Nội dung chính của bài kinh đầu tiên: Chuyển Pháp Luân

Đã đọc: 12225           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Tứ diệu đế là kinh nghiệm giác ngộ của Phật Thích Ca Mâu Ni ở Bodh Gaya và cũng là nội dung chính của bài kinh đầu tiên, mang tên Chuyển pháp luân mà Ngài đến Sarnath, xứ Isipatana, gần Benares, để thuyết giảng cho năm người đồng tu khổ hạnh trước đây.

Tứ diệu đế là kinh nghiệm giác ngộ của Phật Thích Ca Mâu ở Bodh Gaya  và cũng là nội dung chính của bài kinh đầu tiên, mang tên Chuyển pháp luân mà Ngài đến Sarnath, xứ Isipatana, gần Benares, để thuyết giảng cho năm người đồng tu khổ hạnh trước đây.  Đó là 5 anh em ông Kiều Trần Như, Kondana, Bhaddiya, Vappa, Mahanama, Asaji, rồi sau đó, cả năm người đều đạt giác ngộ theo giáo pháp và trở thành những đệ tử đầu tiên của Đức Phật.

Kinh Chuyển pháp luân, tiếng Pali gọi là Dhammacakkappavattana Sutta. Tựa Kinh này là sự ghép lại từ 3 chữ : Dhamma có nghĩa là Pháp. Cakka có nhiều nghĩa như sau : vòng tròn, bánh xe, dĩa tròn, hình tròn, một trung tâm của năng lượng tâm linh hay sinh lý ẩn trong cơ thể con người... Pavattana là chuyển động, lăn, quay, cuốn tròn... Sutta là kinh. Trên mặt văn phạm cụm từ chung Dhammacakkappavattana, có 2 chữ p, nhưng cụm từ phân tích : dhamma + cakka + pavattana, thì không có chữ P đằng trước chữ pavattana. Vấn đề cấu trúc văn phạm của câu này chưa có sự giải thích rõ ràng của những nhà ngôn ngữ học, nhưng nội dung kinh thì không có gì thay đỗi.

Bài kinh Chuyển Pháp luân được ghi lại trong bộ kinh Tương Ưng (Samyutta Nikaya) chương 56, đoạn thứ 11 (SN : 56, 11).

Nội dung kinh :

Đức Phật mở đầu bằng lời khuyên các tu sĩ không nên mắc vào hai cực đoan: Một là đam mê thú vui dục lạc thế gian, vì nó giả tạm, nhất thời, tầm thường, ngăn cản mọi tiến bộ tâm linh. Hai là khổ hạnh ép sát, nó làm mỏi mệt tinh thần, mê mờ trí tuệ và Ngài khuyên họ nên theo con đường trung đạo dẫn tới một cuộc sống thanh tịnh, trí tuệ, sáng suốt, giải thoát tối hậu. Đó là con đuờng đạo 8 nhánh.

 Đức Phật giảng tiếp theo là Tứ diệu đế. Bốn chân lý nói về sự Khổ (Khổ đế), chân lý về nguyên nhân của sự Khổ (Tập đế), về sự diệt Khổ (Diệt đế) và về con đường diệt Khổ (Đạo đế).

 Sau khi nghe Ngài giảng bài pháp thứ hai kinh Vô ngã tướng (Anttalakkhana Sutta), nói về thuyết Vô ngã có nghĩa là không có cái ta và năm uẩn là vô thường, nếu ai thoát khỏi tham ái thì ra khỏi tái sanh, được giải thoát, năm người đồng tu khổ hạnh trước đây với Ngài  Kodanna, Vappa, Bhaddhiya, Mahànàma và Assaji lần lượt chứng quả A La Hán.

Kinh nguyên bản tiếng Pali

Mở đầu :

Anuttaram abhisambodhim sambujjhitvà tathàgato. Pathamam yamadesesi, dhammacakkam anuttaram. Sammadeva pavattento loke appativattiyam.

Yathàkkhàtà ubho antà, patipattica majjhimà. Catùsvàriyasaccesu, visuddham nànadassanam.

