Kinh Phật Thuyết Ngựa Có Tám Thói Xấu Ví Như Người

Đức Phật dạy, người ta cũng có tám thói xấu, tám thói này là những gì?
Nghe như vầy, một thời Đức Phật ở nước Xá Vệ tại vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc và cùng với đầy đủ các thầy Tỳ Kheo. Bấy giờ Đức Phật bảo các thầy Tỳ Kheo rằng, ngựa có tám thói xấu, tám thói đó là gì?
Thói thứ nhất khi đang mở dây cương liền muốn kéo xe vùng chạy. Thói thứ hai là khi cột vào xe thì nhảy tưng lên muốn cắn người. Thói thứ ba là vừa cất hai chân trước thì lôi xe mà chạy. Thói thứ tư là đá vào bánh xe. Thói thứ năm là khi người đứng giữ vành đai ách của xe thì lại muốn đi. Thói thứ sáu là chạy quàng bên này xéo bên kia. Thói thứ bảy là lao xe vút chạy nhưng nếu gặp phải hố bùn thì đứng khịu lại không thể đi được. Thói thứ tám là khi đã đói lã nhìn thấy thức ăn mà không chịu ăn, người chủ lôi đi để cột vào xe bèn gặm theo thức ăn mà không thể ăn đươc.
Đức Phật dạy, người ta cũng có tám thói xấu, tám thói này là những gì?
Thói thứ nhất là khi nghe thuyết giáo pháp bèn lánh đi không muốn nghe, như ngựa trong khi đang mở dây cương thì muốn kéo xe để vùng chạy.Thói thứ hai là lúc nghe thuyết giáo pháp ý không hiểu biết được lời giảng muốn nói gì, rồi khởi tâm sân không muốn nghe, như ngựa khi cột vào xe liền nhảy tưng lên muốn cắn người. Thói thứ ba là khi nghe thuyết giáo pháp thì rối loạn lên không muốn tiếp nhận, như ngựa vừa cất hai chân trước thì lôi xe mà chạy. Thói thứ tư là khi nghe thuyết giáo pháp thì liền chửi bới, như khi ngựa đá vào bánh xe. Thói thứ năm là khi nghe thuyết giáo pháp bèn bỏ đi, như ngựa khi người đứng giữ vành đai ách của xe thì lại muốn đi.Thói thứ sáu là khi nghe giảng giáo pháp thì không chịu để ý, thân tâm loạn động, như ngựa chạy quàng bên này xéo bên kia. Thói thứ bảy là khi nghe giảng giáo pháp thì muốn gây hấn, lúc bị hỏi lại thì không thể trả lời được, rồi tìm cách vọng ngữ, như ngựa gặp phải hố bùn thì đứng khịu lại không thể đi được.Thói thứ tám là khi nghe giảng giáo pháp không chịu lắng lòng, khởi niệm dâm dật đa cầu không muốn tiếp nhận, mạng chung rơi vào đường ác, dù cho có muốn học vấn hành đạo cũng rất khó trở lại hành đạo được nữa, như ngựa khi đã đói lã nhìn thấy thức ăn mà không chịu ăn, người chủ lôi đi để cột vào xe bèn gặm theo thức ăn mà không thể ăn đươc.
Đức Phật dạy, ta nói ngựa có tám thói, người buông lung cũng có tám thói xấu như thế.
Chư Tỳ Kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ đảnh lễ Đức Phật rồi ra về.
- Kinh Hoa Nghiêm Yếu Lược, Cuốn 2 Lê Huy Trứ
- Giáo Hành Tín Chứng Thân Loan, Quảng Minh Dịch
- Mộng Cáo Tán Ngu Ngốc Thiện Tín biên tập, Quảng Minh Dịch
- Nhận Thức Mới Của Phật Giáo HT. Thích Thắng Hoan
- Đại Thừa Pháp Uyển Nghĩa Lâm HT. Thích Thắng Hoan
- Hai bài kinh làm sáng tỏ rằng chú Đại bi không bị in thiếu 5 âm Quảng Minh
- Chú Đại Bi trong Chư Kinh Nhật Tụng Quảng Minh
- Diễn nghĩa Chú Đại bi TS Huệ Dân
- Chú Dược Sư - Việt dịch - Thi hóa Thi hóa: T. Minh Đức qua phần diễn nghĩa của TS Huệ Dân
- Vãng Sanh Tịnh Ðộ Thần Chú chân ngôn (Phạn ngữ - Việt dịch) TS Huệ Dân
- Thánh Vô Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Đà La Ni (Phạn ngữ - Việt dịch) TS Huệ Dân
- PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH HT Thích Đức Niệm và Cư Sĩ Minh Chánh dịch
- Chú Đại Bi - Thi hóa Việt ngữ - Phạn ngữ TS Huệ Dân
- Tâm Kinh nguyên bản Phạn ngữ và bài thi hoá Việt ngữ TS Huệ Dân
- Kinh Phật Thuyết Kiên Ý Hán dịch: Tam Tạng An Thế Cao, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
Được quan tâm nhất

![]() |
Chú Đại Bi - Thi hóa Việt ngữ - Phạn ngữ 11/01/2011 09:37:00 |
![]() |
Chú Đại Bi trong Chư Kinh Nhật Tụng 08/04/2011 10:46:00 |
![]() |
Diễn nghĩa Chú Đại bi 11/03/2011 10:37:00 |
![]() |
Chú Dược Sư - Việt dịch - Thi hóa 31/01/2011 09:36:00 |

Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)