Đại Tỳ-bà-sa luận (大毗婆沙论 Abhidharma-mahavibhasa-sastra)

Đại Tỳ-bà-sa luận là luận thư của Thuyết nhất thiết hữu bộ Phật giáo, gọi đầy đủ là A-tì-đạt-ma Đại Tỳ-bà-sa luận 200 quyển, do đại sư Huyền Trang chủ dịch, sa-môn Gia Thượng, sa-môn Đại Thừa Quang, v.v… bút thụ.
Tương truyền vua Ca-nị-sắc-ca vương triều Quý Sương ở Ấn Độ hoằng hộ Phật giáo, xem thấy chấp kiến của các bộ phái lúc đó nhiều vô số mà hỗn tạp, bất đồng học thuyết, bèn thỉnh cầu Hiếp tôn giả[1] kiến lập tự viện tại nước Ca thấp di la (nay là khu vực Jammu và khu vực Kashmir), chiêu tập 500 luận sư nổi tiếng, mời bậc thánh Thế Hữu làm thượng thủ, mất dần thời gian 12 năm mới thành tựu A-tì-đạt-ma Đại Tỳ-bà-sa luận , giải đáp một cách kỹ càng về A-tì-đạt-ma Phát Trí Luận của Ca Đa Diễn Ni Tử.[2] Nhan đề là Đại tì bà sa chứa ba ý nghĩa: quảng nghĩa, thắng nghĩa, dị thuyết. Câu-xá Luận Quang Ký quyển 1 khen ngợi: “Trong luận ấy, phân biệt nói rộng cái ý ra, nên gọi quảng thuyết; đàm luận nghĩa lý thâm áo vi diệu, nên gọi thắng thuyết. Năm trăm bậc a-la-hán giải thích các hàm nghĩa bất đồng về Phát Trí Luận, nên gọi dị thuyết. Đủ ba ý nghĩa này, nên tồn tại chu biến truyền bá đến phương xa”. Lời khen ngợi trên biểu thị luận này là giáo tạng lớn của Thuyết nhất thiết hữu bộ.
Luận này liệt lê quan điểm của bộ phái Đại chúng bộ, Pháp tạng bộ, Hóa địa bộ, Ẩm quang bộ, Độc tử bộ, Phân biệt thuyết bộ, v.v… và ‘ngoại đạo’ Số luận, Thắng luận, Thuận thế luận, Ly hệ luận (Kỳ-na giáo), v.v… rồi tiến hành phê phán và phản bác; lấy Phát Trí Luận làm nền tảng, và tham khảo các loại chú thích về Phát Trí Luận, đồng thời nhiếp thủ giáo nghĩa trong A-tì-đạt-ma Tập Dị Môn Túc luận, A-tì-đạt-ma Pháp Uẩn Túc luận, A-tì-đạt-ma Thí Thiết Tục luận, A-tì-đạt-ma Thức Thân Túc luận, A-tì-đạt-ma Phẩm Loại Túc luận, A-tì-đạt-ma Giới Thân Túc luận để bổ khuyết nội dung không đầy đủ trong Phát Trí luận, rồi tổng kết toàn diện và hệ thống lý luận Thuyết nhất thiết hữu bộ. Luận này đem nhất thiết pháp chia ra năm loại, tức là sắc pháp, tâm pháp, tâm sở pháp, tâm bất tương ưng hành pháp và vô vi pháp; dùng để luận chứng “tam thế thực hữu”, “pháp thể hằng hữu”, đồng thời phủ định thực tại của ngã. Trong 16 quyển cuối, còn giải thích tỉ mỉ thuyết lục nhân, ngoài ra cũng luận thuật rất tường tận có quan hệ thập nhị nhân duyên, tứ đế, niết-bàn, Phật thân, v.v…
Luận này đã trổi dậy thúc đẩy tác dụng sự phát triển về Phật học Ấn Độ. luận này đã đề cao địa vị Thuyết nhất thiết hữu bộ trong Phật học Tiểu thừa lúc đó, nên học giả của bộ phái này từ đó được gọi là Tì-bà-sa sư. Đồng thời cũng đã xuất hiện rất nhiều tác phẩm có liên quan Luận này, như A-tì-đàm Tâm luận của bậc thánh Pháp Thắng, Tạp a-tì-đàm Tâm luận của bậc thánh Pháp Cầu, A-tì-đạt-ma Câu-xá luận của bồ-tát Thế Thân, A-tì-đạt-ma Thuận Chánh Lý luận và Hiển Tông luận của bậc thánh Tăng-già-bạt-đà-la, v.v…
