Tại Sedaka Có Người Nghệ Sĩ Xiếc Nhào Lộn, Kinh Sedaka

Source-Nguồn: www.accesstoinsight.org (Sedaka Sutta: At Sedaka, The Acrobat - Translated from the Pali by: Thanissaro Bhikkhu)
Tôi đã nghe nói rằng, có một thời Đức Phật đã sống với những người ở vùng Sumbhan. Lúc bấy giờ, trong vùng Sumbhan nầy, có một tỉnh tên là Sedaka. Ở đó, Đức Phật đã gọi chư tăng, "Nầy các Tỳ Kheo!"
"Dạ thưa Đức Thế Tôn," chư tăng đồng trả lời.
Ðức Thế Tôn nói rằng: "Ngày xửa ngày xưa, nầy các Tỳ Kheo, có một ông nghệ sĩ xiếc nhào lộn, dựng lên một cây sào bằng tre, rồi nói với cô phụ tá của ông, tên là Chảo-Chiên-Xào: 'Hãy đến đây, Chảo-Chiên-Xào, con yêu ơi. Con hãy leo lên cây sào bằng tre nầy, rồi con đứng lên hai vai của Thầy.'
"'Thưa Thầy, con sẽ làm theo lời Thầy nói', Chảo-Chiên-Xào trả lời ông nghệ sĩ xiếc nhào lộn, rồi leo lên cây sào tre, và đứng trên hai vai của ông thầy.
"Rồi sau đó ông nghệ sĩ xiếc nhào lộn nói với cô phụ tá, 'Chảo-Chiên-Xào, con yêu ơi, bây giờ con chú-tâm nhìn cho Thầy, rồi Thầy cũng sẽ chú-tâm nhìn cho con. Như thế, chúng ta bảo vệ cho-nhau, và chú-tâm nhìn cho-nhau, rồi chúng ta sẽ khoe tài nghệ của chúng ta, và chúng ta sẽ nhận phần thưởng, rồi chúng ta sẽ leo xuống cây sào tre một cách an toàn.'
Sau khi nghe Thầy nói xong, Chảo-Chiên-Xào nói với Thầy, "Thầy ơi, điều nầy không ổn rồi. Con nghĩ rằng, Thầy nên chú-tâm nhìn cho Thầy, con nên chú-tâm nhìn cho con, và như thế, mỗi người chúng ta bảo vệ cho chúng-ta, và chú-tâm nhìn cho chúng-ta, rồi chúng ta sẽ khoe tài nghệ của chúng ta, và chúng ta sẽ nhận phần thưởng, rồi chúng ta sẽ đi xuống cây sào tre một cách an toàn.'
"Nầy các Tỳ Kheo, những gì cô phụ tá, Chảo-Chiên-Xào, nói với ông Thầy của cô, là đúng đắn trong trường hợp nầy.
"Nầy các Tỳ Kheo, thiết lập sự-chú-tâm đúng-đắn (chánh niệm) là sự thực tập với ý nghĩ, 'Tôi sẽ chú-tâm nhìn để bảo vệ cho tôi.' Thiết lập sự-chú-tâm đúng-đắn cũng là sự thực tập với ý nghĩ, 'Tôi sẽ chú-tâm nhìn để bảo vệ người khác.' Khi tôi chú-tâm nhìn để bảo vệ cho tôi, có nghĩa là, tôi bảo vệ người khác. Khi tôi chú-tâm nhìn để bảo vệ người khác, có nghĩa là, tôi bảo vệ cho tôi.
"Và, trong khi tôi chú-tâm nhìn cho tôi, thì làm thế nào tôi có thể bảo vệ người khác? Tôi làm bằng cách trau giồi [qua thực hành], qua sự phát triển, qua sự tiếp tục theo đuổi phương-cách nầy. Đây là điều tôi bảo vệ người khác, trong khi tôi chú-tâm nhìn cho tôi.
"Và, trong khi tôi chú-tâm nhìn người khác, thì làm thế nào tôi có thể bảo vệ cho tôi? Tôi làm bằng cách luyện tập qua sự chịu đựng bền bỉ, qua sự không-gây-hại, qua tâm từ-bi, và qua sự thông-cảm. Đây là điều tôi bảo vệ cho tôi, trong khi tôi chú-tâm nhìn người khác.