Desitam dhammaràjena. Sammàsambodhikittanam. Namena vissutam suttam.

Dhammacakkappavattanam. Veyyàkakaranapàthena, sangìtantam bhanàmase.

Ðức Phật là người hoàn toàn giác ngộ, Ngài đã khám phá một tinh hoa chân lý để chuyển Pháp Luân trong thế giới này qua sự nói về hai cực mà không nên làm theo đó là lợi dưỡng và khổ hạnh. Rồi Ngài vạch ra con đường vô cùng thực tiễn, hợp lý và hữu ích, một con đường ở khoảng giữa (Majjhima Patipada) có khả năng để giúp tinh thần và trí tuệ minh mẫn, thấy được thực tướng của sự vật.

Đây là con đường duy nhất dẫn đến tình trạng trong sạch hoàn toàn và tuyệt đối giải thoát bằng trí tuệ hiểu thấy phân minh, bằng cái nhìn sâu sắc tinh khiết và hoàn hảo của Tứ Diệu mà con người cần áp dụng trong đời tu hành.

Evam me sutam. Ekam samayam bhagavà bàrànasiyam viharati isipatane migadàye. Tatra kho bhagavà pancavaggiye bhikkhù àmantesi. Dveme bhikkhave antà pabbajitena na sevitabhà. Katame dve ? Yo càyam kàmesu kàmasukhallikà nuyogo hìno, gammo. Pothujjaniko, anariyo. Anatthasanhito. Yocàyam attakilamathànuyogo dukkho. Anariyo. Anatthasanhito . Ete kho bhikkhave ubho ante anupagamma majjhimà patipatà. Tathàgatena. Abhisamnuddhà cakkhukaranì nànakaranì upsamàya abhinnàya sambodhàya nibbànàya samvattati. Katamà casà bhikkhave majjhimà patipadà tathàgatena abhisambuddhà cakkhukatanì nànakaranì upasamàyasambodhàya nibbàya samvattati. Ayameva ariyo atthangiko maggo. Seyyathidam ? Sammàditthi, Sammàsankappo, Sammàvàcà, Sammàkammanto, Sama àjìvo, Samàvàyamo, Sammàsati, Sammàsamàdhi. Ayamkho sà bhikkhave majjhimà patipadà tathàgatena abhisambuddhà cakkhukaranì nànakaranì upasamàya abhnnàya sambodhàya nibbànàya samvattati.

Ngài A Nan kể. Lúc ấy tôi có nghe như thế này : Một ngày kia, lúc Đức Phật ngự tại vườn Lộc uyển, xứ Isipatana, gần Benares, Ngài dạy năm anh em Ông Kiều Trần Như  đang ngụ nơi ấy như sau : Các thầy có biết, trong cuộc sống con người có hai pháp mà người tu đạo nên tránh.

Năm anh em Ông Kiều Trần Như liền hỏi Đức Phật.  Đó là hai pháp nào ?

Đức Phật trã lời : Một là làm cho thân tâm quyết luyến theo dục lạc. Pháp của kẻ thế, không xứng phẩm hạnh của bậc thánh nhân. Vô ích. Hai là Sự thiết tha gắn bó trong lối tu khổ hạnh, không xứng phẩm hạnh của bậc thánh nhân. Vô ích.  Nhờ từ bỏ hết hai pháp này, mà tôi đã chứng ngộ "Con đường ở giữa" (Majjhima Patipada), là con đường làm cho phát sanh sự thấy biết phân minh nhãn quan (cakkhu), sự an tịnh có trí tuệ (nana), sự hiểu biết chơn chánh (abhinnaya), giác ngộ (sambhodhaya), và Niết Bàn (nibbāna).

Đức Phật hỏi Năm anh em Ông Kiều Trần Như : Các thầy có biết, con đường Trung đạo mà tôi đã chứng ngộ bằng sự phát sanh qua sự thấy biết phân minh nhãn quan (cakkhu), sự an tịnh có trí tuệ (nana), sự hiểu biết chơn chánh (abhinnaya), giác ngộ (sambhodhaya), và Niết Bàn (nibbāna) là gì không ? Đó chính là Bát Chánh Đạo, con đường có 8 nhánh.

