Diễn nghĩa câu hai của chú Đại Bi

Đã đọc: 8149           Cỡ chữ: Decrease font Enlarge font
image

Bồ Đề tát đỏa bà da, Ma ha tát đỏa bà da, Ma ha ca lô ni ca da.

Bodhisattvāya mahāsatvāya mahākārunikāya

नमो रत्नत्रयायनमह् अर्यअवलोकितेश्वराय

Âm Hán Phạn:

Bồ Đề tát đỏa bà da, Ma ha tát đỏa bà da, Ma ha ca lô ni ca da.

Ý Việt:

Giác hữu tình hay Bồ Tát tự giác tự độ, bậc tinh tấn dũng mãnh, lòng Ðại Bi.

Chữ Bodhisattva, Hán Việt, dịch là Giác hữu tình, tự giác tự độ, tự mình giác ngộ, tự mình độ mình, hoặc Đại sĩ. Phạn ngữ viết बोधिसत्त्वस्. Bodhisattva là chữ ghép từ chữ : Bodhi và sattva.

Chữ bodhi, बोधि, có gốc từ chữ  bodh, बोध्, thân từ thuộc dạng nữ tính, có nghĩa : khoa học, sự  hiểu biết hoàn toàn, sự tiết lộ. Trong Phật học : giải thoát, giác ngộ, tình trạng tỉnh thức của một vị Phật.

Bảng biến hóa thân từ của Bodhi ở dạng nữ tính :

 Nữ tính 

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

bodhiḥ

bodhī

bodhayaḥ

Hô cách

bodhe

bodhī

bodhayaḥ

Trực bổ cách

bodhim

bodhī

bodhīḥ

Dụng cụ cách

bodhyā

bodhibhyām

bodhibhiḥ

Gián bổ cách

bodhyai | bodhaye

bodhibhyām

bodhibhyaḥ

Đoạt cách

bodhyāḥ | bodheḥ

bodhibhyām

bodhibhyaḥ

Sở hữu cách

bodhyāḥ | bodheḥ

bodhyoḥ

bodhīnām

Vị trí cách

bodhyām | bodhau

bodhyoḥ

bodhiṣu

Chữ bodha, बोध, có gốc từ chữ  bodh, बोध्, thân từ thuộc tĩnh từ, và có ba dạng : nam tính, trung tính, nữ tính, có nghĩa : hành  động của người hiểu biết, sự hiểu biết, sự cảm nhận, sự hiểu và biết cảm nhận thuộc về khoa học.

बोधि, Âm phạn ngữ là Bodhi, tiếng Pali viết và đọc cũng như chữ Phạn, có nghĩa là giác ngộ, thức tỉnh hay để biết. Bồ đề là một danh từ trừu tượng xuất phát từ ngữ căn của động từ √ बुध đọc là Budh và dùng để diễn đạt ý nghĩa sơ khởi của sự nhận thức, sự hiểu biết hay tỉnh thức. Động từ thể chủ động ngôi thứ ba, số ít được viết như sau बोधति và cách viết la tinh hóa Bodh-a-ti. 

Động từ thể thụ động ngôi thứ ba số ít viết बुध्यते và La tinh hóa Budh-ya-te. Chữ Buddha (Phật) cũng xuất nguồn từ căn "Budh". Danh xưng Buddha Phạn ngữ, Phật-đà tiếng Việt gọi tắc là Phật, bởi vì Ngài hiểu biết đầy đủ Bốn Chân Lý Thâm Diệu Cao Quý (Tứ Diệu Đế) và từ giấc mơ vô minh Ngài đã thức tỉnh.  Chẳng những hoàn toàn thấu triệt tất cả các pháp, mà còn có đẩy đủ khả năng truyền bá giáo lý cho chúng sanh nên được gọi là Samma Sambuddha (Chánh Biến Tri, âm là Tam-Miệu Tam-Bồ-Đề) để phân biệt với chư Phật Pacceka (Độc Giác, cá nhân, đơn độc) chỉ thấu triệt giáo lý mà không thể rọi sáng cho kẻ khác, tự giác nhưng không thể giác tha.

