Chú Đại Bi - Thi hóa Việt ngữ - Phạn ngữ

Thi hóa Việt ngữ của thầy Minh Đức qua phần diễn nghĩa của TS Huệ Dân.
Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần )
Namo Ratna Trayaya (3 lần)
Quy y Phật Pháp Tăng già
Thành tâm phụng thỉnh Phật Đà Quán Âm
Vị Bồ Tát là ấm thân
Thành Bồ Tát lớn cõi nhân hữu tình
Bởi Ngài trọn đủ quá trình
Pháp thân biến hóa hằng nghìn báo thân
Tất cả thánh thể đạo nhân
Hội đồng tán tụng tri ân tịnh lòng
Quay về kính lễ tông phong
Quán âm khắp cả trong lòng chúng sanh
Hướng tâm quán rõ sắc xanh
Biến thành nội chiếu tịnh thanh hoàn toàn
Toàn thân toàn cảnh mở toan
Một mầu tươi mát khắp toàn thế gian
Tâm vô phân biệt bình an
Hữu tình hữu thể an ban lời nguyền
Muôn loài thành tựu chân truyền
Truyền đăng tục mạng pháp duyên bảo hành
Nói ra pháp ngữ chân thành
Quán thâm tự tại hạnh lành thực thi
Trí mầu huệ chiếu tức thì
Tấm lòng từ mẫn tâm bi cứu đời
Khắp nơi hóa độ sáng ngời
Viên thành đại đạo ở nơi chân truyền
Hoàn thành tất cả hóa duyên
Chuổi tay bảo vật linh thiên hành trì
Sống tâm bình đẳng toàn tri
Pháp hành quán tưởng nghiệp chi mà lường
Hãy mau nhập lý chân thường
Đại đạo tâm pháp cúng dường Như Lai
Tín tâm nguyện hạnh hoa khai
Hành thâm quán tưởng Phật Ngài Quán Âm
Quán Âm Tự Tại thậm thâm
Khai tâm hiển lộ quán âm cõi đời
Nhiễm ô thanh tịnh cao vời
Không hai giải thoát cứu đời trầm luân
Pháp duyên khéo léo hành tuân
Bồ Đề kiên cố pháp luân hành trì
Giới hành chùy pháp thực thi
Hoàn thành thánh đạo chánh tri hướng tầm
Hành thiền phản tỉnh chân tâm
Viên thành quả mãn pháp âm kỹ càng
Hãy mau đắc pháp đàn tràng
Kiên trì nhẫn nhục đăng đàn tiến ngay
Chuyên lòng tinh tấn từ nay
Cam lồ mưa pháp hiển bày độ sanh
Tự mình tỉnh thức tinh anh
Độ người giác ngộ thanh danh tâm từ
Tâm từ bảo vật thái hư
Bồ đề tâm hạnh nhất như tâm nguyền
Đấng Vô Thượng vẫn y nguyên
Pháp này thành tựu tinh chuyên cứu đời
Tự hành tự nguyện tức thời
Pháp kia bảo hộ muôn đời an vui
Tâm y tối thượng đẩy lui não phiền
Cứu đời viên mãn an nhiên
Hành thâm định pháp tham thiền phải thông
Tự mình quán tưởng tâm không
Tâm cùng thân cảnh sắc không một nhà
Lạc Thành thanh tịnh đâu xa
Tin sâu hạnh tiến nguyện Đà vãng sanh
Vô biên thệ nguyện thực hành
Đến khi sanh chúng đạo thành mới thôi
Khuôn vàng lục độ sẵn rồi
Bồ Đề quả mãn tự hồi Pháp thân
Tất cả Đại đạo Thánh nhân
Tùy duyên bất biến ứng thân cõi trần
Bánh xe pháp trượng phất trần
Tiêu ma ngã pháp hóa thân Ta bà
Tay cầm sen báu nở ra
Hiển bài Diệu tướng liên hoa pháp mầu
Sợ gì uế độ nơi đâu
Ta bà Tịnh cảnh nghĩ sâu không mà
Bồ Đề sẵn có trong nhà
Chúng sanh tỉnh thức mới là Phật gia
Kính lễ Phật Pháp Tăng Già
Quay về bậc thánh không xa nhân tình
Quán Âm Tự Tại thiên hình
Xét xem tất cả tâm tình chúng sanh
Não phiền sạch Bồ Đề sinh
Tam Thân thanh tịnh hàm linh Mẹ Hiền
Rõ ràng từng pháp thật thiên
Pháp này mật thiết quán duyên chân truyền
Om Siđhyantu Mantra Padaya Svaha (3 lần)
Án Tất điện đô, Mạn đa ra, Bạt đà dạ, Ta ba ha (3 lần)
Thi hóa Chú Đại Bi
T. Minh Đức
Phạn ngữ
नीलकण्ठ धारनी Nīlakantha Dhāranī
namo ratnatrayāya namah ārya avalokiteśvarāya
नमो रत्नत्रयायनमह् अर्यअवलोकितेश्वराय
bodhisattvāya mahāsatvāya mahākārunikāya
बोधिसत्त्वायमहासत्वाय महाकारुनिकाय
oṃ sarvarabhaya sudhanadasye namaskrtvā imam
ॐसर्वरभय सुधनदस्ये नमस्क्र्त्वाइमम्
āryāvalokiteśvara raṃdhava namo narakindi.
आर्यावलोकितेश्वर रंधव नमोनरकिन्दि।
hrih mahāvadhasama sarva athadu śubhuṃ ajeyaṃ.
ह्रिह् महावधसमसर्व अथदु शुभुं अजेयं।
sarva satya nama, vastya namo vāka, mārga dātuh.
सर्व सत्य नम वस्त्य नमो वाक मार्गदातुह्। tadyathā
oṃ avaloki locate karate, e hrih
ॐ अवलोकि लोचते करते एह्रिह्
mahābodhisattva. sarva sarva, mala mala, mahima hṛdayam,
महाबोधिसत्त्व। सर्व सर्व मल मल महिमहृदयम्
kuru kuru karmuṃ, dhuru dhuru vijayate mahāvijayate,
कुरु कुरुकर्मुं धुरु धुरु विजयतेमहाविजयते
dhara dhara dhirīniśvarāya, cala cala, mama vimala muktele,
धरधर धिरीनिश्वराय चल चल मम विमल मुक्तेले
ehi ehi, śina śina, āraṣaṃ pracali viṣa viṣaṃ prāśaya.