Năm anh em Ông Kiều Trần Như liền hỏi Đức Phật. Bát Chánh Ðạo đó là gì ?

Đức Phật trã lời, con đường có 8 nhánh bao gồm như : Thấy hiểu chân chánh (Sammàditthi), Suy nghĩ chân chánh (Sammàsankappo), Nói lời chân chánh (Sammàvàcà), Nghề nghiệp chân chánh (Sammàkammanto), Nuôi mạng chân chánh (Sama àjìvo), Tinh tấn chân chánh (Samàvàyamo), Tư tưởng chân chánh (Sammàsati), Ðịnh Tâm chân chánh (Sammàsamàdhi).

Đức Phật nói tiếp : Các thầy, Bát Chánh Ðạo là con đường giữa, mà tôi đã đi và được giác ngộ, là sự tu hành cho đạt phát sanh tuệ nhãn, sự hiểu biết phân minh thật tướng, sự an tịnh có trí tuệ, sự hiểu biết chân chánh, sự dứt khổ.

Idam kho pana bhikkhave dukkham ariyasaccam jàtipi dukkhà, jaràpi dukkhà, byâdhipi dukkhà, maranampi dukkham, (soka parideva dukkhado ma nassupàyàsàpi dukkhà) appiyehi sampayago sukkho, piyehi vippayogo dukhho, yampiccham na labhati, tam po dukkham.

Sankhittena pancuppàdànakkhandhà dukkhà.

Idam kho pana bhikkhave dukkhasamudayam ariyasaccam yàyam tanhà ponobbhavikà nandiràgasahagatà.

Tatra tatràbhinandinì seyyathi damkàmatanhà bhavatnhà vibhavatannhà.

Idam kho pana bhikkhave dukkhanirodhayam ariyasaccam yo tassàyeva tanhàya asesaviràganirodho càgopatinis saggo mutti anàlayo.

Idam kho pana bhikkhave dukkhanirodhagàminì patipadà ariyasaccam ayameva ariyo atthangiko maggo seyyathìdam samàditthì sammàsankappo sammvàcà sammàkammanto sammaààjìvo sammàvàyâmo sammàsati sammàsamàdhi.

Đức Phật nói chuyện tiếp với năm anh em Kiều Trần Như : Các thầy, Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, Uất ức, bực tức trong lòng, không bày tỏ ra được, sống chung với người mình không ưa thích là khổ, xa lìa những người thân yêu là khổ, mong muốn mà không được là khổ…

Chấp thủ vào thân ngũ uẩn là Sự Thật về Khổ và đây chính là Chân Lý Thâm Diệu về Nguồn Gốc của Đau khổ.

Đức Phật hỏi tiếp : Các thầy biết, sự tái sanh trong luân hồi là do bởi Ái Dục trong lòng. Như vậy Ái dục đó là cái gì ?

Đức Phật trã lời : Ái Dục là nguyên nhân đưa đến sự tái sanh và có 3 loại ái dục :

Ái dục trần thế dục giới (Kàmatanhà) là tâm thiết tha khao khát, bám níu cái này hay cái kia trong đời sống.

Ái dục sanh trong sắc giới (Bhavatanhà) là đeo níu theo sự sinh tồn.

Ái dục sanh trong vô sắc giới (Vibhavatanhà) là đeo níu theo sự không sinh tồn.

Nhờ Bát Chánh Ðạo mà rời bỏ, đoạn diệt Ái Dục tận gốc rễ. Đây cũng chính là Chân Lý Thâm Diệu về Sự Diệt khổ.

Đức Phật nói : Bây giờ, các thầy biết, Bát Chánh Ðạo là Diệt Khổ Đạo Diệu Ðế, bằng sự hiểu biết chân chánh, suy nghĩ chân chánh, nói lời chân chánh, nghề nghiệp chân chánh, nuôi mạng chân chánh, tinh tấn chân chánh, tư tưởng chân chánh, định tâm chân chánh.

