Quy Sơn Cảnh Sách thi hóa phần 2

II . Thiền-Giáo : có 2 mục
1 / - Thiền-Giáo Thực-Hành :
Thiền là chỉ quán nghiệm ra
Giáo truyền qua định không xa trí mầu
Thực tâm thiển định nơi đâu
Hành thâm từng pháp lo âu chốn nào
Thiền-giáo thực-hành có : a và b
a / - Phép dạy ngồi thiền :
Phép tu nào cũng trao truyền
Dạy thiền căn bản ngồi yên khởi đầu
Ngồi trên tọa cụ nhớ câu
Thiền na chỉ quán đạo mầu rõ phân
b / - Khen gắng học thiền :
Khen lòng đơn đọc sơ khai
Gắng gìn hơi thở ở ngay chính mình
Học nghe học nghĩ phân minh
Thiền hành trầm lặng cái nhìn thảnh thơi
2 / - Giáo-Lý Thực-chứng :
Giáo từ rộng mở lòng bi
Lý mầu chiếu diệu khi đi đứng nằm
Thực hành lục độ thậm thâm
Chứng ngôi vô trụ âm thầm lịch qua
Giáo-lý thực-chứng có : a và b
a / - Nêu pháp giáo-lý :
Nêu ra thành quách chỉ là
Pháp mầu có một thật mà không ba
Giáo lý Phật đà chia ra
Lý mầu một vị mưa sa thấm lòng
b / - Răn-gắng giáo-lý :
Răn nhau cùng học cùng hành
Gắng lên bạn đạo tâm lành nở hoa
Giáo nào bằng giáo Thích ca
Lý mầu ấn chứng cành hoa mĩm cười
III . Phần kết khuyến : có 5 mục
1 / - Mở Bày Giáo-Pháp :
Mở ra cảnh sách hậu lai
Bài ra văn vận ai ai dễ làu
Giáo từ hành giả kính nhau
Pháp Phật áo nghĩa học sao cho cùng
2 / - Nêu Cao Giáo-Pháp :
Nêu cao giáo pháp Phật đà
Cao thâm yếu nghĩa dạo mầu Thích ca
Giáo lý đại thừa tỏa ra
Pháp âm đồng vọng bay xa toàn cầu
3 / - Kết-Khuyên Tu-Học:
Kết nhau tâm nguyện đại hùng
Khuyên nhau tâm quyết đến cùng đẹp thay
Tu trì hành giữ hậu lai
Học hành Phật Pháp tương lai đại đồng
4 / - Chỉ Rỏ Nhân-Quả :
Chỉ bày tri kiến Phật đà
Rõ ràng sẵn có trong nhà đó thôi
Nhân thời cùng Quả đi đôi
Quả cùng Nhân xưa ở ngôi công bằng
5 / - Tự-Hành Hóa-tha :
Tự tâm nghiệm lấy chính mình
Hành thâm Tự tại tâm in Phật nhà
Hóa thân khắp nẻo Ta bà
Tha nhân đắc pháp hằng sa cõi trần
Kính-cẩn
T. Minh-Đức
- Tứ Phần Luật Tỳ-kheo Thích Đỗng Minh dịch
- Giới Bồ-Tát Cho Nguời Tại Gia Dịch và Chú Thích Thích Nhật Từ
- Giới Bồ-Tát Cho Nguời Xuất Gia Dịch và Chú Thích Thích Nhật Từ
- Giới Bổn Thức-Xoa Của Luật Tứ Phần Dịch và Chú Thích Thích Nhật Từ
- Tính chất giáo dục của Giới luật Phật giáo Thích Phước Sơn
- Tìm hiểu về giới luật (sìla) trong Phật giáo Thích Quang Thạnh
- Một Thời Truyền Luật Tuệ Sỹ
- Ý nghĩa của Phật sự Đại giới đàn - Chọn người làm Phật Thích Phước Đạt
- Ý nghĩa thọ Thập thiện và Bồ tát giới tại gia Thích Ðức Trí
- Tìm hiểu về Giới Luật trong đạo Phật Trịnh Nguyên Phước
- Giới luật công truyền hay bí truyền? Thích Phước Sơn
- Phép Khất thực trong Luật Nghi Khất sĩ Giác Minh Luật (thực hiện)
- 24 Oai nghi thi hóa Việt ngữ Thích Minh Đức thi hóa
- Giới luật Tu sĩ: Vài ghi nhận về Đại hội Kết tập đầu tiên Bình Anson
- Cương yếu giới luật - 11. Thọ giới là làm cho Phật pháp miên trường giữa thế gian HT. Thích Thiện Siêu
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Hãy yêu thương khi còn có thể
- Thi hóa Bạch y Chơn ngôn
- Tìm hiểu về câu chú thường đọc trong lễ tắm Phật
- Thi hóa: Lục Tức Phật
- Thi hóa : Phật thừa qua điệp khúc Tự giác - Giác tha - Giác hạnh viên mãn
- Thi hóa: Lục hòa qua điệp khúc La Hầu La
- Thi hóa : Bồ Tát Thừa qua điệp khúc “ Lục Ba La Mật “
- Thi hóa Tứ Vô Lượng Tâm qua điệp khúc 14 câu
- Dòng truyền thừa : « Niêm hoa vi tiếu »
- Thi hóa : Duyên giác thừa qua điệp khúc 26 chữ đầu
Được quan tâm nhất

![]() |
Tìm hiểu về Giới Luật trong đạo Phật 25/10/2011 07:49:00 |
![]() |
Ý nghĩa thọ Thập thiện và Bồ tát giới tại gia 28/10/2011 08:28:00 |
![]() |
24 Oai nghi thi hóa Việt ngữ 24/07/2011 20:17:00 |
![]() |
Tìm hiểu về giới luật (sìla) trong Phật giáo 25/11/2011 00:01:00 |

Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)