एहि एहि शिन शिन आरषं प्रचलि विष विषंप्राशय |
huru huru mara hulu hulu hrih
हुरु हुरु मर हुलु हुलुह्रिह्
sara sara siri siri suru suru bodhiya bodhiya
सर सर सिरि सिरि सुरुसुरु बोधिय बोधिय
bodhaya bodhaya. maitriya nārakindi
बोधय बोधय । मैत्रियनारकिन्दि
dharṣinina bhayamāna svāhā siddhāya svāhā
धर्षिनिन भयमान स्वाहासिद्धाय स्वाहा
mahāsiddhāy svāhā siddhayogeśvarāya svāhā
महासिद्धाय्स्वाहा सिद्धयोगेश्वराय स्वाहा
narakindi svāhā māraṇara svāhā
नरकिन्दिस्वाहा मारणर स्वाहा
śira saṃha mukhāya svāhā sarva mahā asiddhāya svāhā
शिर संह मुखाय स्वाहा सर्व महा असिद्धायस्वाहा
cakra asiddhāya svāhā padma hastrāya svāhā
चक्र असिद्धाय स्वाहापद्म हस्त्राय स्वाहा
nārakindi vagalaya svāhā mavari śankharāya svāhā
नारकिन्दि वगलय स्वाहा मवरि शन्खरायस्वाहा
namaH ratnatrayāya namo āryavalokiteśvarāya svāhā
नमः रत्नत्रयायनमो आर्यवलोकितेश्वराय स्वाहा
oṃ sidhayantu mantra padāya svāhā
ॐ सिधयन्तुमन्त्र पदायस्वाहा
Đại bi thập chú đã hoàn thành, Quý vị, các bậc học giả có thể kiểm chứng từng chữ phạn trong tự điễn Phạn ngữ, hầu giúp chúng tôi những điều chưa diễn đạt hết ý nghĩa trong Việt ngữ cũng như Phạn ngữ. Xin chân thành đa tạ.
Phật học là của chung, chúng ta nên cùng nhau đóng góp, để kinh Phật được Việt hóa. Đây là ước mơ chung của người con Phật đất Việt và cũng là một điều sung sướng nhất, bởi vì chúng ta có thể đọc hiểu được những gì Phật dạy để mở mang thêm trí tuệ trong đời tu hành.
Qúy đọc giả có thể xem và nghe những bài chú thi hoá này tại mạng của TS Huệ Dân : www.chua-phuoc-binh.com
Kính bút
TS Huệ Dân
- Nhận Thức Mới Của Phật Giáo HT. Thích Thắng Hoan
- Đại Thừa Pháp Uyển Nghĩa Lâm HT. Thích Thắng Hoan
- Khẩu Truyền Sao (No. 2663) Quảng Minh Dịch
- Sơ lược quá trình Phiên dịch, Soạn thuật và Hình thành Đại Tạng Kinh Hán văn Hạnh Cơ
- Ý nghĩa đề kinh Kim Cang HT. Thích Tuệ Sỹ
- Tâm Kinh nguyên bản Phạn ngữ và bài thi hoá Việt ngữ TS Huệ Dân
- Kinh Phật Thuyết Kiên Ý Hán dịch: Tam Tạng An Thế Cao, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
- Giới thiệu kinh Duy-ma-cật Thích Tuệ Sỹ
- Ðọc "Kinh Bốn Mươi Hai Bài" Cao Huy Thuần
- Bốn Nguyên Tắc Phân Biệt Chánh và Tà Tịnh Tông Nhập Môn
- Trường Ca Pháp Hoa TNT Mặc Giang ; macgiang@y7mail.com
- Đừng Mơ Tưởng...(Hay: Kinh Người Biết Sống Một Mình). Nguyên Thảo
- Kinh Phật Thuyết Khổ Uẩn (Bổn dịch đời Hậu Hán, tên dịch giả thất lạc), Thích Nữ Tịnh Quang dịch Việt
- GIẢNG KÝ BẢN YẾU GIẢI KINH ĐỨC PHẬT THÍCH CA NÓI VỀ ĐỨC PHẬT A-DI-ĐÀ (GIẢI KINH HUYỀN NGHĨA) Thích Nguyên Hùng dịch
- Kinh Phật Thuyết Không Tự Giữ Ý Hán dịch: Ưu Bà Tắc Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Tiễn người đi | Nhạc và lời của Thì thầm qua tiếng hát Thì thào
- Từ Bi | Nhạc và lời của Thì thầm qua tiếng hát Thì thào
- Thầy Thích Minh Đức thi hóa Bạch y Chơn ngôn qua phần diễn nghĩa của TS Huệ Dân Bạch Y Thần Chú
- Diễn nghĩa Bạch y chân ngôn trong tiếng Phạn (Trích trong Tinh Hoa Phật học TS Huệ Dân).
- Diễn nghĩa Triṃśikā câu hai
- Diễn nghĩa Ba mươi biểu hiện thực hiện của Duy thức trong tiếng Phạn câu một
- Diễn nghĩa kinh A Di Đà bản ngắn trong Phạn ngữ (Trích trong Tinh Hoa Phật học, TS Huệ Dân) Phần một
- Nội dung của kinh trí tuệ siệt việt vượt qua bờ bên kia (bản ngắn)
- Vài dòng tham khảo Bát Nhã Tâm Kinh diễn nghĩa (Bản dài)
- Bát Nhã Tâm Kinh Diễn Nghĩa
Được quan tâm nhất

![]() |
Chú Đại Bi - Thi hóa Việt ngữ - Phạn ngữ 11/01/2011 09:37:00 |
![]() |
Bốn Nguyên Tắc Phân Biệt Chánh và Tà 12/06/2010 17:21:00 |
![]() |
Đừng Mơ Tưởng...(Hay: Kinh Người Biết Sống Một Mình). 07/03/2010 06:42:00 |

Con xin được tán thán công đức của thầy Minh Đức và TS. Huệ Dân đã thi hóa một bài chú rất quan trọng. Bài chú này hầu như mọi Phật tử Việt Nam đều biết tới và trì chú tuy đều đọc dựa vào âm Hán Việt là chính, phải cần có bản giải nghĩa mới hiểu được.
Nay đã có bản tiếng Việt thì thật là hoan hỉ vô cùng, vì sẽ giúp quý Phật tử dễ học, dễ đọc dễ trì chú hơn rất nhiều.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Xin chân thành cảm tạ những lời bình phẫm gởi đến cho Thầy Minh Đức và qúy đọc giả trang đạo Phật ngày nay. Trước tiên TS Huệ Dân xin cám ơn ban biên tập đã làm việc rất nhanh trong việc cập nhập bài vở cũng như phần bình luận.