Đức Phật tiếp tục giải thích rõ rệt cho các thầy để hiểu sự thực của 4 điều sau đây :  Khổ, Tập, Diệt, Đạo và mỗi điều được chia làm 3 ba luân. Ba luân nhân cho 4 điều ra thành 12 điều gọi là 12 thể. Ngài dùng một cụm từ, lặp đi, lặp lại nhiều lần trong ba luân của mỗi điều, để nhấn mạnh những điều chưa từng thấy, chưa từng được nghe trước kia.

 1. Idam dukkham ariyasaccan ti me bhikkhave pubhe ananussutesu dhammesu cakkhum udapàpi, nànam udapàdi, pannà udapàdi, vijjà udapàdi, àloko udapàdi.

 2. Tam kho padidam dukkham ariyasaccam parinneyan ti me bhikkhave pubhe ananussutesu dhammesu cakkhum udapàpi, nànam udapàdi, pannà udapàdi, vijjà udapàdi, àloko udapàdi.

 3. Tam kho padidam dukkham ariyasaccam parinnatan ti me bhikkhave pubhe ananussutesu dhammesu cakkhum udapàpi, nànam udapàdi, pannà udapàdi, vijjà udapàdi, àloko udapàdi.

 Ba luân của Khổ đế

 Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, Uất ức, bực tức trong lòng, không bày tỏ ra được, sống chung với người mình không ưa thích là khổ, xa lìa những người thân yêu là khổ, mong muốn mà không được là khổ… Chấp thủ vào thân ngũ uẩn là nguồn gốc của đau khổ. Đây là khổ.

 1. Những điều chưa từng thấy, chưa từng được nghe trước kia, bây giờ đã được phát sinh, bằng sự thấy rõ, biết rõ, biết không sai lầm, không còn hoài nghi. Đây là sự Khổ có thật.

 2. Khi sự Khổ có thật, thì nên biết rằng có Khổ.

 3. Sự Khổ mà người ấy đã thấy rõ rồi.

 1. Idam dukkhasamudayam ariyasaccan ti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhum udapàdi, nànam udapàdi, pannà udapàdi, vijjà upadàdi, àloko udapàdi.

 2. Tam kho panidam dukkhasamudayam ariyasaccam pahàtabban ti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhum udapàdi, nànam udapàdi, pannà udapàdi, vijjà upadàdi, àloko udapàdi.

 3. Tam kho panidam dukkhasamudayam ariyasaccam pahìnan ti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhum udapàdi, nànam udapàdi, pannà udapàdi, vijjà upadàdi, àloko udapàdi.

Ba luân của Tập đế

 Ái Dục trong lòng là nhân làm tái sanh trong luân hồi và có 3 loại : Ái dục trần thế dục giới (Kàmatanhà) là tâm thiết tha khao khát, bám níu cái này hay cái kia trong đời sống. Ái dục sanh trong sắc giới (Bhavatanhà) là đeo níu theo sự sinh tồn. Ái dục sanh trong vô sắc giới (Vibhavatanhà) là đeo níu theo sự không sinh tồn. Đây là nguyên nhân sanh ra Khổ.

 1. Những điều chưa từng thấy, chưa từng được nghe trước kia, bây giờ đã được phát sinh, bằng sự thấy rõ, biết rõ, biết không sai lầm, không còn hoài nghi. Đây là nguyên nhân sanh ra Khổ.

 2. Khi biết nguyên nhân sanh ra Khổ, thì nên hiểu rõ mặt của Ái dục.

 3. Ái dục mà người ấy đã thấy rõ rồi.

1. Idam dukkhanirodham ariyasaccan ti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhum udapàdi, nànam udapàdi, pannà udapàdi, vijjà upadàdi, àloko udapàdi.

 2. Tam kho panidam dukkhanirodham ariyasaccam sacchikàtabhan ti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhum udapàdi, nànam udapàdi, pannà udapàdi, vijjà upadàdi, àloko udapàdi.

