Kinh Phật về đạo đức và xã hội - Phần phụ lục
- K25. Kinh Phật về đạo đức và xã hội
- Kinh Phật về đạo đức và xã hội - Phần dẫn nhập
- Các kinh về đạo đức: 01. Kinh tiểu sử đức Phật
- Các kinh về đạo đức: 02. Kinh người áo trắng
- Các kinh về đạo đức: 03. Kinh mười nghiệp thiện
- Các kinh về đạo đức: 04. Phật nói kinh tám điều trai giới
- Các kinh về đạo đức: 05. Kinh nhân quả đạo đức
- Các kinh về đạo đức: 06. Lời vàng Phật dạy
- Các kinh về gia đình, xã hội và chính trị: 07. Kinh Thiện Sinh
- Các kinh về gia đình, xã hội và chính trị: 08. Kinh Phước đức
- Các kinh về gia đình, xã hội và chính trị: 09. Kinh tránh xa cánh cửa bại vong
- Các kinh về gia đình, xã hội và chính trị: 10. Kinh bảy loại vợ
- Các kinh về gia đình, xã hội và chính trị: 11. Kinh bốn ân lớn
- Các kinh về gia đình, xã hội và chính trị: 12. Kinh mọi người bình đẳng
- Các kinh về gia đình, xã hội và chính trị: 13. Kinh không có giai cấp
- Các kinh về gia đình, xã hội và chính trị: 14. Kinh sống trong hòa hợp
- Các kinh về gia đình, xã hội và chính trị: 15. Kinh hóa giải tranh cãi
- Các kinh về gia đình, xã hội và chính trị: 16. Kinh hòa hợp và hòa giải
- Các kinh về gia đình, xã hội và chính trị: 17. Kinh chuyển luân thánh vương
- Các kinh về gia đình, xã hội và chính trị: 18. Kinh đức hạnh của vua và tu sĩ
- Các kinh về gia đình, xã hội và chính trị: 19. Kinh quốc gia cường thịnh
- Các kinh về gia đình, xã hội và chính trị: 20. Kinh Hiền Nhân
- Kinh Phật về đạo đức và xã hội - Phần sám nguyện
- Kinh Phật về đạo đức và xã hội - Phần phụ lục
PHẦN PHỤ LỤC
Phụ lục 1
XUẤT XỨ CÁC BÀI KINH VÀ SÁM NGUYỆN
PHẦN I: CÁC KINH VỀ ĐẠO ĐỨC
1. Kinh tiểu sử đức Phật là một tuyển dịch từ các trang kinh, thuộc kinh điển Pali, nhằm phác họa về cuộc đời đức Phật như một tự truyện ngắn. Xuất xứ từng đoạn kinh được chú thích ở phần kết thúc, được đặt trong dấu ngoặc đơn.
2. Kinh người áo trắng được dịch từ Kinh Ưu-bà-tắc, số 128, thuộc Trung A-hàm, có tham khảo Anguttara Nikāya, III. 211.
3. Kinh thập thiện do ngài Thực Xoa Nan Đà (Siksànanda) dịch chữ Phạn ra chữ Hán, trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, tập 15, thuộc Kinh Tập bộ, tr. 157, số hiệu 0600.
4. Phật nói Kinh tám điều trai giới do Chi Khiêm dịch ra chữ Hán trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, tập 1, thuộc A-hàm bộ, tr. 910, số hiệu 0087.
5. Kinh nhân quả đạo đức, nguyên tác là Kinh Thuần-đà thứ 943 thuộc Kinh Tạp A-hàm.
6. Kinh lời vàng Phật dạy, nguyên tác là Kinh Pháp Cú (Dhammapada), thuộc Tiểu bộ Kinh, kinh tạng Pali.
PHẦN II: CÁC KINH VỀ GIA ĐÌNH, XÃ HỘI VÀ CHÍNH TRỊ
7. Kinh thiện sanh, nguyên tác Pāli là Singālovāda Sutta (D. III. 180-93) là bài kinh thứ 31 trong Trường Bộ Kinh, còn gọi là “Kinh Giáo Thọ Thi-Ca-La-Việt” (Trường Bộ II, 529-548, Đại Tạng Kinh Việt Nam). Bản tiếng Anh là Dialogues of the Buddha (III. 172-84, Hội Thánh Điển Pāli ấn hành năm 1995). Tham khảo Trường A-hàm (I, 555-547, Đại Tạng Kinh Việt Nam).