Nội dung diễn nghĩa của bài chú này đã có rồi nhưng chưa có thời gian để trình bài cho có trình tự, vì trong thời gian nghiên cứu và phân chữ theo cụm từ, nó rất là phức tạp. Khi có thời gian, TS Huệ Dân sẽ làm giống như phần diễn nghĩa của Tâm kinh đã có trong site của chùa Phước Bình.
Đọc một bản kinh Phật hoặc bài Trì Thần Chú bằng chữ Hán Phạn hay một ngoại ngữ đã có, là một điều hữu ích đáng làm, nhưng phải hiểu được nghĩa chính xác nội dung của bài đó, để có thể, biết được điều mà đức Phật muốn nói đến với chúng sanh, qua đó mà gây dựng nền tãng phát triển, con đường hoằng dương Chánh pháp cho chính bản thân và cho những người yêu mến Phật học.
Kính chúc bạn một ngày vui vẽ trong tình học Phật
TS Huệ Dân
Con xin cám ơn các thầy và vô cùng kính trọng công đức của các thầy.
Xin chân thành cảm tạ những lời bình phẫm của Ông gởi đến chia sẽ cùng qúy đọc giả trang đạo Phật ngày nay. Bài diễn nghĩa này đã xong, nhưng chưa có thời gian, TS Huệ Dân sẽ cố gắng cập nhật, Xin cám ơn lòng nhiệt tâm của Ông.
Kính chào Ông Hoàng Long
Xin chân thành cảm tạ những lời bình phẫm của Ông gởi đến chia sẽ cùng qúy đọc giả trang đạo Phật ngày nay. Bài diễn nghĩa này đã xong, nhưng chưa có thời gian, TS Huệ Dân sẽ cố gắng cập nhật, Xin cám ơn lòng nhiệt tâm của Ông.
Đây là một phần đầu trong phần diễn nghĩa Chú Đại bi नीलकण्ठ धारनी Nīlakantha Dhāranī
Phạn ngữ mẫu chữ La tinh và Devaganari
Namo ratnatrayāya namah ārya avalokiteśvarāya
नमो रत्नत्रयायनमह् अर्यअवलोकितेश्वराय
Âm Hán Phạn
Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da ( Namo ratnatrayāya). Nam mô a rị da. Bà lô yết đế thước bát ra da (Namah ārya avalokiteśvarāya).
Ý Việt
Con xin quy y Phật, Pháp, Tăng,( Namo ratnatrayāya). Con xin quy y Bậc Thánh giả Quán thế âm (Namah ārya avalokiteśvarāya).
Diễn nghĩa :
Trong Phật học chữ : Namah (नम), Namas (नमस्), hay Namo có nghĩa là đem thân tâm về qui ngưỡng Phật, Pháp, Tăng.
Chữ Namas được chia làm hai nhóm có gốc từ động từ √nam (chữ devaganari √ नम् ), chữ namas nhóm một (chữ devaganari नमस्), dạng trung tính, có nghĩa : kính chào, tôn kính, ngưỡng mộ. Trên phương diện giới từ hay liên từ : chúc tụng, ca ngợi, tán tụng.
Động từ căn √nam (√ नम् √nam) có nghĩa : uốn cong, nghiêng xuống, chào, vinh danh, được uốn cong, tự quy phục, nhượng bộ.
Chữ namas nhóm hai (chữ devaganari नमस्), là thân động từ phản thân của namas nhóm một, có nghĩa : vinh danh, và khi làm trực bổ cách : làm danh dự, chào hỏi, kính trọng, ngưỡng mộ.
Chữ Namaste (chữ devaganari नमस्ते) là chữ ghép của : namas (नमस्) và te (ते), có nghĩa : tôi chào bạn, chào bạn, hân hạnh chào bạn.
Chữ namaskāra (chữ devaganari नमस्कार) là chữ ghép của namas nhóm một và thân từ -kāra (chữ devaganari कार : người ấy làm). Chữ namaskāra dùng để diễn đạt hành động của một người đang chào hay đang tôn kính ai đó, khi họ cuối đầu và nói chữ Namas.
Chữ namaskāram là câu chào có nghĩa : hân hạnh chào bạn.
Namaskar hoặc Namaskaram là một trong năm hình thức chào truyền thống chính thức được đề cập trong kinh Veda. Một lời chào tôn giáo, kèm theo cung cách ép hai lòng bàn tay ép với nhau và ngón tay trỏ trở lên, trước ngực.
Namas, dấu chấm đỏ trên trán của các phụ nữ Hinđu khi kết hôn, đó là biểu tượng để tỏ bày sự cống hiến cuộc đời cho chồng tương lai của họ.
Ratnatrayāya
Ratna có gốc từ tiếng Phạn रत्न, ghép từ hai chữ : rā nhóm một và -na, thân từ thuộc, nữ tính, nam tính, trung tính, có nghĩa : viên ngọc.
Gốc thân từ rā nhóm một, √ रा, rā_1 : cho, đồng ý, giao phó.
Gốc thân từ rā nhóm hai, रा rā_2, xuất phát từ rā nhóm một : hành động cho, hay giao phó.
Chữ –na, ॰न, dạng biến cách : hình thức làm bổ nghĩa cho cụm từ đi chung với nó.
Trayāya trong phạn ngữ thuộc dạng nam tính, xuất phát từ chữ त्रय traya, có gốc từ chữ tri và -ya, thân từ thuộc, nữ tính, nam tính, trung tính, có nghĩa : thứ ba, bộ ba, số ba, thuộc về số ba.
Chữ tri, त्रि : số ba, त्रयी : gấp ba lần.
Chữ -ya, ॰य : thuộc về, liên quan, phát sinh từ, hình dạng của một chất lượng trừu tượng.
Chữ Triratna : Tam bảo.
Qua định nghĩa của chữ Ratna và Trayāya trong phạn ngữ, thì ý Việt được hiểu như là ba viên ngọc và Hán Việt gọi là Tam Bảo. Như vậy, trên phương diện Phật học thì Tam bảo được xem là ba ngôi qúy báu, mà trong đó bao gồm : Phật Bảo, Pháp Bảo,Tăng Bảo.
