống đực, và có nghĩa là Luật tự nhiên hoặc sự thực tế, và với ý nghĩa này trong khía cạnh tâm linh, nó có thể được xem như là m ột lối bao hàm trọn vẹn tất cả các pháp trong thế gian.
Pháp là cơ sở cho triết lý, niềm tin và thực hành có nguồn gốc ở Ấn Độ. Pháp là danh từ dùng để đề cập đến học thuyết của những người sáng lập ra các truyền thống tôn giáo khác nhau, chẳng hạn như Gautama Buddha.
Pháp ở đây được dùng để biểu hiện cho hiện tượng tinh thần chứ không phải là những lời của Đức Phật dạy và nó là chủ cách thuộc về số nhiều.
Mano+pubbaṅ+gammā dhammā
Phần cấu trúc câu :
Ccsn
-------------------
| + | Ccsn
Mano + pubbaṅ + gammā dhammā
| | | |
Dttt Tht Ttg đ Dtgđ
Ý Việt nguyên mẩu:
Mano pubbaṅ gammā dhammā
Ý trước đi pháp
Ý thanh của Việt :
Ý dẫn đầu các pháp
Ghi chú của những chữ viết tắt trong phần tiếng việt:
Dttt (Danh từ trung tính), Tht (Thán từ), Ttgđ (Tĩnh từ giống đực) Dtgđ (Danh từ giống đực), Ccsn (Chủ cách số nhiều).
Xin vui lòng đón đọc phần diễn nghĩa tiếp trong Câu 1 của Kinh Pháp Cú
Kính bút
TS Huệ Dân
NB: Nếu qúy Thầy có bản DECLENSION OF MANO, (STEM MANAS), THE MIND chính xác hơn A Practical Grammar of the Pāli Language by Charles Duroiselle. Fourth Edition, revision 3 (or "Version 4.3"), October 2007. Xin vui lòng cho chúng tôi xin làm tài liệu tham khảo. Chân thành đa tạ
- Vua Ba Tư Nặc (Pasenadi) Tỏ Bày Lòng Kính Mộ Đối Với Thế Tôn Tâm Tịnh
- Phật thị hiện thuyết pháp trong kinh Nikàya Tâm Tịnh
- Nghi Thức Tụng Kinh Di Giáo Song Ngữ Thích Trừng Sỹ
- Hồi hướng công đức như ngọn đèn thắp sáng nhiều ngọn đèn, công đức theo đó tăng trưởng (Pali tạng) Tâm Tịnh
- Kinh Trung Bộ (Phần 3) - The Middle Length Discourses of the Buddha [Song Ngữ Việt-Anh] HT. Thích Minh Châu
- Vài dòng giới thiệu về kinh Pháp Cú TS Huệ Dân
- Chú giải kinh Phạm Võng Tỳ-kheo GIÁC LỘC
- Những nét đẹp hiện đại trong kinh Sa Môn Quả (Sāmannaphala Sutta) Trí Lộc
- Kinh Pháp Cú (có hình minh họa) - PDF Tâm Minh
- Ý nghĩa lễ bái sáu phương (Kinh Giáo thọ Thi ca la việt) HT. Thích Minh Châu
- Giới thiệu Kinh Phật Tự Thuyết (Udàna) HT. Thích Minh Châu
- Kinh Yêu mình thì đừng hại người Hòa thượng Thích Thiện Châu
- Ý nghĩa về Như Lai HT. Thích Minh Châu
- Bốn pháp đưa đến hạnh phúc (Trích giảng Tăng Chi Bộ Kinh) HT. Thích Minh Châu
- Khái quát lịch sử truyền bá kinh điển và những đặc điểm của Kinh tạng Nikàya Thích Viên Giác
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Tiễn người đi | Nhạc và lời của Thì thầm qua tiếng hát Thì thào
- Từ Bi | Nhạc và lời của Thì thầm qua tiếng hát Thì thào
- Thầy Thích Minh Đức thi hóa Bạch y Chơn ngôn qua phần diễn nghĩa của TS Huệ Dân Bạch Y Thần Chú
- Diễn nghĩa Bạch y chân ngôn trong tiếng Phạn (Trích trong Tinh Hoa Phật học TS Huệ Dân).