Trước khi đại sư Huyền Trang chủ dịch Luận này, đã có danh tăng thời kỳ tiền Tần là Tăng-già-bạt-trừng sở dịch bản trích rồi lấy nhan đề Bệ-bà-sa luận 14 quyển. nhưng một bản dịch này chỉ tương đương với một bộ phận trong “Đệ nhị biên kết uẩn” của Luận này do Huyền Trang chủ dịch. Về sau còn có tam tạng Phù-đà-bạt-ma chủ dịch, tăng nhân Đạo Thái bút thụ, v.v… tại Bắc Kinh rồi lấy nhan đề A-tì-đàm Tì-bà-sa luận 60 quyển. Cứ thuyết, vì kinh thành tại họa chiến tranh phân tán thất lạc, nội dung chỉ còn lại ba thiên: Tạp kiền độ, Sử kiền độ, Trí kiền độ tương đương với bộ phận Tạp uẩn, Kết uẩn, Trí uẩn trong bản chủ dịch của ngài Huyền Trang. Hiện tồn duy nhất toàn bản bản luận do ngài Huyền Trang chủ dịch.
Thời gần đây, pháp sư Pháp Tôn ở Trung Quốc đã căn cứ bản dịch Huyền Trang rồi chuyển dịch thành bản Tây Tạng. Học giả Phật giáo Nhật Bản là Mộc Thôn Thái Hiền, Tây Nghĩa Hùng, Phản Bản Hạnh Nam, v.v… cũng căn cứ bản dịch Huyền Trang rồi dịch thành tiếng Nhật Bản, thâu vào trong Quốc Dịch Nhất Thiết Kinh (国译一切经), xuất bản năm 1929~1940.
Chú văn và sớ giải về Luận này, căn cứ thiền sư Nghĩa Thiên người Cao Ly biên soạn Chư Tôn Giáo Tạng Tổng Lục (诸宗教藏总录) vào giữa thế kỷ XI ghi lại, lúc đó có trông thấy Huyền Trắc soạn viết Đại Tì-bà-sa Luận Sao 9 quyển, Cực Thái soạn viết Đại Tì-bà-sa Luận Sao 10 quyển, Bản Nghĩa soạn viết Đại Tì-bà-sa Luận Sao 11 quyển, v.v… Học giả Nhật Bản trước thuật về luận này, hiện tồn có Dung Đạo soạn viết Đại Tì-bà-sa Luận Điều Giản 2 quyển (hoặc 1 quyển), Liên Thường soạn viết Đại Tì-bà-sa Luận Thông Giám Ký 4 quyển, v.v…
—— Trích dịch từ: Trung Quốc Bách Khoa Toàn Thư, thiên Phật giáo
- Ngài Thế Thân: Cuộc đời, Tác phẩm, Duy Thức, và Những tranh luận Huỳnh Kim Quang
- Huyền thoại Duy-ma-cật hóa giải mọi băn khoăn của tôi Diệu Trân
- Tìm hiểu Thành Thật Luận Thích Nhuận Thịnh
- Khảo cứu Tịnh Độ Luận của Thế Thân Thích Nguyên Hiền
- Giác Ngộ Đạo Đăng Luận Của Atisha Nguyên bản: Atisha’s Lamp For The Path To Enlightenment, Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Anh dịch: Thupten Jinpa, Chuyển ngữ: Tuệ Uyển / Monday, August 9, 2021
- Giác Ngộ Đạo Đăng Luận Của Atisha Nguyên bản: Atisha’s Lamp For The Path To Enlightenment, Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Anh dịch: Thupten Jinpa, Chuyển ngữ: Tuệ Uyển / Monday, August 9, 2021
- Luận Giải Bài Ca Ngợi Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi Tuệ Uyển chuyển ngữ
- Long Thọ với Vô thường tánh không và Trung quán luận Nguyễn Đức Sinh
- Duy Thức Tam Thập Tụng HT. Thích Thắng Hoan
- Luận Giải Về Sự Rèn Luyện Như Tia Sáng Tác giả: Alexander Berzin, Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
- Giá Trị To Lớn Của Giáo Huấn Này Đức Đạt Lai Lạt Ma, Tuệ Uyển dịch Việt
- Giới thiệu tạng Thắng Pháp Gs. U KO LAY - Tỳ khưu ni Huyền Châu dịch
- Luận Tỳ Bà Sa Việt dịch: Thích Hồng Nhơn
- Đại cương về Luận Câu Xá HT. Thích Thiện Siêu
- Tác giả và tác phẩm Luận Câu Xá Thích Quảng Đại dịch
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất

![]() |
Đại cương về Luận Câu Xá 23/09/2011 16:12:00 |
![]() |
Tác giả và tác phẩm Luận Câu Xá 20/09/2011 10:44:00 |
Luận Tỳ Bà Sa 22/10/2012 08:47:00 |
![]() |
Giới thiệu tạng Thắng Pháp 11/04/2013 05:47:00 |
![]() |
Giá Trị To Lớn Của Giáo Huấn Này 26/06/2014 13:13:00 |

Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)