Trước khi đạt Quả Phật, Đức Thích Ca được gọi là Bồ Tát. Ngài cũng thường hay nhắc nhỡ hàng Đệ tử : Người muốn đắc Quả Phật phải trải qua thời kỳ Bồ tát, một thời kỳ tích cực trau giồi và phát triển những phẩm hạnh như sau :   bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ.

Trong Phật giáo đại Đại thừa Bồ Tát có nghĩa là một hành giả sau khi hành trì các Ba-la-mật-đa đã thành tựu Phật quả, nhưng nguyện không nhập Niết bàn khi chúng sinh chưa giác ngộ. Đặc tính cơ bản của Bồ Tát là lòng Từ Bi đi song song với Trí huệ. Chư Bồ Tát  thường cứu độ chúng sinh và sẵn sàng thụ lãnh tất cả mọi đau khổ của chúng sinh cũng như hồi hướng phúc đức mình cho kẻ khác. Con đường tu học của Bồ tát bắt đầu bằng, phát tâm Bồ-đề, giữ Bồ Tát giới, hành Bồ tát hạnh.

Chữ sattva là chữ ghép của chữ sat và tva

Phạn viết theo mẫu Devaganari  सत्त्व, Âm là Sattva, Hán Việt đọc là Tát đóa. Thuật ngữ này có rất nhiều nghĩa và được nhiều dịch giả khác nhau qua những định nghĩa như sau : Chúng sinh, sự hiện hữu, hữu tình, một người anh hùng, hay một chiến sĩ tâm linh, con người với bản chất là trí tuệ, con người với bản chất được định sẵn sự giác ngộ chúng sinh mưu cầu giác ngộ, một con người thông thái, một linh hồn thanh tịnh và uy dũng, linh hồn, tâm, tri giác, thức, ý niệm thực chất hay bản tính cố hữu Thai tạng (Trong con người mà sự hiểu biết còn tiềm ẩn và chưa phát triển), một nhân vật cách hóa sự hiểu biết tiềm tàng trong chúng sinh, người tận tụy với chính pháp, hay gắn chặt với giác ngộ, sức mạnh, năng lực, khí lực, quyền lực, can đảm.

Bảng biến hóa thân từ của Sattva ở dạng trung tính:

Trung tính

Số ít

Số hai

Số nhiều

Chủ cách

sattvam

sattve

sattvāni

Hô cách

sattva

sattve

sattvāni

Trực bổ cách

sattvam

sattve

sattvāni

Dụng cụ cách

sattvena

sattvābhyām

sattvaiḥ

Gián bổ cách

sattvāya

sattvābhyām

sattvebhyaḥ

Đoạt cách

sattvāt

sattvābhyām

sattvebhyaḥ

Sở hữu cách

sattvasya

sattvayoḥ

sattvānām

Vị trí cách

sattve

sattvayoḥ

sattveṣu

Bodhisattva, ý Việt là Người cầu giác ngộ, trên xin pháp giác ngộ, dưới là phát nguyện hóa độ chúng sinh, mà nổ lực tu hành làm mọi việc thiện. Một vị Bồ tát, không nhất định phải là người xuất gia, mà bao gồm đủ mọi hạng người. Bồ tát thật sự là người không còn chấp thủ, một điều gì và luôn có tâm buông xả tất cả, kể cả hạnh phúc của riêng mình, cho tất cả chúng sinh. Do đó lãnh vực hoạt động của Bồ tát trở nên rộng rãi và những ai muốn thực hiện mục tiêu, lý tưởng cao cả trên, bằng cách xả thân làm việc thiện, đều có thể gọi là Bồ tát.

Từ Bát Nhã Tâm kinh, tiến tu trên tinh thần ấy, sẽ đạt được một phần nào hạnh nguyện giống Quan Âm Bồ Tát và cùng đồng hành với Ngài gieo trồng hạnh đức bi trí cho mọi sinh linh đang đau khổ bằng cách giúp chúng sinh tinh tiến trên con đường tâm linh, qua sự kiên nhẫn, nhất tâm và lòng tự tin cá nhân.