- Diễn nghĩa Triṃśikā câu hai
- Diễn nghĩa Ba mươi biểu hiện thực hiện của Duy thức trong tiếng Phạn câu một
- Diễn nghĩa kinh A Di Đà bản ngắn trong Phạn ngữ (Trích trong Tinh Hoa Phật học, TS Huệ Dân) Phần một
- Nội dung của kinh trí tuệ siệt việt vượt qua bờ bên kia (bản ngắn)
- Vài dòng tham khảo Bát Nhã Tâm Kinh diễn nghĩa (Bản dài)
- Bát Nhã Tâm Kinh Diễn Nghĩa
Được quan tâm nhất


Bảng biến cách - VIBHATTI trong cuốn sách trên chính xác như sau:
- Nom. ---Chủ cách.
- Gen. ---Sở thuộc cách.
- Dat. ---Chỉ định cách.
- Acc. --- Đối cách.
- Ins. --- Sử dụng cách.
- Loc. --- Định sở cách.
- Voc. ---Hô cách.
Vì vậy bảng chia trên của bài viết này lộn ngược lộn xuôi cả, dễ dẫn đến phân từ Pali sai lạc.
Bài viết còn nhiều chỗ sai sót, ví dụ Pali không có từ Manas,...
Tác giả nên tham khảo cuốn DHAMMAPADA - KINH PHÁP CÚ (Phân tích từ ngữ Pali) của Tỳ-khưu Đức Hiền biên soạn để biết thêm.
Vài dòng diễn nghĩa mang lại cho đọc giả một chút khái niệm về Kinh văn Pali. Công trình nghiên cứu về đề tài đặc biệt này đang nhờ sự góp ý của quý bậc học giả cũng như quý thầy để làm phong phú thêm cho những tài liệu Việt đang có. Xin chân thành cám ơn
Tài liệu quý bạn quý thầy có thể gởi qua : tshuedan@yahoo.com
Xây dựng nền Phật học Việt Nam cho thế hệ tiếp là nhờ vào sự trợ giúp của quý bạn, quý thầy , quý bậc học giả trong tinh thần góp sức cụ thể là điều đáng quan tâm nhất.
Kính bút
TS Huệ Dân
Theo lời chỉ của bạn t ôi có tìm đọc cuốn :
Giáo Án Kinh Pháp Cú – Ấn Bản 2011
Sư Sán Nhiên biên soạn (1988) và hiệu đính (2011)
Kỳ Viên Tự
Jetavana Vihara
1400 Madison Street Northwest
Washington, D.C. 20011
Phone: 202-882-6054
Tâm Pháp Thiền Viện
Saddhamma Meditation
574 Willow Brook Road
Bumpass, VA 23024
Phone: 804-556-6162
Và xin trích dẫn một đoạn trong Phẩm thứ nhất – Phẩm Song Yếu
Từ ngữ “Yamaka - Song Yếu” dịch là Song Đối, là một cặp, một đôi. Phẩm Song Yếu
này có 20 câu, gồm mười đôi những câu song đối với nhau.
Xin trích dẫn kệ Pháp Cú thứ nhất:
Manopubbarigamā dhammā Ý dẫn đầu các Pháp
Manoseṭṭhā manomayā Ý làm chủ, ý tạo
Manasā ce paduṭṭhena Nếu với ý ô nhiễm
bhāsati vā karoti vā Nói lên hay hành động
Tato naṃ dukkhamanveti Khổ não bước theo sau
cakkaṃ′ vā vahato padam Như xe, chân vật kéo
Đại ý: Tâm dẫn đầu các Tâm Sở (bất thiện). Tâm là chủ. Tâm tạo tất cả (các Tâm Sở
Bất Thiện). Nếu nói hay làm với Tâm ác, do đó đau khổ sẽ theo liền với ta như bánh xe
lăn theo vật kéo xe (P.C.1).