8. Kinh phước đức, nguyên tác là Mahāmangala Sutta, trong Kinh Tập (Sutta Nipāta) thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikāya).
9. Kinh tránh xa các cánh cửa bại vong, xuất xứ từ Kinh Tập (Suttanipata), kệ số 91-115, trang 18-20, ấn bản tiếng Anh của Pali Text Society.
10. Kinh bảy loại vợ, xuất xứ từ Anguttara Nikāya (IV. 91-3), tiếng Anh The Book of Gradual Sayings (IV. 56-8, Hội Thánh Điển Pāli ấn bản 1988), tham khảo bản dịch Việt của HT. Thích Minh Châu trong Kinh Tăng Chi (II. 515-7, ấn bản 1988).
11. Kinh bốn ân lớn, xuất xứ từ Phẩm báo ân, chương thứ 2 của Kinh Đại Thừa Bản Sinh Tâm Địa Quán.
12. Kinh mọi người bình đẳng, nguyên tác là Kinh Mudhura, thuộc Kinh Trung bộ thứ 84.
13. Kinh không có giai cấp, nguyên tác là Kinh Assalayana (Assalayanasuttam), thuộc Kinh Trung bộ thứ 93.
14. Kinh sống trong hòa hợp, nguyên tác là Kinh Tùy phiền não (Upakkilesasuttam) thuộc Kinh Trung bộ thứ 128.
15. Kinh hóa giải tranh cãi, nguyên tác là Kinh như thế nào (Kintisutta) thuộc Kinh Trung bộ thứ 103.
16. Kinh hòa hợp và hòa giải, nguyên tác là Kinh làng Sama (Samagamasuttam) thuộc Kinh Trung bộ thứ 104.
17. Kinh chuyển luân thánh vương, thuộc Kinh Thế Kinh trong Kinh Trường A-hàm. Tương đương các kinh Trung A-hàm, quyển 13, kinh 15 và Tăng nhất A-hàm quyển 13, kinh 33.
18. Kinh đức hạnh của Vua, dịch từ Kinh Tăng Nhất A-hàm, chương 10 pháp, Phẩm Kết cấm, kinh số 7.
19. Kinh quốc gia cường thịnh, xuất xứ từ Anguttara Nikāya (IV. 16-8), bản tiếng Anh The Book of Gradual Sayings (IV. 11-3 Hội Thánh Điển Pāli ấn hành năm 1988); tham khảo bản tiếng Việt của HT. Thích Minh Châu trong Kinh Tăng Chi (II. 415-55, ấn bản năm 1988).
20. Kinh Hiền Nhân, trích dịch từ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, quyển ..., kinh số...
PHẦN VI: XUẤT XỨ CÁC BÀI SÁM NGUYỆN
Bài “Sám quy nguyện”, bài “Sám nguyện 1”, “Sám nguyện 2” trích từ Nhật Tụng Thiền Môn 2010,[1] tr. 17-19, 150-153, 156-7.
Các bài do Thích Nhật Từ dịch gồm: Tán dương giáo pháp (tr.5), Bát-nhã tâm Kinh (tr. 371), “Sám quy mạng” (tr.375-379).
Các bài do Thích Nhật Từ soạn gồm: Nguyện hương (tr.3), Đảnh lễ Tam bảo (tr.4), “Sám quy y” (379-381), Lời nguyện cuối (tr. 391), đảnh lễ Ba Ngôi báu (tr. 392).