Trọng tâm của con đường này là việc thường suy nghiệm, thực hành theo tấm lòng Đại Bi vô biên của Ngài trong đời sống hàng ngày. Đoạn đường ngắn hay dài nào mà chúng ta muốn đi và muốn đến đều phải có bước chân đầu và bước chân cuối.

Chữ mahā, मह, có gốc từ chữ  महत्, mahat (mahat là quá khứ phân từ hiện tại của mah), thân từ thuộc tĩnh từ và có ba dạng : nam tính, trung tính, nữ tính, và có nghĩa : lớn, vĩ đại, bao la, cao, quan trọng, tinh chất, quyền năng, tinh tấn.

Động từ √ मह् mah [1] hiện tại. (mahati) quá khứ phân từ hiện tại. (mahat) quá khứ phân từ. (mahita) nhất định. (mahitvā) vui mừng, tôn cao, kích thích, tăng cường, phóng đại, vinh danh, hành lễ - hiện tại. phản thân. (mahate)  tự  vui mừng - Sự kiện. (mahayati) làm lớn ra, phóng đại.

Chữ kārunikāya có gốc từ chữ karuṇa, करुण, có nghĩa : từ bi, thương xót, thương người bằng cách biết chia sẽ.

Còn tiếp

Kính bút

TS Huệ Dân

Đăng ký lấy RSS cho bình luận Bình luận (14 đã gửi)

avatar
ngô đồng 11/05/2011 00:35:48
tôi có nghe nói chú của chư phật nói chỉ có phật mới hiểu bồ tát cũng không hiểu được, sao bây giờ nhiều người dịch nghĩa Chú quá, theo kinh thì chú Đại bi do ngài Quan Thế Âm nói từ vô lượng kiếp trước mà sao có bản dịch có hi2ng tượng ngài Ca Diếp trong đó Xin hoan hỉ chỉ dùm
avatar
Minh Quy 11/05/2011 15:03:08
Minh Quy
Ngo Dong, ban co nghe noi chu.........Vay ban chua co tri tung do la phuoc lon cua ban. Bay gio theo da tien hoa, cac nha nghien cuu, dich thuat ve Phan ngu rat hiem dem tren dau ngon tay khong may ai do ban oi ( con dich hoac dien nghia hay do lai thi rat nhieu nhu ban nghi la phai ). Rieng toi tin vao Phat phap bat luan tu viec nho nhu Quy y hay thuc hanh mot phap nao cua quy thay giang day hay trong Kinh Luat Luan hoac cac tong phai trong do co Mat tong, toi phai hieu can ke tuong tan hanh tri sao cho thang tien ve niem tin co bao chung de ap dung vao doi song hien thuc, chu tin ma khong hieu gi ca thi rat nguy hiem nhat la ve chu thuat. Con hinh tuong Ca Diep toi doc trong hai bai dien nghia cua ts Hue Dan toi dau co thay Ngai Ca Diep nao dau. Xin ban xem lai. Rieng toi la hanh gia Mat tong doc hai cau dien nghia chu Dai Bi cua Ts Hue Dan tu Phan ngu ra Viet van, toi rat cam phuc khong con gi bi mat chi ca qua am Han Phan ma toi da nghi nhu ban tu truoc den nay. Chuc ban thanh thoi hay tin nhung gi ma chinh minh co the nghiem chung. Minh Quy
avatar
TS Huệ Dân 11/05/2011 16:57:02
Kính chào Ngô Đồng

Sống trên đời ai cũng có quyền nghe và nói hết, nhưng phải nên biết nghe cái gì và nói cái gì cho chính xác để tránh đi những hiễu lầm đáng tiếc.

Đức Phật Thích Ca là bậc thể hiện chân lý và cũng là Đấng chỉ đường cho những ai muốn có quả vị giải thoát như Ngài. Do đó, người ta gọi Ngài là đức Bổn Sư hay là Đại đạo sư.

Lời của Đức Phật dạy là một đạo trình có một cách để nỗ lực và những giải đáp mang đến những phúc đáp cho nhân sinh.

Người tu Phật có thể kiểm chứng và minh nghiệm những lời của Đức Phật nói qua giáo pháp của Ngài, bằng những con đường thực hành tương ưng, thuật ngữ gọi là Pháp duyên.