Trong kệ pháp đầu tiên, danh từ “Dhamma” có ý nghĩa là các Tâm Sở hiện bày về nghiệp
lực (Kamma hay Karma), tức là “Tâm Sở Tư Tác Ý – Cetanācetasika” và những Tâm Sở
khác cùng nằm chung trong một loại Tâm, thiện hay bất thiện. Tại nơi đây, Dhamma là
những Tâm Sở xấu, bất thiện. Nếu không có Tâm hay Thức, tất nhiên các Tâm Sở không
thể phát sanh. Do đó tâm là cái đến trước, tâm dẫn đầu tất cả các Tâm Sở Thiện và Bất
Thiện. Nói đến Tâm, ta nói đến tứ ý nghĩa của Tâm là:
• Trạng thái: Biết cảnh (Ārammaṇanggānanalakkhaṇaṃ).
• Phận sự: Dẫn dắt các Tâm Sở (Pubbaṃgamarasaṃ).
• Thành tựu: Nối nhau liên tiếp (Sandahanapaccupaṭṭhānaṃ).
• Nhân cần thiết: Có Danh và Sắc (Nāmarūpapadaṭṭhānaṃ)
Và tứ nhân sanh Tâm là:
Nghiệp quá khứ (Atītakamma): là những hành động thiện hay bất thiện trong quá khứ
tạo ra quả hiện tại. Thành quả ấy phần chánh yếu phải nói là các Tâm Quả.
Tâm Sở (Cetasika): là những thành phần phụ thuộc của Tâm. Có bốn ý nghĩa về Tâm Sở
là:
• Đồng sanh với Tâm (Ekuppāda): Tâm Sở sanh cùng lúc với Tâm, không có việc
Tâm Sở sanh trước hay sanh sau với Tâm.
• Đồng diệt với Tâm (Ekanirodha): Tâm Sở diệt cùng lúc với Tâm, không diệt
trước cũng không diệt sau.
Nếu người tu hay người không có điều ki ện đến các trường hay lớp để học tiếng Pali, thì làm sao chúng ta có thể chia sẽ câu này với những người bạn đó. Thí dụ như câu :
Manopubbarigamā dhammā Ý dẫn đầu các Pháp
Làm như thế nào để lột trần cái áo nghĩa của từng chữ trong câu này. Chữ Việt 5 chữ, 5 âm
Còn nếu theo tiếng chỉ có hai cụm từ Manopubbarigamā và dhammā theo cách đọc. Như vậy người học làm sao có thể tra tự điễn để biết đại loại Manopubbarigamā là gì
Nhưng khi bạn phân từ ra trong câu thì sẽ giúp người tu hay người nghiên cứu dễ dàng tìm từ vựng trong tự điễn làm quen với cách tra tự điễn lúc đầu.
Vài dòng diễn nghĩa mang lại cho đọc giả một chút khái niệm về Kinh văn Pali. Công trình nghiên cứu về đề tài đặc biệt này đang nhờ sự góp ý của quý bậc học giả cũng như quý thầy để làm phong phú thêm cho những tài liệu Việt đang có. Xin chân thành cám ơn.
Nếu có nhiều sự chia sẽ trong việc nghiên cứu thì, sẽ tránh được nhiều sai sót trong lỗi chính tả tiếng việt cũng như tiếng Pali . Hy vọng bạn nếu có tài liệu nào tham khảo phân từ trong câu ra một cách rõ ràng dễ hiểu, thì xin chỉ cho chúng tôi. Việc làm này chúng tôi rất hoan nghinh khi đọc và hiểu từng mặt chữ trong câu.
Dịch thuật là phần đã khó, phân câu ra cho dễ hiểu là phần khó hơn . Nếu như bạn là người đã thông thạo tiếng Pali, và sẳn sàn trợ giúp chúng tôi trong đề án diễn nghĩa công trình này sẽ là một điều hữu ích cho thế hệ sau. Nhưng có điều ở đây tôi cũng xin nói trước là chúng tôi làm công không. Không có nguồn kinh phí tài trợ nào hết.( Ăn mì gói thức đêm mới làm được chuyện này. Nếu bạn có thể trao đổi tài liệu giúp chúng tôi, xin gởi qua : tshuedan@yahoo.com)
Kính bút
TS Huệ Dân
Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)