Phụ Lục 2
CÁC NGÀY LỄ TRONG
HAI TRUYỀN THỐNG PHẬT GIÁO
(Tính theo ngày Âm lịch)
Tháng giêng
Ngày mùng 1: |
Ngày Đức Phật Di-lặc đản sanh; ngày tu tập và làm phước của toàn thể Phật tử, theo Bắc tông. |
Ngày rằm: |
- Theo Nam tông, đây là ngày Pháp Bảo (Māghapūjā), kỷ niệm Đức Phật nói Kinh Giải Thoát Giáo (Ovādapāṭimokkha) và là ngày đức Phật tuyên bố sẽ viên tịch. - Theo Bắc tông, ngày rằm thượng ngươn này là ngày lễ hội lớn, tu tạo các công đức. |
Ngày 22: |
Tổ Thập Tháp (tức tổ Phước Huệ), Chứng Minh Đạo Sư, Hội Phật giáo Trung Phần, viên tịch. |
Ngày 30: |
Tổ Khánh Anh, Pháp Chủ Tăng-già Việt Nam, nhiệm kỳ 2, viên tịch. |
Tháng hai
Ngày mùng 8: |
- Ngày Đức Phật Thích-ca Mâu-ni xuất gia, theo Bắc tông. - Vía tôn giả A-nan-đa , theo Bắc tông. |
Ngày rằm: |
Ngày Đức Phật Thích-ca Mâu-ni nhập diệt, theo Bắc tông. |
Ngày 19: |
Vía Đức Bồ-tát Quán Thế Âm, theo Bắc tông. |
Ngày 21: |
Vía Đức Bồ-tát Phổ Hiền, theo Bắc tông. |
Tháng ba
Ngày 16: |
Vía Đức Bồ-tát Chuẩn-đề, theo Bắc tông. |
Tháng tư
Ngày mùng 4: |
Vía Đức Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi. |
Ngày mùng 8: |
Ngày Đức Phật Thích-ca Mâu-ni đản sanh và ngày lễ tắm Phật, theo Bắc tông. |
Ngày rằm: |
Theo Nam tông, đây là ngày Ðại Lễ Tam Hợp hay còn gọi ngày Phật Bảo (Visākhapūjā), kỷ niệm ba sự kiện trọng đại của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni: đản sinh, thành đạo và viên tịch. Từ năm 1956, Phật giáo thế giới chọn ngày này làm ngày tưởng niệm đức Phật giáng sanh. |
Ngày 16: |
Ngày an cư kiết hạ của Tăng Ni, truyền thống Bắc tông. |
Ngày 20: |
Ngày Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (nhằm ngày 11-6-1963). |
Tháng sáu
Ngày rằm: |
- Theo Nam tông, đây là ngày Đức Phật chuyển Pháp Luân tại Lộc Uyển, và là ngày an cư kiết hạ của chư Tăng, Nam tông. - Ngày Đại đức Thích Nguyên Hương vị pháp thiêu thân (nhằm ngày 4-8-1963) |
Ngày 19: |
- Vía Đức Bồ-tát Quán Thế Âm, theo Bắc tông. - Vía tổ Khánh Hoà, tổ thứ nhất của phong trào chấn hưng Phật giáo miền Nam. |
Ngày 24: |
Ngày Đại đức Thích Thanh Tuệ vị pháp thiêu thân (nhằm ngày 13-8-1963) |
Ngày 26: |
Ngày Sư Cô Thích Nữ Diệu Quang vị pháp thiêu thân (nhằm ngày 15-8-1963) |
Ngày 27: |
Ngày Đại đức Thích Tiêu Diêu vị pháp thiêu thân (nhằm ngày 16-8-1963) |
Tháng bảy
Ngày 13: |
Vía Đức Bồ-tát Đại Thế Chí. |
Ngày rằm: |
Ngày Tự tứ và Mãn hạ của Tăng Ni, cũng là ngày dâng cúng y công đức, và ngày đại lễ Vu-lan-bồn hay còn gọi là ngày báo hiếu công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ, theo Bắc tông. |
Ngày 30: |
Vía Đức Bồ-tát Địa Tạng Vương. |
Tháng chín
Ngày mùng 2: |
Ngày Đại đức Thích Quảng Hương vị pháp thiêu thân (nhằm ngày 5-10-1963). |
Ngày 11: |
Ngày Đại Đức Thích Thiện Mỹ vị pháp thiêu thân (nhằm ngày 27-10-1963). |
Ngày rằm: |
Ngày Mãn hạ và dâng y công Đức (Kathina) hay còn gọi là ngày Tăng Bảo, theo Nam tông. |
Ngày 19: |
Vía Đức Bồ-tát Quán Thế Âm, theo Bắc tông. |
Ngày 30: |
Vía Đức Phật Dược Sư. |
Tháng mười một
Ngày mùng 1: |
Tổ Huệ Quang, Pháp Chủ GHPGVN, nhiệm kỳ I, viên tịch. |
Ngày 17: |
Vía Đức Phật A-di-đà, theo Bắc tông. |
Tháng chạp
Ngày mùng 8: |
- Ngày Đức Phật Thích-ca Mâu-ni thành đạo, dưới cội Bồ-đề, theo Bắc tông. - Tổ Vĩnh Nghiêm, Pháp Chủ Tăng già Bắc Việt, viên tịch. |
Ngày rằm: |
Ngày Hiệp kỵ, tức ngày tưởng niệm các bậc tiền bối đã dày công xây dựng và phát huy đạo Phật Nguyên thủy tại Việt Nam. |
Ngày 20: |
- Hòa thượng Thích Thiện Hoa, viện trưởng Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN, viên tịch. |
***
Phụ lục 3
CÁC NGÀY ĂN CHAY
(Tính theo ngày Âm lịch)
Hai ngày: 1 và 15.