Đức Thích Ca đã dạy các tỳ kheo lúc ngài còn tại thế. Ngài xác nhận ngài chỉ là một bậc đạo sư, với vai trò chánh yếu chỉ là một người hướng dẫn, chỉ ra con đường, và các tỳ kheo phải tự đi và tự chứng nghiệm.

Tu tập theo con đường của Đức Thích Ca tức là trở về với bản thể chân thực của mình. Ngài không bắt Phật Tử làm theo những gì Ngài nói. Ngài không dạy điều đó, Ngài chỉ dạy mỗi người hãy nghe những lời Ngài nói, hãy phân tích với một sự suy xét cẩn thận, những hướng dẫn đó có tốt, có lợi lạc cho bản thân mình hay không. Nếu có, hãy thực hiện những điều ấy với một tấm lòng chân thực.

Vào thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất hiện tại Ấn Độ. Các đạo sĩ thường bàn luận về câu hỏi: Thế nào là một vị Phật? Ai là người giác ngộ? Một hôm, có một vị đạo sĩ già, tên Brahmayu, nghe tin có Ngài ẩn sĩ Cồ Đàm là một vị Phật, vừa du hành đến thị trấn của ông ta, nên ông quyết định đến thăm Ngài (Trích Trung Bộ, kinh 91).

Vị đạo sĩ Brahmayu nói : " Kính thưa Ngài Cồ Đàm, tôi có vài thắc mắc muốn hỏi Ngài ".
Đức Phật mời ông nêu ra những thắc mắc trong lòng.

Vị đạo sĩ nêu ra các câu hỏi qua một bài kệ bốn câu, đại ý chính là :
Làm thế nào để được gọi là Phật, một Bậc Giác ngộ?

Đức Phật trả lời qua bốn câu kệ như sau:

"Những gì cần biết rõ, Ta đã biết rõ.
Những gì cần từ bỏ, Ta đã từ bỏ.
Những gì cần tu tập. Ta đã tu tập.
Do vậy, này Vị đạo sĩ, Ta là Phật ".

Nếu ngày nào đó có người nào hỏi: " Bạn quy y Tam bảo chính yếu là để làm gì? Bạn giữ giới để làm gì? Bạn hành thiền để làm gì? " thì câu trả lời của Đức Phật ở trên sẽ giúp bạn là : " Để biết rõ những gì cần hiểu rõ. Để loại bỏ những gì cần phải bỏ. Để tập tu những gì cần tu tập ".
Kính bút
TS Huệ Dân
avatar
ngô đồng 12/05/2011 20:19:13
TS Huệ Dân có vẻ cũng sân si quá nhỉ, tôi nghe thế thì hỏi cho biết đúng sai, trả lời cụ thể dùm sao lại đi nói nặng nhẹ làm gì TS là người nhie62i chữ nghĩa tôi ít học nghe không biết thì hỏi.Còn Minh Quy hãy xem các bản dịch chú Đại Bi kèm hình ảnh chư vị Phật, Bồ tát, La Hán do nhà xuất bản tôn giáo năm 2004 câu 75 ta bà ha nói Quan âm hiện tướng tôn giả đại Ca Diếp.., ngoài ra còn nhiều đoạn nói Quan âm hiện tướng ngài Phú Lâu Na, tôn giả Xá Lợi Phất ....v v
avatar
dongngo 13/05/2011 00:30:29
TS Huệ Dân quá sân si đi chứ có vẻ cũng sân gì nhỉ??? bánh vẻ ăn không no đâu, ai nói không được. TS tự cho lời mình nói giống Phật nói nên mới khuyên bạn phải biết nghe phân tích thực hành lời TS dạy chứ không được phê bình (Tu tập theo con đường của Đức Thích Ca tức là trở về với bản thể chân thực của mình. Ngài không bắt Phật Tử làm theo những gì Ngài nói. Ngài không dạy điều đó, Ngài chỉ dạy mỗi người hãy nghe những lời Ngài nói, hãy phân tích với một sự suy xét cẩn thận, những hướng dẫn đó có tốt, có lợi lạc cho bản thân mình hay không. Nếu có, hãy thực hiện những điều ấy với một tấm lòng chân thực.) vì trước khi muốn phê bình bạn phải (biết nghe cái gì và nói cái gì cho chính xác để tránh đi những hiễu lầm đáng tiếc.)
avatar
tieu dieu 13/05/2011 04:58:10
Bạn nên tìm đọc thêm tác phẩm ĐẠI BI CHÚ GIẢNG GIẢI của Hòa thượng Tuyên Hóa để ứng dụng tu tập
avatar
TS Huệ Dân 13/05/2011 09:16:10
Kính chào qúy Bạn,