Tam Bảo là sự hướng dẫn tinh thần toàn hảo bằng những lý tưởng cao cả và cũng là nương tựa cho những người đang đi tìm đạo để phát triễn sự học Phật của từng cá nhân, tùy theo trình độ và hoàn cảnh khác nhau trong đời sống hiện thực.
Như đã hiểu và thấy qua phần định nghĩa của Phạn ngữ và trong phương diện Phật học, Tam Bảo không phải là nơi để cầu xin ân huệ, trưng bày chư Phật, Bồ tát hay tấn phong các vị Hoà thượng. Mà hãy lắng nghe và sống thực hành đúng theo những lời của Đức Phật, đã dạy cho tất cả những ai đang đi và muốn đi theo bước chân của Ngài, bằng con đường Chính Đạo.
Buddha
Chữ Phật, phạn ngữ viết theo mẫu tự la tinh là Buddha, chữ devaganari viết बुद्ध. Chữ Buddha là quá khứ phân từ của chữ budh nhóm một, thuộc tĩnh từ, thân từ có ba dạng : nam tính, trung tính, nữ tính, có nghĩa : tỉnh thức, sáng suốt, thông thái, khôn ngoan.
Động từ căn √budh nhóm một (√बुध्), có nghĩa : tự đánh thức, tự tỉnh thức, xem, tìm hiểu, khám phá, nhận thức, cảm nhận, hiểu biết, hiểu, quan sát, suy nghĩ, tập trung, khơi dậy, phục hồi, làm cho hiểu, nhớ, tiết lộ, thông báo, thông tin, tư vấn, khuyên bảo, suy nghĩ đứng đắn, cố gắng tìm hiểu.
Chữ budh nhóm hai, có gốc từ chữ budh nhóm một, thuộc tĩnh từ, thân từ có ba dạng : nam tính, trung tính, nữ tính, có nghĩa : người tự tỉnh thức, người hiểu biết, thông minh, sáng suốt, khôn ngoan.
Chữ buddhi (बुद्धि) có gốc từ chữ budh nhóm một và thân từ -ti (ति hình thể hoạt động, thuộc nữ tính), có nghĩa : tinh thần, thông minh, khả năng nhận thức, hiểu biết, trí tuệ, nghĩ, ý tưởng, giải quyết.
Chữ Dharma (Devanagari: धर्म), Pali : dhamma. धम्म
Chữ Dharma có gốc từ chữ dharman có nghĩa : pháp luật, quy định, điều kiện, sự trong sạch tự nhiên, tốt, đạo đức, công bằng, nhiệm vụ, một mục đích của sự tồn tại, sự trật tự tự nhiên.
Trong Phật học Dharma : Pháp Giới. Những điều căn bản của Đức Phật dạy để giữ gìn rèn luyện bản thân trong tu Phật.
Chữ dharman, धर्मन्, là chữ ghép từ hai chữ : dhṛ và man : trợ giúp hay nâng đỡ, nền tảng, quy định, luật thiên nhiên .
Động từ căn √dhṛ, có nghĩa là "nắm giữ", nắm giữ tính năng hoạt động của con người trong xã hội. Cách dùng chữ này rất đa dạng tùy theo chủ đề của bản văn.
Chữ –man, ॰मन् : hình thức làm bổ nghĩa cho cụm từ đi chung với nó.
Chữ Tăng, Phạn ngữ : Sangha hay Samgha.
Chữ Saṃgha, संघ saṃgha, là biến cách từ chữ Saṅgha (viết từ chữ saṃhan = sam-han_1), có nghĩa : bộ sưu tập, số lượng nhiều, đám đông, hiệp hội, công ty, sự tập trung quần chúng lại.
Trong Phật học Sangha hay Samgha : giáo đoàn , Tăng đoàn, tu viện của các Tăng, ni, cộng đồng Phật giáo.
Còn tiếp
Kính bút
TS Huệ Dân
Xin vui lòng xem cập nhật trang web : chua phuoc binh
Ngày nay nên ứng dụng Kinh thuần Việt vào các thời Khóa Tụng buổi sáng và buổi tối. Ngay cả các chú tiếng Phạn - Âm Hán Việt, tiếng Hán Việt nên bỏ dần và bỏ hẳn.
Mục đích chính là làm sao cho người Phật tử hay không phải tử dễ hiểu được lời Phật dạy, chứ tụng mà không hiểu thì thiệt là uổng công sức, thời gian...như con vẹt con két, lập đi lập lại mà chả hiểu gì.
Mặc dù là niềm tin, nhưng phải có trí có hiểu đi kèm thì tin mới sâu và mới lâu được.
Nhà Chùa Tu Viện, Học Viện...làm được việc này thì ý nghĩa vô cùng. Ngay cả cách hoằng Pháp cũng vậy, nên làm mới đạo Phật thì dễ tiếp thu giới trẻ.
Xin trích Lời khai thị của Hòa Thượng Tuyên Hóa về vấn dề dịch thuật :::
Có năm loại từ ngữ mà khi phiên dịch kinh điển chúng ta không nên dịch ra đó là:
1. Đa hàm bất phiên (từ ngữ nào bao hàm nhiều nghĩa thì không nên dịch):
2. Tôn trọng bất phiên (từ ngữ nào được dùng vì sự tôn trọng thì không nên dịch);
3. Thử phương vô bất phiên (những từ ngữ chỉ các thứ mà nơi này không có thì không nên dịch);
4. Thuận cổ bất phiên (những từ ngữ được dùng là do tùy thuận theo lề lối xưa thì không nên dịch);
5. Bí mật bất phiên (từ ngữ nào chứa đựng các ý nghĩa bí mật thì không nên dịch).
Xin chân thành cám ơn dòng tư tưởng của bạn đến với bài chú thi hoá và diễn nghĩa này. Xin chân thành cảm ơn sự bình phẫm nồng nhiệt gởi đến cùng chia sẽ với qúy đọc giả trang đạo Phật ngày nay.
Trước tiên xin phép hỏi bạn giữa đạo Phật ngày nay và ngày xưa có cái gì khác biệt không ? Từ cách học Phật, tu Phật, nghiên cứu Phật học của những người đang đi tìm hiểu đạo Phật, những người đang tu Phật tại gia, những bậc xuất gia ?.
Ngày xưa khi Đức Phật còn sống, thì phương pháp giảng đạo của Ngài là bằng cách truyền miệng, sau khi Ngài mất, thì những độ đệ của Ngài mới ghi chép lại những tư tưởng diễn đạt của Ngài, hợp thành văn bản bằng chữ viết mới gọi bản Kinh.