"Thiết lập sự-chú-tâm đúng-đắn (chánh niệm) là sự thực tập với ý nghĩ, 'Tôi sẽ chú-tâm nhìn để bảo vệ cho tôi.' Thiết lập sự-chú-tâm đúng-đắn cũng là sự thực tập với ý nghĩ, 'Tôi sẽ chú-tâm nhìn để bảo vệ người khác.' Khi tôi chú-tâm nhìn để bảo vệ cho tôi, có nghĩa là, tôi bảo vệ người khác. Khi tôi chú-tâm nhìn để bảo vệ người khác, có nghĩa là, tôi bảo vệ cho tôi."
-----------------------------------
Source-Nguồn: http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn47/sn47.019.than.html
Sedaka Sutta: At Sedaka, The Acrobat - Translated from the Pali by: Thanissaro Bhikkhu - Source-Nguồn: www.accesstoinsight.org
I have heard that on one occasion the Blessed One was living among the Sumbhas. Now there is a Sumbhan town named Sedaka. There the Blessed One addressed the monks, "Monks!"
"Yes, lord," the monks responded.
The Blessed One said, "Once upon a time, monks, a bamboo acrobat, having erected a bamboo pole, addressed his assistant, Frying Pan: 'Come, my dear Frying Pan. Climb up the bamboo pole and stand on my shoulders.'
"'As you say, Master,' Frying Pan answered the bamboo acrobat and, climbing the bamboo pole, stood on his shoulders.
"So then the bamboo acrobat said to his assistant, 'Now you watch after me, my dear Frying Pan, and I'll watch after you. Thus, protecting one another, watching after one another, we'll show off our skill, receive our reward, and come down safely from the bamboo pole.'
"When he had said this, Frying Pan said to him, 'But that won't do at all, Master. You watch after yourself, and I'll watch after myself, and thus with each of us protecting ourselves, watching after ourselves, we'll show off our skill, receive our reward, and come down safely from the bamboo pole.'
"What Frying Pan, the assistant, said to her Master was the right way in that case.
"Monks, the establishing of mindfulness is to be practiced with the thought, 'I'll watch after myself.' The establishing of mindfulness is to be practiced with the thought, 'I'll watch after others.' When watching after yourself, you watch after others. When watching after others, you watch after yourself.
"And how do you watch after others when watching after yourself? Through cultivating [the practice], through developing it, through pursuing it. This is how you watch after others when watching after yourself.
"And how do you watch after yourself when watching after others? Through endurance, through harmlessness, through a mind of goodwill, & through sympathy. This is how you watch after yourself when watching after others.
"The establishing of mindfulness is to be practiced with the thought, 'I'll watch after myself.' The establishing of mindfulness is to be practiced with the thought, 'I'll watch after others.' When watching after yourself, you watch after others. When watching after others, you watch after yourself."
-----------------------------
- Hồi hướng công đức như ngọn đèn thắp sáng nhiều ngọn đèn, công đức theo đó tăng trưởng (Pali tạng) Tâm Tịnh
- Kinh Trung Bộ (Phần 3) - The Middle Length Discourses of the Buddha [Song Ngữ Việt-Anh] HT. Thích Minh Châu
- Kinh Trung Bộ (Phần 2) - The Middle Length Discourses of the Buddha [Song Ngữ Việt-Anh] HT. Thích Minh Châu
- Kinh Trung Bộ (Phần 1) - The Middle Length Discourses of the Buddha [Song Ngữ Việt-Anh] HT. Thích Minh Châu
- Khái quát Nội dung Kinh Trung Bộ TT. Thích Nhật Từ
- Hòa Thượng Anuraadha Trả-Lời Sai, Kinh Anuraadho Bản Dịch Từ Tiếng Pali: Maurice Walshe O'Connell - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
- Mười Bài Kinh Về Tuệ Giác Siêu Việt Của Tỳ-Kheo-Ni Thời Phật Thích nữ Tịnh Quang trích dịch từ Samyutta Nikaya (kinh Tương Ưng Bộ)
- KINH SAṂYUKTĀGAMA 17: Bứng gốc và Buông bỏ Nguyên Giác
- Thi Hóa TRUNG BỘ KINH ( 5 KINH từ số 66 đến số 70 ) Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
- Nên Biếu Quà Tặng Cho Ai? (Kinh Tăng Chi Bộ) Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
- Hạnh Phúc Và Đau Khổ (Kinh Tăng Chi Bộ) Nguyễn Văn Tiến
- Bẩy Loại Vợ (Kinh Tăng Chi Bộ) Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
- Giáo Lý Đạo Phật và Các Vấn Đề Xã Hội, Quốc Gia Qua Kinh Tạng Nikàya Phan Minh Đức
- Những Nguyên Nhân Của Hành Động (Kinh Tăng Chi Bộ) Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
- Những Niềm Tin Cao Quý Nhất (Kinh Tăng Chi Bộ) Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)