Nguồn gốc của tất cả khổ đau là sự xao động của đầu óc gây ra bởi lòng ham muốn ích kỷ. Hạnh phúc có nhiều mức độ khác nhau, tùy theo sự đoạn trừ tham ái. Nếu biết làm thế nào đủ cho bản thân mình để có một đời sống giản dị, thanh cao và an toàn, đó chính là biết cách hoán chuyễn Tham, Sân, Si, trở thành Chân, Thiện, Mỹ. Do đó con đường tu Phật là sự biểu hiện của tâm thức thanh tịnh, tâm thức không còn cất chứa những những nhận thức sai lầm và tuân thủ những giáo điều hủ tục.

Trong đường tu Phật không phải có một con đường mà có nhiều con đường để tu, không phải bằng một cách đi mà có nhiều cách để đi.

Dhammapada, Kinh Pháp Cú, câu 165. Đức Phật dạy :
"Làm ác do ta.
Làm cho ta nhơ bẩn do nơi ta.
Không làm ác do ta.
Làm cho ta trong sạch cũng do nơi ta.
Cả hai, nhơ bẩn và trong sạch, chỉ tùy thuộc nơi ta.
Không ai khác có thể làm cho ta trong sạch."

Phật học chỉ có một mục đích chung, đó là Giác ngộ. Như vậy phải làm thế nào để được gọi là Phật, một Bậc Giác ngộ? và đánh thức lòng mong cầu giác ngộ ?

Đức Phật trả lời qua bốn câu kệ như sau:
"Những gì cần biết rõ, Ta đã biết rõ.
Những gì cần từ bỏ, Ta đã từ bỏ.
Những gì cần tu tập. Ta đã tu tập.
Do vậy, này Vị đạo sĩ, Ta là Phật ".

Nếu ngày nào đó có người nào hỏi: " Bạn quy y Tam bảo chính yếu là để làm gì? Bạn giữ giới để làm gì? Bạn hành thiền để làm gì? " thì câu trả lời của Đức Phật ở trên sẽ giúp bạn là : " Để biết rõ những gì cần hiểu rõ. Để loại bỏ những gì cần phải bỏ. Để tập tu những gì cần tu tập ". Đây cũng chính là việc hổ trợ cho người tu Phật có thể tiến hóa từ phàm lên thánh, vượt khỏi vòng : Sinh, Lão, Bệnh, Tử.

Kính chúc qúy bạn một ngày vui vẻ trong tình học Phật,

Kính bút
TS Huệ Dân
avatar
dieuminh 13/05/2011 14:34:27
Kính chào Ngô Đồng và các đạo hữu
Bài hồi đáp của Ts Huệ Dân, đâu thấy có dấu hiệu ...' sân si qúa nhỉ ' v v và những lời nặng nhẹ gì đến Ngô Đồng . Tôi nghĩ bạn 'có tật giật mình' hay tâm bạn qúa đầy sân si giờ chỉ cần giọt nước nhỏ nó tuông trào ra. Đầu bài hồi đáp:' Kính chào Ngô Đồng' rất là lịch sự và kính trọng; cuối câu " Kính bút' .Ts Huệ Dân; còn nội dung Ts Huệ Dân trích kinh Phật cho riêng Ngô Đồng và cũng như cho các bạn đạo để có thêm cái nhìn tron vẹn về giáo lý uyên thâm đễ làm dẫn chứng rất là hữu ích cho mọi người, hơn nữa Ngô Đồng và Huệ Dân tôi nghĩ đâu ai thù oán gì đâu mà Ngô Đồng nghĩ thái quá . Chào
avatar
MinhQuy 13/05/2011 15:37:46
Hành giả Ngô Đồng hay dongngo . Cam ơn bạn giới thiệu ' Đại Bi xuất tượng' và chỉ rất rành rọt câu số 75 Ta Ba Ha là hiện thân Ca Diếp và còn nhiều nữa hiện thân của hàng Thánh chúng. Vậy chứng tỏ hành giả quá am tường về Chú Đại Bi. Tệ hạ này hoan hô Ngô Đồng. Tuy nhiên gần đây tôi có đọc các bài diễn nghĩa chú Đại Bi do chính người Việt nam đó là ts Huệ Dân và thi hóa T. Minh Đức, tôi dẫn chứng điển hình một câu thôi Phạn ngữ là Namo Ratna Trayaya, âm Phạn Hán đọc Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. thi hóa là Kinh lễ Phật Pháp Tăng già nếu theo từ vựng qua phần diễn nghĩa rất là chuẩn. Tôi đọc bài thi hoá qua vần thơ lục bát rất hay và dễ hiểu. Đọc âm Phạn Hán câu trên không biết như thế nào xuất tượng hình Bổn thân Quan Âm Bồ Tát hóa hiện tướng hành giả cầm chuổi lễ tụng cầu Bồ Tát cảm ứng, thật lòng tôi không hiểu gì cả. Cũng như chữ ta bà ha phạn ngữ là Svaha nghĩa là thành tựu, viên mãn , xông rồi . Ta ba ha là hiện thân Ca Diếp tôi lại mù tịch luôn. Nếu không rõ và am tường tôi e rằng từ chính tín biến thành mê tín rất có thể chúng ta không hay. Xin bạn các bạn hoan hỷ chỉ giáo thành thật cám ơn. Minh Quy
avatar
ngô đồng 13/05/2011 17:28:43
Nguồn gốc của tất cả khổ đau là sự xao động của đầu óc gây ra bởi lòng ham muốn ích kỷ. TS làm đúng câu này nhé
avatar
dongngo 13/05/2011 19:41:13
Tặng TS tự xét lại mình:
Chân như tự tánh là chân Phật.
Tà kiến tam độc thật Ma vương.
Lúc tà mê Ma ở trong nhà,
Khi chánh kiến Phật ở trong nhà.
Trong tánh tà kiến tam độc sanh,
Tức là Ma vương đến trong nhà,
Chánh kiến tự trừ tâm tam độc,
Ma biến thành Phật thật không giả.
Pháp thân, Báo thân và Hóa thân,
Ba thân xưa nay là một thân.
Nếu nhằm trong tánh hay tự thấy,
Tức là nhân Bồ đề thành Phật.
Vốn từ Hóa thân sanh tánh tịnh,
Tánh tịnh thường ở trong Hóa thân.
Tánh khiến Hóa thân hành chánh đạo,
Khiến sau viên mãn thật không cùng.
Tánh dâm vốn là nhân tánh tịnh,
Trừ dâm tức là thân tánh tịnh.
Trong tánh mỗi tự lìa ngũ dục,
Thấy tánh sát-na tức là chân.
Ðời này nếu gặp pháp Ðốn giáo,
Chợt ngộ tự tánh thấy được Phật.
Nếu muốn tu hành mong làm Phật,
Không biết nơi nào nghĩ làm chân,
Nếu hay trong tâm tự thấy chân,
Có chân tức là nhân thành Phật.
Chẳng thấy tự tánh ngoài tìm Phật,
Khởi tâm thảy là người đại si.
Pháp môn Ðốn giáo nay lưu truyền,
Cứu độ người đời phải tự tu.
Bảo ông, người học đạo đời sau:
Không khởi thấy này uổng luống tu."
Thế gian muôn vật thảy không chơn,
Chẳng khá lầm xem nhận thật chơn.
Nếu thấy nhìn đều chắc thật,
Chỗ xem thấy ấy quả không chơn.
Tự tâm rõ thấu nguồn chơn chánh,
Lìa giả thì tâm vẫn chánh chơn.
Tự tánh chẳng lìa điều huyễn giả,
Tâm mình chẳng chánh, chỗ nào chơn?
Có tình hiểu biết đương nhiên động,
Không động là loài chẳng có tình.
Học đạo nếu tu hạnh chẳng động,
Giống loài chẳng động tức không tình.
Muốn tìm cảnh thiệt tâm không động,
Trong lúc động mà tánh chẳng lay.
Chẳng động, thiệt ròng tâm chẳng động,
Không tình đâu có giống Như Lai!
Biệt phân các tướng đều thông suốt,
Ấy nghĩa tột cao chẳng động tu.
Hiểu thấu lý mầu như thế ấy,
Tức là diệu dụng của Chơn-như.
Hởi người học Phật tìm chơn lý,
Hành động gắng dùng ý biệt phân.
Vào cửa Ðại thừa đừng cố chấp,
Mà theo sanh tử trí phàm trần.
Nói rồi nếu hiểu đồng tương ứng,
Hội luận cùng nhau Phật nghĩa chơn.
Bằng thiệt chẳng đồng tâm hiệp ý,
Kính nhau vui vẻ chớ sanh hờn.
Tông này vốn thiệt không tranh luận,
Tranh luận thì sai đạo ý thâm.
Cửa pháp cố tranh điều trái lẽ,
Tự tâm ắt đọa chốn luân trầm.



Đã chỉnh sửa bởi Admin
avatar
TS Huệ Dân 14/05/2011 09:41:05
Kính chào Ngô Đồng,
Xin chân thành cám ơn bài thơ của Lục Tổ Huệ Năng bạn đã viết và cũng nhân dịp này, Bạn là người thích tư tưởng của Lục Tổ Huệ Năng. Xin gởi bạn vài bài kệ tham khảo cho vui trong tinh thần học đạo.
Ngọa Luân hữu kỹ lưỡng,
Năng đoạn bá tư tưởng.
Ðối cảnh tâm bất khởi,
Bồ đề nhựt nhựt trưởng.
--------------------------
Huệ Năng một kỹ lưỡng,
Bất đoạn bá tư tưởng.
Ðối cảnh tâm số khởi,
Bồ đề tác ma trưởng.
---------------------------
Bồ đề bổn vô thọ
Minh cảnh diệc phi đài
Bổn lai vô nhứt vật
Hà xứ nhạ trần ai.
--------------------------------
Ngột ngột bất tu thiện
Đằng đằng bất tạo ác
Tịch tịch đoạn kiến văn
Đảng đảng tâm vô trước
-----------------------------------
Thuyết thông với tâm thông với hai tướng,
Như mặt trời treo tượng hư không
Chỉ truyền thấy tánh pháp dòng
Ra đời phá bể tà tông ra ngoài.
Pháp chẳng cứ hai loài tiệm đốn
Chậm mau do ở chốn tỉnh mê
Cửa này thấy tánh thì về
Người ngu che lấp chẳng hề tỉnh ra
Dầu giảng thuyết rộng xa muôn dặm
Mà lý thì hiệp lại một đường
Trong nhà phiền não mơ màng
Mặt trời huệ tỏ nên thường mọc ra
Hễ tà lại tức là phiền não
Hễ chánh về phiền não trừ đi
Chánh tà đều chẳng dùng chi
Một lòng thanh tịnh đến thì không dư
Bồ đề vốn chơn như tự tánh
Hễ khởi lòng bất chánh là sai
Tịnh tâm vẫn ở trong sai
Chánh xô ba chướng ra ngoài đạo ngay
Người đời nếu có hay tu lạy,
Hết thảy đều chẳng hại đạo mầu
Lỗi mình mình thấy làu làu
Tức là với đạo hai đầu tương đương
Loài sắc tự nó thường có đạo
Đều chẳng làm phiền não chi nhau
Lìa đạo, tìm đạo ở đâu?
Trốt đời chẳng thấy đạo mầu nơi nao
Một đời những lao đao vì đạo
Rốt cuộc rồi áo não lấy thân
Muốn tìm cho thấy đạo chơn
Làm ngay thì đạo xây vần tới ngay
Tự mình nếu không hay có đạo
Làm quấy thì thấy đạo là gì.
Kẻ nào thiệt dạ tu trì
Tự nhiên chẳng thấy lỗi chi ở đời
Nếu mình thấy những người làm quấy
Mình quấy theo kẻ ấy thấp thay
Quấy ai ta chẳng quấy lây
Nếu ta cũng quấy lỗi rày ở ta
Vậy ta hãy ruồng xa lòng quấy
Phiền não trừ chẳng thấy não phiền
Ghét yêu chẳng bận lòng Thiền
Ruổi dài hai cẳng nằm yên một giường
Với người khác tìm phương khuyến thiện,
Tự mình nên phương tiện tùy cơ
Chớ cho họ có lòng ngờ.
Tức là tự tánh bây giờ hiện ra
Pháp Phật ở đời ta như vậy
Chẳng lìa đời mà thấy riêng bề
Lìa đời kiến đạo Bồ đề
Như tìm sừng thỏ chẳng hề thấy đâu
Chánh kiến ấy tên đầu xuất thế
Tà kiến là tiếng để thế gian
Chánh tà quét sạch một làn
Tánh Bồ đề sẽ chan chan hiện trần.
Tụng này ấy là phần đốn giáo
Cũng kêu tên là đại pháp thuyền
Mê thì hằng kiếp liên miên
Tỉnh thì giây lát cũng liền thành luôn

Kính chúc bạn một ngày vui vẻ và hạnh phúc trong tình học Phật
Kính bút
TS Huệ Dân
avatar
shyrajn 09/01/2012 08:00:21
Xin chào mọi người.
Mình chỉ là con người bình thường thôi, chẳng theo đạo nào, nhưng vô tình lang thang trên internet, mình cũng muốn tham khảo ý kiến, ai cũng có ý kiến riêng, ai cũng có những suy nghĩ của riêng mình, ông bà ta có để lại câu nói : nghe tất cả những gì mình có thể nghe,nhưng đừng nói hết tất cả những điều mình nghĩ.
nên mình tóm lại cách nghĩ của mình. Ai cũng có bản tính của phật, bởi vì : Nhân chi sơ tính bổn thiện mà.
Nhưng do hoàn cảnh và cách nhận thức của mỗi người lại khác nhau, thì sẽ đi những con dường khác nhau.tại sao lại phải tranh luận theo kiểu mình rất hiểu biết, và phải hiểu biết hơn người ta.Suy cho cùng qua cách nói của các bạn, các bạn lại để lộ bản thân mình với thái độ hiếu thắng và ngoan cố rồi. Mình nói như vậy các bạn đừng giận, " thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng."các bạn hãy suy nghĩ đi." tiên trách kỷ hậu trách nhân"
avatar
Quảng Phụng 10/01/2012 10:22:54
Bạn shyrajn nói đúng đó. Các bạn ở trên thao thao bất tuyệt nói ra toàn là văn, thơ, chữ, nghĩa của Phật pháp không ah, mà mục đích là chỉ để thỏa mãn cái tôi của mình. Hình như các bạn không nghĩ: Mình nói như vậy để làm gì? Chứng tỏ sự hiểu biết của mình ư, để hạ gục người khác ư...Những điều này nó giúp ích được gì cho cuộc sống của các bạn???

Bài viết nào mà cũng có nhiều comment mang... ý tưởng như các bạn, mình chắc rằng sẽ khiến nhiều bạn đọc chán nãn thôi.

Học pháp là để áp dụng vào đời sống của mình, chứ không phải đem ra chỉ trích người khác với các tâm hiếu thắng, nếu làm như vậy chỉ là đi ngược lại giá trị cốt lõi của việc học pháp mà thôi.
tổng số: 13 | đang hiển thị: 1 - 13

Gửi bình luận của bạn

  • Bold
  • Italic
  • Underline
  • Quote

Xin hãy nhập các ký tự bạn nhìn thấy ở ảnh sau:

BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)

Các bài mới :
Các bài viết khác :

Đánh giá bài viết này

4.25

Tags

Không có tags cho bài viết này

Đăng nhập