Theo bạn Kinh Phật bằng Phạn ngữ, mà không nhờ các bậc thầy, các vị Đại sư, các bậc học giả dịch ra nhiều ngôn ngữ, thì làm sao, ngày nay, bạn có thể hiểu được những lời Đức Phật dạy khi xưa mà tu tập.
Như bạn nói : Chân ngôn mật ngữ không cần phiên dịch. Xin bạn vui lòng cho tôi cũng như đọc giả cùng biết.Trong Phật học nguyên thủy. Bài kinh nào có ghi câu này ? Xin chân thành cám ơn. Đây là điều rất quan trọng mà các bậc nghiên cứu Phật học cũng đang tìm hiểu để làm tăng ý nghĩa thêm việc, tụng trì chú Phật giáo trong cuộc sống ngày nay.
Câu này bạn nói : Người trì Mật Chú do lòng tin mà đạt cảm ứng . Vậy xin bạn có thể nói rõ hơn cho Tôi cũng như qúy đọc giả hiểu thêm Sự cảm ứng trong việc trì chú do lòng tin của bạn bằng cách nào. Đa tạ.
Thí dụ như câu chú phạn ngữ này : Oṃ A Ra Pa Ca Na Dhīḥ. Theo bạn câu này, bạn có thể tin vào cái gì để mà cảm ứng. Xin bạn vui lòng chỉ cho Tôi cũng như quý đọc giả. Xin chân thành cám ơn.
Bạn nói : Chân ngôn mật ngữ không cần phiên dịch. Hầu như tất cả thần chú tìm thấy trong nhiều tôn giáo : Ấn Độ giáo, Phật giáo, đạo Jain, đạo Sikh, và Bà La Môn giáo, đều dùng chữ Om làm khởi đầu trong các câu chân ngôn của họ.
Như vậy theo bạn chữ Om này cũng là mật ngữ. Xin cho phép tôi hỏi : Trong Từ Điển Phật Học của Chân Nguyên và Nguyễn Tường Bách có dịch nghĩa chữ Om như sau : OM (có khi được viết là AUM), phát âm theo tiếng Việt là "ôm" kéo dài âm Ô. Chữ này là biểu tượng âm thanh cao quý và trọn vẹn nhất trong Ấn Độ giáo, được một vài trường phái Phật Giáo, nhất là Kim Cang xem như một Mantra. OM được xem là tượng trưng của cả hai: SẮC & ÂM. OM là âm thanh tượng trưng cho sức mạnh của tâm thức nội tại, của Phật tính trong thế giới giả tạm, trong ảo ảnh (Mãya) này.
Chữ OM được biểu diễn bằng ba vòng cung và một chấm nhỏ. Ba vòng cung biểu diễn sắc thể, ý thức và vô thức. Chấm nhỏ nằm ngoài ba vòng cung đó biểu hiện trí huệ caao nhất dung chứa cả ba. Hình dạng của chữ OM là một biểu hiện cụ thể của Chân Như. Không có khái niệm hay vật thể nào trong vũ trụ có thể tồn tại độc lập, tất cả đều là biến thể của một Chân Tâm duy nhất, có liên hệ với Chân Tâm đó và vì vậy chúng liên hệ với nhau.
Hãy nhìn kỹ chữ OM, ta thấy 3 đường vòng cung, một hình bán nguyệt và một dấu chấm. Các dạng này được xem nằm trong một thể thống nhất. Ba đường vòng cung được nối với nhau, diễn tả 3 tâm trạng (avastha): tỉnh (jagrat, vais vanara); mộng (svapna); say ngủ (susupti). Dấu chấm và hình bán nguyệt đứng rời, diễn tả Chân Tâm là trạng thái thứ tư (turiya), đứng trên và là nền tảng của ba trạng thái bên dưới. Vòng bán nguyệt chỉ sự vô cùng và dấu chấm riêng lẻ chỉ óc suy luận không thể tiếp cận được Chân Tâm.
Vòng cung lớn (số 1) diễn tả tâm trạng thông thường của con người, đó là hoạt động tiếp xúc với ngoại cảnh. Vòng số 2 diễn tả giấc mộng, đó là tâm thức nội tại, do quá trình suy luận hình thành, không phụ thuộc vào ngoại cảnh và được xem là cầu nối giữa vòng 1 và vòng 3. Vòng số 3 cao nhất diễn tả tầng tiềm thức, đó là tâm trạng con người say ngủ. Vòng này cũng chỉ là giai đoạn tiếp nối, nó gần với tâm trạng tuyệt đối nhất. Tâm trạng tuyệt đối chính là dấu chấm, nó chiếu rọi và chế ngự 3 tầng tâm thức kia, được gọi đơn giả là "Thể thứ tư" (turiya) và là nguồn gốc của tất cả. Chỉ có những người tu hành đã vượt qua ba tâm thức thô thiển trước mới có thể tiếp cận "Thể thứ tư" này.
Qua phần diễn nghĩa trên của hai bậc học giả, bạn nghĩ việc này có cần nên làm không hay cứ đọc chữ Om, tối ngày mà không cần phải biết về nguồn gốc của nó, rồi tự mình cảm ứng và tin rằng Om là Om, cứ như vậy trong việc trì tụng bạn sẽ được gì ?.
Trong tất cả ngôn ngữ trên thế giới, quốc gia nào có lịch sữ, dòng văn học, thì nền văn hóa quốc gia đó đều có tài liệu, tự điển để tra khảo hết.
Thí dụ một câu trong Prajñaparamita mantra phạn ngữ :
Gate gate paragate parasamgate bodhi svaha
Người anh dịch như sau :
"Gone, gone, gone beyond, gone utterly beyond, Enlightenment hail!"
Theo bạn có nên khuyên người ta không nên dịch không ?
Một câu khác trong Avalokitesvara mantra .
Như bạn nói : Tôi nghĩ nếu phiên dịch được thì các Đại Sư dịch kinh thủa trước đã dịch ra rồi. Vậy theo tài liệu anh ngữ viết theo ý của Ngài H.H. the 14th Dalai Lama câu : Oṁ Mani Padme Hūṁ / Om Mani Padme Hum / ओं मणिपद्मे हूं,. Ngài d ịch nghĩa từng chữ của câu này ra. Có phải đây là việc làm của các bậc tiền bối không?