3. Tam kho panidam dukkhanirodham ariyasaccam sacchikàtan ti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhum udapàdi, nànam udapàdi, pannà udapàdi, vijjà upadàdi, àloko udapàdi.

 Ba luân của Diệt đế

 Nhờ Bát Chánh Ðạo mà mọi gốc của tham ái được tận diệt toàn vẹn thì sự khổ cũng được tận diệt. Đây là Diệt Khổ.

 1. Những điều chưa từng thấy, chưa từng được nghe trước kia, bây giờ đã được phát sinh, bằng sự thấy rõ, biết rõ, biết không sai lầm, không còn hoài nghi. Đây là sự Diệt Khổ có thật.

 2. Khi sự Diệt Khổ có thật, thì hiểu rõ Diệt.

 3. Diệt mà người đã hiểu rõ rồi.

 1. Idam dukkhanirodhagàminì patipadà ariyasaccan ti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhum udapàdi, nànam udapàdi, pannà udapàdi, vijjà upadàdi, àloko udapàdi.

 2. Tam kho panidam dukkhanirodhagàminì patipadà ariyasaccam bhàvetabban ti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhum udapàdi, nànam udapàdi, pannà udapàdi, vijjà upadàdi, àloko udapàdi.

 3. Tam kho panidam dukkhanirodhagàminì patipadà ariyasaccam bhàvitan ti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhum udapàdi, nànam udapàdi, pannà udapàdi, vijjà upadàdi, àloko udapàdi.

Ba luân của Đạo đế

 Phương pháp để đạt sự diệt khổ là con đường diệt khổ tám nhánh, gọi là Bát chính đạo và gồm có : Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh. Đây là Đạo Đế.

 1. Những điều chưa từng thấy, chưa từng được nghe trước kia, bây giờ đã được phát sinh, bằng sự thấy rõ, biết rõ, biết không sai lầm, không còn hoài nghi. Đây là Đạo có thật.

 2. Khi Đạo có thật, thì nên hiểu rõ Đạo.

 3. Đạo mà người hiểu rõ, đầy đủ rồi.

Vì vậy, Khổ cần được hiểu một cách thấu triệt và nên từ bỏ tham ái một cách dứt khoát, để Niết Bàn phải được nhận ra, thì con đường dẫn đến diệt Khổ được phát triển đúng ý nghĩa. Đức Phật đã làm đầy đủ điều này, do đó, Ngài có thể mạnh dạn tuyên bố là hoàn toàn người hoàn toàn giác ngộ.

Yàvakivanca me bhikkhave imesucatùsu ariyasaccesu evam tiparivattam dvàdasàkàram yathàbhùtam nànadassanam na suvisuddham ahosi.

 Neva tàvàham bhikhave sadevake loke samàrake sabramake sassamanabramaniyà pajàya sadevamanussàya anuttaram sammàsambodhim abhisambuddho paccannàsim.

 Yato ca kho me bhikkhave imesu catùsuariyaccsu tiparivattam dvàdasàkàram yathàbhùtam nànadassanam suvisuddham ahosi.

 Athàham bhikkhave sadevake loke samàrake sabramake sassamanabràmaniyà pajàya sadevamanussàya anuttaram sammàsambodhim abhisambuddho ti paccannàsim.

 Nananca pana me dassanam udapàdi akuppà me vimutti, ayamantimà jati natthi dàni punabbhavoti.

 Idamavoca bhagavà attamanà panca vaggiỳa bhikkhù bhagavato bhàsitam abhinandunti.

 Imasmimca pana veyyàkaranasmim bhannassa virajam vìtamalam dhamma cakkhum udapadi, yamkinci samudayyadhammam sabbantamnirodhadhamman ti.

 Pavattile ca bhagavatà dhammacakke bhummà devà sadamanussà vesum etam bhagavatà bàrànàsiyam isipatane migadàya anuttaram dhamma – cakkam pavattitam appativattiyam samanena và bràmanena và devenavà màrena và bramunà và kenaci và lokasmin ti.