Bốn ngày: 1, 14, 15 và 30.
Sáu ngày: 8, 14, 15, 23, 29 và 30.
Tám ngày: 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24 và 30.
Mười ngày: 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29 và 30.
Một tháng: Tháng giêng / tháng 4 / tháng 7 hay tháng 10.
Ba tháng: Tháng giêng, tháng 7 và tháng 10.
Bốn tháng: Tháng giêng, tháng 4, tháng 7 và tháng 10.
Trường trai: Quanh năm suốt tháng.
Ăn chay là pháp tu nuôi dưỡng lòng từ bi đối với các loài động vật, là phương pháp giữ gìn sức khỏe và sống thọ. Để việc ăn chay mang lại nhiều lợi ích, người ăn chay phải giữ tâm trong sạch, tránh điều tội ác, làm việc nhân từ, thương người mến vật và tu tập các công đức. Được như vậy thì ánh sáng từ bi và trí tuệ của đạo Phật sẽ tỏa sáng khắp nhân loại và chúng sanh.
***
- Vua Ba Tư Nặc (Pasenadi) Tỏ Bày Lòng Kính Mộ Đối Với Thế Tôn Tâm Tịnh
- Phật thị hiện thuyết pháp trong kinh Nikàya Tâm Tịnh
- Nghi Thức Tụng Kinh Di Giáo Song Ngữ Thích Trừng Sỹ
- Hồi hướng công đức như ngọn đèn thắp sáng nhiều ngọn đèn, công đức theo đó tăng trưởng (Pali tạng) Tâm Tịnh
- Kinh Trung Bộ (Phần 3) - The Middle Length Discourses of the Buddha [Song Ngữ Việt-Anh] HT. Thích Minh Châu
- K25. Kinh Phật về đạo đức và xã hội Thích Nhật Từ
- K26. Kinh Phật về thiền và chuyển hóa Thích Nhật Từ
- Thi Hóa Trung Bộ Kinh ( Majjhima Nikàya ) ( 5 KINH từ số 126 đến số 130 ) Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
- Đọc Kinh Pháp Hoa Qua Tạng Pali Nguyên Giác
- Giới thiệu mảng các Kinh tinh hoa tư tưởng Phật giáo thuộc Tương Ưng Bộ kinh bị pha tính chất tôn giáo trong quá trình biên tập Thích Nữ Huệ Thanh
- Thi Hóa Trung Bộ Kinh ( Majjhima Nikàya ) ( 5 KINH từ số 121 đến số 126) Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
- Thi Hóa Trung Bộ Kinh ( Majjhima Nikàya ) ( 5 KINH từ số 116 đến số 120 ) Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
- Thi Hóa Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikàya) (5 KINH từ số 111 đến số 115) Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
- Thi Hóa Trung Bộ Kinh ( Majjhima Nikàya ) ( 5 KINH từ số 106 đến số 110 ) Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
- Thi Hóa Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikàya) (5 KINH từ số 100 đến số 105) Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Từ điển Phật giáo Việt Nam: Các mục từ đã làm xong
- Quy cách phiên dịch và biên tập Tam tạng thánh điển Phật giáo Việt Nam
- Thư mời tham gia biên soạn "Từ điển Phật giáo Việt Nam"
- Từ điển Phật học vần A-Z (2010 mục từ, ngày 02/1/2023)
- Từ điển Phật giáo (50 từ gợi ý trong tổng số 3500 mục từ đã hoàn tất) - Một số mục từ Văn học Phật giáo Việt Nam gợi ý
- Quy cách biên soạn "Từ điển Phật giáo Việt Nam"
- Dự thảo các nhóm biên soạn bộ "Từ điển Phật giáo Việt Nam"
- Bản sắc hóa và quốc tế hóa vị thế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam
- Khái quát Nội dung Kinh Trung Bộ
- Khái quát Nội dung Kinh Trường Bộ
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)