H.H. the 14th Dalai Lama's definition"It is very good to recite the mantra Om mani padme hum, but while you are doing it, you should be thinking on its meaning, for the meaning of the six syllables is great and vast... The first, Om [...] symbolizes the practitioner's impure body, speech, and mind; it also symbolizes the pure exalted body, speech, and mind of a Buddha[...]"
"The path is indicated by the next four syllables. Mani, meaning jewel, symbolizes the factors of method: (the) altruistic intention to become enlightened, compassion, and love.[...]"
"The two syllables, padme, meaning lotus, symbolize wisdom[...]"
"Purity must be achieved by an indivisible unity of method and wisdom, symbolized by the final syllable hum, which indicates indivisibility[...]"
"Thus the six syllables, om mani padme hum, mean that in dependence on the practice of a path which is an indivisible union of method and wisdom, you can transform your impure body, speech, and mind into the pure exalted body, speech, and mind of a Buddha[...]"
-- H.H. Tenzin Gyatso, 14th Dalai Lama, "Om Mani Padme Hum"
Theo bạn nếu không có phần dịch nghĩa của những bậc đại sư ra ý nghĩa của từng chữ, thì người ta dựa vào đâu để tin mà cảm ứng, rồi lưu truyền qua những ngôn ngữ khác nhau xin xem câu chú này bằng những tiếng khác nhau :
Bengali: ওঁ মণিপদ্মে হুঁ
Tamil: ஓம் மணி பத்மே ஹூம்
Korean 옴 마니 파드메 훔 or 옴 마니 반메 훔
Japanese オーン マニ パドメー フーン or オン マニ ペメ フン
Mongolian: Ум маани бадми хум
Thai: โอมฺ มณิ ปทฺเม หูมฺ
Và xin phép bạn cho tôi hỏi : Qua phần định nghĩa trên của Ngài H.H. the 14th Dalai Lama, thì câu chú này còn là mật ngữ không vậy ? Xin chân thành cám ơn.
Một câu khác : Oṃ śānti śānti śānti.
Chữ Om đã có định nghĩa ở trong tự điển Phật học. Chữ śānti theo tài liệu giải thích bằng anh ngữ :
Shanti (Śānti)
Shanti (Pali: Santi) simply means "peace". It’s a beautiful meaning and also a very beautiful sound. The shanti is repeated three times, as are many chants in Buddhism. In Buddhism as well as in Hinduism the threefold Shanti is generally interpreted as meaning the Threefold Peace in body, speech, and mind (i.e. peace in the entirety of one’s being).
Hindu teachings typically end with the words Om shanti shanti shanti as an invocation of peace, and the mantra is also used to conclude some Buddhist devotional ceremonies.
Peace in Buddhist practice
Simply knowing that the word “shanti” means “peace” doesn’t get us very far. We need to learn how to cultivate peace in our lives. Meditation — especially mindfulness meditation and lovingkindness meditation — is a simple tool for helping us find peace.
In Buddhist practice śānti, or peace, primarily means inner rather than outer peace. Through practice it’s possible to cultivate a still mind even in surroundings that are anything but tranquil.
It’s definitely helpful to have peaceful surroundings for the development of meditative states of mind, but if one cultivates a mind that is completely nonreactive then it’s possible to peacefully accept the presence of noise and bustle around us.
In the long-term, however, some external quiet is well-nigh indispensable for the arising of deep mental tranquility, and so meditators frequently seek out quiet places for their practice.
To say that inner peace is what’s important doesn’t mean of course that we can be internally peaceful and yet caught up in all kinds of arguments and fights. It simply means that it’s not possible for us to be in harmony with others unless we’ve learned to develop harmony within our own minds.
Śānti, or inner peace, arises when the mind has let go of both grasping and aversion. For this reason the Buddhist path of practice is known in Pali as "santimagga" (Sanskrit: śāntimarga) or The Path of Peace, as expressed in the famous Dhammapada verse, "Santimaggam eva brūhaya" — Cultivate this very Path of Peace.
Peace as the goal of practice
"Santi" is commonly used in the Pali texts as a synonym for Nirvana, the goal of Buddhist practice. Meditation and other Buddhist practices can therefore be thought of as the "Path to Peace." Nirvana is the ultimate in inner peace, and literally means the complete extinction of inner turmoil.
Peace and lovingkindness
Shanti and metta (lovingkindness), or lovingkindness, are closely associated. In another verse from the Dhammapada, the Buddha says:
Mettāvihārā yo bhikkhu
pasanno Buddhasāsane
Adhigacche padaṃ santaṃ
saṅkhārāpasamaṃ sukhaṃ
(Verse 368)
Theo bạn nói : Vì đã là bí mật nên chẳng thể hiểu theo văn tự thông thường mà phiên dịch . Vậy phần chuyễn nghĩa dưới đây là gì. Xin bạn vui lòng cho tôi cũng như qúy đọc giả hiểu thêm theo ý bạn . Xin chân thành cám ơn.
Which means:
The bhikkhu who dwells in loving-kindness,
who trusts in the Buddha’s Teaching,
attains to that state of peace,
the blissful fading away of conditioned things.
Lovingkindness helps us to still the mind by letting go of conflict. As I’m sure we’re all aware, our hostile or defensive reactions to others are a major source of inner turmoil, and the cultivation of lovingkindness helps us to be more compassionate and less reactive. The “blissful fading away of conditioned things” refers to the mind becoming purified of the delusion, aversion, and grasping tendencies that distort our view of the world and prevent us from experiencing true happiness.
Theo bạn nói : Nên tránh việc càng dịch càng hao nghĩa. Như vậy những câu chuyễn nghĩa từ phạn ra anh, theo bạn có hao nghĩa không ? Xin b ạn vui lòng cho chúng tôi biết, để chúng tôi sẽ kiểm chứng lại những cụm từ.
Peace is the essence of the spiritual life
In yet another Dhammapada verse, the Buddha says that it’s by practicing peace, rather than by adopting the clothing, trappings, or lifestyle associated with "being religious" that one lives a truly spiritual life:
Alaṅkato ce’pi samaṃ careyya
santo danto niyato brahmacārī
Sabbesu bhūtesu nidhāya daṇḍaṃ
so brāhmaṇo so samaṇo sa bhikkhu.
(Verse 142)
Theo bạn nói : Vì đã là bí mật nên chẳng thể hiểu theo văn tự thông thường mà phiên dịch . Vậy phần chuyễn nghĩa dưới đây là gì. Xin bạn vui lòng cho tôi cũng như qúy đọc giả hiểu thêm theo ý bạn . Xin chân thành cám ơn.