Đức Phật nói : Các thầy, khi chưa có sự thấu hiểu một cách am tường về Tứ diệu đế ở ba mặt và mười hai cách, thì cần phải cố gắng làm để, hiểu, biết, thấy, rõ và khi chưa có sự hiểu, biết, thấy, thấu triệt am tường này, thì cũng chưa gọi mình là bậc chứng quả hoàn toàn.

 Đức Phật nói : Các thầy, khi đạt bậc chứng quả hoàn toàn này rồi, thì trong vòng nhất thiết chúng sanh, mọi vật đều vô thường, vô ngã và không chỉ dừng lại nơi đây mà còn tiến xa hơn nữa…

 Đức Phật nói : Có sự khác biệt rất lớn giữa sự hiểu biết về lý thuyết và sự thực hiện trong thực tế. Hiểu, Biết, Thấy một cách tận tường như bản thật là nền tảng căn bản cho con đường phát sinh trí tuệ minh sáng. Tu là để sửa đổi hoàn thiện những kiến thức và tầm nhìn phát sinh bên trong của mỗi người để đưa đến an tịnh.

 Sau khi giảng giải xong, trong rừng Isipatanamigadayavana, gần thành Bàrànasì. Đức Phật nói  tiếp : Đây là kiếp cuối cùng của tôi, chẳng còn thọ sanh ra kiếp khác nữa. Năm anh em ông Kiều Trần Như phát lòng hoan hỷ vô hạn.

Bài Kinh Chuyển Pháp Luân của Ngài được tất cả mọi người chúc tụng hết lời và xem nó như một bánh xe chuyển pháp diệu dụng, không thể thay đổi được để đạt đến Niết Bàn.

Bhummànam devànam saddhamsutvà càtummahàràyikà devà saddama nussàvesum: etam bhagavatà bàrànasìyam isipatanamigadàyà anuttaram dhammacakkam pavattiyam appativattiyam samanena và bràhmanena và devena và màrena và brahmunà vàkenaci và lokasmin ti.

Càtummahàràjikànam devànam saddam sutvà tàvatimsà devà sadamanussà vesum.

Tàvatimsànam devànam saddam sutvà yâmà devà saddamanussàvesum.

 Yàmànam devànam saddam sutvà tusidà devà saddamanussàvesum.

 Tusitànam devànam saddam sutvà nimmànaratì devà saddamanussàvesum.

 Nimnànaratìnam devànam saddam sutvà paranimmitavasavattì devà saddamanussàvesum.

 Paranimmitavasavattìnam devànam saddam sutvà brahmakàyikà devàsaddamanussavesum: etam bhagavatà bàrànasìyam ispatane migadàye anuttaram dhammacakkam pavattitam appativattiyam samanena và bràhmanena và devena và màrena vàbràhmunà và kenaci và lokasmin ti.

 Itiha tena khanenatena layenatena muhuttena yâva brahmalokà dasasahssì lokadhàtu sankampi sampakampi sampavedhi.

 Appamàno ulàro obhà loke pàturahosi atikkamma devànam devànubhàvanti.

 Atha kho bhagavàimam udànam adànesi annasi vata bho kondanno" annasi vata kondanno ti.

Iti hitam àyasmato kondannassa annàsi kondanna tveva nànam ahosìti.

Qua những lời chúc tụng náo nhiệt của mọi người truyền nhau, các vị vua của bốn phương, các bậc thiền sư, các bậc hiền nhân, các bậc thánh nhân, các bậc học giả, các bậc đạo sĩ Bà La Môn…  từng địa vực khác nhau, đồng nhau cùng ca tụng lời ngợi khen ấy.

Tiếng ca tụng liên tiếp, càng vang dội, làm rung động, đến hết tất cả các phương. Lúc đó, Đức Phật liền nói rằng : Kiều Trần Như đã được đại ngộ, A Nhã Kiều Trần Như đã được đại ngộ. Từ đây A Nhã Kiều Trần Như được gọi là đức Kiều Trần Như.

Kính bút

TS Huệ Dân

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (0 đã gửi)

tổng số: | đang hiển thị:

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

4.20

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập