Kinh Pháp cú đối chiếu bằng tiếng Pāḷi

Dhammapada (धम्मपद): (Yamaka (यमक) (1.1)) bản tiếng Pāḷi:
manopubbaṅgamā dhammā manoseṭṭhā |
manomayā, manasā ce paduṭṭhena bhāsati vā karoti vā |
tato naṃ dukkham anveti cakkaṃ va vahato padaṃ||
Pāḷi viết theo mẩu devanāgarī :
मनोपुब्बङ्गमा धम्मा मनोसेट्ठा |
मनोमया, मनसा चे पदुट्ठेन पदुट्ठेन भासति वा करोति वा |
ततो नं दुक्खम् अन्वेति चक्कं व वहतो पदं ||
Udānavarga (उदानवर्ग) : (Citta(चित्त) (31.23)) bản tiếng Phạn:
manaḥpūrvaṅgamā dharmā manaḥśreṣṭhā manojavāḥ |
manasā hi praduṣṭena bhāṣate vā karoti vā |
tatas taṃ duḥkham anveti cakraṃ vā vahataḥ padaṃ ||
Phạn ngữ viết theo mẩu devanāgarī :
मनः पूर्वङ्गमा धर्मा मनः श्रेष्ठा मनोजवाः |
मनसा हि प्रदुष्टेन भाषते वा करोति वा |
ततस् तं दुः खम् अन्वेति चक्रं वा वहतः पदं ||
Phần từ vựng bản tiếng Pāḷi (पाऌइ).
Mano (मनो) là chủ cách số ít trong bảng biến thể của manas (मनस् (thân từ có âm cuối là chữ s (स्)) ở dạng giống đực và những nghĩa được biết như: Ý, ý nghĩ. Theo Buddhadatta, nhà biên soạn tự điển Pali, người Tích Lan, "Mana" tượng trưng cho đặc tính chủ trương của Tâm (Citta). Trong khi đó, thức (Viññvāna) biểu hiện cho sự chứa đựng cái biết của việc làm do tâm vọng động. Còn các nhà cổ ngữ học, thì các chữ Citta (चित्त), Viññāna (विञ्ञान), và Mana (मन): Tâm, Tâm thức, tâm linh, thức tánh, tinh thần…
Pubba (पुब्ब) là tính từ nó có những nghĩa được biết như sau: trước, cựu, trước hết, lúc trước…
Pubbaṃ (पुब्बं) là thán từ và có nghĩa: trước, đằng trước.
Gamā (गमा) là tĩnh từ nói về hành động đang đi và nó có gốc từ động từ gam (गम्) và gam có nghĩa là đi…
Pubbaṃ (पुब्बं) + gama (गम) = Pubbaṅgamma (पुब्बङ्गम्म (ṃg (ंग्)= ṅ(ङ्) viết theo nối âm).
Pubbaṅgamā (पुब्बङ्गमा) là tính từ và nó có nghĩa : đang đi trước, hướng dẫn trước…
Manopubbaṅgamā (मनोपुब्बङ्गमा) có nghĩa là : do; Tâm ,Ý, Ý nghĩ trước…
Dhammā (धम्मा) là chủ cách số nhiều trong bảng biến thể của dhamma (धम्म) ở dạng giống đực và nó có những nghĩa được biết như: luật tự nhiên hoặc sự thực tế… Theo tinh thần Phật học dhamma (धम्म) được xem như là một lối bao hàm trọn vẹn tất cả các pháp trong thế gian.
Seṭṭhā (सेट्ठा)là tính từ và nó có những nghĩa được biết như:trước nhất, ngon nhất, tốt nhứt…
Mayā (मया) được dùng ở đây là danh từ phát sinh (Taddhita(तद्धित)) và nó có những nghĩa được biết như : được làm bởi…, được làm bằng, được tạo ra bởi… làm, tạo, gây ra bởi…
Manasā (मनसा) là sử dụng cách hay đoạt cách số ít trong bảng biến thể của manas (मनस्) ở dạng giống đực và những nghĩa được biết như: chú vào tâm, suy xét kỹ…
Ce (चे): trạng từ dùng làm điều kiện cú và nghĩa của nó: nếu, ngay cả.
Paduṭṭhena (पदुट्ठेन) là cách sử dụng số ít, thuộc tĩnh từ giống đực, có những nghĩa được biết như sau: bị làm hư, làm hỏng, làm hại… Paduṭṭhena पदुट्ठेन) có gốc từ paduṭṭha (पदुट्ठ).
Paduṭṭha (पदुट्ठ) là tĩnh từ và cũng là quá khứ phân từ của động từ dussati (दुस्सति) có thêm tiền tố pa (प) đằng trước. Paduṭṭha (पदुट्ठ) có những nghĩa được biết như sau: Bị trở thành đồi bại, thối nát, hay mục nát…
Động từ dussati (दुस्सति) có gốc từ động từ căn √dus ((√दुस्) (phạm tội, làm điều lầm lỗi; vi phạm. Sai, không đúng, lầm; trái lý, sai trái).
Bhāsati (भासति) là động từ chia ngôi thứ ba số ít ở thời hiện tại và nó có nghĩa là nói hay nói đến… Bhāsati (भासति) có gốc từ động từ căn √bhās (√भास्) .
Vā (वा) là giới từ và nó có nghĩa là hay.
Karoti (करोति) là động từ chia ngôi thứ ba số ít ở thời chỉ định hiện tại và nó có nghĩa là: làm, hành động, thực hiện. Karoti (करोति) có gốc từ động từ căn √kar(√कर्).
Tato (ततो) là thán từ và nó có những nghĩa được biết như: từ đó, do đó, bởi đó, sau đó…
Naṃ (नं) là đối cách số ít trong bảng biến thể của ta (त) ở dạng giống đực và nó có những nghĩa được biết như : nó, ông ấy, ai đó, cái gì đó…
Dukkham (दुक्खम्) là chủ cách số ít trong bảng biến thể của dukkha (दुक्ख) ở dạng trung tính và nó có những nghĩa được biết như: sự đau đớn, sự đau khổ (thể chất, tinh thần)… và nó cũng là thán từ.
Anveti (अन्वेति) được ghép từ: anu (अनु) + eti (एति). Anveti là cách viết biến âm khi nguyên âm u (उ) đi sau nó là một nguyên âm khác, thường nó được đổi thành v (व्) theo nguyên tắc văn phạm của tiếng Pāḷi (पाऌइ).
Anu (अनु) là tiếp đầu ngữ và nó có những nghĩa được biết như: theo, sau, dọc theo, gần kề, tùy theo…
Eti (एति) có gốc từ động từ căn √i (√इ : đi, chuyển động…).
Anveti (अन्वेति) là động từ được chia theo ngôi thứ ba số ít ở thì hiện tại ở thể chủ động và có nghĩa là nó đi theo, nó theo…
Cakraṃ (चक्रं) là chủ cách số ít trong bảng biến thể của cakka (चक्क) ở dạng trung tính và nó có những nghĩa được biết như: sự quay, sự chuyển động vòng tròn, bánh xe, vòng tròn, đẩy, kéo…
Vahato (वहतो) là sở thuộc cách số ít trong bảng biến thể của vahant (वहन्त्) ở dạng giống đực và nó có những nghĩa được biết như :mang, cầm, vác, chịu, chịu đựng, chống đỡ… Vahant (वहन्त्) có gốc từ √vah (√वह् : mang, vác, khuân,chở, dẫn, đưa, truyền, chống đỡ…).
Padaṃ (पदं) là đối cách số ít trong bảng biến thể của pada (पद) ở dạng trung tính và nó có những nghĩa được biết như: chân, bàn chân, bước chân, câu thi kệ, con đường, cách thức, câu thi kệ…
HT. Thích Minh Châu dịch
Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau,
Như xe, chân vật kéo".
Phần từ vựng tiếng Phạn:
Udānavarga (उदानवर्ग) : (Citta(चित्त) (31.23)) bản tiếng Phạn:
manaḥpūrvaṅgamā dharmā manaḥśreṣṭhā manojavāḥ |
manasā hi praduṣṭena bhāṣate vā karoti vā |
tatas taṃ duḥkham anveti cakraṃ vā vahataḥ padaṃ ||
Phạn ngữ viết theo mẩu devanāgarī:
मनः पूर्वङ्गमा धर्मा मनःश्रेष्ठा मनोजवाः |
मनसा हि प्रदुष्टेन भाषते वा करोति वा |
ततस् तं दुः खम् अन्वेति चक्रं वा वहतः पदं ||
Manaḥ (मनः) là chủ cách số ít trong bảng biến thân manas- (मनस् -) ở dạng trung tính và nó có những nghĩa được biết như: suy nghĩ, tâm trí, khả năng chú ý, trí tuệ, tinh thần, ý kiến, ý nghĩ, ý định…
Manas (मनस्) thân từ thuộc trung tính và nó được ghép từ: man(मन्) + as(अस्).
Động từ √ मन् (√man), thuộc nhóm 4, và có những nghĩa được biết như sau: Suy nghĩ, đánh giá, phán xét, tin rằng, tự hình dung, giả sử như, xem xét, giữ lấy, để ước tính cao, đánh giá cao, vinh danh…
Thân từ -as (॰अस्) là âm đuôi thêm vào phía sau động từ để biến nó thành danh từ hay tính từ… thường hay thấy ở dạng trung tính.
Động từ căn √as (√ अस् )thuộc nhóm 2 và nó có những nghĩa như sau: được, tồn tại, có mặt, trở thành, tham dự, ở, xảy đến, thuộc về ai đó…
Pūrvaṅ (पूर्वङ्) hay Pūrvaṃ (पूर्वं) có gốc từ Pūrva (पूर्व). Pūrva (पूर्व) là tính từ và nó có những nghĩa được biết như: trước, cựu, trước hết, đứng đầu, lần đầu tiên, ban đầu, trước khi…
Pūrvaṃ (पूर्वं) là thán từ và cũng là đối cách của thân pūrva- (पूर्व-). Nó có những nghĩa được biết như: trước đó, trước khi, đầu tiên, trước đây, một lần, với, theo và cũng là, dẫn trước bởi, kèm theo…
Gamā (गमा) là chủ cách số ít trong bảng biến thân gamā- (गमा -) ở dạng giống cái và khi nó đi sau các từ, nó thường có những nghĩa được biết như: hành động chỉ cho cái gì làm hay diễn ra đầu tiên hoặc trước đó bởi…
Gamā (गमा) có gốc từ động từ căn √ gam (√ गम्). Động từ căn √ gam (√ गम्) có những nghĩa được biết, tùy theo các thì chia của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: đi, di chuyển, đi trong, đi tới,trở thành, rơi vào, lấy, chịu, thiết lập trong chuyển động, được đi, được hiểu, muốn đi…
Dharmā (धर्मा) là chủ cách số ít trong bảng biến thân dharman- (धर्मन् -) ở dạng giống đực và nó có những nghĩa được biết như: hỗ trợ, nền tảng, quy tắc đã thành lập, luật tự nhiên,luật pháp, quy tắc, nhiệm vụ thực hành… Theo tinh thần Phật học Dharmā (धर्मा) được xem như là một lối bao hàm trọn vẹn tất cả các pháp trong thế gian.
Dharman (धर्मन्) được ghép từ: dhṛ (धृ) + man (मन्). Động từ căn √ dhṛ (√ धृ), thuộc nhóm 1 và nó có những nghĩa được biết, tùy theo các thì chia của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: giữ, duy trì, hỗ trợ, ủng hộ, chịu đựng, bảo tồn, ngăn chặn, dừng lại, xóa, áp đặt, quyết định…
-Man (॰मन्) là âm đuôi dùng làm rộng nghĩa cho động từ căn √ dhṛ (√ धृ).
Śreṣṭhā (श्रेष्ठा) là chủ cách số ít trong bảng biến thân śreṣṭhā- (श्रेष्ठा -) ở dạng giống cái và nó có những nghĩa được biết như: tốt nhất, tuyệt vời nhất trong cái gì đó, cái đầu tiên, cái tốt nhất, cái đẹp nhất trong số đó…
Manojavāḥ (मनोजवाः) là chủ cách, hô cách, đối cách số nhiều trong bảng biến thân manojavā- (मनोजवा -) ở dạng giống cái và nó có nghĩa được biết như: nhanh chóng như sự suy nghĩ…
Manojavā (मनोजवा) được ghép từ: mano (मनो) + javā (जवा).
Mano (मनो)(iic: chữ viết tắt của chữ in initio compositi, có nghĩa là trong sự cấu tạo khởi đầu) từ manas(मनस्).
Javā (जवा) là chủ cách số ít trong bảng biến thân javā- (जवा-) ở dạng giống cái. Java (जव) là hô cách số ít trong bảng biến thân java- (जव-) ở dạng giống đực. Javā (जवा) và Java (जव) có gốc từ : jū(जू).
Động từ căn √ jū (√जू), thuộc nhóm 1 và nó có những nghĩa được biết, tùy theo các thì chia của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: làm nhanh lên, được làm nhanh chóng…
Manasā (मनसा) là thán từ và nó có những nghĩa được biết như:tính chủ trương của ý, theo tinh thần, trong trí hình dung, theo ý tự nguyện, chú vào tâm, suy xét kỹ càng…
Hi (हि) là trạng từ dùng làm điều kiện cú và nghĩa của nó: nếu như vậy, chắc chắn, bởi vì, trong thực tế, chính xác, vì vậy…
Praduṣṭena (प्रदुष्टेन) là sử dụng cách số ít trong bảng biến thân praduṣṭena - (प्रदुष्टेन -) ở dạng trung tính và nó có những nghĩa được biết như: bị làm hư, làm hỏng, làm hại…
Praduṣṭena (प्रदुष्टेन) là chữ ghép từ : pra (प्र) + duṣṭena (दुष्टेन).
Pra (प्र) là tiếp đầu ngữ và nó có những nghĩa được biết như: phía trước, ban đầu, phần chính của cái gì đó…
Duṣṭena दुष्टेन) là sử dụng cách số ít trong bảng biến thân duṣṭa- (दुष्ट-) ở dạng giống đực và nó có những nghĩa được biết như: hư hỏng, bị ô nhiễm, không tinh khiết, tham nhũng, luẩn quẩn, thấp hèn, xấu, khó chịu. tội lỗi, suy thoái, xúc phạm…
Duṣṭa (दुष्ट) là quá khứ phân từ của duṣ (दुष्). Động từ căn √duṣ (√दुष्), thuộc nhóm 4 và nó có những nghĩa được biết, tùy theo các thì chia của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: hư hỏng, xấu, tham nhũng, ô uế, nhiễm độc, bị hủy hoại,tội lỗi, phạm lỗi, bị sai lầm…
Bhāṣate (भाषते) có gốc từ động từ căn √ bhāṣ (√भाष्), Bhāṣate (भाषते) là động từ chia ngôi thứ ba số ít ở thời hiện tại và nó có nghĩa là nói hay nói đến…
Động từ căn √ bhāṣ (√भाष्), thuộc nhóm 1 và nó có những nghĩa được biết, tùy theo các thì chia của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: nói, kể, trình bày…
Vā (वा) là giới từ và nó có nghĩa là hay, và, hoặc, cách khác, một trong hai, giả định rằng, hay đúng hơn, hoặc tốt hơn,tuy nhiên, ngay cả khi...
Karoti (करोति) có gốc từ động từ căn √ kṛ (√कृ), Karoti (करोति) là động từ chia ngôi thứ ba số ít ở thời hiện tại và nó có nghĩa là: nó làm, ông ấy làm…
Động từ căn √ kṛ (√कृ), thuộc nhóm 5 và nó có những nghĩa được biết, tùy theo các thì chia của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: làm như vậy, thực hiện, sản xuất, tạo ra, chuẩn bị, làm cho, được thực hiện, được tạo ra, để làm cho chạy cái gì đó, muốn làm…
Tatas (ततस्) là thán từ và nó có những nghĩa được biết như: sau đó, từ chổ đó, vì vậy, vì lý do đó, do đó, nó theo sau đó.
Taṃ (तं) là đối cách số ít trong bảng biến thân sa () ở dạng giống đực và nó có những nghĩa được biết như: nó, ông ấy, ai đó, cái gì đó…
Duḥkham (दुःखम्) là đối cách số ít trong bảng biến thân Duḥkha- (दुःख-) ở dạng giống đực và nó có những nghĩa được biết như: đau đớn, khó chịu, khó khăn, bất hạnh, bị đau, hình phạt, không được hạnh phúc…
Duḥkha (दुःख) là chữ ghép từ: dus (दुस्) + kha (ख).
Dus (दुस्) là biến cách của dur (दुर्), duś(दुश्), duṣ(दुष्), duḥ(दुः) và nó là tiếp đầu ngữ. Dus (दुस्) có những nghĩa được biết như sau: đau, thấp hơn, xấu, khó khăn, nguy hiểm…
Kha (ख) là hô cách số ít trong bảng biến thân kha- (ख-) ở dạng trung tính và nó có những nghĩa được biết như: lỗ, khoang…
Anveti (अन्वेति) được ghép từ: anu (अनु) + eti (एति).
Anu (अनु) là tiếp đầu ngữ và nó có những nghĩa được biết như: dọc theo sau, phía sau, sau, với, theo đó, sau đó, theo sau đó…
Eti (एति) có gốc từ động từ căn √i (√इ : đi, chuyển động…).
Anveti (अन्वेति) là động từ được chia theo ngôi thứ ba số ít ở thì hiện tại ở thể chủ động và có nghĩa là nó đi theo, nó theo, nó đến sau đó…
Cakraṃ (चक्रं) là hô cách số ít trong bảng biến thân cakra- (चक्र -) ở dạng trung tính và nó có những nghĩa được biết như: bánh xe, vòng tròn, đĩa, chu kỳ, chuyển động tròn. huy hiệu chủ quyền của quân đội…
Vahataḥ (वहतः) là sở hữu cách, đoạt cách số ít trong bảng biến thân vahat- (वहत्-) ở dạng trung tính và nó có những nghĩa được biết như: nó đang chảy, đang mang lại, đang tiến trước…
Vahat (वहत्) là phân từ hiện tại của vah (वह्). Động từ căn √vah (√वह्), thuộc nhóm 1 và nó có những nghĩa được biết, tùy theo các thì chia của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: mang lại, đem đến, dẫn đi, chở đi, kéo đi, thổi, chịu đựng, bị mang đi, được chở đi, dẫn dắt…
Padaṃ (पदं) là chủ cách, đối cách số ít trong bảng biến thân pada- (पद-) ở dạng trung tính và nó có những nghĩa được biết như: bước, dấu hiệu, câu thơ,bàn chân, bước chân, câu thi kệ, vị trí, xếp hạng, tiêu đề…
Pada (पद) có gốc từ Động từ căn √Pad (√वह्), thuộc nhóm 4 và nó có những nghĩa được biết, tùy theo các thì chia của nó trong văn phạm tiếng Phạn như: đi, bước đi, đi vào trong, rơi vào, làm cho chạy, đi một cách nhanh chóng…
Udānavarga (उदानवर्ग) : (Citta(चित्त) (31.23)) bản tiếng Phạn:
manaḥpūrvaṅgamā dharmā manaḥśreṣṭhā manojavāḥ |
manasā hi praduṣṭena bhāṣate vā karoti vā |
tatas taṃ duḥkham anveti cakraṃ vā vahataḥ padaṃ ||
Phạn ngữ viết theo mẩu devanāgarī:
मनः पूर्वङ्गमा धर्मा मनःश्रेष्ठा मनोजवाः |
मनसा हि प्रदुष्टेन भाषते वा करोति वा |
ततस् तं दुः खम् अन्वेति चक्रं वा वहतः पदं ||
Ý Việt xem bài dịch của HT. Thích Minh Châu có ghi ở phần trước.
Trong tiếng Phạn có câu:
जानामि धर्मं न च मे प्रवृत्तिः जानाम्य धर्मं न च मे निवृत्तिः |
Jānāmi dharmaṃ na ca me pravṛttiḥ jānāmya dharmaṃ na ca me nivṛttiḥ |
Mình biết cái gì tốt, tuy nhiên không làm. Mình biết cái gì không tốt, tuy nhiên lại hay làm.
Có Phải là do Tâm không? Như vậy Tâm là gì ?
Công trình nghiên cứu về đề tài đặc biệt này đang nhờ sự góp ý của quý bậc học giả cũng như quý thầy để làm phong phú thêm cho những tài liệu Việt đang có. Xin chân thành cám ơn.
Kính bút
TS Huệ Dân
Trích trong Tinh Hoa Phật học của TS Huệ Dân
- Vua Ba Tư Nặc (Pasenadi) Tỏ Bày Lòng Kính Mộ Đối Với Thế Tôn Tâm Tịnh
- Phật thị hiện thuyết pháp trong kinh Nikàya Tâm Tịnh
- Nghi Thức Tụng Kinh Di Giáo Song Ngữ Thích Trừng Sỹ
- Hồi hướng công đức như ngọn đèn thắp sáng nhiều ngọn đèn, công đức theo đó tăng trưởng (Pali tạng) Tâm Tịnh
- Kinh Trung Bộ (Phần 3) - The Middle Length Discourses of the Buddha [Song Ngữ Việt-Anh] HT. Thích Minh Châu
- "Thi hóa Trung Bộ" từ Kinh số 46 đến Kinh số 50 Giới Lạc MAI LẠC HỒNG
- Kinh Tăng Chi Bộ Chương III: Lòng Tin Chơn Chánh Tâm Thuận dịch Việt
- KINH PHÚNG TỤNG VÀ KINH THẬP THƯỢNG HAY TIỀN KẾT TẬP LẦN I Nguyên Nghĩa
- Giới thiệu Tiểu Bộ Kinh Gs. U KO LAY - Tỳ khưu ni Huyền Châu dịch
- Giới thiệu Tăng Chi Bộ Kinh Gs. U KO LAY - Tỳ khưu ni Huyền Châu dịch
- Giới thiệu Tương Ưng Bộ Kinh Gs. U KO LAY - Tỳ khưu ni Huyền Châu dịch
- Giới thiệu kinh Trung Bộ Gs. U KO LAY - Tỳ khưu ni Huyền Châu dịch
- Kinh tạng Pali trích dẫn: Khi Một Người Ra Đi Nguyên Giác
- Tìm hiểu kinh Sa Môn Quả Thích Nhuận Thịnh
- Khái quát lịch sử truyền bá kinh điển và những đặc điểm của kinh tạng Nikaya Thích Viên Giác
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Tiễn người đi | Nhạc và lời của Thì thầm qua tiếng hát Thì thào
- Từ Bi | Nhạc và lời của Thì thầm qua tiếng hát Thì thào
- Thầy Thích Minh Đức thi hóa Bạch y Chơn ngôn qua phần diễn nghĩa của TS Huệ Dân Bạch Y Thần Chú
- Diễn nghĩa Bạch y chân ngôn trong tiếng Phạn (Trích trong Tinh Hoa Phật học TS Huệ Dân).
- Diễn nghĩa Triṃśikā câu hai
- Diễn nghĩa Ba mươi biểu hiện thực hiện của Duy thức trong tiếng Phạn câu một
- Diễn nghĩa kinh A Di Đà bản ngắn trong Phạn ngữ (Trích trong Tinh Hoa Phật học, TS Huệ Dân) Phần một
- Nội dung của kinh trí tuệ siệt việt vượt qua bờ bên kia (bản ngắn)
- Vài dòng tham khảo Bát Nhã Tâm Kinh diễn nghĩa (Bản dài)
- Bát Nhã Tâm Kinh Diễn Nghĩa
Được quan tâm nhất

![]() |
Tìm hiểu kinh Sa Môn Quả 07/12/2012 17:43:00 |
![]() |
Giới thiệu Tăng Chi Bộ Kinh 17/03/2013 00:32:00 |
![]() |
Giới thiệu Tương Ưng Bộ Kinh 11/03/2013 22:47:00 |

Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)