Which means,
Though well-dressed [i.e. not wearing the rags of a religious practitioner],
If he should live in peace, with restraint and self-control, living with pure ethics,
Laying aside violence towards all living beings,
He indeed is a holy one, a renunciate, a member of the spiritual community.
Taking peace into the world.
Living ethically is also both an expression of a peaceful state of being and a path to peace. In Buddhist ethical practice, this means abstaining from actions that cause harm to oneself or others. In other words, in Buddhist practice we cultivate inner peace but also take peace into the world by practicing lovingkindness and compassion, and by living ethically.
The bare minimum is trying to avoid causing physical harm through direct physical actions or through encouraging others to cause harm (the reason that I, and many other Buddhists, are vegetarians). This is the basis of the First Precept of Buddhism, which can also be expressed as practicing lovingkindness.
All the other Buddhist ethical precepts — not taking that which is not freely given; avoiding sexual misconduct; avoiding misleading speech; and avoiding intoxication — are ways of living out the first precept.
These Buddhist precepts are a key component of the Śāntimarga, or "Path of Peace."
Theo bạn nói : Nên tránh việc càng dịch càng hao nghĩa. Như vậy những câu chuyễn nghĩa từ phạn ra anh, theo bạn có hao nghĩa không ? Xin bạn vui lòng cho chúng tôi biết, để chúng tôi sẽ kiểm chứng lại những cụm từ.
Theo bạn, nếu không có những người diễn nghĩa chữ Śānti bằng nhiều ý nghĩa như : hoà bình, bình an, thanh tịnh… thì bạn tin vào đâu để mà cảm ứng cho thanh tịnh hay hòa bình trong câu chú này.
Mọi người hầu như ai cũng biết chim bồ câu là biểu tượng cho hòa bình, nhưng trên thực tế, bạn nghĩ rằng chim bồ câu có làm hòa bình được không ?
Theo bạn nói : Các ngài người cõi Ấn Độ mang kinh sang Trung Quốc phiên dịch Phạn Ngữ các ngài phải hiểu hơn ai hết Kinh thì dịch rồi còn Chú các ngài không dịch há lẽ hậu nhân muốn vượt xa các ngài sao ???
Vậy ngày nay người ta đang nghiên cứu để mở rộng thêm những trang tự điển Phật học để làm gì ? chỉ để nghiên cứu kinh Phật, chứ không có quyền dùng nó để nghiên cứu những chữ viết trong những câu chú ?
Câu nói : Xin trích Lời khai thị của Hòa Thượng Tuyên Hóa về vấn dề dịch thuật của bạn ghi đây. Xin lỗi đây là những lời nói của Ngài Tam Tạng ( Có chép lại trong tài liệu ở Thư viện bách khoa của Bắc Kinh). Xin vui lòng đừng nên đồng hóa với những bậc Đại Vĩ Nhân mà quốc tế đều biết đến tên tuổi của Ngài .
Có năm loại từ ngữ mà khi phiên dịch kinh điển chúng ta không nên dịch ra đó là:
1. Đa hàm bất phiên (từ ngữ nào bao hàm nhiều nghĩa thì không nên dịch):
2. Tôn trọng bất phiên (từ ngữ nào được dùng vì sự tôn trọng thì không nên dịch);
3. Thử phương vô bất phiên (những từ ngữ chỉ các thứ mà nơi này không có thì không nên dịch);
4. Thuận cổ bất phiên (những từ ngữ được dùng là do tùy thuận theo lề lối xưa thì không nên dịch);
5. Bí mật bất phiên (từ ngữ nào chứa đựng các ý nghĩa bí mật thì không nên dịch).
Phật học là của chung, nên cùng chung nhau trao đổi, để chiết ra những cái tinh hoa trong những lời Phật đã nói, mà làm phong phú thêm cho nền Phật giáo Việt Nam.
Xin thân tặng bạn những câu chú này tôi chưa có diễn nghĩa ra tiếng việt :
Oṃ muni muni mahāmuni śākyamuni svāhā
Oṃ Āḥ Hūṃ Vajra Guru Padma Siddhi Hūṃ
Oṃ bhaiṣajye bhaiṣajye mahābhaiṣajye bhaiṣajyarāje samudgate svāhā.
(Tad-ya-ta) Om Be-kan-dze Be-kan-dze Ma-ha Be-kan-dze Ra-dza Sa-mung-ga-te So-ha
oṃ vajrasattva samayam
anupālaya
vajrasattva tvenopatiṣṭha
dṛḍho me bhava
sutoṣyo me bhava
supoṣyo me bhava
anurakto me bhava
sarva siddhiṃ me prayaccha
sarva karma su ca me
cittaṃ śreyaḥ kuru hūṃ
ha ha ha ha hoḥ
bhagavan sarva tathāgatavajra
mā me muñca
vajrī bhava mahā samaya sattva
aḥ (hūṃ phaṭ)
Kính chúc bạn một ngày vui vẽ trong tình Phật học
Kính bút
TS Huệ Dân
Hân hạnh chào bạn HuyMinh. Mình cũng là hành giả Mật tông, đọc bài bình luận của bạn rất đắc ý, tuy nhiên muốn học hỏi thêm: Bạn cho biết những từ ( Chân ngôn, mật ngữ, Mật chú, bí mật ) bạn dùng ở đây từ Phạn, Anh, Pháp, Hoa. . .Hay ngôn ngữ của Phạm Thiên, mình muốn tìm hiểu và học hỏi ngữ căn của các từ bạn xử dụng để bình phẩm đó nhe. Mình rất mong bạn hồi đáp.
Và là đọc giả cũng thấy Ngài Tuyên Hóa dịch, diễn nghĩa, chú giải 5 đệ chú Lăng Nghiêm ra Hoa, các đệ tử của Ngài chuyển ngữ ra việt văn trên mạng và tập chí Bồ đề Hải.
Vậy lời Ngài khai thị 5 loại từ ngữ như bạn nêu ra để dẫn chứng bình phẩm, sao thấy bất nhất quá mình rất ái ngái lo âu, sao một Đại sư như Ngài Tuyên Hoá mà còn nói một đường làm một ngã ( tri hành không họp nhất ), thật tình mà nói mình không biết tin vào đâu. Xin bạn giải nghi dùm. Chân thành cám ơn bạn trước.
Chào Minh Huy.
con cũng là một phật tử bình thương hay đọc chú Đại Bi con cũng muốn tìm hiểu ý nghỉa của mât chú.Nay ts Huệ Dân đã làm được điều này con vô cùng tán thán công đức ấy.Mình là người viêt nam con nghỉ mình cũng nên có một nét gì đó để các thế hệ trẻ học và hiểu về đạo phật sâu rộng hơn là chúng ta cứ cải lý ạ.còn các đạo hữu ai không thích theo kiểu mới này thì cứ theo lối cũ xưa nay.Bởi vì con nghĩ phật thuyết ra tất cả các pháp là để mang lại lợi ích cho tất cả chúng sanh mà.Nay thầy Minh Đức và ts Huệ Dân làm được điều này cong nghĩ là sẽ mang lại lợi ích cho tất cả mọi người nhất là giới trẻ hiện nay.Mong thầy sẽ làm nhiều hơn thế nữa.chúc thầy Minh Đức và tsHuệ Dân vô lượng an lạc vô lương kiết tường để phụng sự phật pháp ạ.
A DI ĐÀ PHẬT
Xin chân thành cảm tạ những lời bình phẫm của cô gởi đến chia sẽ cùng qúy đọc giả trang đạo Phật ngày nay và cũng là một sự trợ lực tinh thần giúp TS Huệ Dân và Thầy Minh Đức để làm việc trong những đêm dài.
Đạo Phật là một hiện thực sống động, mặc dầu đã trải qua bao thăng trầm, trong dòng lịch sử.
Lời Phật dạy là một nếp sống hồn nhiên, vô tâm, vô tư, cái gì đến thì biết là đến, cái gì đi thì biết rõ là đi, không nuối tiếc, không vọng tưởng.
Nếu việc học Phật và di sản Phật học đã thấm nhuần sâu sắc trong tinh thần văn hóa Việt Nam, thì đây chính là cách sống có khả năng thích nghi với tất cả mọi chiều của cuộc sống hiện nay, từ gia đình cho đến xã hội.
Là người con Phật Việt Nam phải Ý thức được bổn phận của mình, tức là tích cực : học, hành, phát huy, và bảo tồn đúng nghĩa của giáo lý của Đức Phật, theo tinh thần cha ông chúng ta đã từng thực hiện một cách mỹ mãn, trong đời sống tâm linh.
Xin chúc cô và qúy đồng đạo của cô một ngày vui vẻ trong tình Phật học,
Kính bút
TS Huệ Dân
Chan chap ke phi ban, hay che bai TU
Thuong sot ,ke tu cao , Minh chan kieu nghao BI
Ho hon minh, Minh thay hanh phuc HY
Viec minh lam chan phai minh lam XA
Viec lam cua hai vi that la rat quy, toi hy vong nguoi nao tung chu dai bi nen xem qua de hieu , ma hanh.
chu hai vi som hoan thanh moi viec minh muon, dem loi cho chung sanh
DUC PHAT NOI DOI KHI CHI GIANG GIAI BON CAU KE CONG DUOC VO CUNG, HAI VI LAM VIEC NAY CONG DUOC KHONG THE NGHI BAN.HY VONG HAI VI CO THE GIANG GIAI THEM PHAN NGHIA.
AN AN NHAT NHAT HA
BINH BINH BAT BA THA
NHI TU BAT KHA NGHI
DE NHAT TUC TRAN SA
Xin phép cho mình dùng chữ Bạn thấy nó hay hơn, vì trong việc học Phật, không có ai dám tự nói mình là người giỏi hay tinh thông Phật pháp cả. Bạn cũng như TS Huệ Dân thôi. Tôi và bạn đều là những người học Phật.
Thật ra Thập chú Đại, bi chúng tôi đã chuyễn ngữ hết rồi, công việc này làm việc cũng mất thời gian khá lâu, chỉ còn sắp lại cụm từ trong phần diễn nghĩa theo thứ tự. Nhưng vì thời gian qúa eo hẹp, nên chúng tôi chưa có dự định làm lại lịch trình làm việc này.
Chúng tôi sẽ cố gắng để hoàn tất, nhưng không dám hứa là thời gian thực hiện sẽ hoàn thành sớm. Vì chúng tôi đang làm đề án dịch Bát nhã thiên tụng, bộ kinh này cũng khá dài, có 32 phẩm. Mỗi ngày chúng tôi chỉ dịch và đối chiếu vài chữ thôi được vài chữ.
Xin chân thành cám ơn những ý đẹp của bạn gởi đến chúng tôi, và cũng là lời nhắc nhở cho chúng tôi trong việc chưa hoàn tất.
Kính chúc bạn một ngày vui vẻ trong tình Phật học,
Kính bút
TS Huệ Dân
PS : Nếu bạn thích trao đổi ý kiến trong Phật học với chúng tôi; Xin vui lòng dùng hợp thư : tshuedan@yahoo.com
Sao con thấy Sư ông Làng Mai dùng chữ Bụt trong những bài giãng của ông, mà trong bài chú này không thấy thầy dùng chữ Bụt vậy.
Nam mô A Di Đà Bụt
Hèn Nhất
Chúng tôi chuyễn ngữ từ chữ Phạn ra, chỉ dùng chữ Phật dịch ra từ chữ Bouddha, cho nên không có dùng chữ Bụt, Tuy nhiên nếu sư ông Làng Mai, thích bài chú Việt hóa này thì cứ dùng chữ Bụt thay vào bài thi hóa để cho quý bạn trì hay tụng chú mỗi ngày thì cũng là một điều hay. Nhưng nếu xử dụng bài vở của chúng tôi, thì nên ghi rõ nguồn. Xin chân thành cám ơn.
Kính bút
TS Huệ Dân
Kính chào TS Huệ Dân
Hiện con có 2 link đều là Đại Bi chú nhưng con không biết đó là tiếng Sankrit hay Pali cần nhờ TS xác minh ngôn ngữ cho:
-Link1:http://mp3.zing.vn/bai-hat/o0o-Than-chu-Dai-Bi-Ban-dai-o0o-Dang-cap-nhat/IW7FB60O.html
-Link2:http://mp3.zing.vn/bai-hat/Namo-Ahabada-Hop-Ca/IW7IWI66.html
Monh TS hoan hỉ giải đáp giùm con !
Kính bút.
Nếu đã thi hóa thì chắc chắn tác giả đã hiểu Bài Chú ít nhiều. Bởi vậy, tác giả nên đính kèm một bài phân tích, đối chiếu kèm theo (84 câu, mỗi câu được thi hóa như thế nào
Cảm ơn tác giả vì bài thơ rất nhiều __()__ Amitabha
Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)