Kinh Pháp Bảo Đàn - 05. Phẩm thứ tư: Định tuệ

- Kinh Pháp Bảo Đàn - 01. Lược sử Lục Tổ đại sư
- Kinh Pháp Bảo Đàn - 02. Phẩm thứ nhất: Tự thuật
- Kinh Pháp Bảo Đàn - 03. Phẩm thứ hai: Bát Nhã
- Kinh Pháp Bảo Đàn - 04. Phẩm thứ ba: Giải quyết nghi hoặc
- Kinh Pháp Bảo Đàn - 05. Phẩm thứ tư: Định tuệ
- Kinh Pháp Bảo Đàn - 06. Phẩm thứ năm: Diệu hạnh
- Kinh Pháp Bảo Đàn - 07. Phẩm thứ sáu: Sám hối
- Kinh Pháp Bảo Đàn - 08. Phẩm thứ bảy: Cơ duyên
- Kinh Pháp Bảo Đàn - 09. Phẩm thứ tám: Đốn và Tiệm
- Kinh Pháp Bảo Đàn - 10. Phẩm thứ chín: Duy trì Chánh Pháp
- Kinh Pháp Bảo Đàn - 11. Phẩm thứ mười: Dặn dò
Thiện tri thức! Tự tánh chơn như khởi niệm, thì sáu căn tuy có thấy nghe hay biết mà không nhiễm vạn cảnh, chân tánh thường tự tại, nên Kinh dạy: “Khéo phân biệt các pháp tướng, thì đối với đệ nhất nghĩa được tánh bất động.”
Sư dạy chúng:
- Thiện tri thức! Pháp môn này của tôi, lấy định tuệ làm căn bản. Đại chúng chớ lầm cho rằng định khác tuệ khác. Định tuệ là một, không phải hai. Định là thể của tuệ, tuệ là dụng của định. Khi tuệ thì định ở trong tuệ, khi định thì tuệ ở trong định. Nếu biết nghĩa ấy, tức là định tuệ đồng học. Những người học đạo không nên bảo trước định rồi phát tuệ hay trước tuệ rồi phát định. Thấy như vậy thành ra pháp có hai tướng, miệng nói lời tốt mà trong lòng không tốt, luống có định tuệ một cách vô ích, vì định tuệ không đồng. Nếu tâm miệng đều tốt, trong ngoài như nhau, thì định tuệ quân bình, tự ngộ mà tu hành không do tranh luận. Nếu tranh trước sau thì khác gì kẻ mê không biết được hơn thua, lại thêm ngã chấp pháp chấp, không rời được bốn tướng. Thiện tri thức! Định tuệ như thế nào? Như ánh sáng ngọn đèn, có đèn thì sáng, không đèn thì tối, đèn là thể của ánh sáng, ánh sáng là dụng của đèn, tên tuy có hai, mà thể vốn đồng nhất. Pháp định tuệ cũng như vậy.
Thiện tri thức! Nhất hạnh Tam muội nghĩa là trong tất cả chỗ, đi đứng nằm ngồi, thường thực hành một tâm ngay thẳng. Kinh Tịnh Danh nói: “Tâm ngay thẳng là đạo tràng, tâm ngay thẳng là Tịnh độ”. Chớ có tâm hành quanh co, chỉ nói ngay thẳng ngoài miệng, miệng nói nhất hạnh Tam muội mà không thực hành cái tâm ngay thẳng. Chỉ cần thực hành cái tâm ngay thẳng, đối hết thảy pháp chớ có chấp trước. Kẻ mê vướng mắc pháp tướng, chấp nhất hạnh Tam muội bèn cho rằng ngồi bất động một chỗ, tâm không khởi vọng niệm ấy là nhất hạnh Tam muội. Hiểu như vậy thì nhất hạnh Tam muội có khác gì vô tri giác, thành ra nhân duyên chứng đạo.
Thiện tri thức! Đạo cốt ở chỗ lưu thông, sao lại còn ngăn trệ. Tâm không trú pháp, tức là lưu thông. Nếu tâm trú pháp, ấy là tự trói buộc. Còn nói ngồi bất động thì như Xá Lợi Phất ngồi yên trong rừng, bị Duy Ma Cật quở trách.
Thiện tri thức! Lại có kẻ dạy ngồi quán tâm quán tịnh không động không khởi, dụng công như vậy kẻ ngu không hiểu, chấp thành ra bệnh điên. Những người như thế mà dạy lẫn nhau thật ra lầm lạc rất lớn vậy.
Thiện tri thức! Xưa nay Chánh giáo không có đốn tiệm, chỉ tánh người có mau chậm mà thôi. Người mê hiểu đạo dần dần, người ngộ thì tu ngay. Khi đã tự biết bản tâm, tự thấy bản tánh, thì không khác nhau. Do đó mà lập ra giả danh đốn tiệm.
Thiện tri thức! Pháp môn này xưa nay lấy Vô niệm làm Tông, Vô tướng làm thể, Vô trú làm gốc. Vô tướng nghĩa là ngay nơi tướng mà lìa tướng. Vô niệm nghĩa là ngay nơi niệm mà lìa niệm. Vô trú là bản tánh con người đối với thiện ác đẹp xấu ghét yêu ở thế gian, đối với lời xúc chạm đâm thọc khinh bỉ tranh cãi đều coi như không, không nghĩ đền chuyện trả đũa, trong từng mỗi niệm không nhớ cảnh trước. Nếu niệm trước niệm này niệm sau nối nhau không dứt, ấy gọi là trói buộc, nếu đối các pháp không trú vào niệm nào thì không bị trói buộc nữa. Ấy gọi là Vô trú làm Gốc.
Thiện tri thức! Ngoài lìa hết thảy tướng gọi là Vô tướng. Nếu lìa được tướng thì pháp thể thanh tịnh, ấy là lấy Vô tướng làm Thể. Thiện tri thức! Đối các cảnh tâm không nhiễm gọi là Vô niệm, nghĩa là ngay nơi niệm mình thường lìa cảnh, không đối cảnh sanh tâm. Nếu chỉ có trăm việc không nghĩ tới, bỏ hết các niệm, một niệm dứt tức là chết sanh cõi khác, ấy là lầm to. Kẻ học đạo nên suy nghĩ, nếu không biết được ý Phật pháp thì đã tự lầm mà còn làm cho kẻ khác lầm. Tự mình đã mê không thấy, lại còn hủy báng Kinh Phật. Cho nên lập Vô niệm làm Tông.
Thiện tri thức! Sao gọi là lập Vô niệm làm Tông? Vì kẻ mê miệng nói kiến tánh, mà đối cảnh lại khởi niệm, từ đấy tà kiến, trần lao vọng tưởng phát sanh. Tự tánh vốn không có một pháp nào, nếu nói có pháp, vọng chấp họa phúc, ấy là trần lao tà kiến, cho nên pháp môn này Vô niệm làm Tông.
Thiện tri thức! Vô ấy là vô cái gì? Niệm là niệm cái gì? Vô là không hai tướng, không có cái tâm trần lao. Niệm là niệm chơn như bản tánh, chơn như là thể của niệm, niệm là dụng của chơn như. Tự tánh chơn như khởi niệm, chứ không phải mắt tai mũi lưỡi khởi niệm được, chơn như có tánh, cho nên khởi niệm, nếu chơn như không có, thì khi ấy mắt tai, sắc thanh liền hoại.
Thiện tri thức! Tự tánh chơn như khởi niệm, thì sáu căn tuy có thấy nghe hay biết mà không nhiễm vạn cảnh, chân tánh thường tự tại, nên Kinh dạy: “Khéo phân biệt các pháp tướng, thì đối với đệ nhất nghĩa được tánh bất động.”
---o0o---
Đánh máy: Trần Thị Minh Tâm
- Sơ lược quá trình Phiên dịch, Soạn thuật và Hình thành Đại Tạng Kinh Hán văn Hạnh Cơ
- Ý nghĩa đề kinh Kim Cang HT. Thích Tuệ Sỹ
- Kinh Pháp Cú (DHAMMAPADA) Tâm Minh Ngô Tằng Giao Chuyển Dịch Thơ
- Kệ Ngôn Từ Tiểu Bộ Kinh Nikàya Vể Từ Bi Tâm Tịnh cẩn tập
- 22 bài kệ từ Kinh Pháp Cú, Phật tự thuyết, vv về Tuệ Giải Thoát Tâm Tịnh cẩn tập
- Kinh Pháp Bảo Đàn - 04. Phẩm thứ ba: Giải quyết nghi hoặc Huệ Năng Lục Tổ, Soạn Thuật: Pháp Hải, Dịch giả: Thích Nữ Trí Hải
- Kinh Pháp Bảo Đàn - 03. Phẩm thứ hai: Bát Nhã Huệ Năng Lục Tổ, Soạn Thuật: Pháp Hải, Dịch giả: Thích Nữ Trí Hải
- Kinh Pháp Bảo Đàn - 02. Phẩm thứ nhất: Tự thuật Huệ Năng Lục Tổ, Soạn Thuật: Pháp Hải, Dịch giả: Thích Nữ Trí Hải
- Kinh Pháp Bảo Đàn - 01. Lược sử Lục Tổ đại sư Huệ Năng Lục Tổ, Soạn Thuật: Pháp Hải, Dịch giả: Thích Nữ Trí Hải
- Kinh Trung Ấm Hán dịch: Sa môn Trúc Phật Niệm - Việt dịch: Thích nữ Tịnh Quang
Đánh giá bài viết này
Cùng tác giả
- Kinh Pháp Bảo Đàn - 11. Phẩm thứ mười: Dặn dò
- Kinh Pháp Bảo Đàn - 10. Phẩm thứ chín: Duy trì Chánh Pháp
- Kinh Pháp Bảo Đàn - 09. Phẩm thứ tám: Đốn và Tiệm
- Kinh Pháp Bảo Đàn - 08. Phẩm thứ bảy: Cơ duyên
- Kinh Pháp Bảo Đàn - 07. Phẩm thứ sáu: Sám hối
- Kinh Pháp Bảo Đàn - 06. Phẩm thứ năm: Diệu hạnh
- Kinh Pháp Bảo Đàn - 04. Phẩm thứ ba: Giải quyết nghi hoặc
- Kinh Pháp Bảo Đàn - 03. Phẩm thứ hai: Bát Nhã
- Kinh Pháp Bảo Đàn - 02. Phẩm thứ nhất: Tự thuật
- Kinh Pháp Bảo Đàn - 01. Lược sử Lục Tổ đại sư
Được quan tâm nhất


Gửi bình luận của bạn
BÌNH LUẬN BẰNG TÀI KHOẢN FACEBOOK ( đã gửi)